1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 2 KHỐI 10 HỌC KÌ II VÀ ĐÁP AN

3 781 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 44 KB

Nội dung

Mở bài - Dũng cảm là một đức tính quý giá được đề cao từ xưa đến nay vì nó liên quan đến những phẩm chất cao đẹp khác như sự hi sinh, sự xả thân vì người khác hay tình thương, lẽ phải..

Trang 1

SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG

TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ

ĐỀ KIỂM TRA : BÀI VIẾT SỐ 5 NĂM HỌC: 2010-2011 MÔN: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài : 90 phút

ĐỀ: Anh/chị hãy trình bày những suy nghĩ của mình về lòng dũng cảm.

… ……… Hết

Thí sinh không được sử dụng tài

Trang 2

SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG

TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT SỐ 5

NĂM HỌC: 2010-2011 MÔN: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài : 90 phút

-ĐỀ: Anh/chị hãy trình bày những suy nghĩ của mình về lòng dũng cảm.

-HƯỚNG DẪN CHẤM

I YÊU CẦU CHUNG :

- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội Xác định được các luận điểm đúng đắn, luận cứ xác thực và biết lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp

- Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, thuyết phục, không mắc lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp

-II YÊU CẦU CỤ THỂ:

* Học viên có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý chính sau:

1 Mở bài

- Dũng cảm là một đức tính quý giá được đề cao từ xưa đến nay vì nó liên quan đến những phẩm chất cao đẹp khác như sự hi sinh, sự xả thân vì người khác hay tình thương, lẽ phải

- Vậy lòng dũng cảm có vai trò và ý nghĩa như thế nào trong đời sống con người, đặc biệt là thế hệ HS ngày nay

2 Thân bài

- Lòng dũng cảm là một đức tính tốt, thể hiện sự mạnh mẽ, tự tin của con người trong cuộc sống Người có lòng dũng cảm là người thực hiện được những hành động hào hiệp trong những trường hợp có vấn đề cần giải quyết, chứng tỏ được phẩm giá của mình và cứu giúp được người khác

- Vai trò của lòng dũng cảm trong đời sống:

+ Giúp chúng ta có sức mạnh vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống

+ Giúp chúng ta có thể bảo vệ người khác, đứng về phìa lẽ phải, chân lí Trong chiến tranh, lòng dũng cảm biến thành sức mạnh để mỗi con người sẵn sàng hi sinh bảo vệ Tổ quốc Khi đất nước có thiên tai (lũ lụt, hỏa hoạn…), lòng dũng cảm giúp ta đương đầu và vượt qua những tai ương đó

+ Giúp con người chiến thắng chính mình trước những cám dỗ, cạm bẫy của cuộc sống, biết xin lỗi khi làm ai bị tổn thương, biết công nhận những điểm yếu, sai lầm của mình để sữa chữa…

+ Trái với dũng cảm là hèn nhát, nhưng trái với dũng cảm còn là liều lĩnh Tham gia đua xe máy, dám cầm vũ khí đánh nhau, không sợ tù tội không phải là dũng cảm mà là liều lĩnh đến ngu dốt

- Ý nghĩa của lòng dũng cảm:

Trang 3

+ Lòng dũng cảm cho ta niềm tin để vươn lên hoàn thiện mình và thực hiện những ước mơ trong cuộc sống

+ Lòng dũng cảm cho ta sức mạnh để có thể bảo vệ được người khác, bảo vệ chân lí và bảo

vệ Tổ quốc

+ Lòng dũng cảm là phẩm chất tạo nên một người anh hùng

- Thực tế cuộc sống đã chứng minh ý nghĩa và giá trị của lòng dũng cảm qua rất nhiều tấm gương tốt:

+ Tấm gương của những người anh hùng trong thời chiến (Dẫn chứng)

+ Trong thời bình, cũng có nhiều tấm gương dũng cảm đáng học tập: anh thanh niên tay không bắt cướp, cậu học trò bỏ thi tốt nghiệp vì cứu người đang bị dòng nước lũ cuốn đi… + Và bên cạnh đó, còn nhiều tấm gương dũng cảm khi vượt lên số phận của chính mình (Dẫn chứng)

- Liên hệ: Thanh niên ngày nay, nhất là học sinh, sinh viên cần rèn luyện cho mình lòng dũng cảm để vượt qua những thử thách trong học tập và trong cuộc sống, tránh sa vào những

tệ nạn xã hội

+ Liên hệ bản thân: Cần rèn luyện cho mình lòng dũng cảm và ý chí vươn lên để có thể

đương đầu với những gian nguy trong cuộc sống Đặc biệt là phải chiến thắng và vượt lên chính mình trước những cám dỗ của cuộc đời

3 Kết bài

- Lòng dũng cảm cần phải kết hợp với những phẩm chất khác như chăm chỉ, kiên trì thì mới mới có thể vươn đến thành công

- Lòng dũng cảm phải được mỗi chúng ta rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà

trường

III CÁCH CHO ĐIỂM:

- Điểm 9 – 10: - Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên

- Bố cục hợp lí, nội dung chặt chẽ, phong phú, giàu sức thuyết phục

- Diễn đạt tốt, có cảm xúc Có thể mắc một vài sai sót nhỏ

- Điểm 7 – 8: - Đáp ứng 2/3 những yêu cầu nêu trên

- Bố cục và nội dung hợp lí, có sức thuyết phục.

- Diễn đạt trôi chảy, có thể mắc một ít lỗi diễn đạt

- Điểm 5 – 6: - Đáp ứng ½ những yêu cầu nêu trên

- Bố cục và nội dung hợp lí, có sức thuyết phục

- Văn chưa trôi chảy nhưng diễn đạt được ý

- Không mắc quá nhiều lỗi diễn đạt

- Điểm 3 – 4: - Có chỗ hiểu chưa đúng đề bài, bài viết còn sơ lược.

- Văn chưa trôi chảy, một số chỗ diễn đạt được ý

- Còn mắc khá nhiều lỗi diễn đạt

- Điểm 1 – 2: - Còn lúng túng trong phương pháp Nội dung sơ sài

- Bố cục lộn xộn Văn viết lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt.

- Điểm 0: - Sai lạc cả nội dung và phương pháp

- Lạc đề

Ngày đăng: 18/06/2015, 06:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w