kiem tra hoc ki II môn Lich sư

7 235 0
kiem tra hoc ki II môn Lich sư

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Họ và tên: Kiểm Tra Học Kỳ II Lịch Sử Khối 10 Lớp: Môn: Lịch sử Thời gian: (45 phút) Điểm Lời phê của thầy, cô giáo Đề bài I. Lịch sử việt nam. Học sinh chọn câu 1a hoặc câu 1b để làm. Câu 1a: (5 điểm). Trình bày những thành tựu chủ yếu về tư tưởng, tôn giáo, giáo dục, văn học, nghệ thuật và khoa học – kỹ thuật nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII?. Câu 1b: (5 điểm). Vì sao nói xã hội việt nam dưới triều Nguyễn đầu thế kỉ XIX đang lâm vào vào cuộc khủng hoảng sâu sắc và toàn diện?. II. Lịch sử thế giới. học sinh chọn câu a hoặc b để làm. Câu 2a: (2 điểm). Các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII diễn ra dưới những hình thức nào?. Câu 2b: (2 điểm). Cách mạng công nghiệp bỏ lại những hệ quả gì cho các nước Anh, Pháp, Đức?. Câu 3a: (3 điểm). Phân tích nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ cách mạng Pháp?. Câu 3b: (3 điểm). Phân tích nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc nội chiến ở Mĩ?. 1 Vừ A Dinh Trường THPT Mù Cang Chải Dáp án I. Lịch sử việt nam. Học sinh chọn câu 1a hoặc câu 1b để làm. Câu 1a: (5 điểm). Trình bày những thành tựu chủ yếu về tư tưởng, tôn giáo, giáo dục, văn học, nghệ thuật và khoa học – kỹ thuật nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII?. Gợi ý Thang điểm * Về tôn giáo tư tưởng 1,5 điểm - Nho giáo từng bước bị suy thoái, tôn ti trật tự phong kiến không còn được coi trọng như trước 0,25 điểm - Đạo giáo, Phật giáo vì thế có điều kiện phục hồi lại vị thế của mình thông qua ảnh hưởng đối với quý tộc và quần chúng nhân dân. Các chùa chiền, đình quán được xây dựng mới hay trùng tu lại … 0,5 điểm - Nét mới về mặt tôn giáo là từ thế kỉ XVI (năm 1533), khi các giáo sĩ phương Tây bắt đầu công cuộc truyền bá đạo Thiên Chúa vào nước ta, các nhà thờ Thiên Chúa mọc lên ở nhiều nơi và các tín đồ Thiên Chúa giáo ngày càng đông đảo. 0,5 điểm - Tín ngưỡng truyền thống của người Việt tiếp tục được gìn giữ, phát triển và có sự hòa nhập với Phật giáo, Đạo giáo như là thờ cúng tổ tiên, tôn thờ những người có công với dân tộc, nhân dân …. 0,25 điểm * Về giáo dục 1 điểm - Ở giai đoạn đầu, nhất là dưới triều Mạc, hệ thống giáo dục rất được coi trọng. Nhà Mạc là một trong số các vương triều tổ chức giáo dục khoa cử điều đặn và có chất lượng, đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước. Tuy nhiên, đến giai đoạn phân chia Đàng Trong, Đàng Ngoài, chính quyền ít chăm lo đến giáo dục khoa cử, thậm chí, khoa cử còn bị lũng đoạn bởi quan hệ tiền tệ và nạn buôn bán tước. 0,5 điểm - Dưới thời Tây Sơn Quang Trung, giáo dục khoa cử một lần nữa được chỉnh đốn lại quy củ, đặc biệt là nội dung giáo dục khoa cử đã toàn diện hơn, có tinh thần dân tộc khi chữ Nôm được sử dụng rộng rãi trong các văn bản hành chính và thi cử. 0,5 điểm * về văn học. 1 điểm - Dòng văn học chữ Hán tiếp tục phát triển với nhiều thành tựu, song đã phải phần nào nhường chỗ cho sự phát triển mạnh của văn 0,5 điểm 2 Vừ A Dinh Trường THPT Mù Cang Chải học chữ Nôm. Rất nhiều tác giả văn học sáng tác bằng chữ Nôm có tên tuổi đã xuất hiện ở giai đoạn này, tiêu biểu trong số này có Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Hồ Xuân Hương … - Nền văn học dân gian phát triển mạnh và được lưu hành rộn rãi trong nhân dân với nhiều hình thức khác nhau như ca dao, tục ngữ, truyện cười, chào, tuồng, truyện thơ … Các tác phẩm này đã phản ánh một cách trung thực nguyện vọng, mơ ước của nhân dân lao động chống áp bức, chống ràng buộc và lễ giáo phong kiến. 0,5 điểm * về nghệ thuật và khoa học – kỹ thuật. 1,5 điểm - Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc trong các thế kỷ XVI – XVIII có nhiều công trình giá trị như chùa Thiên Mụ, tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, tượng La Hán, … mặc dù vậy, nhìn chung nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc không còn được phát triển như trước. 