Đây là báo cáo thực tập của sinh viên trường đại học Kinh tế Đà Nẵng dưới sự chỉ dẫn của giáo viên giỏi và đầy tâm huyết, được đánh giá cao bởi giáo viên phản biện của trường. Tài liệu này sẽ giúp các bạn sinh viên định hướng cách viết báo cáo
Báo cáo thực tập LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế Việt Nam với chính sách mở cửa đã thu hút được nguồn vốn trong và ngoài nước tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển không ngừng của nền kinh tế. Để cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo, nâng cao năng suất tăng năng lực cạnh tranh. Một trong những mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp là tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và thị hiếu của khách hàng. Vì giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng, hoạt động sản xuất, kết quả sử dụng các loại tài sản vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất, cũng như các giải pháp kinh tế, kỹ thuật nhằm sản xuất được nhiều nhất, với chi phí sản xuất tiết kiệm và giá thành hạ thấp. Bên cạnh đó, việc quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất đồng thời tìm biện pháp tối thiểu hóa chi phí không cần thiết cũng rất quan trọng. Thông qua số liệu từ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cung cấp, ban lãnh đạo doanh nghiệp có thể biết được thông tin về chi phí và giá thành từng sản phẩm của doanh nghiệp, có thể phân tích được hiệu quả sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào, từ đó đưa ra các quyết định về kiểm soát chi phí để hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm trong cạnh tranh. Vì vậy, việc hạch toán chi phí sản xuất có vai trò vô cùng quan trọng trong công tác quản lý tài chính kế toán, tính toán giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thấy tầm quan trọng này, qua quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH MTV Xi măng Miền Trung, em đã chọn đề tài: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Xi măng Miền Trung”. Nội dung đề tài gồm 3 phần chính: - Chương 1: Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại Công ty TNHH MTV Xi măng Miền Trung; - Chương 2: Tình hình thực tế kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Xi măng Miền Trung; - Chương 3: Nhận xét và một số ý kiến về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Xi măng Miền Trung. Trong quá trình tìm hiểu đề tài, do thời gian có hạn cũng như sự hạn chế về kinh nghiệm thực tế và kiến thức nên chuyên đề của em còn nhiều điểm chưa hoàn thiện, do đó em rất mong nhận được ý kiến của các thầy cô cùng các bạn, các cô, các chị phòng Kế toán công ty để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô và các cô, các chị phòng Kế toán đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em tìm hiểu và thực hiện báo cáo này. 1 Báo cáo thực tập CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH MTV XI MĂNG MIỀN TRUNG 1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Xi măng Miền Trung 1.1.1. Tổng quan về Công ty - Tên công ty: CÔNG TY TNHH MTV XI MĂNG MIỀN TRUNG. - Địa chỉ: Quốc lộ 14B – Hòa Khương – Hòa Vang – TP Đà Nẵng. - Điện thoại: 05113.784.123 – 3.780.329 - Email: cosevco@gmail.com - Mã số thuế: 0401519681 - Hình thức sở hữu vốn: Công ty TNHH MTV. - Ngành nghề kinh doanh: sản xuất và cung ứng xi măng. - Lĩnh vực hoạt động: + Sản xuất và kinh doanh xi măng PCB30, PCB40, PC40, PCB 40 xá. + Vận tải hàng hóa bằng đường bộ + Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét… 1.1.2. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty Sản phẩm chính của Công ty TNHH MTV Xi măng Miền Trung là xi măng. - Xi măng đóng bao gồm 4 loại xi măng là PCB 30, PCB 40, PC40 và PCB 40 xá. Mỗi loại xi măng được sản xuất trên một dây chuyền riêng biệt lần lượt là dây chuyền DC1, DC2, DC3 và DC4. Với đặc thù sản phẩm xi măng là vật liệu giảm chất lượng theo thời gian nên cần được bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm ướt, thời gian bảo hành là 60 ngày kể từ ngày xuất xưởng. Cũng vì lý do đó, việc lập dự toán về lượng sản phẩm sản xuất ra rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chi phí bảo quản cũng như hạn chế sản phẩm sản xuất ra mà không tiêu thụ được. 1.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty Tại công ty xi măng được tổ chức theo sơ đồ sau: Để thực hiện quy trình trên cần có sự hỗ trợ của các bộ phận sau: - Tổ phụ gia: Tiến hành nghiền phụ gia theo kích thước phù hợp với từng loại sản phẩm. 2 Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất ra xi măng Nguyên vật liệu Nghiền nung xi măng Nghiền phụ gia, thạch cao Xi măng thành phẩm Đóng bao xi măng Báo cáo thực tập - Các dây chuyền sản xuất: Sau khi phụ gia đã được nghiền nhỏ cùng với clinke và thạch cao sẽ được đưa vào từng dây chuyền theo tỉ lệ đã quy định trước để tiến hành sản xuất ra xi măng thành phẩm. - Tổ sửa chữa, bảo trì: Sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục. - Tổ cơ điện: cung cấp hơi nước, điện lạnh cho công việc sản xuất sản phẩm, sữa chữa máy móc thiết bị đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục. - Tổ kỹ thuật công nghệ: điều chỉnh định mức, kiểm tra chất lượng sản phẩm ở mọi giai đoạn sản xuất để đảm bảo chất lượng xi măng. - Tổ phục vụ sản xuất: Gồm có kho vật tư, kho bao bì, kho thành phẩm, đội xe vận chuyển, tổ bảo vệ cung cấp những yêu cầu quản lý cần thiết để phục vụ cho quá trình sản xuất và kinh doanh của công ty. 1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kế toán tại Công ty TNHH MTV Xi măng Miền Trung 1.2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Ghi chú: - Giám đốc: điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, theo dõi, trao đổi, kiểm tra và bàn bạc với các Phó Giám Đốc và phòng chức năng. - Phó giám đốc kĩ thuật: Cầu nối giữa Giám đốc và các phòng KCS, kỹ thuật và phân xưởng sản xuất. Xem xét, kiểm tra và phê duyệt các giấy đề nghị cấp vật tư, giám sát quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm, phát hiện và đề ra hướng giải quyết với các vấn đề gặp phải về sản xuất và chất lượng sản phẩm. 3 Quan hệ chức năng Quan hệ trực tuyến Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty GIÁM ĐỐC PGĐ Kỹ thuật PGĐ Kinh doanh Phòng công nghệ KCS Phòng kỹ thuật cơ điện Phòng kế hoạch vật tư Phòng Tài chính kế toán Phòng TC - HC Phòng kinh doanh – tiêu thụ Phân xưởng sản xuất Báo cáo thực tập • Phòng KCS: Đảm bảo chất lượng xi măng, duy trì hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm. Đề xuất giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất nhằm tăng chất lượng sản phẩm. Thiết kế, giám sát, nghiệm thu chất lượng các loại sản phẩm trong quá trình sản xuất. • Phòng kỹ thuật: Theo dõi tiến trình sản xuất, các hoạt động đầu tư về máy móc, thiết bị của công ty, ứng dụng khoa học công nghệ mới, nâng cấp, thay thế thiết bị mới có tính kinh tế và ứng dụng cao. Kiểm soát chất lượng và nhu cầu của nguyên liệu đầu vào, cũng như hỗ trợ cho kiểm soát quá trình mua nguyên vật liệu, tránh tình trạng mua nguyên vật liệu không cần thiết gây lãng phí. • Phân xưởng sản xuất: Tiến hành trực tiếp sản xuất xi măng, bảo đảm kỹ thuật và an toàn lao động cho công nhân. Quản đốc phân xưởng quản lý chung tại phân xưởng, thực hiện chấm công đối với công nhân làm việc, lập báo cáo nhu cầu nhân lực trong năm, phối hợp cùng với các phòng ban xây dựng các kế hoạch sữa chữa thường xuyên, bảo dưỡng thiết bị, đánh giá giờ máy hoạt động và đảm bảo xi măng sản xuất ra phải đạt