ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN : SINH 9 BÀI 36 : CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC. Câu 1 : Thế nào là chọn lọc hàng loạt ? Chọn lọc hàng loạt là dựa trên KH chọn ra 1 nhóm cá thể phù hợp nhất với mục tiêu chọn lọc để làm giống. Câu 2 : Cách tiến hành, ưu điểm và nhược điểm của chọn lọc hàng loạt. Tiến hành : Gieo giống khởi đầu → chọn những cây ưu tú phù hợp với mục đích chọn lọc. Hạt thu hoạch chung để giống cho vụ sau → so sánh giống chọn lọc hàng loạt với giống ban đầu và giống đối chứng. Ưu điểm : Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém, có thể sử dụng rộng rãi. Nhược điểm : Không kiểm tra được KG, chỉ dựa vào KH nên dễ nhầm với thường biến, không có tích lũy được biến dị. Câu 3 : Chọn lọc hàng loạt 1 lần và 2 lần giống và khác nhau như thế nào ? Giống : Về biện pháp tiến hành Khác : Chọn lọc hàng loạt 1 lần Chọn lọc hàng loạt 2 lần Bắt đầu hoàn thiện ở năm 1, trên đối tượng ban đầu. Bắt đầu ở năm 2, trên đối tượng đã qua chọn lọc ở năm 1. Câu 4 : Chọn lọc hàng loạt thích hợp với đối tượng nào ? Cây giao phấn, cây tự thụ phấn và vật nuôi. Câu 5 : Chọn lọc cá thể là gì ? Là chọn lấy 1 số ít cá thể tốt rồi nhân lên 1 cách riêng rẽ theo từng dòng. Câu 6 : Cách tiến hành, ưu điểm và nhược điểm của chọn lọc cá thể. Tiến hành :Trên ruộng giống khởi đầu, chọn những cá thể tốt nhất. Hạt của mỗi cây được gieo riêng → so sánh với giống khởi đầu và giống đối chứng → chọn được dòng tốt nhất. Ưu điểm : Phối hợp được việc chọn lọc dựa trên KH với việc kiểm tra KG, đạt kết quả nhanh. Nhược điểm : Theo dõi công phu, chặt chẽ, khó áp dụng rộng rãi Chọn lọc cá thể thích hợp với cây tự thụ phấn. BÀI 41 : MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI Câu 1 : Môi trường sống là gì ? Có mấy loại MT ? Môi trường sống : là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng. Có tác động trực tiếp hoặc gián tiếplên sự sống, phát triển, sinh sản của sinh vật. Các loại MT : - Môi trường nước. - Môi trường trên mặt đất và không khí. - Môi trường trong đất. - Môi trường sinh vật. Câu 2 : Nhân tố sinh thái là gì ? Có mấy nhóm nhân tố sinh thái ? Nhân tố sinh thái : là những yếu tố của MT tác động tới sinh vật. Có 2 nhóm : - Nhân tố vô sinh : ánh sáng, nhiệt độ… - Nhân tố hữu sinh : + Nhân tố sinh vật : các vi sinh vật, nấm,… + Nhân tố con người : • Tác động tích cực • Tác động tiêu cực Câu 3 : Giới hạn sinh thái là gì ? Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định. Câu 4 : Tại sao nhân tố con người được tách ra thành 1 nhóm nhân tố riêng ? Vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác. Con người có trí tuệ, khai thác tài nguyên và cải tạo thiên nhiên. BÀI 43 : ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT. Câu 1 : Hãy so sánh đặc điểm khác nhau giữa 2 nhóm cây ưa ẩm của chịu hạn. Cây sống nơi ẩm ướt Cây sống nơi khô hạn Cây sống nơi ẩm ướt thiếu ánh sáng : -Phiến lá mỏng, rộng, mô giậu kém phát triển. Cây sống nơi ẩm ướt nhiếu ánh sáng : -Phiến lá hẹp, mô giậu phát triển. Cơ thể mọng nước, hoặc lá và thân cây tiêu giảm, lá biến thành gai. Câu 2 : Trong 2 nhóm sinh vật hàng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của MT ? Tại sao ? Sinh vật hằng nhiệt. Vì có khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ của MT ngoài. BÀI 44 : ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SV. Câu 1 : Thế nào là quan hệ cùng loài ? Trong 1 nhóm có mấy mối quan hệ ? Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể. VD : đàn kiến, nhóm cây thông,… Trong 1 nhóm có 2 mối quan hệ : Hỗ trợ : sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn hơn. Cạnh tranh : khi gặp điều kiện bất lợi (môi trường sống thiếu thức ăn hoặc nơi ở, số lượng cá thể tăng cao,…) các cá thể cùng loài cạnh tranh nhau dẫn tới 1 số cá thể sống tách ra khỏi nhóm. Câu 2 : Thế nào là quan hệ khác loài ? Quan hệ Đặc điểm Hổ trợ Cộng sinh -Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật. Hội sinh -Sự hợp tác giữa 2 loài sinh vật trong đó 1 bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại. Đối địch Cạnh tranh -Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau. Kí sinh & nữa kí sinh -Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu,… từ sinh vật đó. Sinh vật ăn sinh vật khác -Gồm các trường hợp : động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật, thực vật bắt côn trùng BÀI 47 : QUẦN THỂ SINH VẬT. Câu 1 : Thế nào là 1 quần thể sinh vật ? Cho VD. -Quần thể SV bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong 1 khu vực nhất định, ở 1 thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành thế hệ mới. VD : đàn kiến, đàn ong,… Câu 2 : Nêu những đặc trưng cơ bản của quần thể. Có 3 đặc trưng : tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi và mật độ quần thể. + Tỉ lệ giới tính : là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái. + Mật độ quần thể : là số lượng hay khối lượng SV có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích. VD : mật độ muỗi : 10con/m 2 . Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào ? - Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật. - Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi MT sống có khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào,… - Tuy nhiên, nếu số lượng cá thể tăng lên quá cao, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, nơi ở và nơi sinh sản chật chội → nhiều cá thể bị chết. Mật độ quần thể lại được điều chỉnh trở về mức cân bằng. . nhau. Kí sinh & nữa kí sinh -Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu,… từ sinh vật đó. Sinh vật ăn sinh vật khác -Gồm các trường hợp : động vật ăn thịt con. nhân tố sinh thái ? Nhân tố sinh thái : là những yếu tố của MT tác động tới sinh vật. Có 2 nhóm : - Nhân tố vô sinh : ánh sáng, nhiệt độ… - Nhân tố hữu sinh : + Nhân tố sinh vật : các vi sinh vật,. sinh -Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật. Hội sinh -Sự hợp tác giữa 2 loài sinh vật trong đó 1 bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại. Đối địch Cạnh tranh -Các sinh