1. Trang chủ
  2. » Đề thi

đề thi thử hoá của moon năm 2014

6 512 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 455,74 KB

Nội dung

http://moon.vn – hotline: 04.3562 7791 Trang 1/6 – Mã đề thi 003 ĐỀ THI THỬ (Đề có 06 trang) ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2014 Môn: HÓA HỌC; Khối A và khối B Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố (theo đvC): H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Nguyên tử X tạo được anion X 2 . Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của X 2 (ở trạng thái cơ bản) là 3p 6 . Tổng số hạt mang điện trong anion X 2 là A. 30. B. 32. C. 34. D. 36. Câu 2: Cho 5,6 gam bột Fe vào 300ml dung dịch HCl 1,0M sau phản ứng thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với 800ml dung dịch AgNO 3 1,0M đến phản ứng hoàn toàn tạo m gam kết tủa và có khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất của N +5 ). Giá trị của m là A. 10,8. B. 43,05. C. 45,75. D. 53,85. Câu 3: Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol. (b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. (c) Đun nóng lipit với NaOH thu được xà phòng. (d) Triolein có nhiệt độ nóng chảy cao hơn tripanmitin. (e) Có thể phân biệt 2 dung dịch xà phòng và chất giặt rửa bằng dung dịch CaCl 2 . Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 4: Cho dãy các chất: xiclopropan, toluen, ancol anlylic, acrilonitrin, stiren, etanol. Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu dung dịch KMnO 4 ở nhiệt độ thường là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 5: Cho các phản ứng sau : (a) H 2 S + KMnO 4 + H 2 SO 4 (loãng)  (b) Ca 3 (PO 4 ) 2 + SiO 2 + C  o 1200 C lß ®iÖn (c) NH 3 + O 2 o Pt, 850 900 C  (d) NaBr (rắn) + H 2 SO 4 (đậm đặc) o t  (e) O 3 + dung dịch KI  (g) NH 4 NO 3 o t  Số phản ứng tạo ra đơn chất là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 6: Cho dãy chuyển hóa: o +HCl + dd NaOH, t metylaxetilen X Y  d Biết X, Y là các chất hữu cơ và là sản phẩm chính. Nhận định nào dưới đây về Y là đúng? A. Tác dụng với Na. B. Làm mất màu dung dịch KMnO 4 . C. Hoà tan tốt nhiều chất hữu cơ. D. Sản xuất từ cumen bằng 1 phản ứng. Câu 7: Quặng nào sau đây có chứa kim loại nhóm B ? A. Đolomit. B. Boxit. C. Xiđerit. D. Xinvinit. Câu 8: Hỗn hợp X gồm 31,6 gam KMnO 4 và 73,5 gam KClO 3 . Nung nóng X trong bình kín một thời gian thu được khí O 2 và 93,9 gam hỗn hợp rắn Y gồm KMnO 4 , K 2 MnO 4 , MnO 2 , KClO 3 và KCl. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch axit clohiđric 36,50% (khối lượng riêng là 1,18 g/ml) khi đun nóng. Thể tích dung dịch HCl cần dùng vừa đủ là A. 271 ml. B. 300 ml. C. 322 ml. D. 383 ml. Mã đề thi: 003 http://moon.vn – hotline: 04.3562 7791 Trang 2/6 – Mã đề thi 003 Câu 9: Hỗn hợp khí X gồm NH 3 và etylamin có tỉ khối so với CH 4 là 1,4125. Đốt cháy hoàn toàn m gam X bằng lượng không khí vừa đủ (giả sử trong không khí oxi chiếm 20%, còn lại là khí nito) thì thu được hỗn hợp gồm CO 2 , hơi nước và N 2 có tổng khối lượng là 43,4 gam. Trị số của m là A. 3,39 gam. B. 4,52 gam. C. 5,65 gam. D. 3,42 gam. Câu 10: Cho dãy các chất: dung dịch K 2 Cr 2 O 7 , dung dịch Fe 2 (SO 4 ) 3 , H 2 S, O 2 , H 2 SO 4 đặc, nước brom, dung dịch KMnO 4 . Số chất thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với SO 2 là A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 11: Trong ancol X, oxi chiếm 21,62% về khối lượng. Nếu đem tất cả các đồng phân ancol của X đun nóng với H 2 SO 4 đặc thì số anken tối đa thu được là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 12: Hoà tan hoàn toàn 9,6 gam bột đồng vào V lít dung dịch Fe 2 (SO 4 ) 3 2M thu được dung dịch X. Thêm tiếp 46,8 gam bột kẽm vào dung dịch X, phản ứng xong thu được dung dịch Y chỉ chứa một muối duy nhất và 39,8 gam chất rắn. Giá trị của V là A. 0,1. B. 0,2. C. 0,3. D. 0,25. Câu 13: Hiđrat hóa 4,94 gam axetilen với xúc tác HgSO 4 trong môi trường axit, đun nóng thu được hỗn hợp các chất hữu cơ X. X tác dụng tối đa với 44,8 gam Br 2 . Nếu cho toàn bộ X vào một lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 thu được lượng kết tủa là A. 43,2 gam. B. 21,6 gam. C. 32,4 gam. D. 43,44 gam. Câu 14: Thuỷ phân hoàn toàn m gam pentapeptit Gly-Ala-Gly-Gly-Ala ở điều kiện thích hợp thu được 12,09 gam hỗn hợp Alanin và Glyxin. Giá trị của m là A. 10,592 gam. B. 9,930 gam. C. 9,390 gam. D. 8,275 gam. Câu 15: Cho biết các phản ứng xảy ra sau: Fe 2 (SO 4 ) 3 + H 2 S  2FeSO 4 + S + H 2 SO 4 6FeSO 4 + K 2 Cr 2 O 7 + 7H 2 SO 4  3Fe 2 (SO 4 ) 3 + Cr 2 (SO 4 ) 3 + K 2 SO 4 + 7H 2 O Phát biểu đúng là A. Tính oxi hoá của Fe 3+ mạnh hơn 2 27 Cr O  . B. Tính khử của Cr 3+ mạnh hơn Fe 2+ . C. Tính oxi hoá của S mạnh hơn của Fe 3+ . D. Tính khử của H 2 S mạnh hơn Cr 3+ . Câu 16: Hỗn hợp T gồm một axit hữu cơ X (no, đa chức, mạch hở, không phân nhánh) và một axit Y không no (có một C=C), mạch hở, đơn chức; số nguyên tử cacbon trong chất này gấp đôi chất kia. Đốt cháy hoàn toàn 5,08 gam hỗn hợp T thu được 4,704 lít khí CO 2 (đktc). Nếu trung hoà hết 5,08 gam T cần dùng 350 ml dung dịch NaOH 0,2M. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là A. 59,06%. B. 57,48%. C. 42,52%. D. 40,94%. Câu 17: Tỉ lệ khối lượng phân tử giữa oxit cao nhất của nguyên tố R và hợp chất khí của nó với hiđro bằng 15 : 8. Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Nguyên tử R (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron s. B. Oxit cao nhất của R ở điều kiện thường là chất khí. C. Hợp chất hiđroxit (với số oxi hoá cao nhất) của R ít tan trong nước. D. Đơn chất R dễ dàng phản ứng với dung dịch kiềm giải phóng khí H 2 . Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 46 gam hỗn hợp X gồm axit fomic, axit axetic, axit acrylic, axit oxalic và axit ađipic thu được 33,6 lít CO 2 (đktc) và m gam H 2 O. Mặt khác, khi cho 46 gam hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaHCO 3 dư, thu được 17,92 lít CO 2 (đktc). Giá trị của m là A. 21,6. B. 23,4. C. 25,2. D. 27,0. Câu 19: Hỗn hợp tecmit được dùng để hàn gắn đường ray tàu hoả. Tecmit có chứa oxit nào dưới đây? A. Al 2 O 3 . B. Fe 2 O 3 . C. Cr 2 O 3 . D. CuO. Câu 20: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C 6 H 8 O 4 tham gia dãy chuyển hóa sau: (1) X + NaOH  Y + Z + T (2) Y + H 2 SO 4 (loãng)  E + Na 2 SO 4 (3) Z + H 2 SO 4 (loãng)  F + Na 2 SO 4 (4) F o 2 4 H SO 170 C  ®Æc, I + H 2 O Cho biết E, T đều có phản ứng tráng gương; I là axit có công thức C 3 H 4 O 2 . X có thể là chất nào dưới đây? A. CH 2 =CHCOOCH 2 COOCH 3 . B. HCOOCH 2 COOCH=CHCH 3 . C. HCOOCH=CHCOOCH 2 CH 3 . D. HCOOCH 2 CH 2 COOCH=CH 2 . http://moon.vn – hotline: 04.3562 7791 Trang 3/6 – Mã đề thi 003 Câu 21: Cho 150 ml dung dịch Ba(OH) 2 1M vào V lít dung dịch ZnSO 4 2M, sau phản ứng thu được dung dịch X và 49,8 gam kết tủa. Cho tiếp 150 ml dung dịch Ba(OH) 2 1M vào X thì thu được thêm 6,7 gam kết tủa nữa. Giá trị của V là A. 0,075. B. 0,10. C. 0,125. D. 0,15. Câu 22: Cho dãy các chất: p-HOOC-C 6 H 4 -COOH (1); p-NO 2 -C 6 H 4 -COOH (2); C 6 H 5 -COOH (3); p- CH 3 -C 6 H 4 -COOH (4); p-HO-C 6 H 4 -OH (5); C 6 H 5 -OH (6). Biết rằng các chất trên đều chứa một vòng benzen. Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực axit giảm dần là A. (6), (5), (4), (3), (2), (1). B. (2), (1), (3), (4), (5), (6). C. (1), (2), (3), (4), (5), (6). D. (6), (5), (4), (3), (1), (2). Câu 23: Hiđro hóa hoàn toàn hiđrocacbon mạch hở X thu được butan. Số công thức cấu tạo có thể có của X là A. 7. B. 8. C. 9. D. 10. Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 7,04 gam một hiđrocacbon X, rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong. Sau phản ứng thu được 44,0 gam kết tủa và thấy khối lượng dung dịch giảm 11,36 gam. Công thức phân tử của X là A. C 3 H 8 . B. CH 4 . C. C 3 H 6 . D. C 4 H 8 . Câu 25: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là A. Zn, Cr, Pb. B. K, Ca, Al. C. Hg, Ag, Au. D. Al, Fe, Cu. Câu 26: Cho các phát biểu sau về phenol (C 6 H 5 OH): (a) Phenol tan ít trong nước lạnh nhưng tan nhiều trong dung dịch HCl. (b) Phenol có tính axít nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím. (c) Phenol được dùng để sản xuất polime, thuốc nổ (d) Phenol phản ứng với dung dịch NaHCO 3 tạo muối phenolat và có khí thoát ra. (e) Trong công nghiệp, phenol được điều chế từ cumen. (g) Phenol thường bị chảy rữa và thẫm màu dần trong quá trình bảo quản. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 6. D. 3. Câu 27: Thực hiện các thí nghiệm sau (ở điều kiện thường): (a) Cho đồng kim loại vào dung dịch sắt (III) clorua. (b) Sục khí hiđro sunfua vào dung dịch sắt (III) sunfat. (c) Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch sắt (III) clorua. (d) Cho bột liti vào bình khí nitơ. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 28: X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, hai nhóm A liên tiếp. Số proton của nguyên tử Y nhiều hơn số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 17. Nhận xét nào sau đây về X, Y là đúng ? A. Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y. B. Oxit cao nhất của X là XO 3 . C. Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 5 electron. D. Trong các phản ứng, đơn chất của Y chỉ thể hiện tính oxi hoá. Câu 29: Hỗn hợp khí X có thể tích 6,72 lít (đktc) gồm H 2 và vinyl axetilen có tỉ lệ mol 2:1. Cho hỗn hợp X qua xúc tác Ni nung nóng một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H 2 bằng 14. Cho toàn bộ hỗn hợp Y ở trên từ từ qua nước brom dư (phản ứng hoàn toàn) thì khối lượng brom đã phản ứng là A. 16,0 gam. B. 24,0 gam. C. 32,0 gam. D. 48,0 gam. Câu 30: Hấp thụ 2,24 lít khí CO 2 (đktc) vào dung dịch hỗn hợp X chứa x mol Na 2 CO 3 và y mol NaOH thu được dung dịch chứa 2 muối có cùng nồng độ mol. Mặt khác rót từ từ dung dịch chứa 0,31 mol HCl vào dung dịch hỗn hợp X cũng thu được 2,24 lít khí CO 2 (đktc). Tỉ lệ x : y là A. 4 : 3. B. 5 : 4. C. 6 : 5. D. 7 : 6. http://moon.vn – hotline: 04.3562 7791 Trang 4/6 – Mã đề thi 003 Câu 31: Cho sơ đồ phản ứng: CH 3 OH o + CO (xt, t )  (X) o + HC CH (xt, t )  (Y) 42 +KMnO /H O  (Z) o +NaOH, t  (T)+CH 3 COONa Các chất X, Y, Z, T là sản phẩm chính. Nhận định nào dưới đây về T là đúng ? A. T làm mất màu dung dịch KMnO 4 . B. T hoà tan Cu(OH) 2 /OH  tạo dung dịch màu xanh lam. C. T làm mất màu dung dịch Br 2 /H 2 O do có phản ứng cộng. D. T tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 tạo kết tủa màu vàng. Câu 32: Hòa tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500ml dung dịch hỗn hợp HCl 1,2M và H 2 SO 4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít H 2 ở đktc. Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là A. 37,68 gam. B. 37,86 gam. C. 38,93 gam. D. 42,48 gam. Câu 33: Cho các chất: NaHCO 3 , Al 2 O 3 , Al 2 (SO 4 ) 3 , Zn(OH) 2 , NaHS, K 2 SO 3 , (NH 4 ) 2 CO 3 . Số chất vừa phản ứng được với dung dịch HCl vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là A. 4. B. 6. C. 7. D. 5. Câu 34: Cho tan hoàn toàn 8,0 gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS 2 trong 290 ml dung dịch HNO 3 , thu được khí NO và dung dịch Y. Để tác dụng hết với các chất trong dung dịch Y, cần 250 ml dung dịch Ba(OH) 2 1M. Kết tủa tạo thành đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 32,03 gam chất rắn Z. Nồng độ mol của dung dịch HNO 3 đã dùng là A. 1,0M. B. 1,5M. C. 2,0M. D. 3,0M. Câu 35: Cho dãy các oxit: SO 2 , N 2 O 5 , Cr 2 O 3 , CrO 3 , CO 2 , MgO, P 2 O 5 , Cl 2 O 7 , SiO 2 , Al 2 O 3 . Có bao nhiêu oxit trong dãy tác dụng với dung dịch NaOH loãng dư ? A. 6. B. 7. C. 8. D. 9. Câu 36: Cho phản ứng: 2SO 2 + O 2  2SO 3 Nồng độ ban đầu của SO 2 là 0,5M, sau 10 phút nồng độ SO 2 còn lại là 0,2M. Tốc độ trung bình của phản ứng trên là A. 2,5.10 3 mol/(l.s). B. 5.10 3 mol/(l.s). C. 2,5.10 4 mol/(l.s). D. 5.10 4 mol/(l.s). Câu 37: Loại polime nào sau đây là tơ tổng hợp được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng ? A. Poli(phenol-fomanđehit). B. Poli(etylen-terephtalat). C. Policaproamit. D. Poli(ure-fomanđehit). Câu 38: Một loại tro thực vật có chứa 68,31% K 2 CO 3 (còn lại là các tạp chất không chứa kali). Độ dinh dưỡng của loại tro này là A. 38,61%. B. 46,53%. C. 56,52%. D. 68,12%. Câu 39: Cho các phát biểu sau: (a) Đốt cháy hoàn toàn các hiđrocacbon no luôn thu được số mol H 2 O lớn hơn số mol CO 2 . (b) Trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon và hiđro. (c) Dung dịch glucozơ, fructozơ và mantozơ đều có thể bị khử bởi AgNO 3 trong NH 3 tạo ra Ag. (d) Trong tinh bột, amilopectin chiếm hàm lượng lớn hơn amilozơ. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 40: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Muối amoni clorua không tan trong benzen. B. Tất cả các tetrapeptit mạch hở đều có phản ứng màu biure. C. NH 2 -CH 2 -CO-HN-CH 2 -CH 2 -CO-NH-CH(CH 3 )-COOH là một tripeptit. D. Ở điều kiện thường, cả etylamin và đimetylamin đều là những chất khí có mùi khai. II. PHẦN RIÊNG (10 câu) Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần riêng (A hoặc B) A. Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50) Câu 41: Hỗn hợp X gồm 2 axit no X 1 và X 2 . Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X, thu được 11,2 lít khí CO 2 (ở đktc). Nếu trung hòa 0,6 mol X thì cần dùng 400 ml dung dịch NaOH 2,5M. Công thức cấu tạo của 2 axit là A. HCOOH và HOOC-COOH. B. CH 3 COOH và C 2 H 5 COOH. C. CH 3 COOH và HOOC-CH 2 -COOH. D. HCOOH và C 2 H 5 COOH. http://moon.vn – hotline: 04.3562 7791 Trang 5/6 – Mã đề thi 003 Câu 42: Hòa tan hỗn hợp gồm sắt và một oxit của sắt bằng H 2 SO 4 đặc, nóng, dư. Sau phản ứng thấy thoát ra 0,448 lít khí SO 2 (đktc) và có 0,2 mol H 2 SO 4 đã tham gia phản ứng. Cô cạn dung dịch sau phản ứng khối lượng muối khan thu được là A. 32 gam. B. 24 gam. C. 40 gam. D. 16 gam. Câu 43: Cho 16,4 gam dung dịch ancol X (dung môi nước) có nồng độ 56,1% tác dụng với một lượng Na (dư) thu được 6,72 lít khí (ở đktc). Vậy X là A. glixerol. B. ancol etylic. C. ancol benzylic. D. ancol isoamylic. Câu 44: Cho các phản ứng sau: (1) Ure + dd Ca(OH) 2 ; (2) Đất đèn + dd HCl dư; (3) Nhôm cacbua + H 2 O; (4) Xôđa + dd FeCl 3 ; (5) Na 2 S + dd phèn nhôm; (6) Quặng magiezit + dd H 2 SO 4 . Số phản ứng tạo đồng thời cả kết tủa và khí bay ra là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 45: Cho hỗn hợp Fe, Al và Mg vào dung dịch AgNO 3 , đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí tới khối lượng không đổi thu được hỗn hợp T chứa 3 chất rắn khác nhau. Dung dịch Y không chứa cation nào dưới đây ? A. Fe 2+ . B. Al 3+ . C. Mg 2+ . D. Ag + . Câu 46: Cho sơ đồ phản ứng: o o o 2 2 4 2 +H (Ni, t ) H SO , 170 C +H (Ni, t ) 3 6 3 8 C H O (X) Y Z C H   ®Æc Số chất X mạch hở, bền có công thức phân tử C 3 H 6 O thỏa mãn sơ đồ trên là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 47: Cho 11,8 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 19,1 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X có phản ứng với HNO 2 ở nhiệt độ thường tạo khí là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 48: Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Crom và đồng đều là kim loại nặng. B. Sắt và crom đều bị thụ động hóa bởi H 2 SO 4 đặc, nguội. C. Kẽm và crom đều tan trong dung dịch NaOH loãng dư. D. Vật dụng làm bằng nhôm và crom đều bền trong không khí và nước vì có màng oxit bảo vệ. Câu 49: Trong bình kín chứa đầy hỗn hợp khí X gồm C 2 H 4 và H 2 với lượng dư bột Ni, 2 X/H d 6,2 . Đun nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí Y, 2 Y/H d 8,0 . Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá C 2 H 4 là A. 37,50%. B. 43,75%. C. 62,50%. D. 56,25%. Câu 50: Chất nào dưới đây khi tan trong nước tạo dung dịch làm quỳ tím đổi thành màu xanh ? A. Lysin. B. Phenylalanin. C. Axit glutamic. D. Tyrosin. B. Theo chương trình Nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60) Câu 51: Cho dãy các chất: xilen, stiren, isopren, xiclobutan, anlen, đimetylaxetilen, naphtalen. Số chất trong dãy làm mất màu dung dịch brom là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 52: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C 2 H 8 O 3 N 2 . Cho 16,2 gam X phản ứng hết với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M. Làm khan cẩn thận dung dịch sau phản ứng, tách thu được m gam muối vô cơ. Giá trị lớn nhất của m là A. 12,75. B. 15,90. C. 18,60. D. 18,75. Câu 53: Có các chất sau: keo dán ure-fomanđehit; nhựa novolac; tơ lapsan; PVC; tơ capron; cao su isopren; protein; sợi bông; thuỷ tinh plexiglas; tơ olon. Trong các chất trên, có bao nhiêu chất có thể bị thuỷ phân cả trong dung dịch NaOH và trong dung dịch HCl ? A. 5. B. 6. C. 7. D. 8. http://moon.vn – hotline: 04.3562 7791 Trang 6/6 – Mã đề thi 003 Câu 54: Cho dung dịch X chứa hỗn hợp CH 3 COOH 0,2M và CH 3 COONa 0,1M. Biết ở 25 o C, K a của CH 3 COOH là 1,75.10 5 và bỏ qua sự phân li của nước. Giá trị pH của X ở 25 o C là A. 3,12. B. 4,24. C. 4,45. D. 4,76. Câu 55: Cho sơ đồ phản ứng: (1) CH 3 CHO + HCN  X 1 2 +o + H O H , t  X 2 (2) C 2 H 5 Br + Mg ete  Y 1 2 + CO  Y 2 + HCl  Y 3 Các chất hữu cơ X 1 , X 2 , Y 1 , Y 2 , Y 3 là các sản phẩm chính. Hai chất X 2 , Y 3 lần lượt là A. axit 3-hiđroxipropanoic và ancol propylic. B. axit axetic và ancol propylic. C. axit 2-hiđroxipropanoic và axit propanoic. D. axit axetic và axit propanoic. Câu 56: Dẫn V lít khí NH 3 (đktc) qua 200 ml dung dịch CuSO 4 1M thu được kết tủa X. Lọc lấy X rồi nung đến khối lượng không đổi thu được 8,0 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị lớn nhất của V là A. 4,48 lít. B. 8,96 lít. C. 13,44 lít. D. 17,92 lít. Câu 57: Có một số nhận xét về cacbohiđrat như sau: (1) Tinh bột và xenlulozơ đều có thể bị thuỷ phân. (2) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng được với Cu(OH) 2 /OH  tạo kết tủa đỏ gạch. (3) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau. (4) Phân tử mantozơ và xenlulozơ được cấu tạo bởi nhiều gốc α-glucozơ. (5) Thuỷ phân hoàn toàn saccarozơ (xt, t o ) chỉ thu được fructozơ và glucozơ. (6) Glucozơ được dùng làm thuốc, dùng để tráng ruột phích, tráng gương. (7) Trong quá trình chuyển hoá tinh bột, có tạo thành saccarozơ. (8) Các phân tử glucozơ, mantozơ, fructozơ đều có phản ứng với CH 3 OH/HCl. Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 58: Trong các vấn đề về môi trường, kinh tế, xã hội thì nhận xét nào sau đây không đúng ? A. Nguyên nhân chủ yếu gây mưa axít là SO 2 và NO 2 . B. Khí gây hiệu ứng nhà kính gồm có CO 2 , CH 4 và O 3 ,… C. Hiện tượng khói mù quang hóa chủ yếu do khí freon gây ra. D. Một trong những nguyên nhân làm suy giảm tầng ozon là do các hợp chất CFC (cloflocacbon) như CCl 2 F 2 , CCl 3 F,… Câu 59: Nhận xét nào sau đây không đúng ? A. Cho SO 3 và CrO 3 vào dung dịch BaCl 2 đều thu được kết tủa. B. Zn(OH) 2 và Cr(OH) 3 đều là hiđroxit lưỡng tính và tan trong NH 3 dư. C. Al và Cr khi tác dụng với O 2 , S hay Cl 2 đều tạo hợp chất với số oxi hoá +3. D. Fe và Cr đều tan trong dung dịch HCl hoặc H 2 SO 4 loãng tạo hợp chất với số oxi hoá +2. Câu 60: Cho 3 kim loại X, Y, Z biết 2+ o X /X E 0,76V và 2+ o Y /Y E 0,34V . Khi cho Z vào dung dịch muối của Y thì có phản ứng xảy ra còn khi cho Z vào dung dịch muối X thì không xảy ra phản ứng. Biết suất điện động chuẩn của pin X-Z là o XZ E 0,63V   . Suất điện động chuẩn của pin tạo bởi hai điện cực kim loại Y và Z là A. +0,21V. B. +0,47V. C. +1,73V. D. +2,49V. HẾT . http:/ /moon. vn – hotline: 04.3562 7791 Trang 1/6 – Mã đề thi 003 ĐỀ THI THỬ (Đề có 06 trang) ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2014 Môn: HÓA HỌC; Khối A và khối B Thời. biểu đúng là A. Tính oxi hoá của Fe 3+ mạnh hơn 2 27 Cr O  . B. Tính khử của Cr 3+ mạnh hơn Fe 2+ . C. Tính oxi hoá của S mạnh hơn của Fe 3+ . D. Tính khử của H 2 S mạnh hơn Cr 3+ . Câu. vừa đủ là A. 271 ml. B. 300 ml. C. 322 ml. D. 383 ml. Mã đề thi: 003 http:/ /moon. vn – hotline: 04.3562 7791 Trang 2/6 – Mã đề thi 003 Câu 9: Hỗn hợp khí X gồm NH 3 và etylamin có tỉ

Ngày đăng: 15/06/2015, 12:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w