1. Trang chủ
  2. » Đề thi

Đề thi thử THPT quốc gia môn ngữ văn lần 3 năm 2015 trường THPT đa phúc, hà nội

7 2,3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 200,33 KB

Nội dung

1 SỞ GD&ĐT HÀ NỘI ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM 2015 TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC Môn: NGỮ VĂN Th i gian: 180 phút, không k˔ th i gian phát đ˒ Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn đã trở thành truyền thống tốt đẹp làm nên sức mạnh Việt Nam - một dân tộc anh dũng, kiên cường và nhân văn. Mặc dù kinh tế đất nước đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhưng Đảng, Nhà nước và toàn xã hội luôn đặc biệt quan tâm, chú trọng và không ngừng đẩy mạnh, mở rộng công tác đền ơn, đáp nghĩa hoàn thiện, ban hành nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ gia đình và người có công với nước. Đây là cơ sở quan trọng để các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ngày càng thiết thực đi vào chiều sâu, theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng: Huy động mọi nguồn lực xã hội, cùng với Nhà nước chăm lo tốt hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của những người và gia đình có công Tạo điều kiện, khuyến khích mọi người và gia đình có công tích cực tham gia phát triển kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, có mức sống cao hơn mức sống trung bình của dân cư tại địa bàn. Ngay từ đầu tháng 7, Chủ tịch nước đã có quyết định 1142/QĐ-CTN về việc tặng quà nhân dịp ngày thương binh liệt sĩ. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã cùng nhiều đoàn công tác đến thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các trung tâm nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh trong cả nước Bên cạnh đó, các địa phương, bộ, ngành, đoàn thể đã dành kinh phí và huy động các nguồn lực xã hội để triển khai kịp thời, hiệu quả các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, qua đó tạo niềm tin đối với người có công về sự chăm lo, trợ giúp của Đảng, Nhà nước đối với những cống hiến, hy sinh của họ vì độc lập, tự do của dân tộc. Đền ơn đáp nghĩa đã trở thành một phong trào sâu rộng, có sức lan tỏa lớn và thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp tích cực, chủ động tham gia, với các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng; xây dựng mới và sử chữa nhà tình nghĩa; đỡ đầu con em thương binh, liệt sĩ; trợ cấp, hỗ trợ thường xuyên các gia đình chính sách; tuổi trẻ cả nước đã đồng loạt triển khai Đêm thắp nến tri ân anh hùng liệt sĩ tại các nghĩa trang liệt sĩ đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong cộng đồng. (Trích: Xã luận - Báo Nhân dân điện tử, ngày 26/7/2013) Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (0,5 điểm) Câu 2. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,25 điểm) Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng "Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn đã trở thành truyền thống tốt đẹp làm nên sức mạnh Việt Nam " (0,5 điểm) Câu 4. Anh/chị đã có những hành động cụ thể nào để tiếp nối truyền thống "Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng (0,25 điểm) 2 Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: Bên kia sông Đuống Quê hương ta lúa nếp thơm nồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp Quê hương ta từ ngày khủng khiếp Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn Ruộng ta khô Nhà ta cháy Chó ngộ một đàn Lưỡi dài lê sắc máu Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang Mẹ con đàn lợn âm dương Chia lìa đôi ngả Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã Bây giờ tan tác về đâu 1948 (Trích: Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm) Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 điểm) Câu 6. Nêu nội dung chính của đoạn thơ. (0,5 điểm) Câu 7. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong câu: "Chó ngộ một đàn". Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. (0,5 điểm) Câu 8. Anh/chị hãy nêu cảm nhận của mình về các câu thơ: Mẹ con đàn lợn âm dương/ Chia lìa đôi ngả/ Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã/ Bây giờ tan tác về đâu. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,25 điểm) Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Từ tác phẩm Số phận con người của nhà văn Sô-lô-khốp, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) bày tỏ suy nghĩ của mình về nghị lực sống của con người. Câu 2. (4 điểm) Cảm nhận của anh/chị về số phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám 1945 trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao và truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. HẾT 3 ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM 2015 Môn: NGỮ VĂN Hướng dẫn chấm Điểm Phần I. Đọc hiểu 4,0đ Câu 1 0,5 Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn đã trở thành truyền thống tốt đẹp làm nên sức mạnh Việt Nam - một dân tộc anh dũng, kiên cường và nhân văn. 0,5 Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn đã trở thành truyền thống tốt đẹp làm nên sức mạnh Việt Nam 0,25 - Ghi câu khác hoặc không trả lời 0 Câu 2 0,25 Phong cách ngôn ngữ chính luận 0,25 - Trả lời sai hoặc không trả lời 0 Câu 3 0,5 Tác giả cho rằng: "Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn đã trở thành truyền thống tốt đẹp làm nên sức mạnh Việt Nam " vì: - Thể hiện tấm lòng biết ơn đối với những người có công, sự trân trọng với những giá trị tốt đẹp trong quá khứ. - Là đạo lý nhân văn cao đẹp của dân tộc ta gắn với hàng nghìn năm lịch sử hào hùng. - Hình thành, củng cố, khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc > Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam. 0,5 - Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý 0,25 - Trả lời sai hoặc không trả lời 0 Câu 4 0,25 Ít nhất nêu được 02 hành động cụ thể về việc tiếp nối truyền thống Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn theo quan điểm riêng của bản thân (Giữ gìn, bảo vệ những giá trị, thành quả của ông cha đã để lại, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩ ở địa phương, học tập nghiêm túc; cần cù lao động phát huy những giá trị ấy 0,25 - Với một trong những trường hợp sau: + Không nêu được ít nhất 02 hành động cụ thể. + Nêu hành động không phù hợp với việc Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn. + Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không thuyết phục. + Không có câu trả lời. 0 Câu 5 0,25 Phương thức biểu cảm 0,25 Trả lời sai hoặc không trả lời 0 Câu 6 0,5 Trả lời được một trong hai nội dung sau: - Đoạn thơ vừa là hồi tưởng của tác giả về quá khứ thanh bình vừa tái hiện hiện tại đau thương của vùng quê bên kia sông Đuống (quê hương tác giả) - Sự đổi thay của quê hương bên kia sông Đuống khi có giặc đến. 0,5 4 Trả lời chung chung; chưa thật rõ ý 0,25 Trả lời sai hoặc không trả lời 0 Câu 7 0,5 - Biện pháp tu từ: Ẩn dụ, Đảo ngữ - Tác dụng: Nhấn mạnh bản chất hung dữ, cuồng bạo, khát máu của kẻ thù. Đồng thời là thái độ khing bỉ của nhà thơ, của nhân dân với bọn chúng. 0,5 - Trả lời được một ý (Chỉ nêu biện pháp hặc chỉ nêu tác dụng) 0,25 - Trả lời sai hoặc không trả lời 0 Câu 8 0,25 Nêu được những cảm nhận sau và có thể diễn đạt theo cách khác nhau nhưng phải hợp lý và thuyết phục. - NT: Thể thơ tự do, kết cấu đặc biệt (một câu sum vầy, một câu chia lìa); Từ ngữ tương phản; Câu hỏi tu từ. - ND: Tác giả mượn hình ảnh những con vật vô tri trong bức tranh Đông Hồ để nói về nỗi đau hạnh phúc lứa đôi đổ vỡ, tổ ấm gia đình chia lìa tan tác của con người. 0,25 Với một trong những trường hợp sau: - Trả lời không đúng với nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. - Trả lời chung chung, không rõ ý. - Không có câu trả lời. 0 Phần II. Làm văn 7,0 Câu 1 3,0 * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. a. 0,5 - Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. + Mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề. + Thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề + Kết bài: khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. 0,5 - Trình bày đầy đủ 3 phần Mở bài, Thân bài, Kết luận nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. 0,25 Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. 0 b. 0,5 Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Từ tác phẩm Số phận con người của nhà văn Sô-lô-khốp, suy nghĩ về nghị lực sống của con người. 0,5 Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung. 0,25 Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc đề. 0 c. 1,0 - Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận (có sử dụng thao tác giải thích, chứng minh, bình 1,0 5 luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. Dẫn chứng phải lấy từ thực tế đời sống, cụ thể và sinh động. - Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được: 1. Khái quát nghị lực sống trong tác phẩm Số phận con người: Nhân vật Xô-cô-lốp số phận nhiều bất hạnh trong chiến tranh nhưng nghị lực sống phi thường 2. Giải thích và nêu biểu hiện nghị lực sống của con người: Là sự cố gắng hết mình vượt qua mọi khó khăn và thử thách để vươn tới thành công… 3. Phân tích, bình luận nghị lực sống của con người - Ý nghĩa của nghị lực sống: + Tạo bản lĩnh và lòng dũng cảm ở con người. + Giúp con người khắc phục những khó khăn và thửu thách; rèn niềm tin và thúc đẩy con người luôn hướng về phía trước, vững tin vào tường lai. + Giúp con người tự tin vào bản thân, tự tin vào công việc mình làm. - Phê phán những biểu hiện thiếu nghị lực: Thấy khó khăn thì nản chí; Sống thiếu niềm tin; Sống hèn nhát 4. Bài học: + Nghị lực sống là niềm tin, là sức mạnh của con người. + Cần rèn cho mình ý chí và nghị lực; Phê phán những kẻ yếu đuối, thiếu tự tin; Học tập những tấm gương ý chí và nghị lực - Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ 0,75 - Đáp ứng được 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên 0,5 - Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên 0,25 - Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên 0 d. 0,5 - Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm, ); có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc. 0,5 - Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc. 0,25 - Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng. 0 e. 0,5 - Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,5 - Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0 Câu 2 4.0 * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. a. 0,5 Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; Phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc 0,5 6 sâu đậm của cá nhân. Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. 0,25 Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết là một đoạn văn. 0 b. 0,5 - Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: số phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám 1945 trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao và truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. 0,5 - Vấn đề xác định chưa rõ ràng, chỉ nêu chung chung. 0,25 - Xác định sai vấn đề, trình bày lạc đề. 0 c. 2,0 Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo các định hướng sau: - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. - Phân tích số phận người nông dân trước cách mạng tháng Tám năm 1945 trong hai tác phẩm Chí Phèo và Vợ nhặt ở hai phương diện ND và NT. * Trong tác phẩm Chí Phèo: Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được hình ảnh người nông dân qua nhân vật Chí Phèo. + ND: Người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa -> Hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng. + NT: Trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ; ngôn ngữ đặc sắc. 2,0 * Trong tác phẩm Vợ nhặt: Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được hình ảnh người nông dân qua nhân vật Tràng, cụ Tứ và người vợ nhặt. + ND: Tình cảnh thê thảm của người nông dân trước nạn đói khủng khiếp năm 1945; bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ. + NT: Cách kể chuyện hấp dẫn; miêu tả tâm lý tinh tế; dựng đối thoại sinh động. Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt về số phận người nông dân trong hai tác phẩm: Thí sinh có thể diễn đạt theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được: - Điểm tương đồng: + Đều phản ánh cuộc sống nghèo khó, vất vả, lam lũ của người nông dân + Vượt lên trên tất cả những khó khăn từ hoàn cảnh khách quan, họ vẫn thể hiện bản chất lương thiện, niềm khao khát sống; tình người + Hai nhà văn cùng thái độ trân trọng, đồng cảm với hoàn cảnh, số phận người nông dân trước cách mạng. 7 - Sự khác biệt: + Về chủ đề / Qua tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao muốn đề cập đến hiện tượng người nông dân lương thiện bị tha hóa, lưu manh hóa. Từ đó, tác giả cất tiếng kêu khẩn thiết đòi quyền sống, quyền làm người lương thiện cho những người cùng khổ và niềm tin vào bản lương thiện của họ. / Trong tác phẩm Vợ Nhặt, nhà văn Kim Lân đi sâu vào tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Từ đó, khẳng định bản chất tốt đẹp và khát vọng đầy tính nhân văn của con người: Trong tận cùng đói khát vẫn cưu mang đùm bọc, vẫn khao khát sống, khao khát hạnh phúc + Kết thúc truyện - Lí giải vì sao có sự khác nhau Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tich, so sánh) chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ. 1,5- 1,75 Đáp ứng được 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. 1- 1,25 Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. 0 d. 0,5 - Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm, ); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 0,5 - Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 0,25 - Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm và thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 0 e. 0,5 - Chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5 - Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0 . 1 SỞ GD&ĐT HÀ NỘI ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM 2015 TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC Môn: NGỮ VĂN Th i gian: 180 phút, không k˔ th i gian phát đ˒ Phần I: Đọc hiểu (3, 0 điểm) Đọc đoạn trích. Kim Lân. HẾT 3 ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM 2015 Môn: NGỮ VĂN Hướng dẫn chấm Điểm Phần I. Đọc hiểu 4,0đ Câu 1 0,5 Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn đã trở thành truyền thống. đẹp trong quá khứ. - Là đạo lý nhân văn cao đẹp của dân tộc ta gắn với hàng nghìn năm lịch sử hào hùng. - Hình thành, củng cố, khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc > Động lực

Ngày đăng: 18/06/2015, 20:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w