chất lượng và đủ đáp ứng nhu cầu cung ứng. - Phó Tổng Giám đốc kinh doanh: Ra quyết định và phê duyệt bán hàng, tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp nhằm thúc đẩy sản lượng tiêu thụ, tư vấn cho Giám đốc những phương án kinh doanh hiệu quả nhất. • Phòng Tổ chức – Hành chính: Tiến hành xây dựng mô hình tổ chức, tiêu chuẩn cán bộ, định mức lao động, soạn thảo các quy định liên quan đến nhân sự như đào tạo, tuyển dụng, đề bạt, quản lý cán bộ, sắp xếp các phòng ban, lập các kế hoạch cần thiết về nhân sự, tiền lương và đào tạo cán bộ lao động… • Phòng kinh doanh: Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng về khả năng thanh toán, nhu cầu xây dựng và yêu cầu đối với xi măng với từng phân đoạn khách hàng cũng như khu vực, xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể. Trưởng phòng Kinh doanh – tiêu thụ thống kê, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh để báo cáo với Phó giám đốc, kịp thời cung cấp các thông tin về một số kế hoạch cần thiết. - Phòng Tài chính – Kế toán: Chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc, đứng đầu là Kế toán trưởng. Phòng Tài chính – Kế toán tổ chức thực hiện công tác kế toán, tập hợp, xử lý các thông tin kinh tế tài chính, lập báo cáo kế toán theo đúng quy định hiện hành, kiểm tra, kiểm soát thu chi, nhập – xuất hàng tồn kho, hạch toán các khoản nợ, tình hình nộp ngân sách Nhà nước, cùng với đó lập các báo cáo kế toán theo yêu cầu quản lý. - Phòng kế hoạch vật tư: Chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc, theo dõi tình hình Nhập – Xuất – Tồn vật tư, ra quyết định và phê duyệt mua hàng, lập các báo cáo theo yêu cầu của lãnh đạo công ty, cùng với đó là lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự trù NVL và kế hoạch giá thành định kỳ. 4 Báo cáo thực tập 1.2.2. Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty 1.2.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Ghi chú: - Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ phận kế toán, chỉ đạo chung và tham mưu chính cho lãnh đạo về tài chính kế toán của công ty. Kế toán trưởng trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh những công việc mà kế toán viên đã làm theo đúng quy định. - Kế toán tổng hợp, kiêm Kế toán tài sản cố định theo dõi tình hình biến động về TSCĐ trong công ty, hạch toán tổng hợp, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, kiểm tra đối chiếu số liệu cuối kỳ với các kế toán chi tiết, tính cân đối số liệu, lên sổ cái các tài khoản, lập BCTC, báo cáo thuế và các báo cáo quản trị khác. - Kế toán vật tư kiêm thủ quỹ ghi chép toàn bộ biến động về vật tư trong công ty, theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn vật tư, đối chiếu số liệu với kế toán tổng hợp, tham gia kiểm kê và báo cáo với Kế toán trưởng về tình hình vật tư đồng thời trực tiếp quản lý quỹ tiền mặt của công ty, cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời thu chi tồn quỹ tiền mặt, thông tin cho lãnh đạo khi cần thiết. - Kế toán thanh toán, quỹ tiền mặt và ngân hàng trực tiếp giao dịch với ngân hàng về các nghiệp vụ thu chi bằng hình thức chuyển khoản, theo dõi tài khoản tiền gửi, tiền mặt của công ty, thực hiện đối chiếu với ngân hàng một cách thường xuyên để giám sát chặt chẽ số dư trên các tài khoản liên quan, theo dõi các khoản thanh toán trong công ty, cùng với kế toán công nợ theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng cũng như khả năng thanh toán của công ty, lập các báo cáo theo yêu cầu của lãnh đạo. 5 Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp (kiêm Kế toán TSCĐ) Kế toán vật tư Kế toán thanh toán tiền mặt và ngân hàng Kế toán công nợ Kế toán tiền lương Thủ quỹ Thủ kho Báo cáo thực tập - Kế toán công nợ theo dõi các khoản nợ phải thu, phải trả, báo cáo các khoản nợ quá hạn cho Kế toán trưởng để có biện pháp xử lý kịp thời, thực hiện báo cáo doanh thu tổng hợp. - Kế toán tiền lương là người theo dõi tình hình tiền lương và các khoản trích theo lương của toàn bộ công nhân viên trong công ty. - Thủ kho theo dõi quá trình nhập xuất vật tư và thành phẩm về mặt số lượng, tham gia kiểm tra trước khi nhập xuất kho và kiểm kê tồn kho cuối kỳ. 1.2.2.2. Đặc điểm tổ chức sổ kế toán Hiện nay, Công ty áp dụng và tuân thủ Chuẩn mực kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Hình thức kế toán: hình thức Nhật ký chung. - Kỳ kế toán: từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm dương lịch, tuy nhiên vào cuối mỗi quý (3 tháng) công ty đều có Báo cáo quyết toán quý. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: • Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên; • Tính giá nhập kho theo giá thực tế, tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ (tháng). - Phương pháp kế toán TSCĐ: đánh giá TSCĐ theo nguyên giá, trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. - Tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ kế toán: Việt Nam Đồng. - Trình tự ghi sổ kế toán: - Với quy mô là một Công ty sản xuất vật liệu xây dựng cụ thể là xi măng, hạch toán độc lập, công ty sản xuất với tính chất liên tục, các nghiệp vụ phát sinh tương đối nhiều, nên đã chọn hình thức kế toán Nhật ký chung để hạch toán và quản lý quá trình sản xuất kinh doanh. Với hình thức này, bộ phận kế toán vận dụng tương đối nhiều tài khoản tổng hợp và chi tiết nhằm hạch toán một cách cụ thể các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Để phục vụ công tác kế toán, phòng kế toán được hỗ trợ phần mềm kế toán “Cyber” giúp cho công tác kế toán hoàn thiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác hơn. - Tại công ty, kế toán không sử dụng các sổ Nhật ký đặc biệt. Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra tính hợp lệ, nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc phần hành kế toán nào thì kế toán chi tiết phần hành đó nhập số liệu vào phần mềm kế toán và theo dõi các sổ chi tiết. Song song với đó, kế toán tổng hợp nhập toàn bộ số liệu theo chứng từ gốc vào phần mềm. Cuối kỳ, kế toán tổng hợp xuất Sổ cái các tài khoản từ phần mềm. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực. Kế toán tổng hợp lập Bảng cân đối tài khoản và các Báo cáo tài chính phục vụ nhu cầu về thông tin của các bộ phận trong và ngoài công ty. Cuối cùng, kế toán thực hiện thao tác khóa sổ kế toán và in ra các sổ sách kế toán cần thiết để thực hiện lưu trữ. 6 Báo cáo thực tập Sơ đồ 4: Sơ đồ quy trình hạch toán theo hình thức kế toán máy Ghi chú: Kế toán thực hiện các thao tác trên phần mềm, sau đó phần mềm sẽ tiến hành tự động. Dù vậy, quy trình thực hiện trong phần mềm vẫn tuân thủ theo trình tự ghi sổ kế toán như kế toán thủ công. CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC TẾ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV XI MĂNG MIỀN TRUNG 7 Chứng từ kế toán Báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị Sổ kế toán chi tiết và tổng hợp Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại PHẦN MỀM KẾ TOÁN Ghi định kỳ Quan hệ đối chiếu Ghi hằng ngày Báo cáo thực tập 1.3. Đặc điểm, phân loại chi phí sản xuất tại Công ty TNHH MTV Xi măng Miền Trung 1.3.1. Đặc điểm về chi phí sản xuất Chi phí sản xuất của Công ty là những chi phí bỏ ra nhằm chế tạo sản phẩm, có mối quan hệ trực tiếp đến sản xuất xi măng. Tại công ty chi phí sản xuất gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác….phục vụ cho quá trình sản xuất xi măng. Kỳ tập hợp chi phí ở công ty là tháng, các khoản chi phí phát sinh tại công ty sẽ được tính và phân bổ theo tháng, cuối quý kế toán giá thành (KT tổng hợp) căn cứ vào các bảng phân bổ từng tháng để tập hợp lập thành Bảng phân bổ chi phí cho cả quý để tiến hành tính giá thành. 1.3.2. Phân loại chi phí sản xuất Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định. Có nhiều cách phân loại chi phí khác nhau, tại công ty đã phân loại chi phí theo khoản mục chi phí, gồm có: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ các khoản chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ trực tiếp sản xuất ra xi măng. Gồm: Clinker, đá phụ gia, thạch cao, vỏ bao. - Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương, tiền công, tiền ăn giữa ca, các khoản phụ cấp, các khoản trích từ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ…. của công nhân trực tiếp sản xuất - Chi phí sản xuất chung: bao gồm các chi phí vật liệu sản xuất, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho phân xưởng sản xuất. 1.4. Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành 1.4.1. Đối tượng tập hợp chi phí Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm. Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định nơi các chi phí đã phát sinh. Do đặc thù quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty TNHH MTV Xi măng Miền Trung là khép kín, mỗi loại sản phẩm được sản xuất trên một dây chuyền khác nhau nên đối tượng tập hợp chi phí tại công ty là từng loại sản phẩm. Cụ thể đó chính là bốn loại sản phẩm: xi măng PCB 30, PCB 40, PC 40 và PCB 40 xá. 1.4.2. Đối tượng tính giá thành Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất xi măng ta xác định đối tượng tính giá thành tại công ty TNHH MTV Xi măng Miền Trung cũng chính là từng loại sản phẩm. 8 Báo cáo thực tập 1.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH MTV Xi măng Miền Trung 1.5.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.5.1.1. Nội dung chi phí NVLTT Tại công ty, nguyên vật liệu được chia thành: - Nguyên vật liệu chính: nguyên vật liệu chính được dùng để sản xuất xi măng là thành phần chính cấu thành nên thực thể của sản phẩm, chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Gồm: Clinker, đá phụ gia, thạch cao. - Nguyên vật liệu phụ: là những vật liệu góp phần hoàn chỉnh sản phẩm, gồm: Vỏ bao. Với đặc thù là đơn vị sản xuất xi măng, công ty phải nhập nguyên vật liệu nhiều lần nên giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho được đánh giá theo giá thực tế bình quân cuối tháng. Vật liệu xuất dùng được theo dõi về mặt số lượng đến cuối tháng, sau khi định giá được giá thực tế vật liệu nhập kho trong tháng thì mới tính được giá thực tế vật liệu xuất kho dùng trong tháng. Trong đó: Giá trị vật liệu nhập kho được tính theo công thức: Giá thực tế vật liệu i nhập kho = Giá mua + Chi phí vận chuyển bốc dỡ. 1.5.1.2. Tài khoản kế toán sử dụng Để theo dõi Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp, Công ty đã sử dụng Tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, tài khoản này được mở chi tiết cho 4 loại sản phẩm của công ty là Xi măng PCB30, PCB40, PC40 và PCB40 xá như sau: - TK 6218 :“Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất xi măng PCB 30” - TK 6219 : “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất xi măng PCB 40” - TK 62110 : “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất xi măng PC 40” - TK 62112 : “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất xi măng PCB 40 xá” 1.5.1.3. Chứng từ sử dụng Chứng từ sử dụng gồm: - Phiếu đề nghị cấp nguyên vật liệu; - Phiếu xuất kho; - Bảng kê xuất nguyên vật liệu. 9 Giá thực tế vật liệu i xuất dùng trong tháng Giá thực tế bình quân vật liệu i Số lượng vật liệu i xuất dùng trong tháng = x Giá thực tế bình quân vật liệu i Giá