De Kiem tra hoc ky II (co ma tran moi)

5 180 1
De Kiem tra hoc ky II (co ma tran moi)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngày soạn: Ngày kiểm tra :…….Lớp :9 Tiết 52: KIỂM TRA HỌC KỲ II (Năm học 2010 - 2011) 1.MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA a) Về kiến thức: - Nhằm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS phần lịch sử Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến nay. - Hiểu được hoàn cảnh bùng nổ phong trào "Đồng Khởi" và biết được những điểm giống và khác nhau giữa 2 chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" và "Chiến tranh cục bộ"? - Nắm được nội dung đường lối đổi mới của Đảng ta. b) Về kĩ năng: Rèn luyện khả năng trình bày một vấn đề, một sự kiện. Rèn luyện khả năng phân tích, so sánh các sự kiện lịch sử c) Về thái độ: Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, yêu nhân dân. Giúp cho HS có lòng yêu thích môn học. Lòng trung thực, ý trí quyết đạt được hiệu quả cao trong học tập. 2. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Kiểm tra tự luận 3.THIẾT LẬP MA TRẬN Bùi Thị Hoàn - THCS Phiêng Pằn Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng 1.Việt Nam từ năm 1954 - 1975 Học sinh trình bày được hoàn cảnh bùng nổ phong trào "Đồng Khởi" (1959 - 1960) Học sinh giải thích được vì sao phong trào "Đồng khởi" được xem là mốc đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam. Học sinh so sánh được sự giống và khác nhau giữa "Chiến tranh đặc biệt" và "Chiến tranh cục bộ". Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu :1/2 Số điểm: 2,5 Số câu :1/2 Số điểm: 2,5 Số câu:1 Số điểm:3 Số câu:2 Số điểm: 8 80% 2.Việt Nam từ năm 1975 đến nay Học sinh nêu được nội dung đường lối đổi mới của Đảng ta Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu :1 Số điểm: 2 Số câu:1 Số điểm: 2 20% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu :1/2 + 1 Số điểm : 2,5+2=4,5 45% Số câu : 1/2 Số điểm :2,5 25% Số câu : 1 Số điểm :3 30% Số câu : 3 Số điểm :10 100% * ĐỀ BÀI Câu 1 : (5,0 điểm) Phong trào "Đồng khởi" (1959 - 1960) bùng nổ trong hoàn cảnh nào ? Vì sao phong trào"Đồng khởi" được xem là mốc đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam ? Câu 2: (3,0 điểm) Hãy hoàn thành bảng so sánh dưới đây về những điểm giống và khác nhau giữa hai chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" và "Chiến tranh cục bộ"? Giống nhau Khác nhau Bùi Thị Hoàn - THCS Phiêng Pằn "Chiến tranh đặc biệt" "Chiến tranh cục bộ" Câu 3: (2,0 điểm) Nêu nội dung đường lối đổi mới của Đảng ta. 4. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM Câu 1: (5 điểm) 1.1: Hoàn cảnh : -Trong những năm 1957 - 1959, Mĩ-Diệm mở rộng chiến dịch "Tố cộng", "Diệt cộng", tăng cường khủng bố, đàn áp, ra sắc lệnh "đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật", thực hiện đạo luật 10-59 công khai chém giết (1đ) - Cách mạng miền Nam gặp phải những tổn thất khá nặng nề. Tháng 1-1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết định : sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm và xác định phương hướng của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân. (1đ) -Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng ra đời đã đáp ứng được sự mong mỏi của quần chúng nhân dân. Từ những cuộc nổi dậy lẻ tẻ ở các địa phương, phong trào đã lan rộng ra khắp miền Nam và trở thành phong trào "Đồng khởi".(0,5đ) 1.2. Phong trào "Đồng khởi" được xem là mốc đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam vì : -Giáng 1 đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam, làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm. (1đ) - "Đồng khởi" thắng lợi đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công liên tục, bằng cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. Từ trong khí thế đó, ngày 20-12-1960, mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.(1,5đ) Bùi Thị Hoàn - THCS Phiêng Pằn Câu 2 : (3 điểm) Giống nhau Khác nhau - Đều là những cuộc chiến tranh xâm lược nhằm chiếm "Chiến tranh đặc biệt" "Chiến tranh cục bộ" -Lực lượng tiến hành là quân đội Sài Gòn -Vai trò của người Mĩ trên chiến trường là cố vấn chỉ huy -Chiến tranh ở miền Nam phối hợp với phá hoạt miền Bắc -Lực lượng tiến hành là quân đội Mĩ, quân đội 5 nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn -Quân Mĩ vừa trực tiếp chiến đấu, vừa là cố vấn chỉ huy -Chiến tranh mở rộng ra cả miền Bắc bằng chiến tranh phá hoại. Câu 3 : (2 điểm) Nội dung đường lối đổi mới của Đảng : -Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra đầu tiên tại Đại hội đai biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986), sau đó được điều chỉnh và bổ sung, phát triển tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6-1991), lần thứ VIII (6-1996), lần thứ IX (4-2001), bao gồm những nội dung cơ bản sau đây : (0,5đ) +Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội, mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.( 1đ) +Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế chính trị đến tổ chức, tư tưởng văn hoá; đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.(0,5đ) 5) Đánh giá nhận xét sau khi chấm bài kiểm tra : - Đa số học sinh đã nắm được kiến thức cơ bản của bài kiểm tra Bùi Thị Hoàn - THCS Phiêng Pằn - Một số em trình bày còn cẩu thả, sai chính tả, tên riêng chưa viết hoa. - Phần kiến thức của bài kiểm tra thì câu trình bày các em trả lời tốt, Câu thông hiểu và vận dụng thì chỉ một số em hiểu được. -Nhiều em còn chưa biết cách trình bày một bài kiểm tra Bùi Thị Hoàn - THCS Phiêng Pằn . chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" và "Chiến tranh cục bộ"? Giống nhau Khác nhau Bùi Thị Hoàn - THCS Phiêng Pằn "Chiến tranh đặc biệt" "Chiến tranh cục bộ" Câu. : (3 điểm) Giống nhau Khác nhau - Đều là những cuộc chiến tranh xâm lược nhằm chiếm "Chiến tranh đặc biệt" "Chiến tranh cục bộ" -Lực lượng tiến hành là quân đội Sài Gòn -Vai. Ngày soạn: Ngày kiểm tra :…….Lớp :9 Tiết 52: KIỂM TRA HỌC KỲ II (Năm học 2010 - 2011) 1.MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA a) Về kiến thức: - Nhằm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS

Ngày đăng: 06/06/2015, 17:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan