1. Trang chủ
  2. » Đề thi

Đề thi thử Quốc gia môn Lịch sử lần 5 năm 2015

6 3,1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 713,24 KB

Nội dung

ĐỀ THI THỬ THPT QUC GIA LẦN 5 NĂM 2015 Môn: LỊCH SỬ ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 01 trang) Ngày thi: 12 tháng 03 năm 2015 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu I. (2.0 điểm) Sự kiện lịch sử nào đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của khuynh hướng cách mạng tư sản trong phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam? Nhận xét về nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của sự kiện đó? Câu II. (2.0 điểm) Trong “Tuyên ngôn độc lập” có đoạn viết: “ Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và thực sự đã thành một nước tự do độc lập”… (Sách GK Lịch sử 12- Nâng cao, NXB Giáo dục, trang 163 ). Căn cứ vào những cơ sở nào mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định như vậy? Câu III. (3.0 điểm) Vì sao sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc? Trình bày nội dung và ý nghĩa của chủ trương, biện pháp hòa hoãn đó? Câu IV. (3.0 điểm) Trình bày quá trình đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập của các nước Mĩ La tinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000. Tại sao nói: cuộc cách mạng của nhân dân Cu Ba là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ La Tinh? Nhận xét tính chất của phong trào đấu tranh của nhân dân Mỹ La tinh? Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh :………………………………. ;Số báo danh:………………… 1 ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ THPT QUC GIA LẦN 5 NĂM 2015 Môn: LỊCH SỬ ĐỀ CHÍNH THỨC (Đáp án – thang điểm có 5 trang) Câu Nội dung Điểm Câu I (2 đim) Sự kiện lịch sử nào đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản trong phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam? Nhận xét về nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của sự kiện đó. - Sự kiện lịch sử đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản trong phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam là cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam quốc dân đảng lãnh đạo. 0,25 - Tháng 2/1929 Việt Nam Quốc Dân Đảng tổ chức vụ ám sát tên trùm mộ phu Ba danh ở Hà Nội. Sau sự kiện này, thực dân Pháp đã ra tay khủng bố trắng gây những tổn thất cho phong trào Cách mạng đang lên cao. Việt Nam Quốc Dân Đảng là tổ chức chịu những thiệt hại nặng nề. Bị động trước tình thế đó những yếu nhân còn lại của Việt Nam Quốc Dân Đảng quyết định dốc toàn bộ lực lượng làm cuộc bạo động cuối cùng với phương châm “không thành công cũng thành nhân”. Đêm 9/2/1930 khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái. Cùng đêm đó, khởi nghĩa nổ ra ở Ph Th, Sơn Tây, Hải Dương, Ph Th.  Hà Nội cng có đánh bom phối hợp nhưng bị thực dân Pháp đàn áp, khởi nghĩa Yên Bái nhanh chóng bị thất bại. 0.25 Nguyên nhân thất bại: Chủ quan: - Giai cấp tư sản Việt Nam nhỏ yếu cả về kinh tế lẫn chính trị nên không đủ sức nắm vững ngn cờ cách mạng. Cuộc khởi nghĩa chưa được chuẩn bị đầy đủ cả về tổ chức lẫn lực lượng. 0,25 - Tổ chức chính trị của giai cấp tư sản Việt Nam, tiêu biểu là Việt Nam Quốc Dân Đảng, một tổ chức chính trị non yếu, lỏng lẻo, thiếu cơ sở trong quần chng nhân dân, thiếu một đường lối chính trị đng đắn và một phương pháp khoa hc, không đủ sức để chống đỡ trước mi thủ đoạn khủng bố của kẻ thù để tồn tại. 0,25 Khách quan: - Thực dân Pháp đủ mạnh để củng cố nền thống trị ở Đông Dương nên dễ dàng đàn áp một cuộc đấu tranh v trang vừa cô độc, vừa non kém như cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Ngn cờ tư sản tuy đối với người Việt Nam còn rất mới mẻ nhưng không đủ khả năng gip nhân dân Việt Nam thoát khỏi kiếp nô lệ. 0,25 Ý nghĩa lịch sử: - Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thể hiện tinh thần phản kháng quyết liệt của nhân dân ta với thực dân Pháp và b l tay sai. Hành động yêu nước và tấm gương hi sinh của các chiến sỹ Yên Bái là một sự tiếp nối truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc ta, cổ v lòng yêu nước, chí căm thù giặc của nhân dân ta đối với thực dân Pháp. 0.25 - Góp phần khảo nghiệm một con đường cứu nước mới, chứng minh phong trào dân tộc theo khuynh hướng tư sản dưới ngn cờ của Việt Nam Quốc Dân đảng đã không đáp ứng được yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, giai cấp tư sản dân tộc không đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thành công. 0,25 2 - Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái dẫn đến sự tan rã của Việt Nam Quốc Dân đảng và chấm dứt hoàn toàn khuynh hướng cách mạng tư sản, gip cho những người yêu nước Việt Nam hướng đến một con đường mới, tiếp thu lí luận giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản, làm cho phong trào yêu nước trở thành một trong những điều kiện dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. 0,25 Câu II. (2 đim) Trong Tuyên ngôn độc lập có đoạn viết: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và thực sự đã thành một nước tự do độc lập…” (Sách GK Lịch sử 12- Nâng cao, NXB Giáo dục, trang 163 ). Căn cứ vào những cơ sở nào mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định như vậy? Xét về cơ sở pháp lí quốc tế: - Tự do, độc lập, bình đẳng, mưu cầu hạnh phc là quyền thiêng liêng của tất cả các dân tộc trên thế giới. 0,25 - Chân lý đó được thể hiện trong bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ (1776) và bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của nước Pháp (1789) đã được toàn thể nhân loại trên thế giới thừa nhận: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”; “người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi” do đó, dân tộc Việt Nam cng có quyền hưởng tự do và độc lập. 0,25 Xét về cơ sở lịch sử dân tộc: - Trong suốt chiều dài lịch sử, dân tộc Việt Nam luôn không chịu khuất phục trước bất cứ giặc ngoại xâm nào và luôn có lòng tự hào tự tôn dân tộc.Thế kỉ XI, Lý Thường Kiệt đã viết Nam Quốc Sơn Hà, thế kỉ XV, Nguyễn Trãi đã viết Bình Ngô đại cáo, đây là 2 bản tuyên ngôn thiên cổ hùng văn của dân tộc khẳng định chủ quyền là lẽ đương nhiên. 0,25 Xét về thực tế đấu tranh cách mạng k từ khi Pháp đến xâm lược thì phong trào đấu tranh chống Pháp không lúc nào ngừng: - Phong trào kháng chiến do quan quân triều đình lãnh đạo, phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến do văn thân sỹ phu lãnh đạo (điển hình là phong trào Cần Vương). Phong trào kháng chiến tự động của nhân dân (điển hình là phong trào nông dân Yên Thế). Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng chính trị dân chủ tư sản của các sĩ phu yêu nước và tư sản, tiểu tư sản trí thức 0,25 - .Đầu thế kỉ XX, khi mà tất cả các phong trào đấu tranh trên đều bị thất bại thì Nguyễn i Quốc ra đi tìm đường cứu nước. Sau khi tìm ra được đường đi đng đắn cho dân tộc, Người cùng các nhà cách mạng Việt Nam đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê Nin và lí luận giải phóng dân tộc về Việt Nam và thành lập ra một chính đảng vô sản để lãnh đạo cách mạng: Đảng cộng sản Việt Nam. 0,25 - Dưới ngn cờ của Đảng dân tộc ta đã kiên trì đấu tranh cách mạng chống đế quốc và b l tay sai. Đặc biệt, trong chiến tranh thế giới 2 (1939 – 1945), Đảng ta, dân tộc ta đã kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, tích cực chuẩn bị về mi mặt và kịp thời chớp lấy thời cơ, tự mình giành chính quyền từ tay Nhật, tự mình giải phóng cho mình. Do đó, nước Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập vào cuối tháng 8/1945. 0,25 3 Xét về hoàn cảnh lịch sử khi đó: - Quân đồng minh đã và đang chuẩn bị kéo vào nước ta để giải giáp quân Nhật.Tình thế đó buộc ta phải tuyên bố độc lập càng sớm càng tốt tạo cơ sở pháp lý cho chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có chính sách đối ngoại trực tiếp với quân đồng minh. 0.25 Kết quả tất yếu: - Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình diễn ra một cuộc mít tinh trng thể, Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân, Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ trịnh trng đc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Trong Tuyên ngôn độc lập có đoạn viết: “ Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và thực sự đã thành một nước tự do độc lập ” là điều tất yếu. 0.25 Câu III. (3 đim) Vì sao sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc? Trình bày nội dung và ý nghĩa của chủ trương, biện pháp hòa hoãn đó? Nguyên nhân Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Xét về phía k th: - Sau CM tháng Tám, các nước Đế quốc Pháp, Anh, Trung Hoa Dân quốc cùng các đảng phái phản động của chng đã có mặt ở Việt Nam làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. (Th sinh cần ch r vng chim đóng của tng đối tượng). Các lực lượng đế quốc tuy có mâu thuẫn với nhau về quyền lợi song do cùng chung mục đích chống phá cách mạng nên đều gip Pháp trở lại chiếm đóng Việt Nam. 0,25 - Quân Trung Hoa Dân quốc np dưới danh nghĩa là quân Đồng Minh giải giáp Phát xít Nhật nên chưa dám công khai dùng v lực chống phá chính quyền cách mạng của ta, chng thông qua bn tay sai chống phá và đưa yêu sách đối với ta. 0,25 - Ngày 23/9/1945, thực dân pháp đã nổ sng tấn công trụ sở Ủy ban nhân dân Nam bộ và cơ quan tự vệ Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai, vì thế khả năng hòa Pháp không còn, Pháp là kẻ thù số một và nguy hiểm nhất lc bấy giờ của Cách mạng Việt Nam. 0,25 Xét về cách mạng Việt Nam: - Đảng ta đã trưởng thành đủ khả năng lãnh đạo cách mạng trong mi hoàn cảnh. Đảng ta dự kiến khả năng về một cuộc điều đình giữa Anh - Pháp với Mỹ - Tưởng trong vấn đề Đông Dương. Do đó, việc Trung Hoa dân quốc ở lại Việt Nam là không lâu, chng sẽ phải về nước để đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. 0,25 - Nhân dân ta yêu nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và sẵn sàng chấp nhận mi hi sinh vì nền độc lập.Tuy nhiên thế và lực của Việt Nam khi đó lại rất yếu, không thể cùng một lc đương đầu trực tiếp với nhiều kẻ thù được. 0,25 Chủ trương của Đảng: - Trong hoàn cảnh phải đối phó với dã tâm xâm lược trở lại của thực dân Pháp ở Nam Bộ, sự uy hiếp của quân Trung Hoa Dân quốc ở ngoài Bắc hòng lật đổ chính quyền cách mạng, Đảng, Chính phủ chủ trương: tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều lực lượng kẻ thù cùng một lc; từ đó chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột v 0,25 4 trang với quân Trung Hoa Dân quốc, để dồn lực lượng đánh Pháp ở miền Nam. Biện pháp thực hiện: - Ta đã chấp nhận một số yêu sách về kinh tế, tài chính của quân đội Trung Hoa Dân quốc như cung cấp một phần lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông, chấp nhận cho chng được lưu hành tiền “quan kim” và “quốc tệ” trên thị trường Việt Nam. 0,25 - Quốc hội khóa I đồng ý nhường cho tay sai của Trung Hoa Dân quốc 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử, 4 ghế bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp, trong đó có 1 ghế Phó Chủ tịch nước. 0,25 - Đối với các tổ chức phản cách mạng, tay sai của Trung Hoa Dân quốc (Việt Quốc, Việt Cách), chính quyền cách mạng dựa vào quần chng đã kiên quyết vạch trần âm mưu và hành động chia rẽ, phá hoại của chng. Những kẻ phá hoại, có đủ bng chứng thì bị trừng trị theo pháp luật. 0,25 - Để tránh sự công kích của kẻ thù từ nhiều phía, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán (11/11/1945) nhưng thực chất là rt vào hoạt động bí mật để tiếp tục lãnh đạo cách mạng, chỉ để lại một bộ phận hoạt động dưới danh nghĩa Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương. 0,25 Ý nghĩa: - Những biện pháp trên đã hạn chế các hoạt động chống phá của quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chng. 0,25 - Thành quả của Cách mạng tháng Tám được giữ vững, đồng thời ta tranh thủ được thời gian hòa hoãn có điều kiện tập trung lực lượng chống Pháp xâm lược trở lại ở Nam Bộ. 0,25 Câu IV. (3 đim) Trình bày quá trình đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập của các nước Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000. Tại sao nói: cuộc cách mạng của nhân dân Cu Ba là “ lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ La Tinh”? Nhận xét tính chất của phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ La tinh? Quá trình đấu tranh - Mĩ Latinh gồm 33 nước, diện tích trên 20,5 triệu km2 và dân số là 531 triệu người (2002). Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, về hình thức nhiều nước ở Mĩ Latinh là những quốc gia độc lập, nhưng thực tế lại bị lệ thuộc vào Mĩ, là “sân sau”của nước Mĩ. 0,25 - Sau chiến tranh, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ, tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba ( Khái quát cách mạng Cuba) lật đổ chế độ độc tài Batixta Nước Cộng hoà Cuba ra đời (1-1-1959) mở ra bước phát triển mới của phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ Latinh. 0,25 - Phong trào trong những năm 60 – 70 của thế kỉ XX: Dưới ảnh hưởng của cách mạng Cuba, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ ở khu vực ngày càng phát triển chủ yếu dưới hình thức khởi nghĩa v trang. 0,25 - Cùng với các hình thức bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị trường để thành lập các chính phủ tiến bộ, phong trào đấu tranh v trang diễn ra mạnh mẽ, biến Mĩ Latinh thành “lục địa bùng cháy”. 0,25 - Nhân dân Panama sôi nổi đấu tranh, Mĩ phải trả lại chủ quyền kênh đào cho Panama. Đến năm 1983, trong vùng Caribê đã có 13 quốc gia độc lập. 0,25 5 - Phong trào đấu tranh v trang chống chế độ độc tài ở các nước Vênêxuêla, Goatêmala, Côlômbia, Pêru, Nicaragoa, Chilê, En Xanvađo, vv diễn ra liên tục, lật đổ các chính quyền độc tài, thiết lập các chính phủ dân tộc dân chủ. 0,25 - Do tác động mạnh mẽ của cách mạng Cu Ba tới phong trào đấu tranh giải phóng trên toàn khu vực như vậy nên cách mạng Cu Ba được mệnh danh là “Lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ La Tinh”. 0.25 - Từ giữa những năm 80 của thế kỉ XX, lợi dụng sự thay đổi trong quan hệ quốc tế, Mĩ đã tìm cách quay trở lại gây ảnh hưởng tới khu vực nhưng các quốc gia này đều cố vươn lên tự khẳng định mình và nhiều quốc gia đã đạt trình độ NIC như Mêhico, Braxin, chentina,vv 0.25 Tính chất: - Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới để giành độc lập thực sự ở Mĩ La Tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai mang tính dân tộc và dân chủ. 0,5 - Dân tộc: Lật đổ các chính quyền độc tài quân phiệt là tay sai của Mỹ, thành lập các chính phủ độc lập. 0,25 - Dân chủ: Cải cách ruộng đất, thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân. 0,25 Chúc mừng em đã hoàn thành tốt bài thi!!! . ĐỀ THI THỬ THPT QUC GIA LẦN 5 NĂM 20 15 Môn: LỊCH SỬ ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 01 trang) Ngày thi: 12 tháng 03 năm 20 15 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề. được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh :………………………………. ;Số báo danh:………………… 1 ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ THPT QUC GIA LẦN 5 NĂM 20 15 Môn: . THỬ THPT QUC GIA LẦN 5 NĂM 20 15 Môn: LỊCH SỬ ĐỀ CHÍNH THỨC (Đáp án – thang điểm có 5 trang) Câu Nội dung Điểm Câu I (2 đim) Sự kiện lịch sử nào đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của

Ngày đăng: 19/06/2015, 22:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w