1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn: phương pháp hấp phụ trong xử lý môi trường

50 1,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 889,5 KB

Nội dung

NHÓM 2-PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ GV: TRẦN ĐỨC THẢO 1 Mục lục I. KHÁI NIỆM 2 1. Định nghĩa hấp phụ 2 2. Hấp phụ trong xử lý khí thải 2 3. Cơ chế, nguyên lý và các yếu tố ảnh hưởng quá trình hấp phụ II. PHÂN LOẠI 4 1. Hấp phụ vật lý 2. Hấp phụ hóa học III. VẬT LIỆU HẤP PHỤ 7 1. Các yêu cầu đối với vật liệu hấp phụ 2. Phân loại vật liệu hấp phụ 3. Các nhóm chất hấp phụ trong công nghiệp 4. Một số vật liệu hấp phụ điển hình 5. Quá trình hoàn nguyên - giải hấp IV.THIẾT BỊ HẤP PHỤ 18 1. Thiết bị hấp phụ không hoàn nguyên 2. Thiết bị hấp phụ hoàn nguyên V. CÁC THÔNG SỐ CỦA QUÁ TRÌNH HẤP PHỤ 23 1. Độ xốp của vật liệu hấp phụ 2. Đường cân bằng đẳng nhiệt trong vật liệu hấp phụ 3. Sử dụng phương trình BET trong tính toán VI.ỨNG DỤNG 25 1. Xử lý khí NO x NHÓM 2-PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ GV: TRẦN ĐỨC THẢO 2 2. Xử lý hơi thủy ngân bằng chất hấp phụ piroluzit (phương pháp khô và khô – ướt phối hợp) 3. Xử lý khí H 2 S bằng than hoạt tính 4. Xử lý H 2 S bằng chất hấp phụ oxit sắt Fe 2 O 3 5. Xử lý SO 2 bằng chất hấp phụ thể rắn 6. Xử lý ô nhiễm mùi bằng phương pháp hấp phụ 7. Hấp phụ hơi các dung môi bay hơi 8. Xử lý các halogen và hợp chất của chúng 9. Xử lý các hợp chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh VII.CÔNG NGHỆ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ 40 1. Sơ đồ xử lý khí thải trong sản xuất phân bón 2. Xử lý khí trong công nghệ xử chất thải nguy hại bằng phương pháp đốt 3. Công nghệ xử khí thải máy phát điện 4. Xử lý thải trong lò đốt chất thải rắn y tế 5. Công nghệ xử lý khí thải trong lò hơi 6. Công nghệ làm sạch khí thải từ công nghiệp sợi VISCO khỏi CS 2 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 NHÓM 2-PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ GV: TRẦN ĐỨC THẢO 3 PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ I. KHÁI NIỆM 1. Định nghĩa hấp phụ “Hấp phụ là hiện tượng phân tử chất khí, lỏng các ion được giữ lại trên bề mặt phân cách pha. Bề mặt phân cách pha có thể là lớp khí -lỏng, lỏng - lỏng, khí -rắn và lỏng -rắn.” 2. Hấp phụ trong xử lí khí thải  Là quá trình phân li khí dựa trên ái lực của một số chất rắn đối với một số loại khí có mặt trong hỗn hợp khí nói chung và trong khí thải nói riêng, trong quá trình đó các phân tử chất khí ô nhiễm trong khí thải bị giữ lại trên bề mặt của vật liệu rắn. o Vật liệu rắn được sử dụng trong quá trình này gọi là chất hấp phụ (adsorbent). o Chất khí bị giữ lại trong chất hấp phụ gọi là chất bị hấp phụ (adsorbate). o Những khí không bị hấp phụ gọi là khí trơ. Ví dụ: Hấp phụ SO2 trong khí thải nhà máy nhiệt điện, luyện kim……bằng than hoạt tính thì chất hấp phụ là : than hoạt tính, chất bị hấp phụ: SO2.  Trong quá trình hấp phụ có toả ra một nhiệt lượng, gọi là nhiệt hấp phụ. Bề mặt càng lớn tức độ xốp của chất hấp phụ càng cao thì nhiệt hấp phụ toả ra càng lớn.  Quá trình hấp phụ được sử dụng rộng rãi để khử ẩm trong không khí loại bỏ những chất gây mùi , thu hồi các loại hơi khí có giá trị trong không khí cũng như khí thải, những chất màu, những ion hòa tan trong nước.  Quá trình hấp phụ cơ bản gồm có 3 bước:  Bước 1: Các chất ô nhiễm trong khí thải tiếp xúc với lớp ngoài vật liệu hấp phụ.  Bước 2: Các phân tử chất ô nhiễm di chuyển từ bề mặt chất hấp phụ (diện tích chỉ vài m 2 /g chất hấp phụ) vào các khe bên trong chất hấp phụ (kích thước các khe nhỏ dần từ 50nm đến 2nm). Tổng diện tích bề mặt các khe này lên đến hàng trăm m2/g chất hấp phụ; vì vậy, có thể nói toàn quá trình hấp phụ xảy ra trong các khe nhỏ li ti trên bề mặt chất hấp phụ. NHÓM 2-PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ GV: TRẦN ĐỨC THẢO 4  Bước 3: các phần tử chất ô nhiễm dính chặt vào chất hấp phụ nhờ các lực liên kết.  Quá trình hấp phụ được thực hiện bằng cách: cho tiếp xúc 2 pha ko hòa tan là pha rắn ( chất hấp phụ) với pha khí . Dung chất ( chất bị hấp phụ) sẽ đi từ pha khí đến pha rắn cho đến khi nồng độ của dung chất phân bố giữa 2 pha dạt cân bằng. bây giờ ta cần phải tiến hành giải thoát dung chất ra khỏi pha rắn  giải thoát chất ô nhiễm đã bị hấp thụ phụ ra khỏi bề mặt vật liệu. Quá trình này được gọi là quá trình giải hấp – hoàn nguyên. 3. Cơ chế, nguyên lý và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ  Cơ chế trong quá trình hấp phụ: gồm có 3 giai đoạn  Quá trình khuếch tán chất bị hấp phụ từ môi trường đến bề mặt chất hấp phụ. Giai đoạn này phụ thuộc vào tính chất vật lí và thủy động lực của môi trường.  Các chất bị hấp phụ khuếch tán theo các mao quản đến bề mặt chất hấp phụ.  Giai đoạn cuồi cùng là tương tác hấp phụ  Đặc biệt quá trình hấp phụ được áp dụng phù hợp cho những trường hợp sau:  Chất khí ô nhiễm không cháy được hoặc khó đốt cháy  Chất khí cần khử là có giá trị và cần thu hồi  Chất khí ô nhiễm có nồng độ thấp trong khí thải mà các quá trình khử khí khác không thể áp dụng.  Nguyên lí hấp phụ: thuyết hấp phụ của Lăng – mua: là do phân tử hoặc nguyên tử chất hấp phụ chưa bão hòa hóa trị, do lực hóa trị dư tạo ra liên kết hóa học, khoảng tác dụng của lực này ko lớn hơn đường kính phân tử do đó chỉ hấp phụ 1 lớp. Quá trình hấp phụ chỉ xảy ra trên những điểm đặc biệt được gọi là tâm hấp phụ. Bản chất của hấp phụ thực chất là hút các phân tử chất khí lên bề mặt vật liệu và giữ chúng lại trên bề mặt của chúng.  Các yếu tố ảnh hưởng:  Ảnh hưởng của môi trường: Giữa môi trường và chất tan thường có sự cạnh tranh sự hấp phụ lên bề mặt rắn. Về mặt nhiệt động học, cấu tạo nào có sức căng bề mặt bé hơn sẽ bị hấp phụ mạnh NHÓM 2-PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ GV: TRẦN ĐỨC THẢO 5 hơn lên bề mặt vật rắn. Tuy nhiên, trong thực tế còn có sự tác động của các yếu tố khác.  Ảnh hưởng của bản chất hấp phụ Bản chất là độ xốp của vậ hấp phụ ảnh hưởng lớn đến sự hấp phụ. Vật hấp phụ không phân cực thì hấp phụ chất không cực tốt, và ngược lại.  