CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆTNAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Cư né, ngày 08 tháng 9 năm 2010 QUY CHẾ Tổ chức và hoạt động của Ban Đại diện Cha-Mẹ học sinh Trường TH Hoàng Hoa Thám năm học 2010-2011. CHƯƠNG I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Quy chế này quy định nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ công tác của Ban Đại diện (BĐD) cha mẹ học sinh (CMHS) trường TH Hoàng Hoa Thám, áp dụng cho các thành viên trong Ban Đại diện CMHS, BGH nhà trường, Ban Đại diện lớp và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Điều 2. Nguyên tắc tổ chức và cơ chế hoạt động: 1. Căn cứ pháp lý về tổ chức hoạt động của Ban Đại diện cha mẹ học sinh trường là Điều lệ Ban Đại diện cha mẹ học sinh Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy định về việc thu và sử dụng kinh phí hoạt động của Ban Đại diện cha mẹ học sinh ở các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. 2. Ban Đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức trong mỗi năm học. a) Ban Đại diện cha mẹ học sinh lớp do cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp (hoặc người giám hộ học sinh) cử ra vào đầu mỗi năm học có từ 5-7 thành viên. b) Ban Đại diện cha mẹ học sinh trường do Hội nghị toàn thể Đại biểu các Ban Đại diện lớp cử ra vào đầu năm học; Số lượng thành viên do Hội nghị quyết định. Hội nghị cử các thành viên và cử ra Trưởng ban, các Phó trưởng ban Đại diện trong số các thành viên Ban Đại diện của trường mới được cử ra. c) Việc bổ sung, thay đổi thành viên Ban Đại diện lớp do cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp quyết định theo đề nghị của Trưởng ban; Việc thay đổi, bổ sung thành viên Ban Đại diện trường do toàn thể Ban Đại diện cha mẹ học sinh trường quyết định theo đề nghị của Trưởng ban. 3. Ban Đại diện hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận gắn với đề cao trách nhiệm cá nhân trong hoạt động của Ban. 1 CHƯƠNG II QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 3. Nhiệm vụ, quyền của Trưởng ban và các thành viên Ban Đại diện cha mẹ học sinh lớp: a) Nhiệm vụ, quyền của Trưởng ban đại diện lớp. - Lập kế hoạch thực hiện các hoạt động giáo dục theo nội dung Nghị quyết của cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm học và tổ chức thực hiện kế hoạch đó. - Chuẩn bị các cuộc họp của BĐD và cuộc họp cha mẹ học sinh, tổ chức việc thu thập nguyện vọng và kiến nghị của cha mẹ học sinh. - Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Phó trưởng ban và thành viên, chủ trì các cuộc họp của Ban, thay mặt Ban phối hợp với BGH nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh. Thường xuyên phối hợp và báo cáo công tác với Trưởng BĐD trường. - Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp về hoạt động của cha mẹ học sinh, phản ánh ý kiến của cha mẹ học sinh về chất lượng giáo dục và chất lượng dạy học. - Cùng với giáo viên chủ nhiệm lớp xem xét, đề nghị tuyên dương, khen thưởng hoặc xử lý kỷ luật đối với học sinh của lớp. b) Phó trưởng ban Đại diện cha mẹ học sinh lớp là người giúp việc Trưởng ban, thay mặt Trưởng ban phụ trách một số mặt công tác được phân công. Điều 4. Nhiệm vụ và quyền của Hội cha mẹ học sinh trường TH Hoàng Hoa Thám: 1. Nhiệm vụ của Hội cha mẹ học sinh trường: a) Phối hợp với BGH nhà trường tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo Nghị quyết của Hội nghị đầu năm học, thực hiện các hoạt động giáo dục trong từng thời gian do BĐD cha mẹ học sinh trường đề ra. b) Phối hợp với BGH nhà trường hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh. c) Phối hợp với BGH nhà trường tổ chức giáo dục học sinh hạnh kiểm yếu tiếp tục rèn luyện tại trường và trong kỳ nghỉ hè ở điạ phương. d) Phối hợp với BGH nhà trường giáo dục đạo đức cho học sinh; Bồi dưỡng khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém; Giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; Vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học; Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tích cực nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện. 2 đ) Cùng phối kết hợp với BGH trường tiểu học Hoàng Hoa Thám hướng dẫn về công tác tổ chức và hoạt động giáo dục học sinh . 2. Quyền của Hội cha mẹ học sinh trường: a) Quyết định triệu tập các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh trường, cuộc họp toàn thể Đại biểu BĐD cha mẹ học sinh lớp sau khi thống nhất ý kiến với BGH nhà trường. Triệu tập các cuộc họp của BĐD CMHS trường. b) Căn cứ ý kiến của BĐD CMHS lớp để kiến nghị với BGH nhà trường về những biện pháp cần thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ năm học của trường và về quản lý học tập của học sinh. c) Quyết định chi tiêu để cải thiện điều kiện học tập, chăm sóc giáo dục học sinh từ nguồn đóng góp, tài trợ tự nguyện của CMHS và các tổ chức cá nhân. Điều 5. Tổ chức của BĐD CMHS trường tiểu học Hoàng Hoa Thám: Ban Đại diện CMHS trường do Hội nghị đại biểu BĐD CMHS toàn trường bầu ra đầu năm học 2010- 2011 gồm 5 thành viên, trong đó có Trưởng ban và phó trưởng ban. Ban ĐD CMHS trường gồm: Trưởng ban và các Phó trưởng ban. a) Trưởng ban ĐDCMHS có nhiệm vụ và quyền hạn: - Lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục trong phạm vi nhà trường theo Nghị quyết Hội nghị đầu năm học, điều hành việc thực hiện kế hoạch; Hướng dẫn việc lập kế hoạch các mặt hoạt động. Chịu trách nhiệm chung về toàn bộ các hoạt động của Ban. - Dự kiến phân công nhiệm vụ cho các phó ban, các thành viên để thông qua cuộc họp toàn Ban. - Chuẩn bị các nội dung và chủ trì các cuộc họp của BĐD CMHS trường. - Chủ trì quan hệ và định kỳ làm việc với Hiệu trưởng về hoạt động của BĐD CMHS; giải quyết các kiến nghị của CMHS về hoạt động giáo dục của trường. b) Phó ban ĐDCMHS có nhiệm vụ và quyền hạn: Thực hiện nhiệm vụ thay Trưởng ban khi Trưởng ban ủy quyền và phụ trách một số mặt công tác được phân công. c) Các phó Trưởng ban được phân công phụ trách một số mặt công tác của Ban. d) Ban ĐDCMHS thực hiện nhiệm vụ của Ban trong thời gian giữa các cuộc họp toàn thể và điều hành chung hoạt động của Ban theo kế hoạch. - Hướng dẫn tổ chức hoạt động của BĐD CMHS lớp. 3 - Phối hợp với BGH nhà trường hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật chủ trưởng chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh. - Phối hợp với BGH nhà trường, chính quyền địa phương và gia đình xem xét xử lý, kiến nghị xử lý các hành vi xâm hại nhân phẩm, sức khỏe… của học sinh hoặc các vi phạm quy chế, vi phạm pháp luật của bản thân học sinh. - Kiểm tra, giám sát hoạt động của BĐD CMHS trường và BĐD CMHS lớp; Giám sát việc thực hiện chế độ chính sách, pháp luật của trường trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. - Xem xét đề xuất kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức, cá nhân liên quan các vấn đề cần thiết, phù hợp ,nhằm thực hiện tốt các hoạt động giáo dục học sinh của trường. 1. Về tài chính: - Xây dựng kế hoạch thu chi hàng năm của Ban, kế hoạch thu chi của từng mặt công tác hoặc công việc cụ thể. - Phối hợp với nhà trường( ủy quyền cho nhà trường )trong việc tổ chức thu, chi hoặc trực tiếp thực hiện một số nội dung chi theo kế hoạch, thực hiện việc chi cho các đối tượng chính sách…. - Chủ trì tìm kiếm, cùng các thành viên của Ban vận động các nhà tài trợ để tăng nguồn thu cho Quỹ hoạt động của Ban. - Kiểm soát chi đúng nguyên tắc, thủ tục và thực hiện minh bạch, công khai tài chính. 2. Về Học tập : - Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục của trường và đề xuất, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục do BĐD trường đề ra (như hướng nghiệp, ngoại khóa….). - Phối hợp với Hiệu trưởng trong việc bàn các giải pháp tổ chức giáo dục học sinh yếu kém, học sinh nghèo; Khuyến khích bồi dưỡng học sinh giỏi, vận động con em đi học đầy đủ. Có biện pháp phối hợp với Nhà trường vận động học sinh thường xuyên nghỉ học và có nguy cơ bỏ học trở lại trường. - Phối hợp với nhà trường và phụ huynh quản lý giáo dục học sinh cá biệt, học sinh có hạnh kiểm yếu tiếp tục rèn luyện, nhất là dịp nghỉ hè ở địa phương. - Tổng hợp các ý kiến của BĐD các lớp để phản ánh, góp ý với nhà trường về tình hình dạy và học của các thầy cô và học sinh, về chất lượng giáo dục. 3. Về các hoạt động giáo dục: - Phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ, giáo dục thể chất cho học sinh. - Phối hợp tổ chức các hoạt động sinh hoạt truyền thống, lễ hội. 4 - Phối hợp với BGH và đoàn thể trong nhà trường tổ chức các hoạt động phong trào xây dựng môi trường thân thiện trong nhà trường… Điều 6. Nguyên tắc và lề lối làm việc của BĐD CMHS trường tiểu học Hoàng Hoa Thám: - BĐD CMHS trường hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận khi có trên 2/3 thành viên có mặt dự họp đồng ý các vấn đề đưa ra thảo luận quyết định. - Các vấn đề chung do tập thể Ban quyết định gồm: Kế hoạch hoạt động giáo dục năm; Kế hoạch thu và chi Quỹ của trường và lớp trình Hội nghị đại biểu toàn thể các BĐD lớp; Việc miễn nhiệm hoặc bầu bổ sung thành viên và các nội dung khác do Trưởng ban đề nghị. - Trưởng ban căn cứ nhiệm vụ của tiểu ban lập kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên hoạt động và báo cáo công việc với Trưởng ban hoặc tại các cuộc họp toàn Ban. - Phó ban và các thành viên của ban thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Trưởng ban, báo cáo công việc với Trưởng ban khi cần. - Các phiên họp của Ban: + BĐD CMHS trường có 5 phiên họp chính thức thường kỳ gồm: (1) Họp trù bị chuẩn bị cho Hội nghị Đại biểu các BĐD CMHS lớp toàn trường đầu năm học; (2) Họp sơ kết học kỳ I; (3) Họp tổng kết năm. Các kỳ họp bất thường do Ban giám hiệu trường thống nhất với trưởng ban khi có yêu cầu cần thiết. + Các phiên họp của Ban ĐD CMHS theo yêu cầu điều hành công việc do Trưởng ban triệu tập và chủ trì. Điều 7. Kinh phí hoạt động của BĐD CMHS trường tiểu học Hoàng Hoa Thám: 1. Kinh phí hoạt động của BĐD CMHS lớp từ đóng góp tự nguyện của cha mẹ học sinh lớp theo Nghị quyết cuộc họp đầu năm học. 2. Kinh phí hoạt động của BĐD CMHS trường được trích từ kinh phí hoạt động của các BĐD CMHS lớp theo Nghị quyết cuộc họp BĐD lớp toàn trường đầu năm học. 3. Trình tự việc thu quỹ đóng góp từ cha mẹ học sinh như sau: a) Tại phiên họp đầu năm học 2010 - 2011, BĐD CMHS trường dự kiến mức thu chung, tỉ lệ trích nộp về quỹ của trường đủ đảm bảo tối thiểu chi các mặt công tác của Ban, tỉ lệ còn lại là quỹ của lớp. Việc tăng mức thu cao hơn mức thu chung cho quỹ của lớp do cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp quyết nghị.(Có biên bản nghị quyết của BĐD CMHS các lớp trên cơ sở tự nguyện nếu có). b) BĐD CMHS trường dự kiến kế hoạch thu chi tại hội nghị toàn thể Đại biểu các BĐD CMHS lớp đầu năm để Hội nghị quyết định. 5 c) Trên cơ sở Quyết nghị của Hội nghị toàn thể Đại biểu BĐD CMHS lớp toàn trường, BĐD lớp báo cáo với cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp ra quyết nghị. Sau đó BĐD lớp phối hợp với giáo viên chủ nhiệm thu và nộp về thủ quỹ nhà trường(Theo sự ủy quyền của Ban ĐD CMHS). Việc đóng góp cho quỹ được tính bằng tiền đồng Việt Nam. d) Theo Nghị quyết của cuộc họp Ban đại diện hội CMHS, Trưởng Ban đại diện hội CMHS ủy quyền: Quỹ của BĐD CMHS trường sẽ tập trung gởi tại Ban Tài chính trường tiểu học Hoàng Hoa Thám 5. Quản lý và sử dụng quỹ của BĐD CMHS : a) Kinh phí của BĐD CMHS được sử dụng để chi cho các nội dung sau: - Tổ chức Hội nghị BĐD CMHS toàn trường, Hội nghị CMHS lớp. - Khen thưởng học sinh giỏi từng học kỳ, năm học.( Tặng giấy khen cho học sinh giỏi ở học kỳ I và phát thưởng ở học kỳ II). - Khen thưởng bằng tiền hoặc hiện vật cho học sinh đạt thành tích cao và xuất sắc trong học tập. -Hỗ trợ cho giáo viên bồi dưỡng kiến thức cho các em học sinh (Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém) - Hỗ trợ cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. - Hỗ trợ cho giáo viên bị ốm đau, tai nạn rủi ro, lễ 20/11, tết nguyên đán. - Hỗ trợ nhà trường trong việc mua sắm trang thiết bị và đồ dùng dạy, học. - Hỗ trợ các hoạt động văn nghệ, thể thao, hoạt động ngoại khóa . - Hành chính phí cho BĐD CMHS trường và lớp trong mỗi cuộc họp ( 500000 đ / người) b) Quản lý, sử dụng quỹ: - Phải đảm bảo chi đúng nội dung, theo kế hoạch và đúng thủ tục. - Báo cáo công khai tình hình thu chi và quyết toán kinh phí tại cuộc họp CMHS lớp và Hội nghị toàn thể BĐD CMHS trường. Trưởng ban, kế toán và thủ quỹ phải ký vào bảng tổng hợp công khai quỹ. - Trưởng ban đại diện CMHS trường ký chủ tài khoản và ủy nhiệm cho Phó trưởng ban trực khi cần. - Trưởng ban Đại diện CMHS ủy quyền cho nhà trường trực tiếp quản lý thu, chi đúng mục đich và có sự đống ý phê duyệt của Ban đại diện hội cha mẹ học sinh. 6 CHƯƠNG III QUAN HỆ CÔNG TÁC Điều 8. Quan hệ của BĐD CMHS với nhà trường: 1. Quan hệ giữa BĐD CMHS với nhà trường, Hiệu trưởng và các giáo viên là quan hệ hỗ trợ, phối hợp và cộng đồng trách nhiệm. BĐD chủ động phối hợp với nhà trường thực hiện kế hoạch hoạt động của Ban, hỗ trợ nhà trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong năm. 2. Hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm lớp có trách nhiệm: a) Tạo điều kiện thực hiện Điều lệ BĐD CMHS và Quy chế này, ủng hộ các hoạt động của BĐD. b) Định kỳ tổ chức cuộc họp với BĐD CMHS trường và lớp để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của trường, biện pháp phối hợp giúp đỡ học sinh, giải quyết kiến nghị của CMHS, góp ý kiến với hoạt động của BĐD CMHS. c) Nhà trường cử đại diện Ban Giám hiệu làm nhiệm vụ thường xuyên phối hợp với BĐD CMHS trường, cử 01 cán bộ giúp việc theo dõi các hoạt động phối hợp với Ban, cử 01 cán bộ làm nhiệm vụ thủ quỹ của BĐD CMHS trường. Điều 9. Quan hệ của BĐD CMHS trường với các cơ quan Quản lý nhà nước, với Hội Khuyến học và các tổ chức, cá nhân khác là quan hệ phối hợp, hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường trên cơ sở luật pháp và tôn chỉ, mục đích của các cơ quan, tổ chức. CHƯƠNG IV KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ HIỆU LỰC CỦA QUY CHẾ Điều 10. Khen thưởng: Cuối năm học BĐD CMHS trường sẽ xét chọn tuyên dương BĐD CMHS lớp hoạt động tích cực theo các tiêu chí sau đây: 1. Kết quả học tập của lớp đạt kết quả cao. 2. Lớp không có học sinh trung bình, hạnh kiểm kém hoặc không có mắc vi phạm bị xử lý từ hình thức cảnh cáo ở trường trở lên. 3. BĐD lớp và CMHS vận động được nhiều kinh phí nhất cho Quỹ hoạt động của lớp. Điều 11. BĐD lớp hoặc cá nhân là thành viên BĐD lớp, thành viên BĐD trường vi phạm Quy chế hoặc vi phạm pháp luật sẽ bị BĐD trường xem xét khiển trách hoặc cho thôi nhiệm vụ thành viên. 7 Điều 12. Quy chế này được thông qua BĐD CMHS trường và sự thỏa thuận của BGH nhà trường, có hiệu lực trong năm học. BĐD CMHS trường, BĐD CMHS lớp và các tổ chức, cá nhân liên quan có nhiệm vụ thực hiện quy chế này. Quy chế này được phổ biến tới cuộc họp toàn thể CMHS lớp./. THOẢ THUẬN CỦA TRƯỜNG TM.BAN ĐẠI DIỆN CMHS HIỆU TRƯỞNG TRƯỞNG BAN 8 . ủy quyền của Ban ĐD CMHS). Việc đóng góp cho quỹ được tính bằng tiền đồng Việt Nam. d) Theo Nghị quyết của cuộc họp Ban đại diện hội CMHS, Trưởng Ban đại diện hội CMHS ủy quyền: Quỹ của BĐD. công tác của Ban, tỉ lệ còn lại là quỹ của lớp. Việc tăng mức thu cao hơn mức thu chung cho quỹ của lớp do cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp quyết nghị.(Có biên bản nghị quyết của BĐD CMHS. trì các cuộc họp của BĐD CMHS trường. - Chủ trì quan hệ và định kỳ làm việc với Hiệu trưởng về hoạt động của BĐD CMHS; giải quyết các kiến nghị của CMHS về hoạt động giáo dục của trường. b)