ịa lý là môn học không khó, nhưng trong nhiều kỳ thi tuyển sinh ĐH rất hiếm có thí sinh (TS) đạt điểm tối đa, mức điểm trung bình thường thấp hơn các môn còn lại và không ít bài bị điểm liệt. Làm thế nào để đạt được điểm cao trong kỳ thi sắp tới? Thạc sĩ Nguyễn Văn Thanh - Trưởng bộ môn Địa lý du lịch khoa Địa lý trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM chia sẻ với TS một số kinh nghiệm trước và trong khi thi. Học như thế nào? Cần phải nắm chắc một cách hệ thống những kiến thức địa lý đã được học trong sách giáo khoa, có thể nêu ra 4 mảng chính sau: Phần nền tảng và quan trọng nhất là những vấn đề liên quan đến nguồn lực phát triển của quốc gia, các địa phương về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội. Thứ hai là các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, trong từng phần phải nắm rõ được hiện trạng phát triển, nguyên nhân, hậu quả có thể có của vấn đề, và đặc biệt là đưa ra được giải pháp của vấn đề. Thứ ba là những vấn đề kinh tế - xã hội trong từng vùng. Thứ tư là một phần không nên bỏ qua: vấn đề VN trong mối quan hệ với các nước trong khu vực. Sau khi nắm vững kiến thức, TS nên làm quen với các dạng đề thi khác nhau như: dạng trình bày, phân tích và chứng minh, dạng lý giải, dạng so sánh. Yêu cầu chung là phải nắm vững kiến thức, riêng với dạng phân tích chứng minh, lý giải và so sánh còn đòi hỏi khả năng chắt lọc, vận dụng kiến thức phù hợp, khả năng tổng hợp kiến thức cao chứ không đơn thuần là thuộc bài. Trong các bài tập thực hành của đề thi kỹ năng thực hành thường là 1 trong 3 dạng chính sau: - Nhận xét và phân tích số liệu thống kê, cần chú ý: Cần nắm được nguyên tắc phân tích số liệu, như: Số liệu có nội dung gì, các nội dung được cụ thể hóa ở chỉ tiêu thống kê cụ thể như thế nào. Về thời gian của số liệu thống kê (một thời điểm hay một chuỗi thời điểm), các đơn vị tính của chỉ tiêu, mối quan hệ có thể có giữa các chỉ tiêu đó đều đáng chú ý. Khi phân tích, phải làm rõ được sự thay đổi của các giá trị, các chỉ tiêu theo thời gian, phải chỉ ra được khoảng tăng hoặc giảm mang tính chu kỳ (tốc độ gia tăng), thấy được những thời điểm với những giá trị đặc biệt (sự tăng, giảm đột biến). Cần vận dụng những lý thuyết đã học được để lý giải sự thay đổi của các chỉ tiêu đó, mối quan hệ có thể có để nhận xét những chỉ tiêu có liên quan. Đôi khi trong quá trình phân tích, bên cạnh phân tích định tính (những nhận xét) thì cần kèm theo những phân tích định lượng (những số liệu minh họa). - Vẽ và nhận xét biểu đồ thì lưu ý: Với biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị), trục hoành thể hiện yếu tố thời gian phải đúng tỷ lệ. Biểu đồ hình cột thì tùy theo yêu cầu đề bài mà vẽ cột đơn, cột song song hoặc cột chồng, số liệu tuyệt đối hoặc tương đối. Biểu đồ hình tròn (hoặc hình vuông) dùng thể hiện cơ cấu nên số liệu được sử dụng có đơn vị tính là %. Lưu ý, nếu có nhiều hình tròn thì bán kính mỗi hình tròn phải khác nhau để thể hiện được những quy mô khác nhau của chỉ tiêu. Nếu biểu đồ hình tròn dùng để thể hiện cơ cấu tại những thời điểm nhất định, thì dạng miền để diễn đạt sự thay đổi cơ cấu theo thời gian của một hoặc nhiều chỉ tiêu thống kê. Cũng có khi kết hợp các dạng biểu đồ với nhau khi vẽ (ví dụ kết hợp biểu đồ cột và biểu đồ đường), khi đó phải đảm bảo đúng tỷ lệ về mặt thời gian của trục hoành, và các đơn vị tính trên trục tung phải phù hợp. Lược đồ: Nguyên tắc khi vẽ lược đồ VN là phải đảm bảo độ chính xác tương đối về hình dạng, thể hiện được các hệ thống sông chính, các điểm dân cư, khu vực hành chính cơ bản. Với yêu cầu điền nội dung địa lý phù hợp trên lược đồ, phải tùy theo nội dung mà lựa chọn phương pháp thể hiện tương ứng, đảm bảo độ chính xác tương đối theo không gian phân bố các hiện tượng địa lý. Làm bài ra sao? Bước vào phòng thi môn Địa lý, TS nên chú ý những dụng cụ cần thiết được mang vào phòng thi môn Địa lý đúng theo quy định như trong quy chế tuyển sinh. Thạc sĩ Nguyễn Văn Thanh 1 - Nhận dạng đề thi: Đề thi thường có từ 3 - 4 câu, trong đó phần lý thuyết thường chiếm từ 65% - 70% tổng số điểm. Cần nhận dạng được đề thi, ví như dạng trình bày hay chứng minh, biểu đồ tròn hay biểu đồ miền, số liệu đã được xử lý hay số liệu thô - Lập dàn ý: Để không bị sót ý, viết lặp lại, lan man, lạc đề, vừa có thể theo dõi được bài làm, kịp thời bổ sung ý cho bài viết thì lập dàn ý cho các câu hỏi trước khi viết là việc làm hết sức cần thiết. Ngay sau khi nhận dạng đề, TS nên tập trung vạch ra các ý tương đối chi tiết theo dạng dàn ý mở. Nên lưu ý, dàn ý là những ý tiêu đề, trọng tâm chứ không phải bài viết hoàn chỉnh vì không đủ thời gian. - Phân bố thời gian hợp lý cho từng câu hỏi: TS nên phân bố thời gian đều và phù hợp cho các câu hỏi trong đề bài, và tiêu chí nên căn cứ vào tỷ trọng từng câu hỏi, tức là số điểm của câu hỏi. Nên dành khoảng thời gian từ 15 - 20 phút để phác thảo dàn ý, từ 10 - 15 phút cho việc kiểm tra đọc lại bài. - Ngoài ra, trong khi làm bài thì chú ý phần dễ làm trước, khó làm sau nhưng phải đảm bảo tính hệ thống, logic trong bài làm, và nên làm ở tất cả các câu chứ không nên tập trung vào một câu nào đó. Với những số liệu thống kê dùng để minh họa cho bài làm được lấy từ sách giáo khoa, hoặc những số liệu đã được cập nhật từ bên ngoài, TS cần nói rõ nguồn gốc và thời điểm của chúng. Khi vẽ biểu đồ, chú ý ghi tên biểu đồ, bảng chú giải và đặc biệt phải có sự tương thích giữa ký hiệu trong bảng chú giải với những ký hiệu đã dùng trong biểu đồ. Bài thi địa lý có thể trình bày ở dạng bài gồm: mở bài, thân bài và kết luận, hoặc dùng trả lời trực tiếp vào câu hỏi, nhưng cần diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn, mạch lạc và dễ hiểu. 2 ( Thời gian nào giúp bạn tiếp thu bài nhanh nhất Không phải thời gian nào bạn cũng có tốc độ tiếp thu bài như nhau. Ðêm khác với ngày, sáng khác với chiều và xế khác với trưa v.v Vậy muốn xác định thời gian tiếp thu bài nhanh nhất là thời gian nào, bạn hãy áp dụng những phương pháp sau đây: 1. Nhẩm lại bài trước khi lên giường ngủ: Trong ngày học các môn và đêm trước khi rời bàn học để lên giường ngủ, bạn nên xem lại bài cho ngày mai. Bạn nhớ ghi các môn bài mà bạn biết sáng ngày mai lên lớp bạn sẽ trả. Bạn lên giừơng trước giờ qui định ngủ ít nhất là một tiếng. Ví dụ bạn ngủ lúc 10 giờ thì lên giường 9 giờ. Phòng ngủ chỉ nên để ánh sáng lờ mờ, giúp tiềm thức bạn không bị động. - Bạn bắt đầu hệ thống lại bài, từng môn, từng phần, thật chắc chắn nếu có chỗ nào quên sót bạn cần có đèn bấm lôi ngay mẫu giấy đã ghi ra xem lại cho chính xác. Rồi bạn tiếp tục ôn lại môn khác. Bạn cũng làm lại như trên, trong tư thế nằm trong bóng đêm. Lần lượt như vậy cho đến hết các môn bài, cho đến lúc bạn thiếp đi. Trong giấc ngủ bạn sẽ không quên các điều đã học nó khắc sâu vào tâm não bạn và khó mà xóa nổi. Hình thức này giúp trí óc bạn làm việc linh hoạt, như con bò nhai lại cỏ sau những giờ phút nghỉ ngơi. Bạn cũng vậy nếu muốn bộ óc tinh nhuệ học bài mau thuộc thì hãy biết nhớ lại bài trước khi đi vào giấc ngủ đêm. 2. Thời gian giúp bạn tiếp thu bài nhanh nhất: Qua kinh nghiệm thì thời gian đó là lúc sáng sớm khoảng 4-5 giờ trở đi. Vào giờ đó, bầu không khí còn tĩnh lặng, tâm hồn thanh thản sẽ giúp bạn dễ tập trung hơn. Bước đầu rất có thể bạn khó thức dậy vào thời gian này. Nhưng việc gì cũng vậy, bạn chịu khó tập, chỉ mấy hôm liền sau đó bạn quen ngay. Khi thức dậy, việc đầu tiên làm vệ sinh cá nhân xong bạn nên tập vài động tác thể dục. Phần này nam cũng như nữ cũng cần phải thực hiện. Bạn tập thể dụng là để bảo vệ và duy trì sức khỏe. Có sức khỏe bạn mới có thể học tập tốt được. - Sau đó bạn nghe trong người khỏe khoắn hết cơn buồn ngủ, bấy giờ là lúc bạn ngồi vào bàn học. Như hồi trước khi !ên giường ngủ, bạn đã ôn lại bài ngay trên giường. Vậy bây giờ chắc chắn óc bạn đang còn nhớ các môn bài đó, bài mà bạn phải trả khi lên lớp vào sáng nay. Ví dụ: Bài sáng nay có các môn như: Sinh - Sử Toán. Bạn có tất cả là 3 môn, mà ba môn học này bạn đã học suốt chiều hôm qua theo thời gian nhất định mà bạn đã vạch ra là: 1g - 2g : bạn học môn Sử. 2g - 4g : bạn học và làm Toán. 3 Sau đó là bạn nghỉ giải lao 30 phút. 4g30 - 6g: bạn học môn Sinh. Ngoài ra, bạn còn có một khoảng thời gian học về đêm từ 7g - 9g. Hai giờ này giúp bạn củng cố lại các phần bài bạn chưa thuộc kỹ, chưa nắm bắt. Thời gian này bạn hệ thống bài một cách chắc chắn hơn. Và trước khi lên giường ngủ, bạn còn có một giờ nữa để nhẩm lại bài. Bây giờ trước mặt bạn, các môn bài được học thuộc làu và bài tập toán của hôm nay cũng đã giải quyết xong. Tuy nhiên, bạn cũng nên ngồi lại trước chồng vở, nhưng đừng mở sách, bạn tự lần lượt ôn lại từng môn xem bạn đã nắm chắc kiến thức cơ bản một cách nằm lòng chưa? Phần nào quên - bạn mở sách - và phải giải quyết ngay tại chỗ. Môn nào cũng thế vì đây là giờ học quyết định cuối cùng trước khi bạn đến lớp. Sau cùng bạn cũng nên mở bài tập toán ra, rà xét lại lần cuối xem các phần bài tập bạn làm có chính xác chưa. Có chỗ nào thiếu sót không? Lo mà chỉnh đốn ngay nếu có. Thời gian buổi sáng này của bạn phải nói là thời gian ôn tập thì đúng hơn. Bạn ôn lại lần cuối cho chắc chắn trước giờ lên lớp. Còn một vấn đề nữa là cần dành một ít thời gian để xem trước phần bài mới. Bạn nên xem trước để "làm quen" với nó. Ðể đến lúc thầy cô giảng bài ở lớp bạn sẽ mau chóng nắm bắt. Nói một cách là bạn sẽ tiếp thu mau lẹ hơn. Nhất là bộ môn toán là bạn cần phải chuẩn bị bài mới trước, nếu bạn không muốn gặp tình trạng lúng túng ngỡ ngàng, khi thầy cô đặt vấn đề bài mới với bạn. Nói tóm lại: Thời gian mà bạn tiếp thu bài mau thuộc nhất là thời gian từ 4g - 6g buổi sáng. Bạn nên tận dụng giờ học này và nên thập thói quen tốt đó trong suốt đời học sinh của bạn. Chắc chắn bạn sẽ không lùi bước trong việc học. Có thắc mắc rằng vậy thì giờ nghỉ quá ít ỏi liệu có đủ sức khỏe để học tập không? Ban ngày bạn dành thời gian nghỉ trưa một giờ, và 6 giờ của đêm để ngủ. Bạn ngủ với giấc ngủ thật sâu, không mộng mị là đủ đem lại sức khỏe cho bạn. Không phải ngủ nhiều mới có sức khỏe tốt đâu. Làm việc ăn uống, ngủ nghỉ điều hoà thì sức khỏe mới bảo đảm vững chắc. Bạn cứ hãy thực hiện đi sẽ thấy không hề giảm sút sức khỏe được. Tuy nhiên ngày chủ nhật bạn nên dành thời gian giải trí nhiều, để tăng cường cho bộ não những mới lạ và tạo điều kiện tốt cho sức khỏe như chơi thể thao, đi tham quan tùy năng khiếu và sở thích mà bạn tự tìm cho mình những trò chơi và những việc giải trí phù hợp và lành mạnh. 4 . Văn Thanh - Trưởng bộ môn Địa lý du lịch khoa Địa lý trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM chia sẻ với TS một số kinh nghiệm trước và trong khi thi. Học như thế nào? Cần phải nắm. Bạn có tất cả là 3 môn, mà ba môn học này bạn đã học suốt chiều hôm qua theo thời gian nhất định mà bạn đã vạch ra là: 1g - 2g : bạn học môn Sử. 2g - 4g : bạn học và làm Toán. 3 Sau đó là bạn. giờ học này và nên thập thói quen tốt đó trong suốt đời học sinh của bạn. Chắc chắn bạn sẽ không lùi bước trong việc học. Có thắc mắc rằng vậy thì giờ nghỉ quá ít ỏi liệu có đủ sức khỏe để học