1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề chuyên văn QH

4 458 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • ■ Yêu cầu về kĩ năng :

  • ■ Yêu cầu về kĩ năng :

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH THPT CHUYÊN QUỐC HỌC THỪA THIÊN HUẾ Khoá ngày 24.6.2010 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn : NGỮ VĂN Thời gian làm bài : 150 phút Câu 1 : (1.5 điểm) Cho các ngữ liệu : a. Còn tôi, cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, đặng bắc một nhịp cầu vô hình nơi du khách để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam. (Thúy Lan, Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử, Ngữ Văn 6, Tập 2, tr.125) b. Trong khi lại nghiêng mặt ra ngoài cửa sổ, anh ngạc nhiên nhận thấy những cánh hoa bằng lăng càng thẫm màu hơn - một màu tím thẫm như bóng tối… (Nguyễn Minh Châu, Bến quê, Ngữ Văn 9, Tập 2, tr.101) 1.1 Hãy cho biết mỗi cụm từ in đậm trong các ngữ liệu trên là thành phần gì của câu ? 1.2 Chỉ rõ sự khác nhau giữa các thành phần vừa xác định. Câu 2 : (1.5 điểm) Đọc các ngữ liệu sau, chỉ ra và phân tích ngắn gọn ý nghĩa của những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại : a. Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh : “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên !” (Bằng Việt, Bếp lửa, Ngữ Văn 9, Tập 1, tr.144) b. Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng : - Vô ăn cơm ! Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra : - Cơm chín rồi ! ( Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ Văn 9, Tập 1, tr.196) Câu 3 : (2.5 điểm) Lòng biết ơn của con người trong cuộc sống. Câu 4 : (4.5 điểm) Trong Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi viết : “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng…” (Ngữ Văn 9, Tập 2, tr.14) Em hiểu thế nào về ý kiến trên ? Hãy nói về ánh sáng riêng mà một tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn lớp 8 hoặc lớp 9 đã rọi vào tâm hồn em. HẾT SBD Thí sinh : Chữ kí Giám thị 1: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH THPT CHUYÊN QUỐC HỌC THỪA THIÊN HUẾ Khoá ngày 24.6.2010 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn : NGỮ VĂN Thời gian làm bài : 150 phút HƯỚNG DẪN CHẤM Câu hỏi Nội dung trả lời Điểm Câu 1 (1.5 điểm) 1.1 Hãy cho biết mỗi cụm từ in đậm trong các ngữ liệu là thành phần gì của câu ? - “Còn tôi” : khởi ngữ - “Trong khi… ngoài cửa sổ” : trạng ngữ -“một màu tím thẫm như bóng tối” : phụ chú 1.2 Chỉ rõ sự khác nhau giữa các thành phần vừa xác định. - Khởi ngữ : là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu ; phía trước có thể thêm các quan hệ từ về, đối với. - Trạng ngữ : là thành phần được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức của sự việc nêu trong câu ; có thể đứng ở đầu, cuối hay giữa câu ; thường được ngăn cách với chủ ngữ và vị ngữ bằng dấu phẩy. - Phụ chú : là thành phần dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu ; thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy, cũng có khi được đặt sau dấu hai chấm. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 Câu 2 (1.5 điểm) Đọc các ngữ liệu, chỉ ra và phân tích ý nghĩa của những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại. a. Lời của người bà đã không tuân thủ phương châm về chất trong hội thoại (nói không đúng sự thật về tình cảnh gia đình). - Người bà cố tình nói không đúng vì muốn con yên tâm công tác ; qua đó ta hiểu thêm tấm lòng thương yêu, sự hi sinh thầm lặng mà to lớn của những người ở hậu phương đối với tiền tuyến lớn. b. Lời của bé Thu đã không tuân thủ phương châm lịch sự trong hội thoại (nói trổng). - Bé Thu cố tình nói trổng để thể hiện thái độ không chấp nhận ông Sáu là ba ; qua đó bộc lộ nét tính cách ương ngạnh, cứng cỏi của nhân vật. 0,25 0.5 0.25 0.5 Câu 3 (2.5 điểm) ■ Yêu cầu về kĩ năng : - Học sinh viết bài có kết cấu ba phần : Mở - Thân - Kết ; bài viết có văn phong nghị luận xã hội, có thể kết hợp các phương