Thuyết phục bạn Sơn không chơi thả diều trên đường tàu nữa.. 4/ Khi nghe tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt thấy gì?. Thấy Lan đang chơi chuyền thẻ trên
Trang 1Trường: - ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Lớp: - - MÔN TIẾNG VIỆT – KHỐI 5
Họ và tên: -
Thời gian: 60 phút
( Không tính thời gian phần kiểm tra đọc thầm)
Điểm
Đọc thành tiếng:………
Đọc thầm: ………
Viết:………
Lời phê của GV
GV coi: ………
GV chấm: ……….
I/ Kiểm tra đọc: ( 10 điểm)
* Đọc thành tiếng ( 5 điểm)
* Đọc thầm và làm bài tập: ( 5 điểm)
HS đọc thầm bài tập đọc “Út Vịnh” (SGKTV 5, tập 2 - trang 136,137) và
khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 7 và trả lời câu
8 đến câu 10
1/ Nhà Út Vịnh ở đâu?
a Ở ngay bên bờ biển
b Ở ngay bên đường sắt
c Ở ngay bên bờ sông
2/ Đoạn đường sắt chạy qua nhà Út Vịnh có sự cố gì ?
a Có tảng đá nằm trên đường ray, ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray
b Trẻ chăn trâu ném đá lên tàu
c Cả 2 ý trên
3/ Út Vịnh đã làm gì để hưởng ứng phong trào “ Em yêu đường sắt quê em”?
a Báo cho Lan, Hoa biết tàu hỏa đến
b Thuyết phục bạn Sơn không chơi thả diều trên đường tàu nữa
c Cứu Lan thoát nạn trong gang tấc
4/ Khi nghe tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt thấy gì?
a Thấy Sơn chạy trên đường tàu thả diều
b Thấy Lan đang chơi chuyền thẻ trên đường tàu
c Thấy Hoa đang chơi chuyền thẻ trên đường tàu
d Thấy Hoa và Lan đang chơi chuyền thẻ trên đường tàu
5/ Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ?
a Út Vịnh lao ra như tên bắn và la lớn báo tàu hỏa đến, sau đó nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng
b Út Vịnh lao ra như tên bắn và la lớn báo tàu hỏa đến, sau đó quay lưng vào nhà
c Út Vịnh đứng tại chỗ không nói gì cả
6/ Em học tập được ở Út Vịnh điều gì?
a Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai
b Thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ
Trang 2c Cả 2 ý trên.
7/ Dấu phẩy trong câu “ Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo” có tác dụng gì ?
a Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
b Ngăn cách các vế câu.
c Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.
d Tất cả các ý trên
8/ Đặt dấu hai chấm vào chỗ thích hợp trong câu sau:
Lan đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập bút, thước, sách, vở.
9/ Viết tiếp một vế câu để dòng sau thành câu ghép.
Nhờ cô giáo thường xuyên chỉ bảo, giúp đỡ mà………
………
10/ Tìm và viết câu thành ngữ, tục ngữ thích hợp với nghĩa của câu sau:
Lớp trước già đi, có lớp sau thay thế
………
………
II/ Kiểm tra viết: ( 10 điểm)
A Chính tả: ( 5 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài chính tả “ Tà áo dài Việt Nam” – SGKTV 5, tập 2 – trang 122 ( từ Từ đầu thế kỉ XIX……… đôi vạt phải)
Trang 32/ Tập làm văn: (5 điểm)
Đề bài:
Em hãy tả cảnh trường em trước buổi học
Trang 5Hướng dẫn đánh giá cho điểm
Môn: Tiếng Việt – Khối 5 I/ Kiểm tra đọc:
Câu 1: ( 0,5 điểm)
Ý đúng là b Ở ngay bên đường sắt.
Câu 2: ( 0,5 diểm)
Ý đúng là ý c Cả 2 ý trên.
Câu 3 : ( 0,5 điểm)
Ý đúng là ý b Thuyết phục bạn Sơn không chơi thả diều trên đường tàu nữa Câu 4 : ( 0,5 điểm)
Ý đúng là ý d Thấy Hoa và Lan đang chơi chuyền thẻ trên đường tàu
Câu 5: ( 0,5 điểm)
Ý đúng là ý a Út Vịnh lao ra như tên bắn và la lớn báo tàu hỏa đến, sau đó
nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng
Câu 6: ( 0,5 điểm)
Ý đúng là ý c Cả 2 ý trên
Câu 7: ( 0,5 điểm)
Ý đúng là ý c.Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ
Câu 8: ( 0,5 điểm)
Lan đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập: bút, thước, sách, vở
Câu 9: ( 0,5 điểm)
VD: Nhờ cô giáo thường xuyên chỉ bảo, giúp đỡ mà bạn Nam học tập tiến bộ
hơn
Câu 10: ( 0,5 điểm)
Tre già, măng mọc
II/ Kiểm tra viết:
1.Chính tả: ( 5 điểm)
- Trình bày đúng bài chính tả theo thể thức văn xuôi, không mắc lỗi chính tả , chữ viết rõ ràng ( 5đ)
- Mội lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu, vần, dấu câu; không viết hoa đúng qui định), trừ 0,5 điểm
* Lưu ý: Nếu viết chữ không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn… toàn bài trừ 1 điểm
2 Tập làm văn: ( 5 điểm)
- Bài viết đầy đủ 3 phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài : được 1,5 điểm
- Bài viết có nội dung miêu tả; dùng từ diễn đạt thành câu, rõ ý, sử dụng dấu câu hợp lí, viết đúng chính tả được 3,5 điểm
* Lưu ý: Tùy theo mức độ sai sót mà giáo viên có thể cho các mức điểm ở phần nội dung miêu tả là : 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5 điểm