Ảnh hưởng của nhiệt độ, áp suất( đối với chất khí thì chỉ chịu ảnh hưởng của 2 loại này) Áp suất: áp suất càng cao, khả năng hấp phụ càng tốt. II. PHÂN LOẠI Giữa hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học thật ra khó phân biệt, có khi nó tiến hành song song, có khi chỉ có giai đoạn hấp phụ vật lý tuỳ thuộc tính chất của bề mặt của chất hấp phụ và chất bị hấp phụ, tuỳ thuộc vào điều kiện quá trình (nhiệt độ, áp suất ) 1. Hấp phụ vật lí (physical adsorption):  Các phần tử khí bị giữ lại trên bề mặt chất hấp phụ nhờ lực liên kết giữa các phần tử (lực Vander Waals, lực tương tác tĩnh điện hoặc lực phân tán London).  Quá trình này có toả nhiệt, độ nhiệt toả ra phụ thuộc vào cường độ lực liên kết phân tử và tương đương với entanpy ( nhiệt) ngương tụ của hơi, khí. Nhiệt hấp phụ lý học thường không lớn nằm khoảng 2 – 20 kJ/mol. NHÓM 2-PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ GV: TRẦN ĐỨC THẢO 6  Thích hợp ở nhiệt độ thấp , ngược lại lượng khí bị hấp phụ bằng quá trình hấp phụ vật lí sẽ giảm nhanh và có trị số rất bé khi nhiệt độ cao hơn nhiệt độ tới hạn của chất bị hấp phụ.  Lượng khí bị hấp phụ tỉ lệ thuận với diện tích bề mặt của vật liệu hấp phụ.  Hấp phụ vật lý xảy ra do kết quả của ba hiệu ứng khác nhau: sự định hướng, sự phân tán và sự phản ứng. + Hiệu ứng định hướng: xảy ra trong trường hợp chất hấp phụ và chất bị hấp phụ đều phân cực. Các cực dương và âm của chúng hút lẫn nhau. Điển hình là sự hấp phụ của hơi nước lên bề mặt silicagel. + Hiệu ứng phân tán: xảy ra khi các chất hấp phụ và chất bị hấp phụ đều không phân cực. Ngay cả các chất không phân cực cũng tồn tại hiệu ứng phân cực nhưng không thường xuyên do sự phân bố của electron trong phân tử. Thông qua hiệu ứng này, khi hai phân tử phân cực không thường xuyên đến gần nhau, năng lượng tổng cộng của chúng sẽ suy giảm và chúng dao động đồng bộ với nhau. Ví dụ sự hấp phụ của hơi chất hữu cơ lên than hoạt tính. + Hiệu ứng cảm ứng: xảy ra trong trường hợp một chất phân cực một chất không phân cực. Phân tử chất phân cực có thể tạo ra hiệu ứng phân cực cho phân tử kia khi chúng tiến đến gần nhau. Năng lượng của lien kết này phụ thuộc vào khả năng phân cực của chất không phân cực. Năng lượng của liên kết này rất nhỏ nếu so với năng lượng từ hai hiệu ứng trên. Vì vậy, hệ thống hấp phụ thường sử dụng chất hấp phụ phân cực để hấp phụ chất ô nhiễm phân cực. Ưu điểm:  Tính thuận nghịch: bằng cách hạ thấp áp suất riêng của chất khí cần hấp phụ trong hỗn hợp khí hoặc thay đổi nhiệt độ, khí bị hấp phụ sẽ nhanh chóng bị nhả ra mà bản chất hóa học của nó không hề bị thay đổi.  Giúp thu hồi chất bị hấp phụ có giá trị hoặc khi cần hoàn nguyên chất hấp phụ đã bão hòa để tái sử dụng.  Tốc độ hấp phụ diễn ra rất nhanh. Nhược điểm: chậm hơn hấp phụ hóa học, ko có tính chọn lọc cao, tốn chi phái cho việc hoàn nguyên vật liệu. Ứng dụng thực tế: Sự hấp phụ vật lí đặc trưng nhất là hấp phụ hơi nước trên bề mặt silicagen, than hoạt tính hấp phụ SO 2 … NHÓM 2-PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ GV: TRẦN ĐỨC THẢO 7 2. Hấp phụ hóa học (chemisorption):  Là kết quả của các phản ứng hóa học giữa chất bị hấp phụ và vật liệu hấp phụ  Lực liên kết mạnh hơn nhiều so với lực liên kết trong hấp phụ vật lí  Lượng nhiệt tỏa ra nhiều hơn thường nằm trong khoảng 20 – 400kJ/g.mol  Tính không thuận nghịch. Khi cần giải thoát khí đã bị hấp phụ trong quá trình hấp phụ hóa học thì bản chất hóa học của khí đã bị thay đổi  muốn hoàn nguyên thu hồi khí có giá trị phải chọn vật liệu hấp phụ nào có tính chất hấp phụ vật lí là chủ yếu.  Xảy ra nhanh, tốc độ cao ở điều kiện nhiệt độ cao, phụ thuộc vào nhiệt độ, được gọi là hấp phụ hóa học kích hoạt, ngược lại là qt hấp phụ hóa học ko kích hoạt.  Trong công nghiệp, các chất rắn có khả năng tang tốc độ hấp phụ được sử dụng khá nhiều. Hấp phụ hóa học là quá trình hấp phụ chọn lọc. Chỉ những chất có khả năng phản ứng với chất hấp phụ mới được giữ lại. Quá trình hấp phụ hóa học chỉ dừng lại khi bề mặt chất hấp phụ bị bao phủ hoàn toàn bởi chất bị hấp phụ. Chất bị hấp phụ chỉ phân bố một lớp trên bề mặt chất hấp phụ. Ưu điểm: tốc độ nhanh, chọn lọc cao Nhược điểm: không có khả năng hoàn nguyên, tốn chi phí cho vật liệu hấp phụ. Ứng dụng: hấp phụ VOC bẳng AL 2 O 3 - ZEOLIT… Bảng 1.1: Bảng so sánh hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học Hấp phụ vật lý Hấp phụ hóa học Loại liên kết Tương tác vật lý không có sự trao đổi electron Liên kết hóa học có sự trao đổi electron NHÓM 2-PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ GV: TRẦN ĐỨC THẢO 8 Nhiệt hấp phụ Vài Kcal/mol Vài chục Kcal/mol Năng lượng hoạt hóa Không quan trọng Quan trọng Khoảng nhiệt độ hấp phụ Nhiệt độ thấp Ưu đãi ở nhiệt độ cao Số lớp hấp phụ Nhiều lớp Một lớp Tính đặc thù Ít phụ thuộc vào bản chất của bề mặt, phụ thuộc vào những điều kiện về nhiệt độ và áp suất Có tính đặc thù. Sự hấp phụ chỉ diễn ra khi chất bị hấp phụ có khả năng tạo liên kết hóa học với chất hấp phụ Tính thuận nghịch Có tính thuận nghịch. Sự phản hấp phụ là xu hướng phân bố đều đặn chất bị hấp phụ trở vào môi trường Thường bất thuận nghịch. Quá trình giải hấp tương đối khó vì sản phẩm giải hấp thường bị biến đổi thành phần hóa học III. VẬT LIỆU HẤP PHỤ  Các loại chất hấp phụ bao gồm : than hoạt tính, silicagel, nhựa tổng hợp có khả năng trao đổi ion, cacbon sunfua, than nâu, than bùn, than cốc, đôlomit, cao lanh, tro và các dung dịch hấp phụ lỏng.  Thường là các loại vật liệu dạng hạt có kích thước từ 6 – 10 mm có độ rỗng lớn hình thành do những mạch mao quản li ti nằm bên trong khối vật liệu.  Số lượng mao quản lớn  bề mặt mặt tiếp xúc của vật liệu rất lớn. Vd: than hoạt tính có bề mặt hiệu quả lên đến 10 5 – 10 6 m 2 /kg  Tùy thuộc vào thành phần hóa học mà vật liệu hấp phụ có một số tính chất riêng của chúng. NHÓM 2-PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ GV: TRẦN ĐỨC THẢO 9 1. Các yêu cầu đối với vật liệu hấp phụ Các chất hấp phụ thường được ở dạng: hạt hình nhỏ, thanh, bùn, hoặc đá nguyên khối với hydrodynamic đường kính khoảng 0.5 đến 10 mm. chúng phải chống mài mòn cao, ổn định với nhiệt và đường kính lỗ nhỏ, giúp tăng diện tích bề mặt do đó tăng khả năng hấp phụ. Các chất hấp phụ phải có cấu trúc lỗ xốp riêng biệt với nhau giúp cho chúng có khả năng thoát khí nhanh.  Có khả năng hấp phụ cao: tức là hút được một lượng lớn khí cần khử từ pha khí  Phạm vi tác dụng rộng – tách được nhiều loại khí khác nhau.  Có độ bền cơ học cần thiết: không bị vỡ vụn, nghiền nhỏ trong quá trình vận chuyển.  Khả năng hoàn nguyên dễ dàng: có thể được sử dụng lại  Giá thành thấp. Tất cả các yêu cầu trên đều nhắm mục đích tăng hiệu quả xử lí khí tránh ô nhiễm môi trường đồng thời tiết kiệm chi phí cho quá trình làm việc. 2. Phân loại vật liệu hấp phụ: được chia thành 3 nhóm chính - Vật liệu có cực: trên bề mặt của chúng xảy ra quá trình hấp phụ hóa học nhưng ko làm thay đổi cấu trúc phân tử chất khí cũng như cấu trúc bề mặt của vật liệu hấp phụ. - Vật liệu không có cực: trên bề mặt của chúng xảy ra chủ yếu là hiện tượng hấp phụ vật lí . - Vật liệu mà trên bề mặt của chúng xảy ra quá trình hấp phụ hóa học và quá trình đó làm thay đổi cấu trúc của phân tử khí 3. Các nhóm chất hấp phụ trong công nghiệp  Hợp chất chứa Oxy– điển hình thân nước và phân cực, bao gồm các vật liệu như silicagel và zeolites.  Hợp chất có nguồn gốc Carbon – điển hình thân dầu và kém phân cực, bao gồm các vật liệu như carbon hoạt tính và graphite. NHÓM 2-PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ GV: TRẦN ĐỨC THẢO 10  Hợp chất có nguồn gốc polymer – phân cực hoặc không phân cực phụ thuộc vào nhóm chức trong cấu trúc polymer. Hình: Sự di chuyển của các chất bị hấp phụ trên bề mặt riêng của chất hấp phụ 4. Một số vật liệu hấp phụ điển hình  Than hoạt tính: [...]... giảm thì khả năng hấp phụ sẽ giảm và do đó chất khí bị hấp phụ sẽ được giải thoát khỏi bề mặt của vật liệu c) Hoàn nguyên bằng khí trơ: Dùng khí trơ không chứa chất khí đã bị hấp phụ thổi qua lớp vật liệu hấp phụ Trong trường hợp này áp suất riêng của chất bị hấp phụ trong pha khí sẽ thấp hoặc bằng 0, như vậy sẽ tạo được gradient P ngược chiều so với quá trình hấp phụ và chất hấp phụ trong pha rắn sẽ... đối với các sinh vật trong trường họp xử lý chọn lọc bằng than hoạt tính đóng vai trò như quá trình tiền xử lý cho các bước xử lý tiếp theo  Xử lý “cấp ba” nước thải công nghiệp và đô thị  Xử lý khí thải độc hại, hơi ethanol, hơi hữu cơ, các chất gây mùi… Khi than đã hấp phụ bão hòa, nó không còn khả năng hấp phụ nữa Trong những trường hợp này không pahir bỏ đi mà có thể tái sinh và sử dụng lại được... khi xử lí khí cần phải sử dụng các biện pháp loại bỏ bụi trong thành phần khí vì nó thường gây cản trở cho vật liệu hấp phụ cũng như thiết bị 1 Xử lý khí NOx 26 NHÓM 2-PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ GV: TRẦN ĐỨC THẢO Sử dụng phương pháp hấp phụ để xử lý khí NOx đạt hiệu quả không cao do tính tro của NOx (NOx có tính acid yếu) Bằng các chất hấp phụ như than hoạt tính silicagel, alumogel, than bùn…  NOx được hấp. .. sung vào dòng khí cần xử lý một thể tích không khí với tính toán sao cho lượng oxy trong hỗn họp khí gấp 1,5 lần lượng oxy cần cho quá trình oxy hóa 5 Xử lý SO2 bằng chất hấp phụ thể rắn a Hấp phụ SO2 bằng than hoạt tính: 30 NHÓM 2-PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ GV: TRẦN ĐỨC THẢO Hình: Sơ đồ hệ thống xử lý khí SO2 bằng than hoạt tính 1-phễu chứa vật liệu hấp phụ (than hoạt tính) 2-đo liều lượng 3-tháp hấp phụ. .. độc, làm sạch mài và khử mùi các sản phẩm dầu mỏ Ngày nay trên thế giới, than hoạt tính được coi như là một chất hấp phụ chủ yếu trong công nghệ sử lý làm sạch môi trường bao gồm các lĩnh vực:  Làm sạch nước để uống, xử lí nước sinh hoạt hoặc xử lí nước thải của các công trình có độ nhiễm bẫn thấp  Xử lý nước thải công nghiệp: Người ta sử dụng than hoạt tính trong những trường hợp hấp phụ các chất kém... nhanh chóng nhờ khả năng hấp phụ của các vật liệu Bên cạnh đó, phương pháp này có ưu điểm là thu hồi được NO2 nồng độ cao để điều chế acid nitric phục vụ cho nhu cầu khác của công nghiệp 2 Xử lý hơi thủy ngân bằng chất hấp phụ piroluzit (phương pháp khô và khô – ướt phối hợp) 27 NHÓM 2-PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ GV: TRẦN ĐỨC THẢO Hình:Sơ đồ hệ thống xử lý khí SO2 và hơi thủy ngân bằng vôi và Piroluzit kết hợp... – 850mm Dung lượng hấp phụ có thể đạt từ 0,8 – 18% khối lượng bản thân, Xử lý theo phương pháp khô có thể đạt 97 – 100%  Trường hợp trong khí thải ngoài hơi thủy ngân còn có khí SO2, người ta sử dụng phối hợp cả ướt và khô, phần xử lý ướt là để khử SO2 bằng dung dịch sữa vôi, phần khô là dung piroluzit để hấp phụ hơi thủy ngân  Theo sơ đồ xử lý này, khí thải đi vào scrubo 12, trong đó được tưới dung... thiết bị hấp phụ  Đảm bảo thời gian chu kỳ làm việc (hấp phụ) thích hợp  Có xử lý sơ bộ đối với khí thải để loại bỏ các chất không thể hấp phụ được  Xử lý làm giảm bớt nồng độ ban đầu của chất cần khử trong khí thải để bảo vệ lớp vật liệu hấp phụ khỏi bị quá tải  Phân phối dòng khí đi qua lớp vật liệu hấp phụ một cách đều đặn  Đảm bảo khả năng thay thế mới hoặc hoàn nguyên vật liệu hấp phụ sau... 2, trong đó các oxit mangan kết hợp với SO2, oxy và hơi nước mao dẫn để tạo thành mangan sunfat Vận tốc khí trong tháp hấp phụ khoảng 13 m/s Lượng chất hấp phụ cần cấp cho 1m3 khí thải: 150 – 250 gam Mức độ khử SO2 của chất hấp phụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tỷ lệ giữa lượng chất hấp phụ và lưu lượng khí thải, nhiệt độ và thời gian lưu của chất hấp phụ trong tháp Trung bình, mức độ khử SO2 theo quá... HẤP PHỤ GV: TRẦN ĐỨC THẢO Vận tốc chuyển động của khí trong tháp hấp phụ là 2-2,5 m/s Hiệu quả khử SO2 trong khí thải đạt trên 90% Theo sơ đồ hệ thống ở hình : Khói thải sau khi được lọc bụi sơ bộ qua xiclon 1 đi và tháp hấp phụ 2 theo chiều từ dưới lên trên Chất hấp phụ dạng hạt được cấp vào từ đỉnh tháp và rơi tự do xuống dưới Trong quá trình rơi dòng khí chuyển động ngược chiều, chất hấp phụ khử khí . huỳnh VII.CÔNG NGHỆ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ 40 1. Sơ đồ xử lý khí thải trong sản xuất phân bón 2. Xử lý khí trong công nghệ xử chất thải nguy hại bằng phương pháp đốt 3. Công nghệ xử khí thải. điện 4. Xử lý thải trong lò đốt chất thải rắn y tế 5. Công nghệ xử lý khí thải trong lò hơi 6. Công nghệ làm sạch khí thải từ công nghiệp sợi VISCO khỏi CS 2 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 NHÓM 2-PHƯƠNG PHÁP. NHÓM 2-PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ GV: TRẦN ĐỨC THẢO 1 Mục lục I. KHÁI NIỆM 2 1. Định nghĩa hấp phụ 2 2. Hấp phụ trong xử lý khí thải 2 3. Cơ chế, nguyên lý và các yếu tố ảnh hưởng quá trình hấp phụ II.

Ngày đăng: 11/06/2015, 16:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w