0,5 điểm - Nghệ thuật sân khấu và các hình thức diễn xướng dân gian rất phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Nhiều làng xã có phường tuồng, phường chèo… làm cho sinh hoạt văn hóa cộng đồng trở nên sôi động và đa dạng. 0,5 điểm - Các công trình khoa học kỹ thuật rất phong phú, trong đó có nhiều công trình về sử học, địa lý, phong tục, quân sự, y dược, triết học… 0,25 điểm - Giai đoạn này cũng xuất hiện nhiều thành tựu khoa học – kỹ thuật học tập từ bên ngoài, trong đó có phương Tây như cách làm đường trắng, làm đồng hồ, kỹ thuật đúc đại bác kiểu phương Tây. 0,25 điểm Câu 1b: (5 điểm). Vì sao nói xã hội việt nam dưới triều Nguyễn đầu thế kỉ XIX đang lâm vào vào cuộc khủng hoảng sâu sắc và toàn diện?. Gợi ý Thang điểm - Về chính trị, nhà Nguyễn kế thừa di sản chính trị của thời kỳ đất nước chia cắt lâu dài, hệ tư tưởng Nho giáo bị mất vai trò và chính quyền phong kiến quản lý đất nước không còn hiệu quả. 0,25 điểm - Việc nhà Nguyễn tập trung quyền lực vào tay dòng họ đã làm cho mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc. Các luật lệ hà khắc và tình trạng hạn chế quyền tự do của nhân dân đã gây ra cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân. Giáo dân bị đàm áp vì vậy thường xuyên nổi dậy. 0,5 điểm - Chính sách đối ngoại tỏ ra bất lực và lúng túng trước sức ép từ bên ngoài, đặc biệt là sự đe dọa từ phương Tây, vì thế mù quáng 0,25 điểm 3 Vừ A Dinh Trường THPT Mù Cang Chải đóng cửa và cự tuyệt với các giao thiệp với bên ngoài. - Về kinh tế. Do tình trạng ruộng đất tư chiếm ưu thế nên chính sách ruộng đất của nhà Nguyễn đã không thể phát huy tác dụng. Nạn chiếm ruộng đất của quan lại, địa chủ biến phần lớn nông dân thành tá điền. Địa vị của đại đa số nông dân bị áp bức, bóc lột về kinh tế, lại thường xuyên bị lao dịch và làm các nghĩa vụ khác với nhà nước. 0,5 điểm - Nạn thuế khóa, hạn chế buôn bán, đặc biệt là kiểm soát chặt ngoại thương đã làm cho hoạt động giao lưu kinh tế bị đình đốn, sản xuất bị trì trệ và lâm vào khủng hoảng. 0,5 điểm - Về xã hội. Từ những chính sách về kinh tế và chính trị nêu trên làm cho mẫu thuẫn xã hội giũa nông dân, binh lính, giáo dân, các dân tộc thiểu số… với chính quyền nhà nguyễn ngày càng trở nên sâu sắc. 1 điểm - Nổ ra liên tiếp hàng trăm cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình, thu hút sự tham gia của các tầng lớp khác nhau. 0,5 điểm + Như vậy, có thể thấy nhà nước phong kiến dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX gặp rất nhiều khó khăn cả chủ quan và khách quan. Chế độ phong kiến đã bước vào giai đoạn khủng hoảng toàn diện và sâu sắc. Đất nước đứng trước những yêu cầu mới về cải cách , mở cửa và hòa nhập vào xu thế phát triển mới của thời đại. 1 điểm II. Lịch sử thế giới. học sinh chọn câu a hoặc b để làm. Câu 2a: (2 điểm). Các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII diễn ra dưới những hình thức nào?. Gợi ý Thang điểm - Cách mạng Hà Lan diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc lật đổ ách thống trị của phong kiến Tây Ban Nha. 0,5 điểm - Cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức nội chiến. 0,5 điểm - Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc lật đổ ách thống trị của thực dân Anh. 0,5 điểm - Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII diễn ra dưới hình thức nội chiến. 0,5 điểm 4 Câu 2b: (2 điểm). Cách mạng công nghiệp bỏ lại những hệ quả gì cho các nước Anh, Pháp, Đức?. Gợi ý Thang điểm - Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản: Nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện. Sản xuất bằng máy đã nâng cao năng suốt lao động và ngày càng xã hội hóa quá trình lao động của chủ nghĩa tư bản. 0,5 điểm - Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các nghành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải. 0,5 điểm - Nhu cầu công nghiệp hóa khiến nông nghiệp nhanh chóng chuyển sang phương thức chuyên canh hoăchj thâm canh, đồng thời quá trình cơ giới hóa nông nghiệp góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng cho thành phố. 0,5 điểm - Hai giai cấp cơ bản của xã hội hình thành – tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp. Sự tăng cường bóc lột công nhân của giai cấp tư sản làm cho mẫu thuẫn trong xã hội tư bản và cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và tư sản không ngừng tăng lên. 0,5 điểm Câu 3a: (3 điểm). Phân tích nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ cách mạng Pháp?. Gợi ý Thang điểm * Nguyên nhân sâu xa. - Cuối thế kỉ XVIII, về cơ bản Pháp vẫn là một nước nông nghiệp rất lạc hậu, nhiều vùng đất bị bỏ hoang, phân bón thiếu, công cụ lao động, kĩ thuật canh tác thô sơ. Năng suốt nông nghiệp thấp, nạn đói thương xuyên sảy ra ở nông thôn. Công nghiệp tuy còn kém so với nước Anh song cũng đã có bước tiến bộ đáng kể. nhiều thành thị xuất hiện, việc sử dụng máy móc bắt đầu phổ biến. Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp bị chế độ phong kiến kìm hãm. 1 điểm - Chế độ quân chế hàng trăm năm đã lầm vào tình trạng khủng hoảng. Vua Lu-I XVI có quyền tối thượng và vô hạn. Xã hội Pháp bị phân chia thành các đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thư ba. Hai đẳng cấp đầu tuy chỉ chiếm số ít trong dân cư, nhưng được 1 điểm 5 hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi, giữ chức vụ cao trong chính quyền… Đẳng cấp thứ ba bao gồm nhiều giai cấp và tầng lớp, chiếm đại bộ phận dân cư nhưng phải chịu mọi thứ thuế và nghĩa vụ, không có quyền lợi chính trị và bị lệ thuộc vào những đẳng cấp có đặc quyền. - Các cuộc đấu tranh tư tưởng diễn ra quyết liệt giữa hệ tư tưởng tư sản với giáo hội thiên chúa giáo, chế độ quân chủ chuyên chế. Trào lưu tư tưởng tư sản Pháp thế kỉ XVIII được gọi là trào lưu triết học Ánh sáng, tiêu biểu là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô. Các ông đã kịch liệt phê phán sự thối nát của chế đọ phong kiến và nhà thờ Ki- tô giáo, đưa ra những lý thuyết về việc xây dựng một nhà nước mới. những quan điểm tiến bộ của Triết học Ánh sáng đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cuộc cách mạng xã hội bùng nổ 1 điểm Câu 3b: (3 điểm). Phân tích nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc nội chiến ở Mĩ?. Gợi ý Thang điểm * Nguyên nhân sâu xa. - Sau khi giành được độc lập, nước Mĩ bước vào thời kì phát triển với hai chế độ kinh tế khắc nhau: miền Bắc phát triển nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa, ruộng đất nằm trong tay các trại chủ và nông dân tự do; miền Nam phát triển kinh tế đồn điền dựa trên sự bóc lột sức lao động của nô lệ. Chế độ nô lệ đồn điền ở miền Nam là sự cản trở kinh tế TBCN ở Mĩ phát triển. 1 điểm - Bằng việc vắt kiệt sức lao động của người nô lệ, các chủ nô không chịu áp dụng những tiến bộ của khoa học – kỹ thuật nên năng suốt thu hoạch ngày càng thấp, đất đai trở nên cằn cỗi vì không được chăm bón, cải tạo. Các chủ nô miền Nam muốn khai khẩn những vùng đất mới ở miền Tây để lập đồn điền, nơi mà các trại chủ miền Bắc cũng đang nhòm ngó để mở rộng diện tích chăn nuôi và trồng trọt, cung cấp thực phẩm cho công nghiệp. 1 điểm - Mẫu thuẫn giữa tư sản miền Bắc và chủ nô miền Nam nẩy sinh ngày cang gay gắt. Một cuộc nội chiến là cần thiết để thanh toán các lực lượng bảo thủ, giải phóng nô lệ, mở đương cho chủ nghĩa tư bản phát triển trong cả nước. 1 điểm Hết. 6 7 . Họ và tên: Ki m Tra Học Kỳ II Lịch Sử Khối 10 Lớp: Môn: Lịch sử Thời gian: (45 phút) Điểm Lời phê của thầy, cô giáo Đề bài I chống ràng buộc và lễ giáo phong ki n. 0,5 điểm * về nghệ thuật và khoa học – kỹ thuật. 1,5 điểm - Nghệ thuật ki n trúc, điêu khắc trong các thế kỷ XVI – XVIII có nhiều công trình giá trị như. trào lưu triết học Ánh sáng, tiêu biểu là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô. Các ông đã kịch liệt phê phán sự thối nát của chế đọ phong ki n và nhà thờ Ki- tô giáo, đưa ra những lý thuyết về việc

Ngày đăng: 12/06/2015, 00:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan