1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề kiểm tra Văn 7

3 162 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 46,5 KB

Nội dung

PHÒNG GD&ĐT QUẬN SƠN TRÀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS PHẠM NGỌC THẠCH NĂM HỌC: 2009-2010 Họ và tên: Lớp: MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I . TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm) Học sinh đọc kĩ câu hỏi và khoanh tròn vào chữ cái (a,b,c,d) em cho là đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh Bác giản dị ở những lĩnh vực nào? a- Trong cách ăn mặc, cách đi lại. b- Bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. c- Trong lời nói và bài viết. d- Cả b và c Câu 2: Biện pháp nghệ thuật nổi bật nhất trong văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn là gì? a- Tương phản, tăng cấp. b- Khắc họa nhân vật. c- Giọng văn sắc sảo hóm hỉnh. d- Dẫn chứng cụ thể Câu 3: Đâu là những nhạc cụ ca Huế ? a- Đàn đá, cồng chiêng… b- Đàn tranh, đàn bầu, đàn nguyệt, nhị… c- Ghita, Piano… d- Măng-đô-lin, violon… Câu 4: Muốn làm một bài văn nghị luận cần thực hiện mấy bước? a- 2 bước b- 3 bước c- 4 bước d- 5 bước Câu 5: Trong các câu sau câu nào là câu rút gọn? a- Người ta là hoa đất b- Bạn bè là nghĩa tương thân c- Học ăn, học nói, học gói, học mở. d- Công ơn cha mẹ như trời như biển. Câu 6: Trong câu : “ Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người”, thành phần nào đã được lược bỏ? a- Chủ ngữ b- Vị ngữ c- Cả chủ ngữ cả vị ngữ Câu 7: Thế nào là câu đặc biệt? a- Là câu rút gọn chủ ngữ c- Là câu rút gọn chủ ngữ và vị ngữ b- Là câu rút gọn vị ngữ d- Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ Câu 8: Câu đặc biệt dùng để: a-Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn b- Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng c-Bộc lộ cảm xúc, gọi đáp d-Cả a, b và c Câu 9: Câu : “Cả gia đình tôi, từ khi anh đến, rất vui”, trạng ngữ đứng ở vị trí nào? a- Đầu câu b- Giữa câu c- Cuối câu Câu 10: Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? a- Hai cách b- Ba cách c- Bốn cách Câu 11: Câu: “Trong vườn trường, học sinh đang trồng cây” là loại câu gì? a- Câu đặc biệt b- Câu bị động c- Câu chủ động Câu 12: Một tác giả đã viết: “ Thuở làm vợ, chồng ngờ thất tiết Lúc làm trai, gái đổ oan tình” Theo em 2 câu thơ đó nói về nhân vật nào trong vở chèo Quan âm Thị Kính? a- Thiện Sỹ b- Thị Kính c- Sùng Bà d- Thị Mầu B-TỰ LUẬN : 7điểm Câu 1: Chép 2 câu tục ngữ và nêu ý nghĩa 2 câu tục ngữ đó (1đ) Câu 2: Nêu cảnh tương phản giữa trong đình và ngoài đê ở văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy tốn. (1đ) Câu 3:Tập làm văn: 5đ Hãy giải thích câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” _________________________________ Phòng GD&ĐT Quận Sơn Trà KIỂM TRA HỌC KÌ II Trường THCS Phạm Ngọc Thạch NĂM HỌC 2009-2010 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7 A. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Trả lời d a b c c b d d b a c b B-TỰ LUẬN : ( 7 điểm) Câu 1:Ghi đúng 2 câu tục ngữ: 0,5 điểm ; nêu được nội dung ý nghĩa :0,5 điểm Câu 2: Nêu được 2 cảnh tương phản :1 điểm -Ngoài đê: Cảnh đê sắp vỡ, dân phu hộ đê đói rét, mệt mỏi ,vô vọng gọi nhau xao xác . Mưa tầm tã, nước sông dâng lên cuồn cuộn… -Trong đình :Quan lính cũng đi hộ đê nhưng bỏ mặc dân chỉ lo đánh bài. Không khí trong đình :đèn sáng trưng , mọi người vui vẻ, rộn ràng như hội . lúc quan ù ván bài to thì đê vỡ… ( Nếu học sinh chỉ nêu được các từ ngữ tương phản cũng tính điểm tùy theo số lượng từ đưa ra) Câu 3: 5 điểm -Yêu cầu: Giải thích được nghĩa đen, nghĩa bóng và nghĩa sâu câu tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn Trình bày theo bố cục 3 phần mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, có liên kết chặt chẽ, chữ đẹp, không sai lỗi chính tả. BIỂU ĐIỂM *Điểm 5: Bài làm đạt các yêu cầu trên *Điểm 4,5; điểm 4: Bài làm đạt yêu cầu, có 1 số sai sót về diễn đạt hay lỗi chính tả. *Điểm 3,5; 3: Có hiểu đề, giải thích có chỗ chưa rõ hoặc thiếu.Diễn đạt có chỗ còn vụng. *Điểm 2,5; 2 : Ý nghèo, bài làm sơ sài. *Điểm 1: Chưa thật hiểu đề, viết qua loa, chiếu lệ. *Điểm 0 : bỏ giấy trắng hoặc có sai phạm nghiêm trọng * Lưu ý: Nhóm chấm thống nhất nội dung chấm, tuỳ khả năng của học sinh. . GD&ĐT QUẬN SƠN TRÀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS PHẠM NGỌC THẠCH NĂM HỌC: 2009-2010 Họ và tên: Lớp: MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I . TRẮC NGHIỆM:. KIỂM TRA HỌC KÌ II Trường THCS Phạm Ngọc Thạch NĂM HỌC 2009-2010 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7 A. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7. nhạc cụ ca Huế ? a- Đàn đá, cồng chiêng… b- Đàn tranh, đàn bầu, đàn nguyệt, nhị… c- Ghita, Piano… d- Măng-đô-lin, violon… Câu 4: Muốn làm một bài văn nghị luận cần thực hiện mấy bước? a- 2 bước

Ngày đăng: 06/06/2015, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w