1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 5 HKII

3 389 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 36,5 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ HỌC KÌ II Câu 1 : Chiến dịch Điện Biên Phủ chia thành mất đợt ? Hãy tường thuật lại đợt tấn công cuối cùng ? Trả lời : - Chiến dịch diễn ra trong ba đợt tiến công. Đợt 3 ta tấn công và tiêu diệt cứ điểm đồi A1 và khu trung tâm chỉ huy của địch. - Ngày 7-5-1954 Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm ra hàng, chiến dịch kết thúc thắng lợi Câu 2 : Nêu ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ? Trả lời : - Là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Câu 3 : Nêu tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ ? Trả lời : - Miền Bắc được giải phóng, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Mĩ – Diệm âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tàn sát nhân dân miền Nam, nhân dân ta phải cầm vũ khí đứng lên chống Mĩ-Diệm thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”, thẳng tay giết hại những chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội. Câu 4 : Phong trào “Đồng Khởi” ở Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào ? Trả lời : Trước sự tàn sát của Mĩ-Diệm, nhân dân miền Nam không thể chịu đựng mãi, không còn con đường nào khác buộc phải vùng lên phá tan ách kìm kẹp. Cuối năm 1959 đầu năm 1960 phong trào Đồng Khởi nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn ở miền Nam. Câu 5 : Nhà máy cơ khí Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh nào ? Và đã đóng góp gì vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ? Trả lời : - Tháng 12 năm 1955 với sự giúp đỡ của Liên Xô nhà máy được khởi công xây dựng và tháng 4-1958 thì hoàn thành. - Góp phần trang bị máy móc cho sản xuất ở miền Bắc, vũ khí cho bộ đội Câu 6 : Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì ? ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ ? Trả lời : - Ngày 19-5-1959 Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh) để đáp ứng nhu cầu chi viện sức người, vũ khí, lương thực,…của miền Bắc cho cách mạng miền Nam. - Qua đường Trường Sơn miền Bắc đã chi viện sức người sức của cho miền Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam. Câu 7 : Hãy thuật lại cuộc tấn công vào Sứ quán Mỹ của quân giải phóng miền Nam trong dịp Tết mậu thân 1968? Trả lời : Đúng vào lúc giao thừa một tiếng nổ rầm trời làm sập một mảng tường bảo vệ, quân ta lao vào chiếm giữ tầng dưới Đại Sứ quán. Lính Mỹ chống trả quyết liệt nhưng không đẩy lùi được cuộc tấn công của quân ta. Địch dùng máy bay lên thẳng chở thêm lính Mỹ xuống Sứ quán để phản kích. Bọn địch bí mật đưa Đại sứ Mỹ chạy khỏi Sứ quán bằng xe bọc thép. Cuộc chiến đấu diễn ra trong 6 giờ đồng hồ khiến Sứ quán Mỹ bị tê liệt. Câu 8 : Ý nghĩa của cuộc tổng tiên công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ? Trả lời : Làm cho Mĩ và quân đội Sài Gòn thiệt hại nặng nề, hoang mang lo sợ. Sự kiện này tạo ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, tạo thế thắng lợi cho quân dân ta. Câu 9 : Tại sao Mĩ ném bom hòng hủy diệt Hà Nội ? Trả lời : Mĩ ném bom hòng hủy diệt Hà Nội âm mưu khuất phục nhân dân ta lật lọng những thỏa thuận đã ký kết ở hội nghị Pari, buộc ta phải ký một hiệp định có lợi cho Mĩ. Câu 10 : Tại sao ngày 30-02-1972, Tổng thống Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom ở miền Bắc ? Trả lời : Mĩ đã thất bại trong âm mưu ném bom hủy diệt Hà Nội và một số thành phố ở miền Bắc để bắt nhân dân ta khuất phục. Câu 11 : Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết vào thời gian nào ? Nêu những điểm cơ bản của hiệp định ? Trả lời : Ngày 27-01-1973 Mĩ buộc phải kí hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. - Những điểm cơ bản : Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thỗ của Việt Nam, rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam, chấm dứt dính líu về quân sự ở Việt Nam, có trách nhiệm hàn gắn vết thương ở Việt Nam. Câu 12 : Nêu ý nghĩa của hiệp định Pari ? Trả lời : Đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam. Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để nhân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn. Câu 13 : Hãy kể lại sự kiện xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc lập? Trả lời : Chiếc xe tăng 843 của đồng chí Bùi Quang Thận đi đầu, tiếp theo là xe tăng 390 do đồng chí Vũ Đăng Toàn chỉ huy. Đến trước Dinh Độc lập, xe tăng 843 lao vào cổng phụ và bị kẹt lại. Xe tăng 390 lập tức húc đổ cổng chính tiến thẳng vào. Đồng chí Bùi Quang Thận giương cao ngọn cờ cách mạng, nhảy khỏi xe tăng, lao lên bậc thềm của toà nhà. Tiếp theo, các xe tăng khác tiến vào sân Dinh. Câu 14 : Thái độ của Dương Văn Minh và các thành viên chính quyền Sài Gòn như thế nào khi quân giải phóng đánh chiếm Dinh Độc Lập ? Trả lời : - Dương Văn Minh và các thành viên chính quyền Sài Gòn ngồi ủ rũ. - Khi quân giải phóng ập vào họ đứng dậy. Câu 15 : Tại sao nói ngày 30-4-1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta? Trả lời : Ngày 30-4-1975 quân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đất nước được thống nhất và độc lập. Câu 16 : Hãy thuật lại sự kiện lịch sử diễn ra vào ngày 25-4-1976 ở nước ta ? Trả lời : Ngày 25-4-1976 nhân dân ta vui mừng phấn khởi đi bầu cử Quốc hội chung cho cả nước. - Thành phố Hà Nội tràn ngập cờ và hoa - Thành phố Sài Gòn tràn ngập không khí ngày hội non sông - Tất cả các thành phố và vùng nông thôn trên đất nước Việt Nam đều tràn đầy niềm phấn khởi. Câu 17 : Quốc hội khóa VI đã có những quyết định trọng đại gì ? Trả lời : Quốc hội khóa VI quyết định : - Lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Quyết định Quốc huy, Quốc kì là cờ đỏ sao vàng; Quốc ca là bài “Tiến quân ca” - Thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn – Gia Định đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh. Câu 18 : Để xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình, cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô đã phải lao động ra sao ? Trả lời : Để xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình, cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô đã lao động gian khổ, sáng tạo cống hiến hết sức lực và tài năng. Câu 19 : Nêu vai trò của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình ? Trả lời : Nhờ đập ngăn lũ Hòa Bình, đồng bằng Bắc Bộ thoát khỏi những trận lụt khủng khiếp. Từ Hòa Bình điện về tới mọi miền Tổ quốc. . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ HỌC KÌ II Câu 1 : Chiến dịch Điện Biên Phủ chia thành mất đợt ? Hãy tường thuật lại đợt tấn công cuối cùng ? Trả lời : - Chiến dịch diễn ra trong ba đợt tiến công đứng dậy. Câu 15 : Tại sao nói ngày 30-4-19 75 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta? Trả lời : Ngày 30-4-19 75 quân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đất nước. Nam không thể chịu đựng mãi, không còn con đường nào khác buộc phải vùng lên phá tan ách kìm kẹp. Cuối năm 1 959 đầu năm 1960 phong trào Đồng Khởi nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn ở

Ngày đăng: 13/06/2015, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w