1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

HDC ĐỀ THI HSG TỈNH BẮC GIANG - 2011

5 414 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 153,5 KB

Nội dung

Biểu hiện: tất cả các vùng khí hậu trừ vùng Nam Bộ đều có nhiệt độ trung bình tháng 1 thấp hơn nhiệt độ trung bình tháng VII và nhiệt độ trung bình năm nhất là ở vùng Đông Bắc, Trung và

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẮC GIANG

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

NĂM HỌC 2010 – 2011 MÔN THI: ĐỊA LÍ - LỚP 12 THPT

Ngày thi: 02/04/2011

Thời gian: 180 phút

(Hướng dẫn chấm gồm 05 trang)

Câu 1 Căn cứ vào Atlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải

thích ảnh hưởng của gió mùa mùa mùa đông đến chế độ nhiệt của nước ta.

4,0 điểm

- Nguồn gốc: xuất phát từ cao áp Xibia, khu vực lạnh và khô

- Thời gian hoạt động: từ tháng XI đến tháng IV năm sau, thổi theo hướng đông bắc

- Gió mùa Đông Bắc chỉ hoạt động từng đợt không liên tục, hình thành một

mùa đông lạnh sâu sắc kéo dài 2- 3 tháng ở miền Bắc Khi di chuyển xuống

phía nam chúng bị suy yếu và gần như kết thúc khi gặp dãy Bạch Mã chắn

ngang ở vĩ tuyến 160B Từ tháng XI - I, thời tiết đặc trưng ở miền Bắc là lạnh

và khô, quang mây Đến tháng II, III, IV trời lạnh nhưng âm u, có mưa phùn và

mưa nhỏ rải rác ở vùng đồng bằng ven biển Từ dãy Bạch Mã trở vào Nam,

trong thời gian này chịu ảnh hưởng của gió Tín phong Bắc bán cầu nên nhiệt

độ vẫn luôn trên 200C

2 Nhận xét ảnh hưởng của gió mùa mùa đông đến nhiệt độ

- Gió mùa mùa đông làm cho nền nhiệt độ của nước ta bị hạ thấp trong mùa

đông

Biểu hiện: tất cả các vùng khí hậu (trừ vùng Nam Bộ) đều có nhiệt độ trung bình

tháng 1 thấp hơn nhiệt độ trung bình tháng VII và nhiệt độ trung bình năm nhất

là ở vùng Đông Bắc, Trung và Nam Bắc Bộ

0,5

- Gió mùa mùa đông khiến cho nhiệt độ giảm dần từ Nam ra Bắc

+ Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Nam ra Bắc (chứng minh)

+ Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất giảm nhanh từ Nam ra Bắc (chứng minh)

+ Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình năm giữa Bắc và Nam thấp hơn nhiều so với sự

chênh lệch nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (tháng 1) giữa Bắc và Nam (dẫn chứng)

0,25 0,25 0,25 0,25

- Gió mùa mùa đông góp phần làm cho biên độ nhiệt ở nước ta lớn và có xu

hướng tăng dần từ Nam ra Bắc

+ Nhìn chung biên độ nhiệt năm của nước ta lớn hơn so với các nước nằm trong

khu vực nhiệt đới

+ Càng vào Nam, biên độ nhiệt càng nhỏ (chứng minh)

0,5

- Gió mùa đông bắc làm cho chế độ nhiệt nước ta có sự phân hoá phức tạp:

+ Phân hoá theo Bắc – Nam

 Miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc mạnh nên nhiệt độ hạ thấp

 Miền Nam ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên nhiệt độ quanh năm cao

+ Phân hoá theo Đông - Tây: khu vực Đông Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa

đông bắc nên nhiệt độ hạ thấp hơn so với các địa phương cùng vĩ độ khu vực

Tây Bắc

0,5

- Do lãnh thổ kéo dài nên càng vào Nam gió mùa đông bắc càng suy yếu

- Do địa hình (hướng và độ cao) đã ngăn cản sự ảnh hưởng của gió mùa đông

bắc xuống phía nam và sang phía tây

§Ò chÝnh thøc

Trang 2

Câu 2 Dựa vào Atlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải

thích đặc điểm chế độ nước của hệ thống sông Cửu Long.

