Hình hộp chữ nhật ( Tiết 56 )

5 800 0
Hình hộp chữ nhật ( Tiết 56 )

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài 1 Tiết CT 56 Ngày dạy: /04/2011 Tuần 31 CHƯƠNG IV: HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG HÌNH CHÓP ĐỀU HÌNH HỘP CHỮ NHẬT I / MỤC TIỆU:  MỤC TIÊU CHƯƠNG IV: Trong chương trình THCS thì chương IV là một chương hoàn toàn mới đối với HS lớp 8. Ở chương này, các tác giã chỉ giới thiệu cho Hs một số vật thể trong không gian thông qua các mô hình. Trên cơ sở quan sát hình hộp chữ nhật, HS nhận biết được một số khái niệm cơ bản của hình học không gian: - Điểm, đường thẳng, mặt phẳng trong không gian. - Đoạn thẳng trong khôn gian, cạnh đường chéo. - Hai đướng thẳng song song với nhau. - Đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song. - Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc. Thông qua sự quan sát và thực hành, HS nắm vững các công thức được thừa nhận về diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình lăng trụ đứng, hình chóp đều và sử dụng các côn thức đó để tính toán.  MỤC TIÊU TIẾT 56 : 1 . Kiến thức: - HS biết được (trực quan) các yếu tố của hình hộp chữ nhật. - Biết xác đònh số mặt, số đỉnh, số cạnh của một hình hộp chữ nhật. - Bước đầu nhắc lại khái niệm về đường cao. - Làm quen với khái niệm điểm, đường thẳng, đoạn thẳng trong không gian, cách kí hiệu. 2 . Kỹ năng: - Biết xác đònh số mặt, số đỉnh, số cạnh của hình hộp chữ nhật. 3 . Thái độ: - Giáo dục cho HS tính cẩn thận, chính xác, khi vẽ hình không gian. - Góp phần nâng cao năng lực phán đoán, so sánh, khái quát hoá và hệ thống hoá của HS . II . TRỌNG TÂM : - Xác đònh đỉnh , mặt , cạnh … của hình hộp chữ nhật III . CHUẨN BỊ: - GV: + Mô hình lập phương, hình hộp chữ nhật, thước đo đoạn thẳng, phấn màu. + Bao diêm, hộp phấn, hình lập phương khai triển. - HS: + Mang theo các vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương. + Thước kẻ, bút chì, giấy kẻ có ô vuông. IV . TIẾN TRÌNH : 1.Ổn đònh tổ chức và kiểm diện : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC 2.Kiểm tra bài cũ : - GV: Không kiểm tra bài củ mà chỉ giới thiệu “mục tiêu”chương IV và “mục tiêu” tiết 22 HOẠT ĐỘNGâ1: Giới thiệu bài mới 3. Bài mới: - GV: Trong hình học phẳng, chúng ta đã biết cách vẽ một hình chữ nhật. Còn để vẽ một vật thể là hộp phấn ta vẽ như thế nào để thể hiện rỏ các chiều của hộp phấn đó và các vật thể có hình dạng như thế gọi là gì ? Ta vào tìm hiểu tiết học đầu tiên của chương. Tiết : 56 HÌNH HỘP CHỮ NHẬT HOẠT ĐỘNG2: - GV đưa ra mô hình lập phương, hình hộp chữ nhật, tranh vẽ một số vật thể trong không gian và giới thiệu: Ở tiểu học ta đã làm quen với một số hình không gian như hình hộp chữ nhật, hình lập phương, đồng thời trong cuộc sống hằng ngày ta thường gặp nhiều hình không gian như hình lăng trụ, hình chóp, hình trụ, hình cầu…Đó là những hình mà các điểm của chúng có thể không cùng nằm trong một mặt phẳng. - Chương IV chúng a sẽ học về hình lăng trụ đứng, hình chóp đều. Hôm nay ta được học một hình quen thuộc, đó là hình hộp chữ nhật. 1/ Một số vật thể trong không gian: Hình hộp chữ nhật Hình lập phương Hình lăng trụ đứng Hình chóp tam giác Hình trụ HOẠT ĐỘNG3: - GV: Treo bảng vẽ H.69 và đưa mô hình hình hộp chữ nhật bằng nhựa giới thiệu một mặt của hình chữ nhật, đỉnh, cạnh của hình chữ nhật . Một hình hộp chữ nhật có mấy mặt ? (có 6 mặt) Các mặt là những hình gì ? (hình chữ nhật) Một hình hộp chữ nhật có mấy đỉnh ? mấy cạnh ? (8 đỉnh, 12 cạnh) - GV: Giới thiệu mặt đối nhau, mặt bên của hình hộp chữ nhật. - GV: Đưa hình lập phương và hỏi: Hình này có 6 mặt là hình gì ? (là hình vuông) - GV: Ta nói đây là hình lập phương Nếu nói hình lập phương là hình hộp chữ nhật đúng hay sai ? Hãy giải thích ? (Vì hình vuông cũng là hình chữ nhật nên hình lập phương cũng là hình hộp chữ nhật.) Hãy chỉ ra các vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương ? Và chỉ ra mặt, đỉnh, cạnh của hình đó? (HS tự cho ví dụ) 2/ Hình hộp chữ nhật: 2. Hình hộp chữ nhật: * Hình hộp chữ nhật có: 6 mặt , mỗi mặt đều là hình chữ nhật - Một hình chữ nhật có: 8 đỉnh, 12 cạnh. - Hai mặt của hình hộp chữ nhật không có cạnh chung gọi là hai mặt đối diện, các mặt còn lại gọi là mặt bên. - Để đọc tên cho một hình hộ chữ nhật ta đọc tên từ hai mặt đối diện. Ví dụ: hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ * Hình lập phương là hình hộ chữ nhật có 6 mặt đều là hình vuông. HOẠT ĐỘNG4: Tìm hiểu về mặt phẳng và đường thẳng. - GV: Hướng dẫn HS vẽ hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ theo các bước: + Vẽ hình chữ nhật ABCD nhìn phối cảnh 3/ Mặt phẳng và đường thẳng: .O . O’ Cạn h Cạnh Mặt Đỉnh thành hình bình hành ABCD. + Vẽ hình chữ nhật AA’D’D. + Vẽ CC’// và bằng DD’, Nối C’D’ + Vẽ các nét khuất BB’;A’B’; B’C’ - GV: Nhưng trong thực tế khi vẽ hình hộp chữ nhật, để đơn giản ta vẽ trên bảng kẻ ô vuông như hình bên  Thực hiện ? /96: - GV: Treo bảng vẽ H71.alên bảng cho hs quan sát. - GV: Đặt hình hộp chữ nhật lên bàn . Ở tiểu học các em đã học qua kiến thức về hình hộp chữ nhật, vậy hãy xác đònh hai đáy và chỉ ra chiều cao tương ứng ? - GV: Đặt hình hộp chữ nhật ở vò trí khác và cũng cho hs nhận đònh hai mặt đáy, chiều cao tương ứng. - GV giới thiệu : Điểm, đoạn thẳng, một phần mặt phẳng - GV: Trong không gian đường thẳng kéo dài vô tận về hai phía, mặt phẳng trải rộng về mọi phía. Em hãy tìm hình ảnh của mặt phẳng, của đường thẳng ở quanh ta ? - GV: Chỉ vào hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ và hỏi:  Đoạn thẳng AB nằm trong mặt phẳng nào ? (ABCD) - GV: Ta nói đường thẳng đi qua hai điểm A và B nằm trọn trong mặt ABCD vì ta hình dung trải rộng mặt ABCD về mọi phía ta được mặt phẳng (ABCD).  Thực hiện ? /96: - Các mặt của hình hộïp chữ nhật là: ABCD; A’B’C’D’; ABB’A’; BCB’C’ - Các đỉnh của hìh hộp chữ nhật là: A, B, C ,D, A’, B’, C’, D’ - Các cạnh của hình chữ nhật là : AB , BC, CD , DA, AA’, BB’… Ta có thể xem: + Các đỉnh : A, B, C, D,. . . . là các điểm. + Các cạnh: AD, DC, CC’, . . . như là các đoạn thẳng. + Mỗi mặt của hình hộp chữ nhật là một phần của mặt phẳng. + Đường thẳng đi qua hai điểm A và B nằm trọn trong mặt ABCD 4. Củng cố – Luyện tập:  Củng cố: Hình hộp chữ nhật có mấy mặt , mấy cạnh , mấy đỉnh ? Hãy chỉ ra hai mặt đối nhau, hai mặt bên ? Em hãy chỉ ra một vật thể có dạng hình lập phương ? + Hình hộp chữ nhật có: 6 mặt, 12 cạnh, 8 đỉnh . (HS tự tìm đưa ra hai mặt đối nhau, hai mặt bên) + (HS tự tìm ví dụ)  Luyện tập:  Luyện BT 1/96:  Luyện BT 2/96:  Luyện BT 1/96: Những cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật là: AB = MN = QP = DC BC = NP = MQ = AD AM = BN = CP = DQ  Luyện BT 2/96: a) Tứ giác CBB 1 C 1 là hình chữ nhật nên 0 là trung điểm của CB 1 thì 0 cũng là trung điểm của đoạn BC 1 . ( Tính chất đường chéo của hình chữ nhật) b) K thuộc cạnh CD thì K không thể là điểm thuộc cạnh BB 1 . 5. Hướng dẫn HS tự học : - Về nhà tập vẽ hình hộp chữ nhật, hình lập phương cho chính xác - Xem và giải lại các BT đã giải + Làm bài tập 3, 4 /97 + bài số 1, 3 , 5/105 (SBT) - Hướng dẫn về nhà:  Ôn lại công thức tính diện tích hình chữ nhật và diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật. (Toán lớp 5)  Hướng dẫn BT 3/97: Sử dụng các tính chất của hình chữ nhật + Đònh lý Pitago. V / RÚT KINH NGHIỆM: * . ví d ) 2/ Hình hộp chữ nhật: 2. Hình hộp chữ nhật: * Hình hộp chữ nhật có: 6 mặt , mỗi mặt đều là hình chữ nhật - Một hình chữ nhật có: 8 đỉnh, 12 cạnh. - Hai mặt của hình hộp chữ nhật không. mặt ? (có 6 mặt) Các mặt là những hình gì ? (hình chữ nhật) Một hình hộp chữ nhật có mấy đỉnh ? mấy cạnh ? (8 đỉnh, 12 cạnh) - GV: Giới thiệu mặt đối nhau, mặt bên của hình hộp chữ nhật. -. là hình chữ nhật nên hình lập phương cũng là hình hộp chữ nhật. ) Hãy chỉ ra các vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương ? Và chỉ ra mặt, đỉnh, cạnh của hình đó? (HS tự cho ví d ) 2/

Ngày đăng: 13/06/2015, 23:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan