1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SINH SAN HUU TINH ĐV

5 647 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 86 KB

Nội dung

Trường THPT Phạm Phú Thứ Tổ: Sinh-C.nghệ Tuần:…… Ngày soạn:…………. Tiết :…… Ngày day:…………… BÀI 44: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT. I. Mục tiêu: Sau khi dạy xong, HS phải: 1. Kiến thức: - Đinh nghĩa được sinh sản hữu tính - Nêu được ba giai đoạn phát triển của quá trình sinh sản hữu tính - Nêu được bản chất của sinh sản hữu tính - Phân biệt được thụ tinh ngoài với thụ tinh trong, và ưu nhược điểm của chúng - Nêu được các hình thức đẻ trứng và đẻ con ở động vật cũng như ưu nhược điểm 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh 3. Thái độ: Nhận thấy rõ hơn sự hoàn thiện trong sinh sản ở động vật từ vô tính đến hữu tính. II. Trọng tâm: - Các giai đoạn của sinh sản hữu tính, ưu diểm của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài, mang thai và sinh con so với đẻ trứng. III. Phương pháp: Vấn đáp + Thảo luận nhóm. IV. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Các tranh từ hình 45.1 – 45.4 - Phiếu học tập: 2. Học sinh: - Nghiên cứu bài và chuẩn bị các lệnh trong sách giáo khoa V. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra bài cũ ( 5’ ) Câu 1: Sinh sản vô tính là gì? Nêu ưu và nhược điểm của sinh sản vô tính? Câu 2: Hình thức sinh sản trinh sinh có gì khác với 3 hình thức sinh sản phân đôi, nảy chồi, phân mảnh? * Gợi ý trả lời: Câu 1: - Định nghĩa sinh sản vô tính - Ưu điểm: + Có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp + Tạo các cơ thể giống nhau và giống mẹ về mặt di truyền + Tạo các cá thể thích nghi với môi trường sống ổn định - Nhược điểm: Khi điều kiện sống thay đổi thì có thể dẫn đến chết hàng loạt 3. Bài mới: * ĐVĐ: Chúng ta đã tìm hiểu sinh sản vô tính ở động vật, vậy thì sinh sản hữu tính ở động vật có gì khác so với sinh sản vô tính? Động vật có những hình thức sinh sản hữu tính nào? Để tìm hiểu vấn đề này chúng ta đi vào bài mới: * Vào bài: Hoạt động 1: I. Khái quát về sinh sản hữu tính: Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Nội dung trọng tâm Gv nêu vd về hình thức sinh sản hữu tính ở động vật. Gv yêu cầu hs: - Nhận xét quá trình hình thành các cá thể con: về nguồn gốc hình thành, đặc điểm di truyền? Vậy sinh sản hữu tính là gì? Hs trả lời câu hỏi bằng cách trả lời câu Hs nghe vd và nêu nhận xét: - Thề hệ con cái sinh ra có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. - Có sự tái tổ hợp VCDT 1. Khái niệm: Đáp án C. Gv: Nguyễn Thị Mỹ Lộc Giáo án sinh 11 Cb Trường THPT Phạm Phú Thứ Tổ: Sinh-C.nghệ lệnh trong sgk. Gv nhấn mạnh: Thế hệ con cái sinh ra bằng sinh sản hữu tính có sự tái tổ hợp VCDT, tạo ra nhiều BDTH nên cá thể con có thể thích nghi tốt trong đk môi trường sống luôn thay đổi nên sinh sản hữu tính ưu việt hơn so với vô tính (tiến hóa hơn). Gv yêu cầu hs quan sát H45. - Mô tả quá trình xảy ra trong hình vẽ? Gv bổ sung, hoàn thiện kiến thức. - tinh hoàn giảm phân tinh trùng, buồng trứng giảm phân sản sinh tb trứng ->hình thành giao tử. - Sự kết hợp tinh trùng và trứng hình thành hợp tử thông qua quá trình thụ tinh. - Phân chia hợp tử hình thành phôi, phân hóa, biệt hóa hình thành các mô, cơ quan mới,…-> cơ thể mới. Gv hỏi: quá trình sinh sản hữu tính gồm mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào? Gv yêu cầu hs cho biết số lượng NST của mỗi giao tử, hợp tử? Gv hỏi: Nhờ quá trình nào mà số lượng NST của cá thể con sinh ra trong sinh sản hữu tính giống bộ NST của bố mẹ (2n)? Gv nêu: cơ sở khoa học của sinh sản hữu tính ở động vật là gì? Gv yêu cầu hs dựa vào câu lệnh/173 và rút ra ưu – nhược điểm của sinh sản hữu tính ở đv? Gv hỏi: - Tại sao sinh sản hữu tính tạo ra được các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền? Gv nhấn mạnh: Do con cái có khả năng thích nghi tốt với môi trường của cả bố và mẹ nên tạo ra nhiều biến dị tổ hợp ở thế hệ con cái (đa dạng DT). Hs quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm (2hs/bàn) Hs nêu: - Hình thành giao tử. - Thụ tinh. - Phát triển phôi. Hs nêu: 3 quá trình: nguyên phân, GP, thụ tinh. Hs trình bày. Hs trình bày. Hs trình bày. 2. Các giai đoạn của sinh sản hữu tính: Gồm 3 giai đoạn: - Hình thành giao tử: tinh hoàn và buồng trứng giảm phân hình thành tinh trùng (n) và trứng (n) - Thụ tinh: sự hợp nhất tinh trùng và trứng hình thành hợp tử (2n). - Phát triển phôi: hợp tử phân chia, hình thành phôi -> phân hóa hình than các mô, cơ quan,…cơ thể mới. 3. Cơ sở khoa học: - Giảm phân. - Thụ tinh. - Thụ tinh. 4. Ưu – nhược điểm: a. Ưu điểm: - Thế hệ con cái ĐDDT, thích nghi tốt trong điều kiện môi trường luôn thay đổi. - Tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn. b. Nhược điểm: - Không có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp. * Lưu ý: - Sinh sản hữu tính tiến hóa hơn sinh sản vô tính: sinh sản hữu tính luôn kèm theo sự tái tổ hợp VCDT Gv: Nguyễn Thị Mỹ Lộc Giáo án sinh 11 Cb Trường THPT Phạm Phú Thứ Tổ: Sinh-C.nghệ sống nên sinh sản hữu tính tiến hóa hơn sinh sản vô tính. đã tạo ra nhiều BDTH (đa dạng về mặt DT) ở cá thể con, chúng có thể thích nghi và phát triển trong điều kiện môi trường luôn thay đổi. Hoạt động 2: II. Phân loại động vât: Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Nội dung trọng tâm Gv yêu cầu hs nghiên cứu sgk và cho biết: - Đv được chia làm mấy nhóm? Dựa vào đâu để phân loại? - Hãy kể tên một số loài đv của mỗi nhóm? - Khái niệm? - Ưu – nhược điểm? Gv lưu ý: đv lưỡng tính mặc dù trên cơ thể có 2 cơ quan sinh dục nhưng chúng không tự thụ tinh do 2 cơ quan sinh dục chín không cùng lúc. Gv lưu ý: cấu tạo của cơ quan sinh sản phù hợp, thích nghi của mối nhóm đv: Đv lưỡng tính là những nhóm đv có khả năng di chuyển rất chậm, ít có cơ hội gặp nhau để sinh con và duy trì nòi giống. Khắc phục hạn chế đó, đv lưỡng tính khi 2 cá thể bất kỳ gặp nhau tiến hành giao phối đều có thể sinh con. Hs thảo luận nhóm và trình bày ý kiến. - Dựa vào số lượng cơ quan sinh dục trên cơ thể, có 2 nhóm đv: 1. ĐV lưỡng tính: a. Đại diện: - 1 số loài đv bậc thấp: than mêm: ốc sên, gnhêu, trai, giun, …(nhìn chung các loài đv có khả năng di chuyển chậm). b. Khái niệm: - Là loài đv mà trên mỗi cá thể có cả cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái. c. Ưu – nhược điêm: - Ưu điểm: bất kì 2 cá thể nào gặp nhau vào mùa sinh sản sau khi giao phối đều có khả năng sinh con, tăng nhanh số lượng cá thể. - Nhược điểm: tiêu tốn nhiều vật chất và năng lượng cho việc hình thành và duy trì hoạt động của 2 cơ quan sinh trên một cơ thể. 2. Động vật đơn tính: a. Đại diện: - Đa số đv bậc cao: chim, cá, ếch,… b. Khái niệm: - Đv đơn tính là loài đv mà trên mỗi cá thể chỉ có cơ quan sinh dục đực hoặc cơ quan sinh dục cái. c. Ưu – nhược điêm: - Ưu điểm: tiết kiệm vật chất và năng lượng trong việc duy trì hoạt động của cơ quan sinh dục. - Nhược điểm: nếu 2cá thể đực gặp cá thể cái mới có khả năng sinh con, nhưng chỉ có 1 cá thể mới có thể sinh con -> số lượng cá thể trong quần thể tăng chậm. Hoạt động 3: III. Các hình thức thụ tinh: Gv: Nguyễn Thị Mỹ Lộc Giáo án sinh 11 Cb Trường THPT Phạm Phú Thứ Tổ: Sinh-C.nghệ Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Nội dung trọng tâm Gv yêu cầu hs nhắc lại khái niệm thụ tính? Bản chất? Gv yêu cầu hs nghiên cứu sgk và cho biết: - Các đại diện? - Khái niệm thụ tinh ngoài? - Ưu - nhược điểm của hình thức thụ tinh ngoài? - Tại sao thụ tinh ngoài thực hiện trong mt nước? Gv bổ sung: Giúp tinh trùng bơi tới gặp trứng còn trên cạn tinh trùng không thể bơi tới gặp trứng. Gv bổ sung: các loài đv thụ tinh ngoài: con cái đẻ trứng vào môi