Sharing the value Dàn ý: Phân tích nhân vật Đẩu và Phác I. Mở bài: Có thể nói, Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiên phong trong việc đổi mới nghệ thuật truyện ngắn. Nếu như trước 1975 nhiều sáng tác của ông còn thiên về sự kiện thì sau 1975 nhà văn đã di chuyển trọng tâm từ cốt truyện sang nhân vật. Tư tưởng, chủ đề tác phẩm được thể hiện chủ yếu qua tâm trạng, tính cách nhân vật, qua sự va chạm và tác động lẫn nhau giữa các nhân vật. Do đó, hệ thống các nhân vật được xây dựng một cách tinh tế, đầy dụng công chính là yếu tố quan trọng góp phần thể hiện ý đồ nghệ thuật và tư tưởng trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Với truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, nhà văn đã thành công trong việc xây dựng hệ thống nhân vật với đời sống nội tâm phong phú giữa những mối quan hệ rất đời thường nhưng cũng rất đặc biệt. Và bên cạnh nhân vật Phùng – người nghệ sĩ nhiếp ảnh và cũng chính là người kể chuyện, người đàn ông và người đàn bà ngư phủ không tên, ta còn bắt gặp những nhân vật khác cũng được nhà văn khắc họa với nhiều dụng ý, đó chính là vị chánh án Đẩu và thằng Phác. II. Thân bài: • Đôi nét về truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” - “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Nguyễn Minh Châu ở chặng đường sau 1975, được in trong tập truyện cùng tên năm 1987. - Truyện nằm trong chuỗi những tác phẩm viết về đề tài đời tư – thế sự của Nguyễn Minh Châu khi chạm đến những vấn đề phức tạp và những nghịch lí oái oăm của cuộc sống, kể cả bi kịch số phận con người. - “Chiếc thuyền ngoài xa” thuộc dạng truyện luận đề nhưng tác giả không biến nhân vật thành cái loa để phát biểu luận đề. Thông qua một cốt truyền nhiều bất ngờ với hệ thống nhân vật đa dạng, nhà văn đề cập đến vấn đề cách nhìn của người nghệ sĩ, nêu lên mối quan hệ chặt chẽ giữa văn học và hiện thực. Hoàng Phương Anh Chiếc thuyền ngoài xa1 Sharing the value VỀ NHÂN VẬT: - Với “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu vừa xem nhân vật là phương tiện khái quát hiện thực, vừa để nhân vật thể hiện nội dung tư tưởng gửi gắm trong tác phẩm qua suy nghĩ, nhận thức của chính họ. - Hệ thống nhân vật trong truyện được xây dựng một cách toàn diện, hợp lí, mỗi nhân vật mang mỗi tính cách, đặc điểm và phẩm chất riêng, thể hiện đúng bản chất: cuộc đời đa sự, con người đa đoan Nhân vật và cách xây dựng nhân vật đã trở thành nét đặc sắc trong cả nội dung lẫn nghệ thuật của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”. • Phân tích nhân vật Đẩu: 1. Giới thiệu chung: - Là một nhân vật phụ trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” - Là bạn đồng hương và cũng là bạn chiến đấu của Phùng, cùng có lí tưởng cao đẹp sống và chiến đấu cho hạnh phúc của con người - Từng là một người lính chiến đấu bảo vệ tổ Quốc. - Là chánh án của tòa án huyện vùng biển nơi Phùng đến công tác. 2. Phân tích: A. Tính cách và những phẩm chất tốt đẹp của Đẩu: - Có những tính cách thường thấy ở người lính: vui vẻ, , gần gũi, có lý tưởng và quan tâm đến hạnh phúc của con người + “hay bông phèng” + “nổi tiếng hay đùa tếu” + sau ngày thống nhất đất nước, giã từ chiến trường, Đẩu làm chánh án ở một huyện vùng biển, tiếp tục nhiệm vụ đấu tranh cho hạnh phúc của con người trong thời bình chất lính được đánh thức, lí tưởng sống của Đẩu thật đáng trân trọng và ngợi ca. Hoàng Phương Anh Chiếc thuyền ngoài xa2 Sharing the value - Trong cương vị của một chánh án: am hiểu luật pháp, có tinh thần trách nhiệm cao, nghiêm túc, hết lòng vì công việc. +“Vừa tha được tôi về đến nơi là Đẩu đã chúi mũi vào giữa hàng núi hồ sơ. Những vụ kiện tụng. Những vụ án hình sự lặt vặt cũng có, những vụ nghiêm trọng cũng có.” => bận rộn trăm công nghìn việc, chăm chỉ, hết lòng. + “vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển” - Dưới góc nhìn về con người, Đẩu có trái tim nhân ái và quan tâm đến số phận con người, biết thấu hiểu và sẻ chia, dám đấu tranh cho hạnh phúc của những con người bất hạnh + Dù bận bịu với công việc của mình, Đẩu vẫn dành thời gian mời người đàn bà lên để giải quyết vấn đề bạo hành trong gia đình chị không chỉ một lần. + “Tự nhiên anh rời chiếc bàn đến đứng vịn vào lưng ghế người đàn bà ngồi giọng trở nên đầy giận dữ, khác hẳn với giọng một vị chánh án: - Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cả nước không có một người chồng nào như hắn.” => bức xúc trước việc người đàn bà bị đánh đập dã man, thường xuyên => thể hiện tình cảm yêu thương con người, giàu lòng nhân ái + Bỏ qua cương vị của một chánh án và “chủ trương kêu gọi hòa bình” để khuyên bảo người đàn bà rời bỏ cuộc sống gia đình đầy đau khổ, bất hạnh => mong muốn người đàn bà có cuộc sống tốt đẹp hơn và không phải chịu đau đớn về thể xác nữa. + Lắng nghe những tâm tư, suy nghĩ của người đàn bà và hiểu rằng cuộc sống không như những lý thuyết mà anh đã từng biết. => biết chia sẻ và thấu hiểu với cuộc sống của những con người bất hạnh, nghèo khổ. B. Quá trình tự nhận thức: - Vốn là một chánh án của tòa án huyện, Đẩu đã tỏ ra rất bất bình trước hành vi của người đàn ông vũ phu. Anh đã nhiều lần dùng các biện pháp giáo dục, răn đe người chồng, nhưng không có hiệu quả. Thế nên, anh đã khuyên người vợ nên li hôn để khỏi bị hành hạ, ngược đãi Bỏ qua cương vị của một người đại diện cho luật pháp, Đẩu tin rằng giải pháp mình chọn cho người đàn bà là đúng đắn và thuận lòng người. Hoàng Phương Anh Chiếc thuyền ngoài xa3 Sharing the value Nhưng sau buổi nói chuyện với người đàn bà hàng chài ở tòa án, thì mọi lý lẽ của anh đều bị người đàn bà lam lũ, chất phác “bác bỏ”. Hóa ra , lòng tốt của anh là lòng tốt phi thực tế . Anh bảo vệ luật pháp bằng sự thông hiểu sách vở, nên trước cuộc sống đích thực, anh có thể nông nổi, chưa hiểu cặn kẽ hết những nghịch lí trái ngang của cuộc đời như người đàn bà thất học “một cái gì mới vừa vỡ ra…” trong đầu anh. Sự vỡ lẽ ấy vừa đánh thức những quan niệm giản đơn về tình yêu, hạnh phúc, về lòng nhân ái, sự khoan dung…mang giá trị nhân bản sâu sắc. vừa là sự nhận thức về những nghịch lí trong cuộc đời. Đẩu vừa “ngộ” ra những nghịch lý của đời, rằng cuộc đời vốn thế, ngổn ngang, phi lí nhưng đôi khi con người phải biết chấp nhận chúng. Đẩu cũng nhận ra rằng: muốn con người thoát khỏi cảnh đau khổ, tăm tối, cần có những giải pháp thiết thực, chứ không chỉ là thiện chí hoặc các lí thuyết đẹp đẽ nhưng xa rời thực tế cuộc sống. Đẩu là nhân vật đại diện cho luật pháp, là người trực tiếp thi hành công lí. Nguyễn Minh Chây đã xây dựng nhân vật tự nhận thức được giá trị đích thực và những nghịch lí của cuộc sống => gửi gắm mong muốn những con người đại diện cho công lý ngay giữa đời thật sẽ có những giải pháp thiết thực để cứu lấy cuộc đời, mang lại hạnh phúc cho những người bất hạnh chứ không chỉ là lý thuyết suông. 3. Đánh giá: - Tuy không phải là nhân vật trung tâm xuyên suốt câu chuyện, nhưng dưới ngòi bút của Nguyễn Minh Châu, Đẩu vẫn hiện lên với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp với những suy nghĩ rất “con người”. - Thông qua chi tiết chuyển biến trong nhận thức của nhân vật, Nguyễn Minh Châu đã hướng người đọc đến những suy nghĩ thiết thực nhất về những cách giúp đỡ con người thoát ra khỏi cảnh cơ cực. - Đẩu cũng chính là một nhân vật tư tưởng được Nguyễn Minh Châu dụng công xây dựng nên để thể hiện quan niệm của nhà văn về con người và cuộc đời. • Phân tích nhân vật Phác: 1. Giới thiệu chung: - Phác là con trai của một gia đình làm nghề chài lưới. - Từ nhỏ, Phác đã được mẹ đưa lên rừng ở cùng ông ngoại. Hoàng Phương Anh Chiếc thuyền ngoài xa4 Sharing the value 2. Phân tích nhân vật A. Phác là đứa trẻ vùng biển, hồn nhiên, hiểu biết và giàu lòng tự trọng: - “tóc vàng hoe có chỗ đỏ quạch như mớ lưới tơ”, “tỏa ra mùi nước mặn”. - “cặp mắt đầy vẻ ngây thơ” như cặp mắt của một “chú hổ con từ miền rừng vừa lạc về” nét ngây thơ, hồn nhiên cùng nét hoang sơ của núi rừng. Phác là đứa trẻ sớm dãi dầu mưa nắng, không được chăm sóc chu đáo. - Từ nhỏ, đã được mẹ đưa lên rừng ở nên Phác có vốn am hiểu về thiên nhiên và cuộc sống núi rừng rất phong phú: + “Giải thích cặn kẽ” cho Phùng nghe “cuộc sống của những giống chim trên rừng” Sống gắn bó với thiên nhiên, là một đứa bé nhiệt tình, hòa đồng và thân thiện; Đặc biệt có thể nhận thấy ở Phác sự thông minh, nhạy bén với cuộc sống, biết học hỏi và quan sát mọi thứ xung quanh. Điều đó khiến Phác chịu nhiều ảnh hưởng xấu về cả tinh thần lẫn hành động khi là nạn nhân trực tiếp của nạn bạo hành gia đình. - Sau cái lần Phùng chứng kiến cảnh cha nó đánh mẹ nó, thằng bé có những thay đổi trong cách xử sự với Phùng: + “Thằng bé không cho tôi lại gần” + “đâm ra thù ghét tôi, hết sức thù ghét” + “đối xử như một kẻ hoàn toàn xa lạ” + “nhìn tôi bằng con mắt âm thầm, giấu kín đầy sự thù ghét” “một đức trẻ con kì lạ nhất trần đời”, giàu lòng tự trọng, mang cảm giác xấu hổ khi Phùng đã biết rõ hoàn cảnh gia đình nó Phác rất trẻ con, vẫn tỏ ra hờn giỗi, hành động và suy nghĩ vẫn rất con nít. Phác là đứa trẻ vùng biển mang những tính cách của một đứa trẻ bình thường khác: hồn nhiên, hoạt bát, trẻ con và đặc biệt có vốn am hiểu về thiên nhiên. B. Phác là đứa con giàu lòng yêu thương mẹ: Hoàng Phương Anh Chiếc thuyền ngoài xa5 Sharing the value - Tuy sống xa mẹ từ nhỏ, thiếu sự chăm sóc, quan tâm từ mẹ nhưng Phác vẫn luôn cảm nhận được tình thương của mẹ và yêu quý, bảo vệ cho mẹ. - Khi trông thấy cảnh người cha đánh mẹ mình: + Phác đã “chạy một mạch”, đầy “sự giận dữ căng thẳng” + “như một viên đạn trên đường lao tới đích nhắm”, thằng bé lập tức nhảy xổ vào cái lão đàn ông” + Thằng bé như “một người câm” và “khỏe đến thế” + Phác “giằng chiếc thắt lưng, dươn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ”. Sự giận dữ, bất bình khi thấy cảnh tượng đó; thể hiện tình cảm yêu thương, lo lắng cho mẹ của thằng Phác và căm thù cha nó. Vì mẹ mà Phác lao vào cha, không suy nghĩ để bênh vực cho mẹ, như một người đàn ông mạnh mẽ bảo vệ người mình thương yêu. + “chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông” + Nó “lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ lên khuôn mặt người mẹ như muồn lau đi những giọt nước mắt” hành động thể hiện tình cảm dạt dào yêu thương, muốn lau đi tất cả những khổ đau mà mẹ gánh phải. Đứa con hiểu được nỗi đau đớn mà người mẹ đã chịu đựng, quan tâm và lo lắng cho mẹ Tình cảm thiêng liêng, đáng trân trọng từ một đứa trẻ. C. Phác là nạn nhân của bạo hành gia đình: - Tuy hành động của Phác khi lao vào đánh người đàn ông đều xuất phát từ tấm lòng yêu thương mẹ, không muốn thấy mẹ mình chịu đau đớn, nhưng đó cũng chỉ là hành động nông nổi, chưa hiểu hết sự tình bên trong của Phác. - Hành động đó cũng cho thấy, Phác vừa đối nghịch cũng vừa thống nhất với người đàn ông: + Giống người bố độc ác từ hình thức đến tính tình: đều mạnh mẽ, liều lĩnh, mang phẩm chất của những người đàn ông vùng biển. + Hành động đánh cha của Phác, ý định dùng “con dao găm” để đâm chết cái người làm mẹ khổ chính là hành động bạo lực, ảnh hưởng bởi cha nó. Hoàng Phương Anh Chiếc thuyền ngoài xa6 Sharing the value Hành động chạy lao đến để ngăn cha đánh mẹ, “nhảy xổ vào cái lão đàn ông”cho thấy sự căm thù của Phác đối với cha, mặt khác cũng phản ánh sự ảnh hưởng những hành động bạo lực của người đàn ông đối với Phác. Những hành động phản kháng ngày càng tăng tiến về mức độ đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cả xã hội khi Phác thật sự trở thành nạn nhân của nạn bạo hành gia đình, là mối quan tâm lớn khi thằng bé định dùng “con dao găm” để giết cha mình. - Chính những hành động đánh đập dã man của người đàn ông đã gây tác động xấu đến suy nghĩ và hành động của thằng Phác Trong tâm trí của thằng bé giờ đây chỉ còn sự thù hận, căm ghét. Điều đó đã làm mất đi sự hồn nhiên, đã tổn thương về tinh thần của một đứa trẻ đang trưởng thành. + Như một “chú sói con” đang dần đi vào con đường bạo lực giống cha nó. + Thằng bé “thông minh và dễ thương hoàn toàn biến thành một đứa trẻ độc ác và mất dạy” Phác đã vô tình trở thành một nạn nhân của bạo hành gia đình, nghèo đói và thất học. Mai đây, Phác cũng có thể trở thành người đàn ông thứ hai và tương lai của nó cũng sẽ giống như cha nó. Đó chính là vấn đề bức thiết được đặt ra trong tác phẩm: Hãy cứu lấy nhân tính của những con người, đặc biệt là những đứa trẻ đáng thương và tội nghiệp! 3. Đánh giá: - Nguyễn Minh Châu đã xây dựng nhân vật thằng Phác nhằm đạt ra vấn đề cần giải quyết cho tương lai của đứa trẻ đang có nguy cơ bị hủy hoại. - Bên cạnh đó, còn thể hiện tư tưởng nhân đạo được nhà văn gửi gắm: thái độ quan tâm đến con người và niềm tin vào một cuộc sống đổi mới, hạnh phúc hơn cho những người nghèo khổ; mong tìm ra hướng giải quyết để những đứa trẻ như thằng Phác sẽ không rơi vào bi kịch và tự hủy hoại nhân cách như cha nó. Đồng thời, tác giả đã lên tiếng bảo vệ khát vọng được sống trong yêu thương, trong bình yên của trẻ em - Đó chính là nỗi lo âu đầy trách nhiệm của một nhà văn nhân đạo chân chính. • Nghệ thuật: - Nghệ thuật kể chuyện Hoàng Phương Anh Chiếc thuyền ngoài xa7 Sharing the value - Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật - Nghệ thuật tạo dựng tình huống truyện - Nghệ thuật xây dựng những hình ảnh ẩn dụ - biểu tượng. Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhân vật Đẩu: - Xây dựng nhân vật tư tưởng: giống như Phùng, Đẩu là nhân vật tự nhận thức với đời sống nội tâm phong phú, thể hiện rõ quan niệm của nhà văn về cuộc đời - Miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế và đặc sắc (quá trình nhận thức của Đẩu được thể hiện thật tự nhiên, hợp logic) - Xây dựng lời thoại nhân vật như những lời tự vấn tăng hiệu quả thể hiện tâm lí nhân vật và nội dung truyện. Nhân vật thằng Phác: - Cách dùng từ ngữ chọn lọc, chính xác, phù hợp với tuổi tác, hoàn cảnh sống, tính cách, và diễn biến tâm lí của nhân vật - Khắc họa ấn tượng về nhân vật thông qua miêu tả ngoại hình; từ đó bộc lộ rõ được tính cách và hoàn cảnh của nhân vật. Nhìn chung, Nguyễn Minh Châu đã có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng nhân vật thông qua đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo để khám phá đời sống nội tâm; lối viết tinh tế, luôn luôn biến hóa, sinh động và giàu sắc thái biểu cảm Sự thống nhất cũng như nét độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Minh Châu III. Kết bài: Với quan niệm: “Thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”, Nguyễn Minh Châu luôn tin vào cái đẹp của con người, dù là trong hoàn cảnh nghiệt ngã nhất. Nhân vật của ông đều có những nét xù xí, thô ráp enhay có những lầm lạc trong suy nghĩ và hành động nhưng cuối cùng ta vẫn thấy sáng lên ở họ vẻ đẹp tâm hồn đáng nâng niu, trân trọng. Điều đó hoàn toàn đúng khi nói về nhân vật Đẩu và Phác: một vị chánh án hết lòng vì nhân dân nhưng chưa Hoàng Phương Anh Chiếc thuyền ngoài xa8 Sharing the value hiểu hết những khúc mắc nghịch lí trong đời sống hiện thực, một đứa trẻ hồn nhiên, lanh lợi, hiếu thảo nhưng sớm phải trở thành nạn nhân của nạn bạo hành gia đình,… Tất cả họ, những nhân vật bước ra từ những mảnh đời chân thật nhất với số phận được đặt trong những nghịch lí không thể tránh khỏi, đã chạm đến sự đồng cảm và trân trọng nơi người đọc, và để rồi sau mỗi tác phẩm, ta lại càng thấm thía thêm chất nhân văn lấp lánh trong những trang thơ Nguyễn Minh Châu – một cây bút tài hoa và một trái tim nhân ái đáng kính của nền văn học Việt Nam sau cách mạng tháng tám. Hoàng Phương Anh Chiếc thuyền ngoài xa9 . ảnh ẩn dụ - biểu tượng. Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhân vật Đẩu: - Xây dựng nhân vật tư tưởng: giống như Phùng, Đẩu là nhân vật tự nhận thức với đời sống nội tâm phong phú, thể. Nhân vật và cách xây dựng nhân vật đã trở thành nét đặc sắc trong cả nội dung lẫn nghệ thuật của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”. • Phân tích nhân vật Đẩu: 1. Giới thiệu chung: - Là một nhân. truyện sang nhân vật. Tư tưởng, chủ đề tác phẩm được thể hiện chủ yếu qua tâm trạng, tính cách nhân vật, qua sự va chạm và tác động lẫn nhau giữa các nhân vật. Do đó, hệ thống các nhân vật được