trị thực tế vật liệu i tồn đầu tháng Giá trị thực tế vật liệu i nhập trong tháng Số lượng vật liệu i tồn đầu tháng Số lượng vật liệu i nhập trong tháng = + + Báo cáo thực tập 1.5.1.4. Trình tự hạch toán - Đầu tháng, dựa trên kế hoạch sản xuất và định mức vật tư của từng loại sản phẩm phân xưởng lập Phiếu đề nghị cấp NVL. Phiếu đề nghị cấp NVL phải được phê duyệt bởi lãnh đạo (Kế toán trưởng, Giám đốc) và được kiểm soát bởi phòng KT – KCS, phòng KH – VT. - Dựa trên Phiếu đề nghị cấp nguyên vật liệu đã được phê duyệt, kế toán vật tư tiến hành lập Phiếu xuất kho rồi chuyển cho Kế toán trưởng và Giám đốc kí duyệt. - Căn cứ vào Phiếu xuất kho, kế toán vật tư nhập liệu vào phần mềm, phần mềm sẽ tự động cập nhật giá xuất kho và lên Bảng kê xuất nguyên vật liệu. Dựa trên Phiếu xuất kho và Phiếu đề nghị cấp nguyên vật liệu đã được phê duyệt, thủ kho tiến hành kiểm giao hàng xuất, ghi sổ thực xuất và cùng với người nhận hàng ký vào Phiếu xuất kho, ghi thẻ kho rồi chuyển bộ chứng từ lại cho phòng Kế toán. Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên, 1 liên giao cho kế toán vật tư ghi sổ chi tiết và lưu trữ cùng với Phiếu đề nghị cấp nguyên vật liệu, liên còn lại chuyển cho kế toán tổng hợp lên các sổ tổng hợp cần thiết - Kế toán tổng hợp: dựa vào liên 2 của Phiếu xuất kho nhập liệu vào sổ Nhật ký chung trên phần mềm. Phần mềm sẽ tự động cập nhật và đối chiếu với sổ chi tiết của kế toán vật tư. Cuối tháng, kế toán tổng hợp tiến hành lập Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dựa trên các Phiếu xuất kho trong tháng. Cuối quý, kế toán tổng hợp lập sổ cái TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, sau đó in ra và lưu trữ. Ví dụ: Nghiệp vụ xuất kho Nguyên vật liệu chính trong tháng 09/2014 Đầu tháng, phân xưởng sản xuất tiến hành lập Phiếu đề nghị cấp nguyên vật liệu. CÔNG TY TNHH MTV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM XI MĂNG MIỀN TRUNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU ĐỀ NGHỊ CẤP NGUYÊN VẬT LIỆU Tháng 07/2014 Kính gửi: Giám đốc Công ty TNHH MTV Xi măng Miền Trung Bộ phận: Phân xưởng - sản xuất Kính đề nghị cấp NVL sản xuất xi măng PCB30 trong tháng như sau: STT Tên và quy cách ĐVT Số lượng Ghi chú 1 Clinker Sông Gianh Tấn 906,05 2 Clinke VCM CPC50 Tấn 10,61 3 Phụ gia Đá Mi 05 Tấn 151,27 4 Đá vôi Long Thọ Tấn 69,3 5 Thạch cao Lào Tấn 44,9 6 Phụ gia Mapei Tấn 47,261 Tổng cộng 1229,391 DUYỆT KẾ TOÁN PHÒNG KT-KCS PHÒNG KH-VT PHÂN XƯỞNG 10 [...]... tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm 1.6.1 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 1.6.1.1 Nội dung kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Các chi phí có liên quan đến quá trình sản xuất xi măng đã được hạch toán riêng theo từng khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm cần được tổng hợp lại, kết hợp với tình hình sản phẩm dở dang để tính giá thành thực tế của xi. .. 32 Báo cáo thực tập - Cuối quý, kế toán tổng hợp tiến hành tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trên TK 154 để làm cơ sở cho việc tính giá thành và lập “Bảng tổng hợp chi phí sản xuất” để phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm CÔNG TY TNHH MTV XI MĂNG MIỀN TRUNG BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT XI MĂNG Quý III – 2014 ĐVT: đồng STT Tên sản phẩm Chi phí NVL trực tiếp CP nhân công trực tiếp Chi phí sản. .. (Ký, họ tên) 22 Báo cáo thực tập 1.5.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 1.5.3.1 Nội dung chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung bao gồm những chi phí phát sinh tại phân xưởng sản xuất như chi phí vật liệu sản xuất, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ dùng ở bộ phận phân xưởng sản xuất, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền Tại công ty chi phí sản xuất chung... tên) 29 Báo cáo thực tập 1.5.3.7 Kế toán phân bổ chi phí sản xuất chung Cuối tháng, kế toán tổng hợp tiến hành tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại xi măng theo chi phí nhân công trực tiếp CÔNG TY TNHH MTV XI MĂNG MIỀN TRUNG BẢNG TỔNG HỢP VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Tháng 7/2014 ĐVT: đồng STT Tên sản phẩm Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí NVQLPX 504.037.087 Chi phí sản xuất... Báo cáo thực tập 1.5.3.8 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất chung Sau khi tập hợp xong các chi phí thuộc về chi phí sản xuất chung, kế toán tổng hợp tiến hành lập “Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung” để tính giá thành Ví dụ: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung Quý III năm 2014 CÔNG TY TNHH MTV XI MĂNG MIỀN TRUNG BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Quý III – 2014 ĐVT: đồng ST T 1 2 Tên sản phẩm Xi. .. 15414: “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang xi măng PC40” - TK 15416: “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang xi măng PCB40 xá” 31 Báo cáo thực tập - Quy trình hạch toán: Hàng tháng, sau khi tập hợp các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ kết chuyển vào bên Nợ TK 154 tương ứng CÔNG TY CP – TỔNG CÔNG TY MIỀN TRUNG Công ty TNHH MTV Xi măng Miền... kế toán tổng hợp lập Bảng tổng hợp chi phí NVLTT và lên sổ cái TK 621 13 Báo cáo thực tập CÔNG TY TNHH MTV XI MĂNG MIỀN TRUNG BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP Quý III – 2014 KẾ TOÁN PHÒNG KT – KCS PHÒNG KH – VT 14 PHÂN XƯỞNG Báo cáo thực tập Sổ cái tài khoản 621 CÔNG TY CP – TỔNG CÔNG TY MIỀN TRUNG Công ty TNHH MTV Xi măng Miền Trung SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản: 621 – Chi phí nguyên vật... TK 62210 TK 62212 : Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất xi măng PCB 30” : Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất xi măng PCB 40” : Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất xi măng PC 40” : Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất xi măng PCB 40 xá” 1.5.2.3 Chứng từ sử dụng - Bảng chấm công - Bảng thống kê khối lượng chất lượng sản phẩm hoàn thành - Bảng tính lương - Bảng thanh toán lương và phụ cấp - Bảng... của xi măng thành phẩm trong kỳ 1.6.1.2 Phương pháp hạch toán - Tài khoản kế toán sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Tài khoản 154 cũng được chi tiết theo từng loại sản phẩm, cụ thể: - TK 15412: “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang xi măng PCB30” - TK 15413: “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang xi măng. .. 17 Báo cáo thực tập • BHXH của công nhân trực tiếp sản xuất được tính 18% trên lương cơ bản được tính vào chi phí sản xuất và 8% trên lương cơ bản trừ vào tiền lương của người lao động • BHYT của công nhân trực tiếp sản xuất được tính 3% trên lương cơ bản được tính vào chi phí sản xuất và 1,5% trên lương cơ bản được trừ vào tiền lương của người lao động • BHTN của công nhân trực tiếp sản xuất được tính . Công ty - Tên công ty: CÔNG TY TNHH MTV XI MĂNG MIỀN TRUNG. - Địa chỉ: Quốc lộ 14B – Hòa Khương – Hòa Vang – TP Đà Nẵng. - Điện thoại: 05113.784.123 – 3.780.329 - Email: cosevco@gmail.com - Mã số. 40” - TK 62212 : “Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất xi măng PCB 40 xá” 1.5.2.3. Chứng từ sử dụng - Bảng chấm công - Bảng thống kê khối lượng chất lượng sản phẩm hoàn thành - Bảng tính lương -. 12.739.006.694 2 Clinke VCM 24.07.100 65 62.768.865 - - 78 75.354.120 147 3 Phụ gia Đá Mi 05 21.07.018 926 106.636.045 3.714 427.735.926 - - 2.100 4 Đá vôi Long Thọ 21.01.025 419 96.421.947