thức biểu đạt ; học sinh biết cách giải thích, chứng minh, phân tích để làm sáng tỏ vấn đề. 2 - Bố cục hợp lí, chặt chẽ ; diễn đạt trôi chảy ; bài sạch, chữ rõ; khuyến khích những bài viết sáng tạo và độc đáo. ■ Yêu cầu về kiến thức : (Cho điểm kết hợp với yêu cầu kĩ năng) - Học sinh nêu suy nghĩ của bản thân về lòng biết ơn của con người trong cuộc sống. - Đây là đề mở, học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách. Sau đây là một số gợi ý : + Nêu và trình bày các biểu hiện của lòng biết ơn : ▪ Trong phạm vi gia đình. ▪ Trong phạm vi xã hội. + Ý nghĩa của vấn đề : ▪ Lòng biết ơn đem đến cho con người ý thức tìm về nguồn cội với tất cả sự tin yêu ; tiếp thêm sức mạnh và niềm tin để có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong hiện tại và tương lai. ▪ Lòng biết ơn giúp con người biết sống vì người khác, giàu sự thấu hiểu, vị tha, từ đó mà thêm trân trọng những giá trị đời sống. ▪ Lòng biết ơn giúp hoàn thiện nhân cách con người ; đưa con người đến gần nhau hơn, làm cho cuộc sống có ý nghĩa nhân văn hơn… * Chú ý : Học sinh cần trình bày với tình cảm chân thành, sâu sắc. 1.0 1.5 Câu 4 (4.5 điểm) ■ Yêu cầu về kĩ năng : - Học sinh viết bài văn có kết cấu ba phần : Mở - Thân - Kết. - Bài thể hiện kĩ năng nghị luận văn học. - Văn phong phù hợp ; bố cục hợp lý ; diễn đạt trôi chảy, bài sạch, chữ rõ ; khuyến khích những bài viết sáng tạo và độc đáo trong cách cảm nhận. ■ Yêu cầu về kiến thức : (Cho điểm kết hợp với yêu cầu kĩ năng) - Học sinh có thể giải quyết tách biệt hay kết hợp hai yêu cầu của đề. Sau đây là một số gợi ý : + Giải thích nhận định : “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng…” ▪ Tác phẩm văn học lớn có khả năng kì diệu trong việc tác động vào tư tưởng, tình cảm, nhận thức của mỗi người cũng như toàn xã hội ; để lại những ấn tượng sâu sắc, có giá trị lâu dài. ▪ Tác phẩm văn học lớn đánh thức những xúc cảm tốt đẹp trong tâm hồn độc giả, giúp con người tự nhận thức, xây dựng và phấn đấu hoàn thiện mình một cách toàn diện, bền vững. ▪ Mỗi tác phẩm văn học lớn đều đặt ra và giải quyết vấn đề bằng một cách thức khác biệt ; nó cũng được bạn đọc tiếp nhận theo những con đường riêng + Trình bày vấn đề qua một tác phẩm tự chọn : ▪ Thông qua việc cảm nhận một tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ Văn lớp 8 hoặc lớp 9, học sinh nói về ánh sáng riêng mà 0.5 4.0 3 tác phẩm ấy đã rọi vào nhận thức, tâm hồn mình (ánh sáng ấy là gì, rọi vào như thế nào, có giá trị ra sao, để lại ấn tượng gì, …). ▪ Đặc biệt, bài viết cần thể hiện nhận thức về tác động của tác phẩm đối với cá nhân người viết một cách cụ thể, thiết thực, chân thành, sâu sắc. ■ Cho điểm phần 2: + Điểm 4 : Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu ở trên, nắm chắc vấn đề và phương pháp, giải quyết đúng hướng, rõ trọng tâm ; văn giàu chất suy tư, xúc cảm, có nhiều phát hiện tinh tế, sâu sắc, sáng tạo. + Điểm 2 : Bài làm tỏ ra hiểu yêu cầu đề, giải quyết đúng hướng, có những phân tích và phát hiện khá tốt, tuy nhiên chưa thật toàn diện. + Điểm 1 : Bài làm tỏ ra chưa hiểu yêu cầu đề, sa vào phân tích tác phẩm thuần tuý. Hết - Giám khảo chú ý phát hiện và trân trọng những bài làm sáng tạo. - Điểm toàn bài tính đến 0,25. 4 . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH THPT CHUYÊN QUỐC HỌC THỪA THIÊN HUẾ Khoá ngày 24.6.2010 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn : NGỮ VĂN Thời gian làm bài : 150 phút Câu 1 : (1.5 điểm) Cho. Giám thị 1: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH THPT CHUYÊN QUỐC HỌC THỪA THIÊN HUẾ Khoá ngày 24.6.2010 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn : NGỮ VĂN Thời gian làm bài : 150 phút HƯỚNG DẪN CHẤM Câu. văn học lớn đánh thức những xúc cảm tốt đẹp trong tâm hồn độc giả, giúp con người tự nhận thức, xây dựng và phấn đấu hoàn thiện mình một cách toàn diện, bền vững. ▪ Mỗi tác phẩm văn học lớn đều

Ngày đăng: 15/06/2015, 06:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w