1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

HSG SU8-2011 Huyen Yen Lac

4 162 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 83 KB

Nội dung

PHÒNG GD & ĐT YÊN LẠC ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 8 Năm học 2010-2011 Môn : LỊCH SỬ Thời gian: 120 phút ( Không kể thời gian giao đề) Đề chính thức A. Lịch sử thế giới ( 6 điểm) Câu 1 ( 3 điểm) Trình bày hoàn cảnh, nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868. Câu 2 ( 3 điểm) Trình bày tình hình chung về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trong những năm 1918-1939. B. Lịch sử Việt Nam ( 4 điểm) Câu 3 : (2 điểm): Thực dân Pháp đã thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam như thế nào trong những năm 1858-1859? Em có nhận xét gì về thái độ chống giặc của triều đình Huế ? Câu 4 ( 2 điểm) : Chọn và trình bày nét chính về cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương. ……………HẾT…………… Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 8 Năm học 2010-2011 Môn : LỊCH SỬ ( Đáp án này có 03 trang ) A. Lịch sử thế giới ( 6 điểm) Câu 1 ( 3 điểm) : Trình bày hoàn cảnh, nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868. Đáp án Điểm a. Hoàn cảnh 0,5 - Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng; trong khi đó các nước tư bản phương Tây ( Mĩ, Anh, Pháp…) ngày càng tăng cường can thiệp, tìm cách xâm nhập vào Nhật Bản… 0,25 - Tháng 1.1868, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Đó là cuộc Duy tân Minh Trị, được tiến hành trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị,… 0,25 b. Nội dung 2,0 * Về kinh tế:- Thi hành nhiều cải cách như thống nhất tiền tệ, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng… 0,5 * Về chính trị, xã hội:- Chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. 0,5 * Về giáo dục : - Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kỹ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây. 0,5 * Về quân sự: - Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng. 0,5 c. Ý nghĩa: 0,5 - Đưa Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp 0,25 - Cuộc Duy tân Minh Trị có tính chất là một cuộc cách mạng tư sản 0,25 Câu 2 ( 3 điểm) : Trình bày tình hình chung về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trong những năm 1918-1939. Đáp án Điểm Tình hình chung về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trong 3 những năm 1918-1939: - Đầu thế kỷ XX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Chỉ có Xiêm ( Thái Lan) tương đối tự chủ… 0,25 - Sau thất bại của những cuộc khởi nghĩa dưới ngọn cờ “ phò vua cứu nước”, tầng lớp trí thức mới ở nhiều nước Đông Nam Á đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc theo con đường dân chủ tư sản. 0,25 - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh chống đế quốc dâng cao mạnh mẽ. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga cũng ảnh hưởng đến khu vực này. 0,5 - Bắt đầu từ những năm 20, trong phong trào đấu tranh giành độc lập xuất hiện một nét mới: Giai cấp vô sản ở Đông Nam Á từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng…( xuất hiện một số Đảng Cộng sản ở khu vực: Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a tháng 5.1920; Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 2.1930…) 0,5 - Dưới sự lãnh đạo của các Đảng cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở nhiều nước đã vùng lên đấu tranh chống đế quốc ( nổi bật là các cuộc khởi nghĩa Gia-va và Xu-ma-tơ-ra ở In-đô-nê-xi-a năm 1926-1927 và phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh ở Việt Nam năm 1930-1931…) 0,5 - Cùng với sự phát triển của phong trào vô sản, phong trào dân chủ tư sản cũng có bước tiến rõ rệt so với những năm đầu thế kỉ XX 0,25 - Đã xuất hiện các chính đảng có tổ chức và ảnh hưởng xã hội rộng lớn như Đảng Dân tộc ở In-đô-nê-xi-a, phong trào Tha-kin ở Miến Điện… 0,25 - Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á vẫn chưa giành được thắng lợi có ý nghĩa quyết định. 0,5 B. Lịch sử Việt Nam ( 4 điểm) Câu 3 : (2 điểm): Thực dân Pháp đã thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam như thế nào trong những năm 1858-1859? Em có nhận xét gì về thái độ chống giặc của triều đình Huế ? Đáp án Điểm a. Âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp trong những năm 1858-1859 : 1,5 - Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiểm các nước phương Đông; trong đó thực dân Pháp đã đẩy mạnh kế hoạch thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam. 0,25 - Sau nhiều lần khiêu khích, lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, Pháp đem quân xâm lược Việt Nam. 0,25 - Chiều 31.8.1858, 3000 quân Pháp-Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Âm mưu của Pháp là chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng. 0,25 - Rạng sáng 1.9.1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Sau 5 tháng xâm lược, thực dân Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. 0,25 - Thất bại trong âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh ở Đà Nẵng, tháng 2- 1859, quân Pháp kéo vào Gia Định với âm mưu chiếm vựa lúa Nam Bộ, triệt nguồn tiếp tế lương thực của triều đình nhà Nguyễn, dò đường sang xâm lược Cam-pu-chia…. Ngày 17-2-1859, Pháp tấn công chiếm thành Gia Định. 0,5 * Nhận xét về thái độ chống giặc của triều đình Huế : - Triều đình tỏ thái độ cầu hòa, sợ giặc, do dự, thiếu quyết đoán, không kiên quyết chống giặc, không có đường lối kháng chiến rõ ràng, từng bước đầu hàng giặc… 0,5 Câu 4 ( 2 điểm) : Chọn và trình bày nét chính về cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương. Đáp án Điểm * Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) 0,25 - Lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa là Phan Đình Phùng…, bên cạnh Phan Đình Phùng còn có nhiều tướng lĩnh tài ba khác, tiêu biểu là Cao Thắng. 0,25 - Từ 1885 đến 1888, nghĩa quân lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn khí giơí, tích lương thảo…Lực lượng nghĩa quân được chia làm 15 quân thứ…, phân bố trên địa bàn bốn tỉnh : Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Họ tự chế tạo được súng trường… 0,5 - Từ 1888 đến 1895 là thời kỳ chiến đấu của nghĩa quân. Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, có sự chỉ huy thống nhất, phối hợp tương đối chặt chẽ, nghĩa quân đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của địch. 0,25 - Thực dân Pháp tập trung binh lực, xây dựng đồn bốt dày đặc nhằm bao vây cô lập nghĩa quân, chúng mở nhiêù cuộc tấn công quy mô vào căn cứ Ngàn Trươi… 0,25 -Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ, lực lượng suy yếu dần. Sau khi Phan Đình Phùng hi sinh ( 12-1895), cuộc khởi nghĩa duy trì thêm một thời gian rồi tan rã. 0,25 * Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, địa bàn hoạt động rộng, thời gian kéo dài, được tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất, nghĩa quân đã lập được nhiều chiến công, gây cho thực dân Pháp nhiều khó khăn. 0,25 Lưu ý : Trên đây là những nội dung mà khi làm bài học sinh phải đề cập tới. Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đủ nội dung, chính xác, lô gíc, khoa học.

Ngày đăng: 11/06/2015, 09:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w