3,0 điểm

- Lưu lượng nước sông Cửu Long lớn (trung bình đạt 14891m3/s)

Nguyên nhân: do diện tích lưu vực sông Mê Công (phần Việt Nam) lớn và nằm trong

khu vực có lượng mưa lớn

0,5

- Sự phân mùa của chế độ thuỷ văn: có một lũ và một mùa cạn

+ Mùa lũ: kéo dài 6 tháng (VII - XII), với tổng lượng nước 141790m3/s chiếm gần

80% lưu lượng cả năm, tháng đỉnh lũ là tháng X với lưu lượng nước trung bình đạt

29000 m3/s (16,2% lượng nước cả năm)

+ Mùa cạn: từ tháng I – VI, chiếm 20% lưu lượng nước cả năm, tháng kiệt nhất là

tháng III (lưu lượng nước chỉ đạt 1570 m3/s chiếm 0,9% lượng nước cả năm)

+ Sự chênh lệch lượng dòng chảy giữa 2 mùa cao (lưu lượng nước mùa lũ gấp 4 lần

mùa cạn), tháng đỉnh lũ gấp 18,5 lần tháng kiệt nhất

Nguyên nhân: sông chảy trong vùng khí hậu gió mùa với một mùa mưa và một mùa

khô rõ rệt, chế độ nước của sông theo sát nhịp điệu mùa mưa của khí hậu (mùa lũ trùng

với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô của khí hậu), nhưng do mùa khô sâu sắc nên

sự chênh lệch lượng nước giữa hai mùa lớn

0,25 0,5

0,5 0,25 0,5

- Đặc điểm lũ: lên chậm xuống chậm

Nguyên nhân: do sông có dạng hình lông chim, diện tích lưu vực lớn, độ dốc

đồng bằng nhỏ, đặc biệt là do tác dụng của hồ Tônlê Xáp Mặt khác, do địa

hình thấp cộng với hệ thống kênh rạch chằng chịt có tác dụng phân lũ sang các

khu vực xung quanh nên cũng làm lũ rút chậm hơn

0,5

Câu 3 Nhận xét và giải thích về tình trạng việc làm Hướng giải quyết vấn đề việc

1 Nhận xét và giải thích về tình trạng việc làm

- Việc làm là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay, trong đó vấn đề nổi

cộm ở thành thị là tình trạng thất nghiệp, ở nông thôn là tỉ lệ thời gian sử dụng

lao động (hay tình trạng thiếu việc làm)

0,25

- Tỉ lệ thất nghiệp

+ Cả nước: nhìn chung còn cao và đang có xu hướng giảm (dẫn chứng)

+ Đồng bằng sông Hồng:

• Có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất (7,36%- cao hơn mức trung bình của cả nước và của Đông Nam Bộ) do dân số đông, mạng lưới đô thị dày đặc trong khi công nghiệp, dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, di dân về thành thị,

• Năm 2007 tỉ lệ này có xu hướng giảm xuống 5,74% do các ngành công nghiệp và dịch vụ đã có bước phát triển

+ Đông Nam Bộ: có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn mức trung bình của cả nước

nhưng thấp hơn đồng bằng sông Hồng (dẫn chứng) vì tập trung nhiều trung

tâm công nghiệp lớn, nhiều khu công nghiệp, cơ cấu kinh tế tiến bộ nên đáp

ứng nhu cầu việc làm tốt hơn và tỉ lệ thất nghiệp giảm nhưng vẫn còn cao hơn

cả nước do nhập cư

0,75

- Thời gian sử dụng lao động ở nông thôn

+ Cả nước nhìn chung còn thấp nhưng đã có xu hướng tăng lên do nông nghiệp

vẫn là ngành kinh tế chính, thu hút được nhiều lao động nhất nước ta, trong khi

hoạt động kinh tế nông nghiệp chưa đa dạng, tỉ lệ hoạt động phi nông nghiệp

thấp

+ Đồng bằng sông Hồng có thời gian sử dụng lao động ở nông thôn cao hơn

mức trung bình cả nước và đang có xu hướng tăng lên nhờ hoạt động phi nông

0,75

Trang 3

nông nghiệp phát triển nhưng thấp hơn Đông Nam Bộ do là vùng thâm canh

cây lương thực, nông nghiệp mang tính mùa vụ

+ Đông Nam Bộ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn cao do quỹ đất lớn và

là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta, kinh tế phi nông nghiệp

cũng phát triển ở nông thôn

- Tình trạng việc làm thay đổi theo hướng tích cực: giảm tỉ lệ thất nghiệp, tăng

thời gian sử dụng lao động phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá

2 Hướng giải quyết việc làm

- Giảm tỉ lệ gia tăng dân số (để đảm bảo sự phù hợp giữa qui mô và sự gia tăng

nguồn lao động với khả năng thu hút lao động của nền kinh tế)

0,25

- Ở thành thị, phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ nhỏ, có khả năng thu hút

lao động nhất là thanh niên Mở rộng mạng lưới đào tạo nghề, giới thiệu việc làm,

tạo điều kiện cho người lao động tự tạo việc làm và thích ứng tốt với thị trường

sức lao động

0,5

- Ở nông thôn, đa dạng hoá kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa

Phát triển công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, mở rộng ngành nghề tiểu

thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn

0,5

điểm

1 Vẽ biểu đồ

- Biểu đồ thích hợp: biểu đồ kết hợp (cột - đường)

- Biểu đồ:

(Nếu HS thiếu tên biểu đồ, chú giải, số liệu trên biểu đồ hoặc không đúng

khoảng cách năm, mỗi ý trừ 0,25 đ).

2,0

2 Nhận xét và giải thích tình hình sản xuất lương thực của nước ta giai

đoạn 1995 – 2007.

a) Nhận xét:

- Diện tích và sản lượng lương thực (trong đó có lúa) đều có xu hướng tăng qua

1,0

Trang 4

các năm (dẫn chứng)

- Tốc độ tăng có sự khác nhau:

+ diện tích tăng chậm (1,1 lần) và không ổn định (dẫn chứng)

+ sản lượng tăng nhanh hơn (1,5 lần) và tăng liên tục qua các năm, trong đó

sản lượng lúa tăng khá nhanh (1,4 lần) và tăng liên tục qua các năm

b) Giải thích:

- Diện tích tăng là do khai hoang, tăng vụ

- Sản lượng tăng là do vừa mở rộng diện tích vừa đẩy mạnh thâm canh

- Diện tích tăng chậm do việc khai hoang còn hạn chế và việc mất đất do chuyển đổi mục đích sử dụng đất

- Sản lượng tăng nhanh chủ yếu do tăng năng suất và chuyển đổi cơ cấu mùa

vụ (tăng diện tích lúa đông xuân và lúa hè thu, giảm diện tích vụ lúa mùa)

1,0

Câu 5 Dựa vào Atlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích

tình hình phát triển của tình hình ngoại thương ở nước ta.

3,5 điểm

1 Nhận xét

a) Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá

- Kim ngạch xuất - nhập khẩu của nước ta tăng liên tục: từ 30,1 tỉ USD năm

- Tăng cả kim ngạch xuất khẩu lẫn nhập khẩu:

+ Xuất khẩu: từ 14,5 tỉ USD (năm 2000) lên 48,6 tỉ USD (năm 2007) Nhập khẩu trong thời gian nói trên tăng từ 15,6 tỉ USD lên 62,8 tỉ USD

+ Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu nhanh hơn xuất khẩu (dẫn chứng)

0,5

- Cán cân xuất, nhập khẩu có sự thay đổi:

+ Nhìn chung là nhập siêu (nhập nhiều hơn xuất)

+ Tình hình nhập siêu ngày càng lớn (Năm 2000 là -1,1 tỉ USD, năm 2007 là -14,2

tỉ USD)

0,25

b) Cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu (năm 2007)

- Cơ cấu hàng xuất khẩu:

+ Công nghiệp nặng và khoáng sản: 34,3%

+ Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp: 42,6%

+ Nông, lâm sản: 15,4%

+ Thuỷ sản: 7,7%

Nhận xét: Các mặt hàng xuất khẩu đã qua chế biến còn chiếm tỉ trọng khiêm tốn.

0,5

- Cơ cấu hàng nhập khẩu:

+ Nguyên, nhiên, vật liệu: 64,0%

+ Máy móc, thiết bị, phụ tùng: 28,6%

+ Hàng tiêu dùng: 7,4%

Nhận xét: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên, nhiên, vật liệu, máy móc,

thiết bị, phụ tùng,…chiếm ưu thế tuyệt đối, nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

0,5

c) Thị trường

- Nước ta có quan hệ buôn bán với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nhưng kim ngạch buôn bán không đồng đều:

+ Các quốc gia và vùng lãnh thổ có kim ngạch buôn bán lớn chủ yếu là khu vực châu Á – Thái Bình Dương, EU, Bắc Mĩ…

+ Các khu vực còn lại: không đáng kể

0,25

- Các bạn hàng lớn:

+ Xuất khẩu: Hoa Kì, Nhật Bản (trên 6 tỉ USD cho mỗi nước)

+ Nhập khẩu: Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Xingapo (trên 6 tỉ USD cho

0,25

Trang 5

mỗi nước).

2 Giải thích

- Hoạt động ngoại thương phát triển mạnh trong những năm gần đây là do:

+ Đa dạng các mặt hàng xuất khẩu, đẩy mạnh các mặt hàng mũi nhọn như gạo,

cà phê, thuỷ sản, dầu thô, dệt may, giày dép, điện tử…

+ Đa phương hoá thị trường xuất nhập khẩu Bên cạnh các thị trường truyền thống còn mở rộng các thị trường tiềm năng như Hoa Kì, EU, Nhật Bản…

+ Đổi mới cơ chế quản lí hoạt động xuất nhập khẩu

0,5

- Có sự mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu (nhập siêu) chủ yếu là do:

+ Việt Nam là nước đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

+ Hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là hàng nông sản sơ chế, khoáng sản thô, hàng công nghiệp chế biến chưa nhiều

+ Hàng nhập khẩu chủ yếu lại là máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ cho công

cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

0,5

Câu 6 Nhận xét về hoạt động công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ 2,5

điểm

- Về mật độ các trung tâm công nghiệp và quy mô

+ Mật độ tập trung các trung tâm công nghiệp: thấp (số lượng trung tâm công

nghiệp: 4)

+ Quy mô các trung tâm công nghiệp: chủ yếu là trung tâm công nghiệp lớn và

rất lớn

 Trên 120 nghìn tỉ đồng: có 1 trung tâm công nghiệp (TP.Hồ Chí Minh)

 Từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng: có 3 trung tâm công nghiệp (Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu)

0,75

- Về cơ cấu và hướng chuyên môn hóa:

+ Cơ cấu ngành: đa dạng, hoàn chỉnh nhất gồm cả các ngành truyền thống và

ngành hiện đại (Dẫn chứng)

+ Hướng chuyên môn hóa: cơ khí, điện tử, vật liệu xây dựng, hóa chất - phân

bón, chế biến nông sản, dệt may

0,5

- Về giá trị sản xuất công nghiệp:

+ Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng: chiếm 65,1% GDP của vùng

+ Giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh so với cả nước: ở mức cao

 Trên 10%: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai

 Trên 2,5 - 10%: Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu

 Trên 0,5 - 1%: Tây Ninh

 Từ 0,1 - 0,5%: Bình Phước

0,75

- Phân bố các trung tâm công nghiệp: theo tứ giác (TP Hồ Chí Minh, Thủ Dầu

Lưu ý khi chấm bài:

- Tổng điểm toàn bài là 20 điểm (không làm tròn số).

- Bài làm thiếu, sai kiến thức cơ bản, vận dụng các kỹ năng địa lí và phương pháp làm bài hạn chế…thì tuỳ mức độ trừ điểm thích hợp.

Ngày đăng: 06/06/2015, 04:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w