/storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/ontaphkii-ly7-0-14343084042627/uyq1392091153.doc - 1 - ÔN TẬP HỌC KỲ II - VẬT LÝ 7 I.CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Chiều của dòng điện là A. chiều từ cực dương qua vật dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện. B. chiều chuyển động của các hạt mang điện tích. C. chiều từ cực âm qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực dương của nguồn điện. D. chiều chuyển động của các electrôn. 2. Dùng mảnh vải khô để cọ xát, có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích? A. Một ống bằng gỗ. B. Một ống bằng giấy. C. Một ống bằng nhựa. D. Một ống bằng thép 3. Đang có dòng điện chạy trong vật nào dưới đây? A. Đường dây điện dùng trong gia đình khi không có sử dụng bất cứ một thiết bị điện nào. B. Một mảnh ni lông đã được cọ xát. C. Chiếc pin tròn được đặt tách riêng trên bàn. D. Đồng hồ dùng pin đang chạy. 4. Hai quả cầu bằng nhựa có cùng kích thước, cùng được làm nhiễm điện như nhau. Giữa chúng có lực tác dụng như thế nào trong các khả năng sau? A. Vừa hút vừa đẩy nhau. B. Có lúc hút nhau, có lúc đẩy nhau. C. Đẩy nhau. D. Hút nhau. 5. Hai quả bóng bay được thổi phồng, có kích cỡ bằng nhau và được treo bằng các sợi chỉ tơ. Sau khi cọ xát và đưa lại gần nhau, thấy hai quả bóng đẩy nhau. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Hai quả bóng đều không bị nhiễm điện. B. Hai quả bóng bị nhiễm điện khác loại. C. Hai quả bóng bị nhiễm điện cùng loại. D. Một trong hai quả bóng bị nhiễm điện. 6. Một mạch điện có thể điều khiển được (đóng hoặc mở để sử dụng dụng cụ hoặc thiết bị), tối thiểu phải gồm các bộ phận: A. Nguồn điện, công tắc. B. Nguồn điện, bóng đèn, công tắc. C. Nguồn điện, bóng đèn. D. Bóng đèn, công tắc. 7. Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây? A. Tác dụng phát ra âm thanh. B. Tác dụng phát sáng. C. Tác dụng từ. D. Tác dụng nhiệt. 8. Kết luận đúng khi nói về dòng điện: A. Dòng điện là dòng dịch chuyển của các điện tích. B. Dòng điện là dòng dịch chuyển của các electron. C. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các nguyên tử. D. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích. 9. Vật nào dưới đây có tác dụng từ? A. Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua. B. Một pin còn mới đặt riêng trên bàn. C. Một mảnh ni lông đã được cọ xát mạnh. D. Một đoạn băng dính. 10. Ứng dụng có ích của tác dụng sinh lý của dòng điện là A. giăng dây điện trần chống trộm. B. giăng bẫy bắt chuột. C. châm điện bắt cá. D. châm cứu trong Y học. 11. Khi nguyên tử nhận thêm một hay vài electron thì trở thành hạt A. mang điện tích dương. B. mang điện tích âm. C. trung hoà về điện. D. không mang điện. 12. Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây dựa trên tác dụng từ của dòng điện? A. Nồi cơm điện. B. Ấm điện. C. Đèn LED. D. Quạt điện. 13. Trong các dụng cụ và thiết bị điện thường dùng, vật liệu cách điện được sử dụng nhiều nhất là: A. nhựa. B. cao su. C. thuỷ tinh. D. sứ. 14. Nối hai quả cầu A và B bằng dây dẫn, người ta thấy electron dịch chuyển trong dây dẫn theo chiều từ A đến B. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về điện tích của hai quả cầu? A. A nhiễm điện dương, B không nhiễm điện. B. A nhiễm điện âm, B nhiễm điện dương. C. A nhiễm điện dương, B nhiễm điện âm. D. A không nhiễm điện, B nhiễm điện âm. 15. Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây? A. Làm quay kim nam châm. B. Hút các vụn nhôm. C. Làm tê liệt thần kinh. D. Làm nóng dây dẫn. 16. Hạt nhân của nguyên tử A. vừa mang điện tích âm vừa mang điện tích dương. B. mang điện tích dương. C. trung hoà về điện. D. mang điện tích âm. 17. Phát biểu nào đúng khi nói về electron tự do? A. Electron tự do là các electron có sẵn trong vật. B. Electron tự do là các electron đã tách ra khỏi nguyên tử và chúng chuyển động một cách tự do. C. Electron tự do là các electron nằm trong nguyên tử nhưng không bị hạt nhân hút. D. Electron tự do là các electron nằm xa hạt nhân nguyên tử. 18. Trong một thí nghiệm, khi đưa một đầu thước nhựa dẹp lại gần quả cầu bằng nhựa xốp được treo bằng một sợi chỉ tơ, quả cầu bằng nhựa xốp bị đẩy ra xa. Câu kết luận nào sau đây là đúng? A. Quả cầu không bị nhiễm điện, còn thước nhựa bị nhiễm điện. B. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện cùng loại. C. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện khác loại. D. Quả cầu và thước nhựa đều không bị nhiễm điện. 19. Vật nào dưới đây không có các êlectron tự do? A. Một đoạn vỏ dây điện. B. Một cây đinh sắt. C. Một khối sắt. D. Một đoạn dây đồng. 20. Đơn vị đo cường độ dòng diện là A. Niu-tơn (N). B. Đề-xi-ben (dB). C. Héc (Hz). D. Am-pe (A). 21. Am-pe kế là dụng cụ dùng để đo A. nguồn điện mắc vào mạch điện mạnh hay yếu. B. lượng electron chạy qua đoạn mạch. C. cường độ dòng điện chạy qua một đoạn mạch. D. độ sáng của bóng đèn mắc trong mạch. 22. Vật nào dưới đây là vật dẫn điện? A. Thanh nhựa. B. Thanh thuỷ tinh. C. Thanh Vôn-fram. D. Thanh gỗ khô. 23. Làm theo cách nào dưới đây, khi chú ý tới tác dụng sinh lý của dòng điện? A. Chỉ sử dụng dòng điện khi cần chữa một số bệnh. /storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/ontaphkii-ly7-0-14343084042627/uyq1392091153.doc - 2 - B. Sử dụng mọi dụng cụ điện, không cần tránh việc dòng điện có thể đi qua cơ thể người. C. Không sử dụng bất cứ một dụng cụ điện nào, vì dòng điện có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người. D. Sử dụng các dụng cụ điện khi cần thiết và chú ý đảm bảo an toàn về điện. 24. Trong trường hợp nào dưới đây có một hiệu điện thế khác không (0)? A. Giữa hai đầu một bóng đèn pin khi chưa mắc vào mạch điện. B. Giữa hai cực của một pin còn mới. C. Giữa hai cực Bắc, Nam của một thanh nam châm. D. Giữa hai đầu một cuộn dây dẫn để riêng trên bàn. 25. Trên Am-pe kế không có dấu hiệu nào dưới đây? A. Sơ đồ mắc dụng cụ này vào mạch điện. B. Trên mặt dụng cụ này có ghi chữ A hay mA. C. Hai dấu (+) và (-) ghi tại hai chốt nối dây dẫn. D. Bảng chia độ cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất. 26. Trường hợp nào trong các trường hợp sau đây là ứng dụng tác dụng hoá học của dòng điện? A. Đèn điện sáng. B. Đun nước bằng điện. C. Nạp điện cho ắc-quy. D. Hàn điện. 27. Am-pe kế có giới hạn đo là 50mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào dưới đây? A. Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,50A. B. Dòng điện đi qua đi-ốt phát quang có cường độ là 28mA. C. Dòng điện đi qua nam châm điện có cường độ là 0,8A. D. Dòng điện đi qua bóng đèn pin có cường độ là 0,35A. 28. Vật nào dưới đây có nhiều electron tự do? A. Một đoạn thuỷ tinh. B. Một đoạn dây nhựa. C. Một đoạn dây thép. D. Một đoạn gỗ. 29. Cách làm lược nhựa nhiễm điện là A. nhúng vào nước ấm rồi lấy ra, nhẹ nhàng lau khô. B. phơi lược ngoài nắng. C. tỳ sát và vuốt mạnh lược nhựa lên áo len. D. áp sát lược nhựa lúc lâu vào cực dương của Pin. 30. Vật nào dưới đây là vật dẫn điện? A. Thước nhựa của học sinh. B. Thanh gỗ khô. C. Ruột bút chì. D. Viên phấn viết bảng. 31. Khi bóng đèn pin sáng bình thường thì dòng điện chạy qua nó có cường độ dòng điện vào khoảng 0,3A. Nên sử dụng Am-pe kế có giới hạn đo nào dưới đây là thích hợp nhất để đo cường độ dòng điện này? A. 1,0A. B. 250mA. C. 0,5A. D. 0,3A. 32. Electron mang điện tích A. vừa âm vừa dương. B. trung hoà. C. âm. D. dương. 33. Kim loại dẫn điện tốt, vì chúng A. có nhiều các loại hạt mang điện tự do. B. có các hạt nhân mang điện tích dương. C. vừa có hạt mang điện tích dương vừa có hạt mang điện tích âm. D. có nhiều electron tự do. 34. Dòng điện là dòng các A. điện tích dịch chuyển có hướng. B. electoron tự do chuyển động có hướng. C. điện tích âm chuyển động có hướng. D. điện tích dương dịch chuyển có hướng. 35. Nối hai cực của một viên Pin nhỏ bằng dây dẫn thấy bóng đèn sáng. Khi đảo chiều hai cực của pin, bóng đèn A. bóng đèn không sáng. B. vẫn sáng như lúc ban đầu. C. bóng đèn sáng yếu hơn lúc đầu. D. bóng đèn sáng mạnh hơn lúc đầu. 36. Trong vật nào dưới đây không có các êlectron tự do? A. Một đoạn dây nhựa. B. Một đoạn dây nhôm. C. Một đoạn dây thép. D. Một đoạn dây đồng. 37. Đang có dòng điện chạy trong vật nào dưới đây? A. Đường dây điện trong nhà khi không sử dụng bất cứ thiết bị điện nào. B. Một mảnh nhựa nhiễm điện. C. Xe đồ chơi dùng Pin đang chạy. D. Chiếc pin tròn được đặt tách riêng trên bàn. 38. Phát biểu nào đúng nhất trong các phát biểu sau: A. Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các electron. B. Dòng điện trong kim loại là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. C. Dòng điện trong kim loại là dòng các điện tích dương dịch chuyển có hướng. D. Dòng điện trong kim loại là dòng các điện tích âm dịch chuyển có hướng. 39. Khi cọ xát đũa thuỷ tinh lên mảnh lụa thì A. chỉ thanh thuỷ tinh nhiễm điện dương. B. đũa thuỷ tinh nhiễm điện âm, mảnh lụa nhiễm điệm dương. C. cả hai nhiễm điện dương. D. đũa thuỷ tinh nhiễm điện dương, mảnh lụa nhiễm điệm âm. 40. Vật nào sau đây có tác dụng từ? A. Hai vật bị nhiễm điện đang hút nhau. B. Cuộn dây quấn quanh lõi sắt trong chuông điện đang reo. C. Một cuộn dây dẫn đang quấn quanh một lõi sắt. D. Một đèn ống đang có dòng điện chạy qua. 41. Câu phát biểu nào dưới đây về nguồn điện là không đúng? A. Nguồn điện tạo ra và duy trì dòng điện chạy trong mạch điện kín. B. Nguồn điện là nguồn tạo ra các điện tích. C. Nguồn điện tạo ra sự nhiễm điện khác nhau giữa hai cực của nó. D. Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế. 42. Phát biểu nào sau đây đúng, khi nói về vật dẫn điện? A. Vật dẫn điện là vật có các hạt điện tích bên trong. B. Vật dẫn điện là vật có khối lượng riêng lớn. C. Vật dẫn điện là vật có khả năng nhiễm điện. D. Vật dẫn điện là vật có thể cho dòng điện chạy qua. 43. Cần cẩu dùng nam châm điện hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện? A. Tác dụng phát sáng. B. Tác dụng từ. C. Tác dụng nhiệt. D. Tác dụng hoá học. 44. Tác dụng hoá học của dòng điện khi đi qua dung dịch muối Đồng sun-fát được biểu hiện ở chỗ A. làm dung dịch nóng lên. B. làm dung dịch này bay hơi nhanh hơn. C. làm biến đổi màu thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này. /storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/ontaphkii-ly7-0-14343084042627/uyq1392091153.doc - 3 - D. làm biến đổi màu thỏi than nối với hai cực của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này. 45. Vật nào dưới đây là vật dẫn điện? A. Thanh thuỷ tinh. B. Một đoạn dây nhựa. C. Một đoạn ruột bút chì. D. Thanh gỗ khô. 46. Khi cọ xát thanh Ê-bô-nít (nhựa tổng hợp) vào mảnh len, thanh Ê-bô-nít nhiễm điện âm do A. nhường electron cho mảnh len. B. bị nóng lên. C. truyền điện tích âm cho mảnh len. D. nhận thêm electron từ mảnh len. 47. Chuông điện thoại hoạt động được là nhờ A. tác dụng nhiệt của dòng điện. B. tác dụng hút và đẩy của các vật bị nhiễm điện. C. tác dụng phát sáng của dòng điện. D. tác dụng từ của dòng điện. 48. Dòng điện không gây ra tác dụng từ trong các dụng nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường? A. Ti-vi. B. Đèn bút thử điện. C. Bếp điện. D. Chuông điện. 49. Số vôn ghi trên nguồn điện có ý nghĩa là A. giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi đang được mắc trong mạch điện kín. B. giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi đang được mắc trong mạch điện để hở. C. giá trị hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện đang mắc trong mạch điện kín với nguồnđiện đó. D. giá trị hiệu điện thế định mức mà nguồn điện đó có thể cung cấp cho các dụng cụ điện. 50. Trong các liệt kê dưới đây, liệt kê nào gồm toàn các dụng điện mà hoạt động của chúng dựa chủ yếu vào tác dụng từ của dòng điện? A. Máy tính cá nhân, quạt điện, ra-di-o, ti-vi. B. Điện thoại di động, máy tính bỏ túi, máy chụp ảnh tự động, chuông điện. C. Máy bơm nước, quạt điện, cần cẩu điện, chuông điện. D. Bút thử điện, bóng đèn dây tóc, bàn là, lò sưởi điện. Đáp án 01. A; 02. C; 03. D; 04. C; 05. C; 06. B; 07. A; 08. D; 09. A; 10. D; 11. B; 12. D; 13. A; 14. B; 15. B; 16. B; 17. B; 18. B; 19. A; 20. D; 21. C; 22. C; 23. D; 24. B; 25. A; 26. C; 27. B; 28. C; 29. C; 30. C; 31. C; 32. C; 33. D; 34. A; 35. B; 36. A; 37. C; 38. A; 39. D; 40. B; 41. B; 42. D; 43. B; 44. C; 45. C; 46. D; 47. D; 48. B; 49. B; 50. C; II.MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN LƯU Ý: 1.Cấp độ nhận biết : Câu 1: Có mấy loại điện tích? Kể ra. Những điện tích loại nào thì hút nhau, đẩy nhau? Câu 2: Định nghĩa dòng điện. Câu 3: Định nghĩa dòng điện dòng trong kim loại. Câu 4: Nêu định nghĩa về chất dẫn điện và chất cách điện. Cho ví dụ minh họa. Câu 5: Nêu qui ước về chiều dòng điện. Câu 6: Nguyên tử cấu tạo gồm mấy phần? Trong nguyên tử: Hạt nào mang điện tích dương, hạt nào mang điện tích âm? Câu 7: Trong kim loại, hạt nào dịch chuyển có hướng để tạo thành dòng điện? Thiết bị nào cung cấp dòng điện lâu dài cho các dụng cụ điện hoạt động? Hiệu điện thế định mức ? 2.Cấp độ thông hiểu : Câu 8: Dòng điện gây ra những tác dụng nào? Nêu ứng dụng minh họa cho từng tác dụng. Câu 9: Trong các vật sau đây, em hãy cho biết vật nào là vật cách điện, dẫn điện: Giấy, vải, không khí, vàng, thủy tinh, nước muối, than, gỗ, cao su, sắt, thép ? Câu 10: Em hãy giải thích tại sao càng lau chùi bàn ghế thì càng bám nhiều bụi bẩn. Câu 11: Cho biết các hiện tượng sau đây ứng với tác dụng nào của dòng điện. a.Nhà bác học Ganvani nhận thấy đùi ếch bị co giật khi chạm dao mổ bằng kim loại vào. b.Màn hình tivi đang hoạt động c.Bàn ủi điện đang hoạt động d.Mạ vàng đồ trang sức e.Cần cẩu điện đang hoạt động. 3.Cấp độ vận dụng : Câu 12: Lấy thanh thủy tinh cọ xát với miếng lụa. Miếng lụa tích điện âm. Sau đó ta thấy thanh thủy tinh đẩy vật B, hút vật C và hút vật D. a) Thanh thủy tinh nhiễm điện gì? b) Các vật B, C, D nhiễm điện gì? Câu 13: Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây: a) 0,175A = mA c) 1250mA = A b) 0,38A = mA d) 280mA = A Câu 14: a) Vẽ sơ đồ mạch điện thắp sáng bóng đèn pin. b) Dùng qui ước chiều dòng điện để biểu diễn chiều dòng điện trong mạch điện này. Câu 15: (Tham khảo) Cho mạch điện theo sơ đồ hình vẽ . a. Biết các hiệu điện thế U 12 = 2,4V; U 23 = 2,5V. Hãy tính U 13 . b. Biết các hiệu điện thế U 13 = 11,2V; U 12 = 5,8V. Hãy tính U 23 . c. Biết các hiệu điện thế U 23 = 11,5V; U 13 = 23,2V. Hãy tính U 12 . Hình 5 Đ 1 Đ 2 1 2 3 . /storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document /ontaphkii- ly7- 0-14343084042627/uyq1392091153.doc - 1 - ÔN TẬP HỌC KỲ II - VẬT LÝ 7 I.CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM. dòng điện khi cần chữa một số bệnh. /storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document /ontaphkii- ly7- 0-14343084042627/uyq1392091153.doc - 2 - B. Sử dụng mọi dụng cụ điện, không cần tránh. nguồn điện được nhúng trong dung dịch này. /storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document /ontaphkii- ly7- 0-14343084042627/uyq1392091153.doc - 3 - D. làm biến đổi màu thỏi than nối với hai cực