trường nước, con đực bơi tới và tưới tinh dịch lên trứng. Chỉ những trứng nào gặp tinh trùng được thụ tinh những trứng không gặp tinh trùng không được thụ tinh. Hiệu quả thụ tinh không cao. Đây là phương thức thụ tinh nguyên thủy, kém tiến hóa nhất. Tương tự hs hãy hoàn thành nội dung của thụ tinh trong. Hãy cho biết hình thứuc thụ tinh nào tiến hóa hơn? Vì sao? Gv tổng kết, hoàn thiện kiến thức. - Hình thức thụ tinh trong tiến hóa hơn. Vì: + Quá trình thụ tinh xảy ra trong cơ thể mẹ nên hiệu quả thụ tinh cao. + Thụ tinh trong hợp tử được hình thành, nuôi dưỡng và bảo vệ trong cơ thể mẹ, đảm bảo cho sự sống sót và phát triển tốt. Còn thụ tinh ngoài ngược lại. Hs nêu. Hs nghiên cứu sgk, thảo luận nhóm và trình bày ý kiến. Hs dựa vào phần ưu – nhược điểm để trả lời. 1. Khái niệm: - là sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái hình thành hợp tử. 2. Bản chất: - Sự tái tổ hợp VCDT của gtử đực và gtử cái. 3. Các hình thức thụ tinh: a. Thụ tinh ngoài: * Đại diện: - Các loài đv sống dưới nước: tôm, cua, cá, ếch, nhái,…. * Khái niệm: - Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể cái. * Ưu – nhược điểm: - Ưu điểm: + Con cái đẻ được nhiều trứng trong cùng một lúc. + Đẻ được nhiều lứa hơn so với thụ tinh trong. + Không tiêu tốn nhiều năng lượng để thụ tinh. - Nhược điểm: + Hiệu quả thụ tinh thấp. b. Thụ tinh trong: * Đại diện: - Các loài đv trên cạn: chim, gà, thú,…. * Khái niệm: Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái. * Ưu – nhược điểm: - Ưu điểm: + Hiệu suất thụ tinh cao. + Hợp tử được bảo vệ tốt nên tỉ lệ phát triển và đẻ thành con cao. - Nhược điểm: + Tiêu tốn nhiều năng lượng để thụ tinh. + Số lứa đẻ giảm, lượng con đẻ ít. Gv: Nguyễn Thị Mỹ Lộc Giáo án sinh 11 Cb Trường THPT Phạm Phú Thứ Tổ: Sinh-C.nghệ Họat động 4: IV. Đẻ trứng và đẻ con: Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Nội dung trọng tâm - Hãy kể tên các đại diện? - ưu nhược điểm của đẻ trứng và đẻ con? Gv bổ sung, tổng kết. Hình thức đẻ trứng và đẻ con, hình thức nào tiến hóa hơn? Vì sao? Gv hoàn thiện kiến thức: - Đẻ con tiến hóa hơn: vì hợp tử được hình thành phát triển thành phôi trong cơ thể mẹ, phôi được nuôi dưỡng và bảo vệ tốt trong cơ thể, đảm bảo cho sự sống sót và phát triển tốt hơn đẻ trứng. Hs thảo luận nhóm và trình bày. Hs trình bày ý kiến. 1. Đẻ trứng: a. Đại diện: ếch, thú mỏ vịt, côn trùng, b. Ưu – Nhược điểm: * Ưu điểm: - Trứng có vỏ bọc có thể chống lại các tác nhân môi trường. - Không mang thai nên con cái dễ dàng tham gia các hoạt động sống và không tiêu tốn nhiều năng lựơng. * Nhược điểm: - Trứng phát triển ngoài cơ thể nên dễ bị tác động của môi trường, tỉ lệ nở thành con thấp. 2. Đẻ con: a. Đại diện: Voi, khỉ, b. Ưu – Nhược điểm: * Ưu điểm: - Phôi thai được bảo vệ tốt trong cơ thể mẹ, tỉ lệ chết của phôi thai thấp. * Nhược điểm: - Mang thai gây khó khăn trong hoạt sống của động vật - Tốn nhiều năng lượng để nuôi dưỡng thai nhi - Sự phát triển của phôi thai phụ thuộc vào sức khỏe của cơ thể mẹ. 4. Củng cố vaf dặn dò: - Sử dụng câu hỏi trong sgk để cung cố. - Chuẩn bị nội dung để tiết sau ôn tập. 5. Rút kinh nghiệm: Gv: Nguyễn Thị Mỹ Lộc Giáo án sinh 11 Cb . chúng không tự thụ tinh do 2 cơ quan sinh dục chín không cùng lúc. Gv lưu ý: cấu tạo của cơ quan sinh sản phù hợp, thích nghi của mối nhóm đv: Đv lưỡng tính là những nhóm đv có khả năng di. các loài đv thụ tinh ngoài: con cái đẻ trứng vào môi trường nước, con đực bơi tới và tưới tinh dịch lên trứng. Chỉ những trứng nào gặp tinh trùng được thụ tinh những trứng không gặp tinh trùng. hình thức thụ tinh: a. Thụ tinh ngoài: * Đại diện: - Các loài đv sống dưới nước: tôm, cua, cá, ếch, nhái,…. * Khái niệm: - Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài

Ngày đăng: 12/06/2015, 01:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w