HD NÔI DUNG ÔN TẬP THI TUYỂN SINH LỚP 10

5 781 1
HD NÔI DUNG ÔN TẬP THI TUYỂN SINH LỚP 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND TỈNH NINH THUẬN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số : 516/SGDĐT-GDTrH V/v Hướng dẫn nội dung ôn tập thi tuyển vào lớp 10 THPT và THPT chuyên năm học 2011-2012 Ninh Thuận, ngày 16 tháng 4 năm 2011 Kính gửi: - Các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố; - Các trường phổ thông trực thuộc. Thực hiện Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2011-2012 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Nhằm tạo điều kiện để học sinh ôn tập kiến thức và rèn luyện kỹ năng chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 THPT và THPT chuyên; Sở GDĐT hướng dẫn một số nội dung ôn tập của các môn thi trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2011-2012 như sau: 1. Môn thi và hình thức thi: 1.1. Hình thức thi : tự luận 1.2. Hai môn thi trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT: Ngữ văn, Toán. 1.3. Bốn môn thi trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên, gồm 03 môn chung: Toán, Ngữ văn, tiếng Anh và 01 môn chuyên, trong các môn: Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý (thi vào lớp chuyên Tin học thì thi môn chuyên là Toán). 2. Nội dung đề thi: 2.1. Nội dung đề thi trong phạm vi chương trình THCS do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, chủ yếu ở lớp 9; 2.2. Kiểm tra kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức kỹ năng, khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh; 2.3. Đề thi có tính phân hoá được trình độ học sinh, phù hợp với thời gian quy định cho từng môn thi. 3. Hướng dẫn nội dung ôn tập các môn CHUNG: 3.1. Môn Ngữ văn: - Thời gian làm bài thi: 120 phút, - Số lượng câu hỏi: 04 câu; bao gồm: Văn học (tác giả, tác phẩm); Tiếng Việt; Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học. - Nội dung ôn tập: + Văn học: Tác phẩm văn học Việt Nam và nước ngoài ở tất cả các thể loại (Tác giả, hoàn cảnh sáng tác, thể loại, thuộc lòng thơ, dẫn chứng văn xuôi,…). + Tiếng Việt: Các khái niệm; Giải bài tập tiếng Việt. + Làm văn: học sinh viết được đoạn văn hoặc bài văn với các phương thức sau: Thuyết minh, Tự sự, Nghị luận xã hội (Về một sự việc, hiện tượng đời sống; Về một vấn đề tư tưởng đạo lí), Nghị luận văn học (Về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích; Về một bài thơ hoặc đoạn thơ). 3.2. Môn Toán: - Thời gian làm bài thi: 120 phút, - Số lượng bài thi: Từ 4 đến 5 bài; bao gồm: Đại số (6,0 điểm) và Hình học (4,0 điểm). - Nội dung ôn tập: + Đại số: Biến đổi đồng nhất thức; Biến đổi căn bậc hai, bậc ba; Hàm số và đồ thị; Hệ phương trình bậc nhất; Phương trình bậc hai và quy về phương trình bậc hai, hệ thức Viet và ứng dụng; Giải toán bằng cách lập phương trình. + Hình học: Vận dụng các hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông để giải toán; Ứng dụng các tỉ số lượng giác của góc nhọn trong giải toán; Tam giác đồng dạng; Một số bài toán liên quan đến tiếp tuyến của đường tròn; Đa giác nội tiếp, ngoại tiếp; Góc và đường tròn; Diện tích của đa giác và của hình tròn. 3.3. Môn tiếng Anh: - Thời gian làm bài thi: 90 phút. - Số lượng câu hỏi: Từ 9 đến 10 câu, bao gồm: + Phần trắc nghiệm nhiều lựa chọn (4 điểm): Ngữ âm; Ngữ pháp và cấu trúc; Tìm lỗi. + Phần tự luận (6 điểm): Đọc hiểu dạng trả lời câu hỏi; Điền khuyết- Guided cloze; Dạng thức từ; Viết lại câu; Chia động từ, thì (tenses); Dùng từ gợi ý, viết câu có nghĩa. 4. Hướng dẫn nội dung ôn tập thi tuyển các môn CHUYÊN: 4.1. Môn Ngữ văn: - Thời gian làm bài thi: 150 phút. - Số lượng câu hỏi: 03 câu, bao gồm: Văn học (tác giả, tác phẩm); Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học. - Nội dung ôn tập: + Văn học: Tác phẩm văn học Việt Nam và nước ngoài ở tất cả các thể loại (Tác giả, hoàn cảnh sáng tác, thể loại, thuộc lòng thơ, dẫn chứng văn xuôi,…). + Tiếng Việt: Các khái niệm; Giải bài tập tiếng Việt. + Làm văn: học sinh viết được đoạn văn hoặc bài văn với các phương thức sau: Thuyết minh, Tự sự, Nghị luận xã hội (Về một sự việc, hiện tượng đời sống; Về một vấn đề tư tưởng đạo lí), Nghị luận văn học (Về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích; Về một bài thơ hoặc đoạn thơ). 4.2. Môn Toán: - Thời gian làm bài thi: 150 phút. - Số lượng bài thi: Từ 5 đến 6 bài, bao gồm: 03 đến 04 bài về Đại số và Số học, 02 bài về Hình học. Tỉ lệ điểm giữa Đại số, số học và hình học là 5:2:3. - Nội dung ôn tập: + Đại số: Biến đổi đồng nhất thức; Biến đổi căn bậc hai, bậc ba; Hàm số và đồ thị; Hệ phương trình bậc nhất; Phương trình quy về phương trình bậc hai, hệ thức Viet và ứng dụng; Giải toán bằng cách phương trình, hệ phương trình; Bất đẳng thức, bất phương trình; Giá trị lớn nhất, nhỏ nhất. 2 + Số học: Dãy số; Số nguyên tố, Tính chia hết, ước và bội; Phương trình nghiệm nguyên, nghiệm hữu tỉ. + Hình học: Vận dụng các hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông để giải toán; Tam giác đồng dạng; Ứng dụng các tỉ số lượng giác của góc nhọn trong giải toán; Một số bài toán liên quan đến tiếp tuyến của đường tròn; Đa giác nội tiếp, ngoại tiếp; Góc và đường tròn; Diện tích của đa giác và của hình tròn, hình quạt; Tìm tập hợp điểm; Dựng hình. 4.3. Môn tiếng Anh: - Thời gian làm bài thi: 120 phút. - Số lượng câu hỏi: Từ 09 đến 10 câu, bao gồm: + Phần trắc nghiệm nhiều lựa chọn (5 điểm): Ngữ âm; Ngữ pháp và cấu trúc; Tìm lỗi; Đọc hiểu. + Phần tự luận (5 điểm): Điền khuyết - cloze test; Dạng thức từ; Viết lại câu; Chia động từ, thì (tenses); Dùng từ gợi ý, viết câu có nghĩa. 4.4. Môn Vật lý: - Thời gian làm bài thi: 150 phút. - Số lượng câu hỏi: Từ 05 đến 06 câu, bào gồm: Quang học (3 điểm), Điện học (4 điểm) và Cơ học hoặc nhiệt học (3 điểm). - Nội dung ôn tập: + Phần cơ học: Chuyển động cơ học; Cân bằng lực; Lực đẩy Acsimet; Công cơ học. + Phần nhiệt học: Công thức tính nhiệt lượng; Phương trình cân bằng nhiệt; Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu. + Phần điện: Định luật Ohm trong đoạn mạch nối tiếp, song song và mắc hỗn hợp; Công suất điện, điện năng tiêu thụ, truyền tại điện năng. + Phần Quang học: Vẽ ảnh qua thấu kính hội tụ, phân kỳ; Chứng minh công thức thấu kính, tìm vị trí vật ảnh, tìm tiêu cự thấu kính. 4.5. Môn Hóa học: - Thời gian làm bài thi: 120 phút. - Số lượng câu hỏi: từ 04 đến 05 câu, bao gồm: Hóa học vô cơ (6 điểm) và Hóa học hữu cơ (4 điểm). - Nội dung ôn tập: Bài tập sách giáo khoa, sách bài tập hóa học 8, 9; Tính nồng độ phần trăm, độ tan đối với dung dịch bão hòa, cách pha chế dung dịch; Tính tỉ khối của hỗn hợp khí; Bài toán về phản ứng của kim loại, hợp chất của kim loại với nước, axit, bazơ và muối; Lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ; Bài toán về hỗn hợp hiđrocacbon, rượu, axit; Mối liên hệ giữa các hợp chất vô cơ, hữu cơ; Nhận biết, tách, tinh chế các hợp chất vô cơ, hữu cơ. 4.6. Môn Sinh học: - Thời gian làm bài thi: 150 phút. - Số lượng câu hỏi: Từ 08 đến 10 câu, bao gồm: Di truyền và Biến dị (7 điểm); và Sinh vật và môi trường (3 điểm). - Nội dung ôn tập: + Phần Di truyền và Biến dị: Các thí nghiệm của Menđen, Nhiễm sắc thể, ADN và Gen, Biến dị, Di truyền học người, Ứng dụng di truyền học; 3 + Phần Sinh vật và môi trường: Sinh vật và môi trường, Hệ sinh thái, Con người, dân số và môi trường, Bảo vệ môi trường 4.7. Môn Lịch sử: - Thời gian làm bài thi: 150 phút. - Số lượng câu hỏi: Từ 04 đến 06 câu; bao gồm: Phần Lịch sử Thế giới (3 điểm), Phần Lịch sử Việt Nam (5 điểm), Phần Lịch sử địa phương (2 điểm). - Nội dung ôn tập: + Lịch sử Thế giới: Liên Xô và Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai; Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh từ 1945 đến nay; Mĩ, Nhật Bản, Tây âu từ 1945 đến nay; Quan hệ Quốc tế từ 1945 đến nay; Cuộc Cách mạng Khoa học - Kĩ thuật từ 1945 đến nay. + Lịch sử Việt Nam: Việt Nam trong những năm 1919-1930; Việt Nam trong những năm 1930-1939; Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng Tám (1945); Việt Nam sau cách mạng tháng Tám đến toàn quốc kháng chiến; Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954; Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975; Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000. + Lịch sử địa phương Ninh Thuận: Từ năm 1975 đến năm 2000. 4.8. Môn Địa lý: - Thời gian làm bài thi: 150 phút. - Số lượng câu hỏi: Từ 04 đến 05 câu. Các câu hỏi, yêu cầu thường kết hợp với việc sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam (phát hành mới nhất, được sử dụng trong năm học lớp 9). - Nội dung ôn tập: + Phần I và phần II: Trái Đất trong hệ Mặt Trời; Hình dạng Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ; Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả; Cấu tạo Trái Đất; Các thành phần tự nhiên của Trái Đất: Địa hình, lớp vỏ khí, nước, đất, lớp vỏ sinh vật; Dân số, sự phân bố dân cư; Các chủng tộc trên thế giới; Quần cư, đô thị hóa. + Phần III - Địa lý tự nhiên Việt Nam: Vị trí địa lý, giới hạn, hình dạng lãnh thổ; Vùng biển Việt Nam; Quá trình hình thành lãnh thổ và đặc điểm tài nguyên nguyên khoáng sản; Các thành phần tự nhiên; Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam; Các miền địa lý tự nhiên. + Phần IV- Địa lý dân cư và kinh tế Việt Nam: Địa lý dân cư: Dân số và gia tăng dân số; Phân bố dân cư và các loại quần cư. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống; Địa lý kinh tế: Quá trình phát triển kinh tế. Địa lý các ngành kinh tế; Sự phân hóa lãnh thổ: Các vùng kinh tế. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo. Nhận được văn bản này Sở GDĐT yều cầu thủ trưởng các đơn vị phổ biến đến giáo viên, học sinh và tổ chức dạy học, ôn tập cho học sinh nhằm đạt kết quả cao trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và THPT chuyên./. 4 Nơi nhận : - Như trên; - Lãnh đạo Sở GDĐT; - Trang Website của Sở; - Các phòng chức năng thuộc Sở GDĐT; - Chuyên viên phòng GDTrH, Sở GDĐT; - Lưu: VP, GDTrH. KT. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC (đã ký) Lương Hồng Sơn 5 . kỳ thi vào lớp 10 THPT và THPT chuyên; Sở GDĐT hướng dẫn một số nội dung ôn tập của các môn thi trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2011-2012 như sau: 1. Môn thi và hình thức thi: . 1.1. Hình thức thi : tự luận 1.2. Hai môn thi trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT: Ngữ văn, Toán. 1.3. Bốn môn thi trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên, gồm 03 môn chung: Toán,. 01 môn chuyên, trong các môn: Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý (thi vào lớp chuyên Tin học thì thi môn chuyên là Toán). 2. Nội dung đề thi: 2.1. Nội dung

Ngày đăng: 15/06/2015, 00:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan