1 Đề số 39 Đề thi môn: Hoá học (Dành cho thí sinh Bổ túc) Câu 1: Cho các chất sau: (1) HO-CH 2 -CH 2 -OH; (2) CH 3 - CH 2 - CH 2 OH; (3) CH 3 - CH 2 - O - CH 3 ; (4) HO-CH 2 -CH(OH)-CH 2 -OH. Các chất hòa tan được Cu(OH) 2 ở nhiệt độ phòng là A. 1; 2. B. 3; 4. C. 2; 3. D. 1; 4. Câu 2: Một trong những điểm khác nhau giữa protit với gluxit và lipit là A. protit luôn là chất hữu cơ no. B. phân tử protit luôn có chứa nhóm chức -OH. C. protit luôn có khối lượng phân tử lớn hơn. D. phân tử protit luôn có chứa nguyên tử nitơ . Câu 3: Cho 18,4 gam hỗn hợp gồm phenol và axit axetic tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 2,5M. Số gam phenol trong hỗn hợp là A. 9,4. B. 9,0. C. 14,1. D. 6,0. Câu 4: Cho m gam glucozơ lên men thành rượu etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO 2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 22,5 B. 45. C. 14,4 D. 11,25 Câu 5: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là A. toluen. B. stiren. C. propen. D. isopren. Câu 6: Dãy đồng đẳng của rượu etylic có công thức chung là A. C n H 2n - 7 OH (n ≥ 6). B. C n H 2n +2 - x(OH) x (n ≥ x, x>1). C. C n H 2n + 1 OH (n ≥ 1). D. C n H 2n - 1 OH (n ≥ 3). Câu 7: Dãy gồm các chất đều phản ứng được với C 2 H 5 OH là A. CuO, KOH, HBr. B. NaOH, Na, HBr. C. Na, Fe, HBr. D. Na, HBr, CuO. Câu 8: Cho 11,6 gam anđehit propionic phản ứng với hiđro đun nóng có chất xúc tác Ni (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn). Thể tích khí hiđro (đo ở đktc) đã tham gia phản ứng và khối lượng sản phẩm thu được là A. 6,72 lít và 18 gam. B. 8, 96 lít và 24 gam. C. 4,48 lít và 12 gam. D. 4,48 lít và 9,2 gam. Câu 9: Cho sơ đồ phản ứng: X → C 6 H 6 → Y → anilin. X và Y tương ứng là A. C 6 H 12 (xiclohexan), C 6 H 5 -CH 3 . B. CH 4 , C 6 H 5 -NO 2 . C. C 2 H 2 , C 6 H 5 -CH 3 . D. C 2 H 2 , C 6 H 5 -NO 2 . Câu 10: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với Ag 2 O trong dung dịch NH 3 (dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là A. 16,2 gam. B. 21,6 gam. C. 10,8 gam. D. 32,4 gam. Câu 11: Dãy gồm các chất đều có thể điều chế trực tiếp được axit axetic là A. C 2 H 5 OH, CH 3 CHO, CH 3 COOCH 3 . B. C 2 H 5 OH, CH 3 CHO, HCOOCH 3 . C. C 2 H 2 , CH 3 CHO, HCOOCH 3 . D. C 2 H 5 OH, HCHO, CH 3 COOCH 3 . Câu 12: Cho các polime sau: (-CH 2 - CH 2 -) n ; (- CH 2 - CH=CH- CH 2 -) n ; (- NH-CH 2 -CO-) n Công thức của các monome để khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên lần lượt là A. CH 2 =CH 2 , CH 3 - CH=C= CH 2 , NH 2 - CH 2 - COOH. B. CH 2 =CH 2 , CH 3 - CH=CH- CH 3 , NH 2 - CH 2 - CH 2 - COOH. C. CH 2 =CHCl, CH 3 - CH=CH- CH 3 , CH 3 - CH(NH 2 )- COOH. D. CH 2 =CH 2 , CH 2 =CH- CH= CH 2 , NH 2 - CH 2 - COOH. Câu 13: Để chứng minh aminoaxit là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với A. dung dịch KOH và CuO. B. dung dịch KOH và dung dịch HCl. C. dung dịch NaOH và dung dịch NH 3 . D. dung dịch HCl và dung dịch Na 2 SO 4 . Câu 14: Trong phân tử của cacbohyđrat luôn có 2 A. nhóm chức anđehit. B. nhóm chức rượu. C. nhóm chức axit. D. nhóm chức xeton. Câu 15: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt là A. glucozơ, etyl axetat. B. glucozơ, anđehit axetic. C. glucozơ, rượu (ancol) etylic. D. rượu (ancol) etylic, anđehit axetic. Câu 16: Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch axit acrylic, rượu etylic, axit axetic đựng trong các lọ mất nhãn là A. quỳ tím, dung dịch Na 2 CO 3 . B. quỳ tím, dung dịch NaOH. C. quỳ tím, Cu(OH) 2 . D. quỳ tím, dung dịch Br 2 . Câu 17: Nhựa phenolfomandehit được điều chế bằng cách đun nóng phenol (dư) với dung dịch A. CH 3 CHO trong môi trường axit. B. HCOOH trong môi trường axit. C. HCHO trong môi trường axit. D. CH 3 COOH trong môi trường axit. Câu 18: Để tách riêng từng chất từ hỗn hợp benzen, anilin, phenol ta chỉ cần dùng các hoá chất (dụng cụ,điều kiện thí nghiệm đầy đủ) là A. dung dịch NaOH, dung dịch NaCl, khí CO 2 . B. dung dịch Br 2 , dung dịch HCl, khí CO 2 . C. dung dịch NaOH, dung dịch HCl, khí CO 2 . D. dung dịch Br 2 , dung dịch NaOH, khí CO 2 . Câu 19: Anken khi tác dụng với nước (xúc tác axit) cho rượu duy nhất là A. CH 2 = C(CH 3 ) 2 . B. CH 2 = CH - CH 3 . C. CH 3 - CH = CH - CH 3 . D. CH 2 = CH - CH 2 - CH 3 . Câu 20: Anđehit có thể tham gia phản ứng tráng gương và phản ứng với H 2 (Ni, t o ). Qua hai phản ứng này chứng tỏ anđehit A. chỉ thể hiện tính khử. B. thể hiện cả tính khử và tính oxi hoá. C. không thể hiện tính khử và tính oxi hoá. D. chỉ thể hiện tính oxi hoá. Câu 21: Cho 6 gam một este của axit cacboxylic no đơn chức và rượu no đơn chức phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Tên gọi của este đó là A. metyl axetat. B. metyl fomiat. C. etyl axetat. D. propyl fomiat. Câu 22: Các rượu (ancol) no đơn chức tác dụng được với CuO nung nóng tạo anđehit là A. rượu bậ c 3. B. rượu bậc 1 và rượu bậc 2. C. rượu bậc 1. D. rượu bậc 2. Câu 23: Cho 0,1 mol rượu X phản ứng hết với Na dư thu được 2,24 lít khí H 2 (đktc). Số nhóm chức -OH của rượu X là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 24: Có thể dùng Cu(OH) 2 để phân biệt được các chất trong nhóm A. C 3 H 5 (OH) 3 , C 12 H 22 O 11 (saccarozơ). B. C 3 H 7 OH, CH 3 CHO. C. CH 3 COOH, C 2 H 3 COOH. D. C 3 H 5 (OH) 3 , C 2 H 4 (OH) 2 . Câu 25: Chất không phản ứng với dung dịch NaOH là A. p-CH 3 C 6 H 4 OH. B. C 6 H 5 CH 2 OH. C. C 6 H 5 OH. D. C 6 H 5 NH 3 Cl. Câu 26: Hai chất đồng phân của nhau là A. glucozơ và mantozơ. B. fructozơ và mantozơ. C. saccarozơ và glucozơ. D. fructozơ và glucozơ. Câu 27: Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là A. CH 3 CHO. B. CH 3 OH. C. C 2 H 5 OH. D. CH 3 COOH. Câu 28: Chất không có khả năng làm xanh nước quỳ tím là A. Anilin B. Natri axetat. C. Natri hiđroxit. D. Amoniac. Câu 29: Cho 0,05 mol một axit no đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 4,1 gam muối khan. Công thức phân tử của X là A. C 3 H 7 COOH. B. CH 3 COOH. C. HCOOH. D. C 2 H 5 COOH. Câu 30: Chất không phản ứng với Ag 2 O trong dung dịch NH 3 , đun nóng tạo thành Ag là A. C 6 H 12 O 6 (glucozơ). B. HCOOH. C. CH 3 COOH. D. HCHO. Câu 31: Số đồng phân ứng với công thức phân tử C 3 H 8 O là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 32: Cho 18 gam một rượu no đơn chức tác dụng hết với Na dư thu được 3,36 lít H 2 (đktc). Công thức của rượu đó là 3 A. CH 3 OH. B. C 2 H 5 OH. C. C 3 H 7 OH. D. C 4 H 9 OH. Câu 33: Cho 500 gam benzen phản ứng với HNO 3 (đặc) có mặt H 2 SO 4 đặc, sản phẩm thu được đem khử thành anilin. Nếu hiệu suất chung của quá trình là 78% thì khối lượng anilin thu được là A. 465 gam. B. 456 gam. C. 564 gam. D. 546 gam. Câu 34: Trong số các loại tơ sau: (1) [-NH-(CH 2 ) 6 -NH-OC-(CH 2 ) 4 -CO-] n (2) [-NH-(CH 2 ) 5 -CO-] n (3) [C 6 H 7 O 2 (OOC-CH 3 ) 3 ] n Tơ nilon-6,6 là A. (3). B. (1), (2), (3). C. (1). D. (2). Câu 35: Cho 0,87 gam một anđehit no đơn chức phản ứng hoàn toàn với Ag 2 O trong dung dịch NH 3 thu được 3,24 gam bạc kim loại. Công thức cấu tạo của anđehit là A. C 3 H 7 CHO. B. C 2 H 5 CHO. C. HCHO. D. CH 3 CHO. Câu 36: Chất phản ứng được với Ag 2 O trong dung dịch NH 3 , đun nóng tạo thành Ag là A. CH 3 - CH 2 -CHO. B. CH 3 - CH(NH 2 ) - CH 3 . C. CH 3 - CH 2 - COOH. D. CH 3 - CH 2 - OH. Câu 37: Chất vừa tác dụng với Na, vừa tác dụng với NaOH là A. CH 3 - CH 2 - COO-CH 3 . B. CH 3 - CH 2 - CH 2 - COOH. C. CH 3 -COO- CH 2 - CH 3 . D. HCOO-CH 2 - CH 2 - CH 3 . Câu 38: Để trung hòa 4,44 g một axit cacboxylic (thuộc dãy đồng đẳng của axit axetic) cần 60 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức của axit đó là A. C 2 H 5 COOH. B. C 3 H 7 COOH. C. HCOOH. D. CH 3 COOH. Câu 39: Chất không phản ứng với Na là A. HCOOH. B. CH 3 CHO. C. C 2 H 5 OH. D. CH 3 COOH. Câu 40: Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH) 2 là A. glucozơ, glixerin, mantozơ, axit axetic. B. glucozơ, glixerin, mantozơ, rượu (ancol) etylic. C. glucozơ, glixerin, andehit fomic, natri axetat. D. glucozơ, glixerin, mantozơ, natri axetat. Hết . 1 Đề số 39 Đề thi môn: Hoá học (Dành cho thí sinh Bổ túc) Câu 1: Cho các chất sau: (1) HO-CH 2 -CH 2 -OH;. gluxit và lipit là A. protit luôn là chất hữu cơ no. B. phân tử protit luôn có chứa nhóm chức -OH. C. protit luôn có khối lượng phân tử lớn hơn. D. phân tử protit luôn có chứa nguyên tử nitơ 14,4 D. 11,25 Câu 5: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là A. toluen. B. stiren. C. propen. D. isopren. Câu 6: Dãy đồng đẳng của rượu etylic có công thức chung là A. C n H 2n