Môi trường và các nhân tố sinh thái

10 1.5K 6
Môi trường và các nhân tố sinh thái

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHẦN VII: SINH THÁI HỌC CHƯƠNG I: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT (CTC) CHƯƠNG I: CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG (CTNC) BÀI 35: MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI (CTC) BÀI 47: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI BÀI 48, 49: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NTST LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT BÀI 50: KHẢO SÁT VI KHÍ HẬU CỦA MỘT KHU VỰC (CTNC) I. YÊU CẦU THEO CHUẨN KIẾN THỨC – KỸ NĂNG: Về kiến thức: - Nêu được các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm). - Nêu được một số quy luật tác động của các nhân tố sinh thái : quy luật tác động tổng hợp, quy luật giới hạn. - Nêu được các khái niệm nơi ở và ổ sinh thái. - Nêu được một số nhóm sinh vật theo giới hạn sinh thái của các nhân tố vô sinh. - Nêu được sự thích nghi sinh thái và tác động trở lại của sinh vật lên môi trường. Về kĩ năng: Tìm ví dụ thực tế về việc vận dụng quy luật tác động tổng hợp và quy luật giới hạn của các nhân tố vô sinh trong chăn nuôi, trồng trọt. II. NỘI DUNG: 1. Theo chương trình chuẩn: a. Nhân tố sinh thái: - Nhân tố sinh thái (NTST) là những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật. - Có hai nhóm NTST cơ bản : Vô sinh và hữu sinh. + Nhân tố vô sinh: là tất cả các nhân tố vật lí, hoá học của môi trường xung quanh sinh vật. Ví dụ : Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm… + Nhân tố hữu sinh: là thế giới hữu cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) này với một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) khác sống xung quanh. - Các nhân tố sinh thái tác động lên cơ thể sinh vật theo các quy luật: + Quy luật giới hạn sinh thái: Mỗi loài có một giới hạn chịu đựng đối với một nhân tố sinh thái nhất định. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được + GV có thể yêu cầu HS về đọc thêm về quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái. Bổ sung: Giới hạn sinh thái Giới hạn sinh thái: là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. - Khoảng thuận lợi: là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho sinh vật sinh thực hiện các chức năng sống tốt nhất - Khoảng chống chịu: khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lý của sinh vật. b. Phân biệt nơi ở và ổ sinh thái: - Nơi ở là địa điểm cư trú của các loài. - Ổ sinh thái của một loài là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài. Đối với HS khá, giỏi cần phân biệt rõ 2 khái niệm này bằng ví dụ. c. Sự thích nghi của sinh vật với ánh sáng : - Sự thích nghi của thực vật thích nghi với điều kiện chiếu sáng của môi trường. Điểm phân biệt Cây ưa sáng Cây ưa bóng Hình thái, giải phẫu + Thân cây nếu mọc riêng lẻ thường thấp, phân cành nhiều, tán rộng ; cây mọc ở nơi nhiều cây thân cây cao, mọc thẳng, cành tập trung phần ngọn, lá và cành phía dưới sớm rụng. + Thân cây nhỏ ở dưới tán các cây khác, nhiều tầng. + Lá nhỏ, màu nhạt, mặt trên có tầng cutin dày, bóng, phiến lá dày, mô giậu phát triển, lá thường xếp xiên góc (nghiêng so với mặt đất) + Lục lạp có kích thước nhỏ. + Lá to, tầng cutin mỏng, màu đậm, phiến lá mỏng, mô giậu kém phát triển, lá thường xếp xen kẽ nhau và nằm ngang so với mặt đất. + Lục lạp có kích thước lớn. Sinh lí + Cường độ quang hợp và hô hấp cao dưới ánh sáng mạnh. + Cường độ quang hợp và hô hấp cao dưới ánh sáng yếu. * Thực vật chịu bóng: Mang những đặc điểm trung gian giữa hai nhóm trên. Gồm những loài phát triển được cả ở nơi giàu ánh sáng và những nơi ít ánh sáng, tạo nên những tấm thảm xanh ở đáy rừng. - Sự thích nghi của động vật với ánh sáng. + Động vật có cơ quan chuyên hoá tiếp nhận ánh sáng → Thích nghi hơn với điều kiện ánh sáng luôn thay đổi + Ánh sáng giúp cho động vật có khả năng định hướng trong không gian và nhận biết các vật xung quanh. + Cường độ và thời gian chiếu sáng có ảnh hưởng tới hoạt động sinh trưởng và sinh sản của sinh vật (dành cho HS khá, giỏi) * Chia động vật thành 2 nhóm : Nhóm hoạt động ban ngày và nhóm hoạt động ban đêm. d. Sự thích nghi của sinh vật với nhiệt độ: Theo sự thích nghi của động vật với nhiệt độ môi trường người ta chia động vật làm hai nhóm : + Động vật biến nhiệt : Thân nhiệt biến đổi theo nhiệt độ môi trường. + Động vật hằng nhiệt : Thân nhiệt ổn định, độc lập với sự biến đổi của nhiệt độ môi trường. Động vật hằng nhiệt ổn định nhiệt độ cơ thể chủ yếu qua sự thích nghi về hình thái, cấu tạo giải phẩu, hoạt động sinh lý của cơ thể và tập tính lẫn tránh nơi có nhiệt dộ không phù hợp. Hai quy tắc sau thể hiện sự thích nghi về mặt hình thái của sinh vật với nhiệt độ môi trường. Các quy tắc Nội dung Quy tắc về kích thước cơ thể (quy tắc Becman) Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới (khí hậu lạnh) thì kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài hay loài có quan hệ họ hàng gần nhau sống ở vùng nhiệt đới ấm áp. Quy tắc về diện tích bề mặt cơ thể (quy tắc Allen) Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và các chi thường bé hơn tai, đuôi, chi của động vật ở vùng nóng. Đối với HS khá, giỏi cần nắm được tỉ số S/V để giải thích các hiện tượng trên. Hai quy tắc trên cho thấy: động vật hằng nhiệt sống ở nơi nhiệt độ thấp có tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể (S) với thể tích cơ thể (V) giảm - (tỉ số S/V giảm). Góp phần hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể. Về kỹ năng: - GV hướng dẫn học sinh tìm ví dụ thực tế về việc vận dụng quy luật tác động tổng hợp và quy luật giới hạn của các nhân tố vô sinh trong chăn nuôi, trồng trọt ở địa phương. - Ở bài này GV chú ý rèn luyện được kĩ năng phân tích các yếu tố môi trường và xây dựng được ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên. 2. Theo chương trình nâng cao: a. Khái niệm môi trường: Môi trường là tất cả các nhân tố bao quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật. Có các loại môi trường sống chủ yếu: Môi trường cạn (mặt đất và lớp khí quyển), môi trường đất, môi trường nước (nước mặn, nước ngọt, nước lợ), môi trường sinh vật (thực vật, động vật, con người). b. Các quy luật sinh thái: - Quy luật tác động tổng hợp: Tất cả các NTST của môi trường đều gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật. - Quy luật tác động không đồng đều: Các NTST tác động không đồng đều lên sinh vật. Mỗi NTST tác động không đồng đều lên các loài khác nhau. Mỗi NTST tác động không đồng đều lên các giai đoạn phát triển hay trạng thái sinh lí khác nhau của một cơ thể. Tác động của các NTST lên cơ thể sinh vật phụ thuộc vào: bản chất của nhân tố (nhiệt, ẩm); cường độ (mạnh, yếu) hay liều lượng (nhiều, ít) tác động; cách tác động (liên tục, gián đoạn, ổn định, dao động) và thời gian tác động (dài, ngắn) c. Sự thích nghi của động vật với ánh sáng: Theo sự thích nghi của động vật với ánh sáng người ta chia thành các nhóm: - Động vật ưa hoạt động ban ngày có những đặc điểm sinh thái : + Cơ quan thị giác phát triển, từ cơ quan cảm quang của động vật bậc thấp đến mắt có cấu tạo phức tạp ở động vật bậc cao. + Thân con vật có màu sắc, nhiều trường hợp rất sặc sỡ để nhận biết động loại, ngụy trang hay dọa nạt - Động vật ưa hoạt động ban đêm: sống trong hang, dưới biển sâu có những đặc điểm sinh thái : + Thân có màu sẫm. + Mắt có thể phát triển (cú, chim lợn ) hoặc nhỏ lại (lươn), tiêu giảm phát triển xúc giác, có cơ quan phát sáng. + Nhiều loài lại ưa hoạt động vào lúc chiều tối hay sáng sớm. - Một số sâu bọ có hiện tượng ngừng sinh sản khi thời gian chiếu sáng trong ngày không thích hợp (gọi là hiện tượng đình dục) - Nhịp sinh học: Tính chu kỳ của nhiều yếu tố tự nhiên, nhất là những yếu tố khí hậu đã quyết định đến mọi quá trình sinh lý – sinh thái diễn ra ngay trong cơ thể của mỗi loài, tạo cho sinh vật hoạt động theo nhũng nhịp điệu chuẩn xác như những chiếc đồng hồ sinh học d. Sự thích nghi của động vật với nhiệt độ: Các quy tắc Nội dung Giải thích Quy tắc về kích thước cơ thể Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới (khí hậu lạnh) thì kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài hay loài có quan hệ họ hàng gần nhau sống ở vùng nhiệt đới ấm áp. Động vật hằng nhiệt sống ở nơi nhiệt độ thấp kích thước cơ thể lớn→ tỉ lệ S/V nhỏ để giảm sự thoát nhiệt. Kích thước lớn → tích luỹ được nhiều chất dinh dưỡng → sống qua mùa đông kéo dài. Lớp mỡ dưới da có tác dụng cách nhiệt → hạn chế sự toả nhiệt. Quy tắc về diện tích bề mặt cơ thể Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và các chi thường bé hơn tai, đuôi, chi của động vật ở vùng nóng. Động vật hằng nhiệt sống ở nơi nhiệt độ thấp, phần thò bé → tỉ lệ S/V nhỏ để giảm sự thoát nhiệt. Biết công thức tính tổng nhiệt hữu hiệu ở động vật biến nhiệt và ứng dụng trong sản suất. T = (x – k) n T: tổng nhiệt hữu hiệu ngày; x; nhiệt độ môi trường; k là nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển; n: số ngày cần để hoàn thành một giai đoạn hay cả đời sống của sinh vật. Ví dụ: Một loài ruồi quả, khi sống ở Hà Nội nhiệt độ trung bình ngày là 26 o C thì thời gian phát triển là 20 ngày. a. Hãy tính tổng nhiệt hữu hiệu cần cho một chu kì sống của loài ruồi quả này ở Hà Nội. b. Nếu cũng loài ruồi đó, sống ở Thanh Hoá có nhiệt độ trung bình ngày là 27,5 o C thì thời gian phát triển được dự đoán ở loài này là bao nhiêu ? Biết rằng nhiệt độ ngưỡng phát triển của loài này là 13,5 o C. c. Từ kết quả của câu a và b có thể rút ra nhận xét gì ? Hướng dẫn : a. Tổng nhiệt hữu hiệu cần cho một chu kì sống của loài ruồi quả này ở Hà Nội : T = (x - k) n = (26 – 13,5) 20 = 250 độ.ngày b. Thời gian phát triển của loài khi sống ở Thanh Hoá là : T: (x – k) = 250 : (27,5 -13,5) ≈ 18 ngày c. Nhận xét : Nhiệt độ trung bình của môi trường càng tăng thì thời gian phát triển của loài càng ngắn lại → Cùng một loài nếu sống ở vùng nóng hơn thì số thế hệ trong năm càng nhiều hơn. Đối với HS khá, giỏi có thể yêu cầu về nhà tìm hiểu thêm sự thích nghi của thực vật với nhiệt độ. e. Thích nghi của thực vật trên cạn với độ ẩm: - Cây ưa ẩm: Sống nơi ẩm ướt, lá to và mỏng, tầng cutin rất mỏng. Khả năng điều tiết nước yếu, gặp điều kiện khô hạn như khi nắng nóng quá cây thoát nước nhanh nên bị héo. - Cây ưa hạn: + Chống mất nước : Lá tiêu giảm hoặc biến thành gai (xương rồng). Phiến lá hẹp, dài. + Dự trữ nước : Thân có nhiều tế bào chứa nước, khi gặp mưa cây tích luỹ một lượng nước trong cơ thể, trong củ + Lấy nước : Rễ mọc sâu trong lòng đất, hoặc lan rộng để hấp thụ nước + Trốn hạn : Khi khô hạn lâu, hoạt động sinh lí của cây yếu, ban ngày lỗ khí đóng để hạn chế mất nước. Hạt rụng xuống, ngủ nghỉ. Khi gặp điều kiện thuận lợi thì nảy mầm. - Cây trung sinh : Có tính chất trung gian giữa 2 nhóm trên. f. Thích nghi của động vật ở cạn : - Động vật ưa ẩm (ếch, nhái, giun đất ) nhu cầu về độ ẩm môi trường hoặc trong thức ăn cao. Da ẩm ướt và là cơ quan trao đổi nước, khí của cơ thể (ếch nhái). Hoạt động nhiều vào ban đêm, trong bóng râm hoặc trốn tránh vào các hang hốc. Vào mùa đông lạnh hoặc khi thiếu nước thì ếch nhái có thể ngủ thời gian dài trong hang hoặc vùi mình trong bùn ẩm ướt. - Động vật ưa khô sống được ở nơi có độ ẩm thấp, thiếu nước lâu dài. Có một số đặc điểm : + Chống thoát hơi nước: giảm lỗ chân lông, hoá sừng, phân khô, nước tiểu ít + Chứa nước: tích luỹ dưới dạng mỡ (bướu ở lạc đà), ốc miệng có nắp chứa nước. + Lấy nước: chủ động tìm nguồn nước, sử dụng các loại nước (lạc đà sử dụng cả nước mặn), uống nước nhiều. Một số ĐV có thể tạo nước trong cơ thể nhờ quá trình phân giải mỡ. + Trốn hạn : khi thời tiết khô thì di trú đến nơi có độ ẩm cao và ổn định, di cư trốn hạn (nhiều loài côn trùng), hoạt động về đêm… g. Sự tác động tổ hợp của nhiệt - ẩm: GV giúp HS thấy được tác động tổng hợp của nhiệt - ẩm, hiểu được khái niệm thuỷ nhiệt đồ và ứng dụng của nó. Nhiệt - ẩm quy định sự phân bố của các loài trên bề mặt hành tinh, tạo ra vùng sống của sinh vật gọi là thủy nhiệt đồ. h. Sự tác động của các nhân tố sinh thái khác: Đây là nội dung không bắt buộc trong chương trình. GV có thể cho HS tự đọc. - Sự thích nghi của sinh vật với sự vận động của không khí: + Thực vật: Hạt: Có túm lông, có cánh, có gai dài → dễ phát tán; Thân: thường thấp hoặc thân bò; Rễ: Ăn sâu, có bạnh rễ, có rễ phụ, rễ chống. + Động vật: Có màng da nối các chi để bay, côn trùng có cánh ngắn hoặc tiêu giảm. - Sự thích nghi của thực vật với lửa: Sống ở vùng khô hạn, nhiều gió, để thích nghi với lửa cháy tự nhiên, một số thực vật có đặc điểm: thân có vỏ dày chịu lửa, thân ngầm… i. Sự tác động trở lại của sinh vật lên môi trường: Sự tác động của môi trường và sinh vật là tác động tương hỗ: Các nhân tố của môi trường tác động đến sinh vật làm sinh vật có những biến đổi thích nghi, ngược lại sinh vật cũng tác động trở lại làm biến đổi môi trường. Sự biến đổi càng mạnh khi sinh vật sống trong các tổ chức càng cao (quần thể, quần xã). Liên hệ với sự tác động của con người → xây dựng ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên. GV cần lưu ý thêm HS : Sự tác động qua lại giữa sinh vật và các nhân tố sinh thái qua nhiều thế hệ hình thành ở sinh vật những đặc điểm thích nghi với các điều kiện khác nhau của môi trường về hình thái, giải phẫu, sinh lí và tập tính hoạt động. Về kỹ năng: - Thực hành : Khảo sát vi khí hậu của một vùng: Học sinh làm quen với những dụng cụ nghiên cứu sinh thái đơn giản. Làm quen với cách đo đạc, khảo sát một vài nhân tố sinh thái đơn giản. Biết ghi chép, đánh giá và thảo luận các kết quả thu được. - Tìm ví dụ thực tế về việc vận dụng quy luật tác động tổng hợp và quy luật giới hạn của các nhân tố vô sinh trong chăn nuôi, trồng trọt. - HS có kĩ năng giải bài tập. Ví dụ 1: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhiệt độ lên các giai đoạn phát triển khác nhau của sâu đục thân lúa. Trứng Sâu Nhộng Bướm D (ngày) 8 39 10 2 - 3 S ( 0 ngày) 81.1 507.2 103.7 33 Giai đoạn sâu non có 6 tuổi phát triển với thời gian phát triển như nhau. Bướm tập trung đẻ trứng vào ngày thứ 2 (hoặc thứ 3) sau khi vũ hoá. Ngày 30 - 3 qua điều tra loại sâu đục thân lúa thấy xuất hiện sâu non ở cuối tuổi 2 (biết nhiệt độ trung bình là 25 o C). a. Hãy tính nhiệt độ thềm phát triển đối với mỗi giai đoạn phát triển của sâu đục thân lúa ? b. Hãy xác định thới gian xuất hiện của sâu trưởng thành, trình bày phương pháp phòng trừ có hiệu quả ? Ví dụ 2: Một nhà sinh thái học so sánh sinh trưởng của một loài thực vật thân cỏ mọc ở 2 vị trí A và B khác nhau. Để so sánh quần thể từ 2 vị trí, ở mỗi vị trí nhà sinh thái học thu lấy 30 cá thể, đo chiều dài rễ, sinh khối rễ và sinh khối chồi lá. Số liệu thu được được ghi trong bảng sau : Vị trí Chiều dài trung bình rễ (cm) Sinh khối trung bình rễ (g) Sinh khối trung bình chồi (g) A 27.2 + 0.2 348.7 + 0.5 680.7 + 0.1 B 13.4 + 0.3 322.4 + 0.6 708.9 + 0.2 Theo như các số liệu thu được, nhận định nào dưới đây là đúng ? 1. Nước trong đất ở vị trí B ít hơn ở vị trí A 2. Năng suất thực vật ở vị trí A cao hơn ở vị trí B. 3. Nước trong đất ở vị trí A ít hơn ở vị trí B. Ví dụ 3: Một gam nhộng mọt bột lớn, trong 1 giờ ở nhiệt 10 0 C cần 45mm 3 ôxi, ở nhiệt độ 26 0 C cần 199mm 3 ôxi, ở nhiệt độ 30 0 C cần 495mm 3 ôxi và ở nhiệt độ 32,5 0 C cần 592mm 3 ôxi. a. Vẽ đồ thị biểu diễn nhu cầu ôxi của nhộng mọt bột lớn phụ thuộc vào nhiệt độ. b. Từ đó rút ra mối quan hệ giữa nhiệt độ và hô hấp. III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: 1. MỨC ĐỘ BIẾT: Câu 1: Môi trương sống của sinh vật gồm có: A. Đất-nước-không khí B. Đất-nước-không khí-sinh vật C. Đất-nước-không khí-trên cạn D. Đất-nước-trên cạn-sinh vật Câu 2: Giới hạn sinh thái là A. Giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhận tố sinh thái. B. Giới hạn khả năng sinh sản của sinh vật. C. Giới hạn phạm vi lãnh thổ của một loài. D. Giới hạn phạm vi giao phối của sinh vật. Câu 3: Người ta chia các nhân tố sinh thái chính thành: A. Nhóm nhân tố sinh thái bất lợi và có lợi B. Nhóm nhân tố sinh vật và con người C. Nhân tố sinh thái của khí quyển và thủy quyển D. Nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh Câu 4. Khoảng nhiệt độ thuận lợi là: A. Khoảng nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp với khả năng sinh sản của sinh vật. B. Khoảng nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp với khả năng sinh sản của sinh vật C. Khoảng nhân tó sinh thái ở mức độ phù hợp đảm bảo cho loài sinh vật nào đó thực hiện các chức năng sống tốt nhất D. Khoảng các nhân tố sinh thái đảm bảo tốt nhất cho một loài, ngoài khoản này sinh vật sẽ không chịu được Sử dụng các dữ kiện sau để trả lời từ câu 5 đến câu 8: Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh 5,6 độ C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 42 độ C, trên nhiệt độ này cá chết các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 20 – 35 độ C. Câu 5: Từ 5,6 độ C đến 42 độ C gọi là: A. Khoảng thuận lợi của loài B. Giới hạn chịu đựng về nhân tố nhiệt độ C. Điểm gây chết giới hạn dưới D. Điểm gây chết giới hạn trên. Câu 6: Mức 5,6 độ C được gọi là: A. Điển gây chết dưới hạn dưới. B. Điểm gây chết giới hạn trên C. Điểm thuận lợi D. Giới hạn chịu đựng Câu 7: Mức 42 độ C gọi là: A. Điểm gây chết dưới hạn dưới B. Điểm gây chết giới hạn trên C. Điểm thuận lợi D. Giới hạn chịu đựng Câu 8: Khoảng 20 đến 35 độ C gọi là: A. Điểm gây chết dưới hạn dưới B. Điểm gây chết giới hạn trên C. Điểm thuận lợi D. Giới hạn chịu đựng Câu 9: Tổng nhiệt hữu hiệu là: A. Nhiệt lượng cần thiết cho sự hô hấp B.Nhiệt lượng cần thiết cung cấp cho quá trình đồng hóa. C. Nhiệt lượng tỏa ra trong một chu kì sống D. Nhiệt lượng cần thiết để hoàn thành một giai đoạn phát triển hay một chu kì sống của loài. Câu 10:Tổng nhiệt hữu hiệu có đơn vị tính bằng: A. Độ C B. Độ F C. Độ/ngày D.Độ / tháng Câu 11: Ánh sáng nhìn thấy trực tiếp tham gia quang hợp quyết định đến sự phân bố của thực vật có bước sóng bao nhiêu A o ? A. Lớn hơn 7600 B. 3600-7600 C.Nhỏ hơn 3600 D.4000 Câu 12: Dựa vào sự thích nghi của thực vật đối với ánh sáng người ta chia thực vật thành các nhóm. A. Cây ưa sáng và cây ưa tối B. Cây ưa sáng, cây ưa bóng và cây chịu bóng C. Cây ưa hạn và cây ưa ẩm D. Cây trung sinh , cây ẩm sinh và cây hạn sinh Câu 13: Cây chịu bóng có đặc điểm? A. Thích nghi với ánh sáng khuếch tán, là cây dây leo ở tầng thấp B. Là cây dây leo ở tầng thấp C. Là nhóm trung gian phát triển được cả nơi nhiều ánh sáng và nơi có ít ánh sáng. D. Là những cây thân bụi tầng thấp. Câu 14: Dựa vào sự thích nghi của động vật đối với ánh sáng người ta chia động vật thành các nhóm: A. Ưa sáng, ưa tối B. Ưa khô, ưa ẩm C. Chịu sáng, chịu bóng, chịu tối D. Hoạt động ngày, đêm. Câu15: Muốn trồng cây sinh trưởng và phát triển tôt có năng suất cao không chỉ tạo điều kiện tốt về ánh sáng mà còn cần tổ hợp nhiều nhân tố khác. Đây là vận dụng quy luật sinh thái cơ bản nào? A. Giới hạn sinh thái B. Tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thai C.Tác động qua lại của các nhân tố sinh thái D. Tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái. Câu 16: Môi trường tường xuyên tác động lên đời sống sinh vật làm chúng không ngừng biến đổi. Ngược lại sinh vật cũng tác động lại môi trường và cải biến môi trường. Đây là nội dung của quy luật nào? A. Giới hạn sinh thái B. Tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thai C.Tác động qua lại của các nhân tố sinh thái D. Tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái. Câu 17: Cơ chế của nhịp sinh học liên quan đến nhân tố sinh thái chủ yếu nào? A. Nhiệt độ B. ánh sáng C. độ ẩm D. Thức ăn Câu 18: Ở động vật, cơ chế hoạt động của đồng hồ sinh học có liên quan đến tác nhân chủ yếu nào? A. Tập tính bẫm sinh B. Tập tính thứ sinh C. Hoạt động của các giác quan D. Sự điều hòa thần kinh và thể dịch Câu 19: Nhiều loài cây có những đặc điểm thích nghi khi lửa cháy lướt qua như thế nào? A. Thân có vỏ mỏng sần sùi, cây thân thảo có thân ngầm dưới mặt đất, mặt nước để tránh lửa B. Thân có vỏ dày, chịu lửa tốt, cây thân thảo có thân ngầm dưới mặt đất, mặt nước để tránh lửa C. Thân có vỏ mỏng dày, chịu lửa tốt, cây thân thảo có thân bò lan mặt đất, mặt nước để tránh lửa D. Thân có vỏ mỏng dày, chịu lửa tốt, cây thân thảo có rễ dài dưới mặt đất, mặt nước để tránh lửa Câu 20: Các nhân tố sinh thái khi tác động lên cơ thể như thế nào? A. Luôn thúc đẩy lẫn nhau B. Luôn gây ảnh hưởng trái ngược nhau C. Thường thúch đẩy lẫn nhau và hạn chế gây ảnh hưởng trái ngược nhau D. Có thể thúc đẩy lẫn nhau và gây ảnh hưởng trái ngược nhau. Câu 21: Nhóm cây ưa tối gồm: A. Phong lan, ráy, gừng, phi lao. C. Phong lan, riềng, gừng, cây tếch. B. Phong lan, ráy, riềng, bồ đề. D. Phong lan, ráy, gừng, riềng. Câu 22: Đặc điểm của thực vật ở nơi giá rét là: A. Có vỏ dày cách nhiệt, sinh trưởng chậm, ra hoa kết trái tập trung vào thời gian ấm trong năm. B. Có vỏ mỏng, sinh trưởng nhanh, ra hoa kết trái tập trung vào thời gian ấm trong năm. C. Có vỏ dày cách nhiệt, sinh trưởng nhanh, ra hoa kết trái tập trung vào thời gian ấm trong năm. D. Có vỏ mỏng, sinh trưởng chậm, ra hoa kết trái tập trung vào thời gian ấm trong năm. Câu 23: Nơi ở của các loài là: A. Địa điểm cư trú của chúng C. Địa điểm thích nghi của chúng B. Địa điểm sinh sản của chúng D. Địa đểm dinh dưỡng của chúng Câu 24: Thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau, thực vật được chia thành những nhóm chính nào? A. Ưa sáng mạnh, ưa sáng vừa và ưa bóng C. Ưa sáng mạnh, ưa sáng vừa và chịu bóng B. Ưa sáng, ưa bóng và chịu bóng. D. Ưa sáng, ưa bóng và chiu tối. Câu 25: Các loài khác nhau có phản ứng như thế nào đối với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái? A. Có hoặc không phản ứng với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái. B. Có phản ứng khác nhau với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái. C. Có phản ứng luôn thích nghi với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái. D. Có phản ứng như nhau với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái. Câu 26: Điều nào dưới đây không phản ánh sự thích nghi của cây chịu hạn với môi trường khô hạn? A. Có khả năng trữ nước trong cơ thể (ở rễ, củ, thân và lá) B. Giảm sự thoát hơi nước (khí khẩu ít, lá hẹp, hoặc biến thành gai, hình kim, rụng lá vào mùa khô.) C. Tăng khả năng tìm nước (rễ phát triển, nhiều cây có rễ phụ để hút ẩm như si, đa) và cuối cùng là khả năng “trốn hạn” D. Vào mùa lạnh, hạt nảy mầm, phát triển nhanh và nhanh chóng ra hoa kết trái, có trường hợp chưa kịp mọc đủ lá. Ví dụ: Thực vật vùng hoang mạc. Câu 27: Nhân tố sinh thái là: A. Tất cả các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật (nhân tố vô sinh) B. Những mối quan hệ giữa một sinh vật này với một sinh vật khác sống xung quanh (nhân tố hữu sinh) C. Những tác động của con người với môi trường D. Những yếu tố môi trường tác động và chi phối đến đời sống sinh vật. Câu 28: Ảnh hưởng của độ ẩm đến động vật biến nhiệt như thế nào? A. Khi độ ẩm giảm thấp, tuổi thọ bị rút ngắn do mất nước, khi độ ẩm quá cao, nhiệt độ xuống thấp, tỉ lệ chết giảm. B. Khi độ ẩm giảm thấp, tuổi thọ bị rút ngắn do mất nước, khi độ ẩm quá cao, nhiệt độ bình thường, tỉ lệ chết càng cao. C. Khi độ ẩm giảm thấp, tuổi thọ được kéo dài, khi độ ẩm quá cao, nhiệt độ xuống thấp, tỉ lệ chết càng cao. D. Khi độ ẩm giảm thấp, tuổi thọ bị rút ngắn do mất nước. Ngược lại, khi độ ẩm quá cao, nhiệt độ xuống thấp, tỉ lệ chết càng cao. Câu 29: Mối quan hệ của sinh vật với môi trường như thế nào? A. Sinh vật luôn chịu ảnh hưởng của nhân tố môi trường và không tác động trở lại môi trường B. Sinh vật không những chịu ảnh hưởng của nhân tố môi trường mà còn chịu tác động của nhân tố môi trường nhưng không làm môi trường biến đổi. C. Sinh vật không những chịu ảnh hưởng của nhân tố môi trường mà còn chịu tác động của nhân tố môi trường nhưng không làm môi trường biến đổi. Tác động này càng mạnh khi sinh vật sống trong tổ chức càng thấp. D. Sinh vật không những chịu ảnh hưởng của nhân tố môi trường mà còn chịu tác động của nhân tố môi trường nhưng không làm môi trường biến đổi. Tác động này càng mạnh khi sinh vật sống trong tổ chức càng cao. Câu 30: Các nhân tố sinh thái tác động như thế nào đến sinh vật? A. Tác động luôn đồng đều trên cơ thể sinh vật B. Tác động lên sinh vật ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau luôn giống nhau. C. Tác động không đồng đều lên cơ thể sinh vật D. Tác động luôn cực thuận với mọi hoạt động sinh lí của sinh vật. Câu 31: Liên quan đến độ ẩm, những loài ếch nhái thường xuất hiện và hoạt động vào thời gian nào trong ngày? A. Vào sáng sớm hay chiều tà C. Vào buổi trưa hay chiều tối B. Vào sáng sớm hay buổi tối D. Vào buổi sáng hay trưa. Câu 32: Đặc điểm nào sau đây không có ở cây ưa bóng? A. Có lá mỏng C. Thường mọc ở dưới tán của cây khác. B. Màu lá xanh đậm do chứa nhiều hạt sắc tố. D. Có lá dày. Câu 33: Công thức tổng nhiệt hữu hiệu ngày là: A. T = (k-x)n. B. T = (n-k)x. C. T = (x-n)k. D. T = (x-k)n. Câu 34: Sự thích nghi của sinh vật đồng nhiệt với điều kiện khô nóng được thể hiện là: A. Giảm tuyến mồ hôi, ít bài tiết nước tiểu, chuyển hoạt động vào ban đêm hay hang, hốc. B. Tăng tuyến mồ hôi, ít bài tiết nước tiểu, chuyển hoạt động vàoban đêm hay hang, hốc. C. Giảm tuyến mồ hôi, tăng bài tiết nước tiểu, chuyển hoạt động vào ban đêm hay hang, hốc. D. Giảm tuyến mồ hôi, ít bài tiết nước tiểu, chuyển hoạt động vào buổi sáng Câu 35: Động vật đồng nhiệt sống ở vùng lạnh phía bắc có A. Các phần nhô ra (đuôi, tai) to ra, còn kích thước cơ thể cũng lớn hơn so với những loài tương tự sống ở phía nam thuộc bắc Bán Cầu. B. Các phần nhô ra (đuôi, tai) nhỏ lại, còn kích thước cơ thể cũng nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở phía nam thuộc bắc Bán Cầu. C. Các phần nhô ra (đuôi, tai) nhỏ lại, còn kích thước cơ thể lớn hơn so với những loài tương tự sống ở phía nam thuộc bắc Bán Cầu. D. Các phần nhô ra (đuôi, tai) to ra, còn kích thước cơ thể nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở phía nam thuộc bắc Bán Cầu. Câu 36: Mối quan hệ của ánh sáng với các nhân tố khác như thế nào? A. Ánh sáng là nhân tố cơ bản chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến các nhân tố khác. B. Ánh sáng là nhân tố cơ bản chỉ chi phối gián tiếp đến các nhân tố khác. C. Ánh sáng là nhân tố cơ bản luôn chi phối trực tiếp đến các nhân tố khác. D. Ánh sáng là nhân tố cơ bản chịu sự chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp của các nhân tố khác. Câu 37: Những động vật đi ăn vào ban đêm là: A. Chim bìm bịp và gà cỏ C. Vạc, diệc, sếu B. Chim chích chòe, chào mào, khướu. D. Gà cỏ, chào mào. Câu 38: Ổ sinh thái được hiểu như thế nào? A. Là các nhân tố sinh thái C. Là nơi cư trú của sinh vật B. Là cách sinh sống của sinh vật D. Là ổ dinh dưỡng của sinh vật. Câu 39: Sống ở nơi lộng gió, cây thường có những đặc điểm thích nghi gì? A. Thấp, thân mảnh; rễ ăn sâu xuống nền đất, còn cây cao có bạnh rễ, rễ phụ, rễ chống tránh bị đổ. B. Cây thường thấp, có thân bò; rễ ăn lan tỏa trên mặt đất, còn cây cao có bạnh rễ, rễ phụ, rễ chống tránh bị đổ. C. Cây thường thấp, có thân bò; rễ ăn sâu xuống nền đất, còn cây cao có bạnh rễ, rễ phụ, rễ chống tránh bị đổ. D. Cây thường thấp, có thân bò; rễ ăn sâu xuống nền đất, còn cây cao có bạnh rễ, rễ trụ, rễ chống tránh bị đổ. Câu 40: Khả năng trữ nước trong cơ thể của thực vật chịu khô hạn là: A. Trữ nước ở rễ, củ và lá C. Trữ nước ở rễ và lá B. Trữ nước ở củ, thân và lá D. Trữ nước ở rễ, củ, thân và lá Câu 41: Những sinh vật có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì: A. Có vùng phân bố đồng đều B. Có vùng phân bố rộng C. Có vùng phân bố hẹp D. Có vùng phân bố gián đoạn Câu 42: Đặc điểm hình thái giúp các loài sinh vật thích nghi với lửa: A. Trữ nước trong rễ, thân, lá. C. Trên mặt lá có nhiều khí khổng B. Lá hẹp hoặc biến thành gai. D. Có lớp vỏ chịu nhiệt hoặc có thân ngầm. 2. MỨC ĐỘ HIỂU: Câu 1: Nếu 2 loài có ổ sinh thái không giao nhau thì : A. Cạnh tranh với nhau. B. Không cạnh tranh với nhau. C. Cạnh tranh khốc liệt. D. Phân ly ổ sinh thái. Câu 2: Điều nào không đúng về sự liên quan giữa ổ sinh thái và sự cạnh tranh giữa các loài như thế nào? A. Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng lớn thì cạnh tranh với nhau càng mạnh. B. Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng ít thì sự cạnh tranh với nhau càng yếu. C. Những loài có ổ sinh thái không giao nhau thì không cạnh tranh với nhau. D. Những loài có ổ sinh thái không giao nhau càng lớn thì cạnh tranh với nhau càng yếu. Câu 3: Liên quan với độ ẩm và nhu cầu nước, thực vật được chia thành mấy nhóm? A. Thực vật ưa ẩm, ưa ẩm vừa (trung sinh), và thực vật chịu khô hạn. B. Thực vật ưa ẩm ít, thực vật ưa ẩm nhiều và thực vật ưa ẩm vừa. C. Thực vật ưa ẩm ít, thực vật ưa khô hạn vừa và thực vật chịu khô hạn. D. Thực vật ưa ẩm, thực vật ưa khô hạn vừa và thực vật ưa ẩm nhiều. Câu 4: Trong các giai đoạn phát triển hay trạng thái sinh lí khác nhau, cơ thể phản ứng như thế nào đối với tác động của cùng một nhân tố? A. cơ thể phản ứng khác nhau đối với tác động của cùng một nhân tố sinh thái. B. cơ thể phản ứng thích nghi đối với tác động của cùng một nhân tố sinh thái. C. cơ thể không phản ứng đối với tác động của cùng một nhân tố sinh thái. D. cơ thể phản ứng như nhau đối với tác động của cùng một nhân tố sinh thái. Câu 5: Phát biểu nào không đúng trong các câu sau đây? A. Động vật hằng nhiệt vùng ôn đới có kích thước lớn hơn so với động vật cùng loài vùng nhiệt đới. B. Động vật hằng nhiệt vùng ôn đới có tai, đuôi, chi thường bé hơn so với động vật cùng loài vùng nhiệt đới. C. Động vật hằng nhiệt có thân nhiệt ổn định độc lập với môi trường nên phân bố rộng. D. Động vật biến nhiệt có thân nhiệt thay đổi theo môi trường nên rất thích nghi với môi trường và phân bố rộng nhất. Câu 6: Đặc điểm hình thái nào không đặc trưng cho những loài chịu khô hạn? A. Lá hẹp hoặc biến thành gai C. Trên mặt lá có nhiều khí khổng B. Trữ nước trong lá, thân, củ hay rễ D. Rễ rất phát triển Câu 7: Nội dung nào sau đây là sai: A. Voi và gấu ở vùng khí hậu lạnh có kích thước cơ thể bé hơn voi và gấu ở vùng nhiệt đới. B. Động vật đẳng nhiệt sống ở vùng ôn đới có lớp mở dày nên có khả năng chống rét tốt hơn động vật ở vùng nhiệt đới có lớp mỡ mỏng. C. Động vật sống ở vùng khí hậu lạnh thường có lông màu trắng D. Đa số động vật ở vùng nhiệt đới có lông thưa và ngắn. Câu 8: Phát biểu nào là không đúng khi nói về sự tác động của các nhân tố sinh thái lên sinh vật? A. Cùng một lúc, tổ hợp các nhân tố sinh thái cùng tác động đồng thời lên sinh vật tạo nên tác động tổng hợp. B. Các loài khác nhau sẽ phản ứng như nhau với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái C. Trong các giai đoạn khác nhau hay trạng thái sinh lí khác nhau thì cơ thể phản ứng khác nhau với tác động như nhau của cùng một nhân tố sinh thái D. Các nhân tố sinh thái khi tác động lên cơ thể có thể gây tăng cường hoặc kìm hãm nhau Câu 9: Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 4 loài A, B, C, D lần lượt là: 10 - 38,5 0 C; 10,6 - 32 0 C; 5 - 44 0 C; 8 - 32 0 C. Loài có khả năng phân bố rộng nhất và hẹp nhất là: A. C và B B. C và A C. B và A D. C và D Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Nhân tố sinh thái bao gồm những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại sinh trưởng và phát triển của cá thể sinh vật B. Gọi là nhân tố sinh thái phải có đặc điểm là nguồn thức ăn hoặc kẻ thù của cá thể sinh vật C. Nhân tố sinh thái chủ yếu là nhân tố khí hậu ảnh hưởng đến sự tồn tại sinh trưởng và phát triển của cá thể sinh vật. D. Nhân tố sinh thái phải ảnh hưởng rộng lớn, quyết định sự tồn tại, phát triển, diệt vong, của một hệ sinh thái nào đó. 3. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG: a. Vận dụng mức độ thấp: Câu 1: Cá rô phi Việt nam có giới hạn chịu đựng nhiệt độ từ 5,6 độ C đến 42 độ C. Cá chép có giới hạn chịu đựng từ 2 độ C đến 44 độ C. Loài nào có giới hạn chịu đựng và khả nămg phân bố rộng hơn? A. Cá rô phi có giới hạn chụi đựng nhiệt rộng hơn nên phân bố rộng hơn B. Cá chép có giới hạn chịu đựng nhiệt và khả năng phân bố rộng hơn. C. Cá chép có giới hạn chịu đựng nhiệt hẹp nhưng có khả năng phân bố rộng hơn D. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng nhiệt hẹp nhưng có khả năng phân bố rộng hơn Sử dụng các dữ liệu sau trả lời câu 2 đến câu 5. Một loài côn trùng có ngưỡng nhiệt phát triển ở 6 0 C. Loài có chu kì sống 45 ngày đêm ở nhiệt độ trung bình 14 0 C. Câu 2: Tổng nhiệt hữu hiệu cho một chu kì sống của loài là: A. 546 độ/ ngày B.180 độ/ ngày C. 360 độ/ ngày D. 273 độ / ngày Câu 3: Số thế hệ trung bình của loài trong 1 năm là: A. 4 B.8 C.16 D. 10 Câu 4: Ở thành phố A có nhiệt độ trung bình là 26 0 C. Số thế hệ của loài này trong 1 năm là: A. 8 B. 16 C. 20 D. 18 Câu 5: Tại thành phố B, loài này có số thế hệ trung bình trong 1 năm là 14. Nhiệt độ trung bình của thành phố này là: A. 15 – 16 độ B. 18-19 độ C. 20,5 – 21 độ D. 19,5 – 20 độ Sử dụng dữ kiện sau trả lời từ câu 6 đến câu 10. Tại thành phố Huế nhiệt độ trung bình là 30 0 C. Một loài bọ cánh cứng có chu kì sống là 10 ngày đêm. Ở Đà Lạt, nhiệt độ trung bình 18 0 C chu kì sống của loài là 30 ngày. Câu 6: Ngưỡng nhiệt phát triển của loài là: A. 9 độ B. 18 độ C. 12 độ D. 6 độ Câu 7: Tổng nhiệt hữu hiệu cho một chu kì sống của loài là: A. 180 độ C B. 90 ngày/ đêm C. 360 độ/ ngày D. 180 độ / ngày Câu 8: Số thế hệ trung bình của loài tại thành phố Huế trong 1 năm bằng bao nhiêu? (Cho rằng đây là năm nhuận)? A. 40 thế hệ B. 36 thế hệ C. 18 thế thế hệ D. 12 thế hệ. Câu 9: Số thế hệ trung bình của loài ở thành phố Đà Lạt, tính trong 1 năm là bao nhiêu? A. 12,16 thế hệ B. 12 C. 36 D.36,5 Câu 10: Tại thành phố Quãng Ngãi, số thế hệ trung bình trong năm của loài trên là 26. Nhiệt độ trung bình tại thành phố này là: A. 24 B. 26 C. 25 D. 27 b. Vận dụng mức độ cao: . các nhân tố sinh thái chính thành: A. Nhóm nhân tố sinh thái bất lợi và có lợi B. Nhóm nhân tố sinh vật và con người C. Nhân tố sinh thái của khí quyển và thủy quyển D. Nhân tố sinh thái vô sinh. sinh vật. - Có hai nhóm NTST cơ bản : Vô sinh và hữu sinh. + Nhân tố vô sinh: là tất cả các nhân tố vật lí, hoá học của môi trường xung quanh sinh vật. Ví dụ : Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm… + Nhân. của sinh vật lên môi trường: Sự tác động của môi trường và sinh vật là tác động tương hỗ: Các nhân tố của môi trường tác động đến sinh vật làm sinh vật có những biến đổi thích nghi, ngược lại sinh

Ngày đăng: 10/06/2015, 09:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan