THI THỬ TN-THPT LÊ XOAY

4 200 0
THI THỬ TN-THPT LÊ XOAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT LÊ XOAY THI THỬ TỐT NGHIỆP 2011 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 60 phút (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 570 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Cho phép lai AaBbDDEe x AaBBDdEe. Xác suất cá thể chứa kiểu gen đồng hợp ở thế hệ sau là : A. 1/32 B. 1/16 C. 3/8 D. 9/64 Câu 2: Tồn tại lớn nhất trong học thuyết của Đacuyn là: A. chưa rõ nguyên nhân biến dị và cơ chế di truyền. B. giải thích không đúng hình thành tính thích nghi. C. chưa giải thích cơ chế hình thành loài. D. nhấn mạnh tính khốc liệt của đấu tranh sinh tồn Câu 3: Phân tử mARN được tổng hợp từ nucleotit loại A và U. Số loại bộ ba mã hoá trên phân tử mARN là: A. 61 B. 7 C. 16 D. 64 Câu 4: Ở một loài thực vật A: đỏ; a: trắng. Người ta tiến hành lai giữa những cây tứ bội với nhau, thu được tỉ lệ phân li kiểu hình 5đỏ: 1 trắng. Kiểu gen của bố mẹ viết đúng là: A. AAAa x Aaaa B. AAaa x aaaa C. AAaa x aa D. Aaaa x aaaa Câu 5: Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận nghịch giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau nhằm mục đích: A. Để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất B. Đánh giá vai trò của nhân tế bào lên sự biểu hiện tính trạng C. Xác định vai trò của gen di truyền có liên kêt với giới tính hay không D. Để phát hiện các biến dị tổ hợp mới Câu 6: Đặc điểm di truyền do gen qui định trên NST Y nào sau đây đúng? A. Tính trạng di truyền theo qui luật di truyền chéo. B. Tính trạng biểu hiện chủ yếu ở giới dị giao. C. Tính trạng biểu hiện chủ yếu ở giới đực. D. Tính trạng chỉ biểu hiện ở giới dị giao. Câu 7: Thể đột biến là: A. những biến đổi trong cấu trúc của gen. B. những cá thể mang gen đột biến nhưng chưa biểu hiện ra kiểu hình. C. những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình. D. các cá thể có kiểu hình khác bố mẹ. Câu 8: Ở người gen a: bạch tạng, A: bình thường nằm trên NST thường. m: mù màu, M: bình thường trên NST X, gen qui định nhóm máu có 3 alen I A , I B , I O . Tổng số loại kiểu gen có thể có trong quần thể về các gen trên là: A. 60 B. 30 C. 90 D. 180 Câu 9: Mức độ đa hình của quần thể ngẫu phối phụ thuộc chủ yếu vào: A. khả năng thích ứng của quần thể. B. vốn gen của quần thể. C. tập tính hoạt động của mỗi cá thể trong quần thể. D. kích thước của quần thể. Câu 10: Các bất thường nào sau đây ở người có nguyên nhân do đột biến gen: A. Bệnh bạch tạng, mù màu. B. Hội chứng Claiphentơ, tật dính ngón tay 2,3. C. Hội chứng Đao, ung thu máu. D. Hội chứng Tơcnơ, hồng cầu hình liềm. Câu 11: Điều nào sau đây sai khi nói về quần thể tự phối? Trang 1/4 - Mã đề thi 570 A. Với quần thể có kiểu gen Aa sau mỗi thế hệ tần số kiểu gen dị hợp giảm đi một nửa. B. Quần thể bị phân thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau. C. Số cá thể đồng hợp tăng, số cá thể dị hợp giảm. D. Tạo nên tính đa hình về kiểu gen và kiểu hình. Câu 12: Thể truyền có thể là: A. phagơ hoặc ADN tái tổ hợp. B. plasmit của vi khuẩn hoặc ADN tái tổ hợp. C. plasmit của vi khuẩn hoặc phagơ. D. ADN tái tổ hợp hoặc vectơ chuyển gen. Câu 13: Trong phép lai một cặp tính trạng, khi đem lai phân tích các cá thể có kiểu hình trội ở thế hệ F 2 , Menđen đã nhận biết được điều gì ? A. 1/3 cá thể F 2 có kiểu gen giống P :2/3 cá thể F 2 có kiểu gen giống F 1. B. 2/3 cá thể F 2 có kiểu gen giống P :1/3 cá thể F 2 có kiểu gen giống F 1. C. 100% cá thể F 2 có kiểu gen giống nhau. D. F 2 có kiểu gen giống P hoặc có kiểu gen giống F 1. Câu 14: Kiểu NST giới tính XX ở con đực, XY ở con cái có ở loài: A. Chim, thú, người, thực vật B. Chim, bướm, ếch nhái C. Ruồi giấm, đậu Hà Lan, thú, người D. Châu chấu, bọ xít, cào cào Câu 15: Bộ ba làm nhiệm vụ kết thúc quá trình giải mã là: A. UUU, AUU, UGG B. UAA, UAG, UAX C. UAA, UAG, UGA D. AUG, UAA, GUA Câu 16: Các bệnh, tật hội chứng ở người: (1). bạch tạng (2). máu khó đông (3). hồng cầu hình liềm (4). mù màu (5). Pheninketo niệu (6). hội chứng Tơcnơ (7). hội chứng 3X (8). hội chứng Đao (9). tật có túm lông ở vành tai Các bệnh, tật, hội chứng biểu hiện ở cả nam và nữ là: A. (1), (2), (4), (5), (8), (9) B. (1), (2), (3), (7), (8), (9) C. (1), (2), (3), (4), (5), (8) D. (1), (4), (5), (6), (7), (8) Câu 17: Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên: A. từng gen trong 1 kiểu gen. B. kiểu hình. C. toàn bộ kiểu gen của quần thể. D. thành phần kiểu gen của quần thể. Câu 18: Tại sao bên cạnh những sinh vật có tổ chức cơ thể rất phức tạp, vẫn tồn tại những loài sinh vật có tổ chức cơ thể khá đơn giản? A. Vì sinh vật có tổ chức đơn giản lại sinh sản nhanh. B. Do sinh vật có cấu trúc đa dạng. C. Vì quá trình tiến hoá luôn duy trì những cá thể sinh vật thích nghi nhất. D. Do sinh vật xuất hiện nhiều đột biến khác nhau, tạo nên tính đa dạng, phong phú ở sinh vật. Câu 19: Ý nghĩa cơ bản nhất của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh là: A. xác định được các tính trạng nà của người chủ yếu do kiểu gen, các tính trạng nào chủ yếu do môi trường quyết định. B. nghiên cứu về kiểu gen của trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng. C. xem xét các đặc điểm tâm sinh lí ở loài người. D. phân biệt trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng. Câu 20: Câu nào sau đây sai? A. Theo quan điểm hiện đại, chọn lọc tự nhiên là sự phân hoá khả năng sinh sản của các cá thể có kiểu gen khác nhau trong quần thể. B. Trong điều kiện bình thường chọn lọc từ nhiên đào thải hoàn toàn các gen trội gây chết. C. Chọn lọc tự nhiên không đào thải hoàn toàn các gen lặn gây chết ra khỏi quần thể giao phối. D. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố trực tiếp tạo ra những kiểu gen thích nghi với môi trường. Câu 21: Gen phân mảnh có: A. vùng mã hoá không liên tục. B. vùng mã hoá liên tục. C. chỉ có đoạn intrôn. D. chỉ có đoạn exôn. Câu 22: Phương pháp nghiên cứu tế bào không thể nghiên cứu loại bệnh di truyền nào ở người: A. bệnh do đột biến gen. Trang 2/4 - Mã đề thi 570 B. bệnh do rối loạn sự phân li các NST giới tính. C. bệnh do đột biến cấu trúc NST. D. bệnh do bất thường số lượng NST. Câu 23: Bố mẹ bình thường sinh con đầu lòng bị bệnh bạch tạng. Xác xuất sinh đứa thứ 2 bị bệnh bạch tạng là: A. 50% B. 25% C. 100% D. 12,5% Câu 24: Theo Đacuyn thì thực chất của CLTN là sự phân hoá khả năng : A. sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể. B. thích nghi của cá thể với môi trường C. phản ứng của cơ thể trước môi trường. D. sống sót của các cá thể khác nhau trong loài. Câu 25: Trên mạch khuôn có chiều như thế nào tổng hợp mạch bổ sung liên tục? A. Mạch có chiều 1’-5’. B. Mạch có chiều 5’-3’. C. Mạch có chiều 3’-5’. D. Mạch chiều 5’-1’. Câu 26: : Sử dụng dung dịch côxixin tác động vào tế bào lưỡng bội đang nguyên phân sẽ : A. tạo ra 1 tế bào có bộ NST tăng gấp đôi. B. tạo ra 2 tế bào 4n. C. tạo ra 2 tế bào giống hệt tế bào ban đầu. D. tế bào không thể thực hiện tiếp quá trình nguyên phân. Câu 27: Quá trình tổng hợp prôtêin diễn ra ở bào quan nào? A. Bộ máy Gongi B. Ribôxôm C. Ti thể D. Trong nhân. Câu 28: Giao tử không bình thường (n+1) kết hợp với giao tử bình thường sẽ tạo ra: A. thể tam nhiếm. B. thể 1 nhiễm. C. thể tam bội. D. thể khuyết nhiễm. Câu 29: Gen điều hòa ức chế hoạt động của opêrôn bằng cách: A. tổng hợp prôtêin ức chế, prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành để ngăn chặn các gen cấu trúc phiên mã. B. tổng hợp prôtêin ức chế, prôtêin ức chế liên kết với enzin ARN-polimeraza để ngăn chặn các gen cấu trúc phiên mã. C. trực tiếp tác động lên các gen cấu trúc để ngăn chặn các gen cấu trúc phiên mã. D. tổng hợp prôtêin ức chế, prôtêin ức chế liên kết với vùng khởi động để ngăn chặn các gen cấu trúc phiên mã. Câu 30: Trong các quần thể dưới đây, quần thể nào đã đạt trạng thái cân bằng di truyền? A. 0,01AA; 0,18Aa; 0,81aa B. 0,3AA; 0,4Aa;0.3aa C. 0,49AA; 0,35Aa; 0,16aa D. 0,36AA; 0,46Aa; 0,18aa Câu 31: Tính chất biểu hiện của đột biến gen là: A. đồng loạt, xác định, di truyền được, thường có hại B. đột ngột, gián đoạn, không xác định, thường có hại. C. ngẫu nhiên, vô hướng, không di truyền, thường có lợi. D. đồng loạt, xác định, không di truyền được, thường có lợi Câu 32: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hoà là: A. nơi liên kết với protein điều hoà. B. mang thông tin qui định protêin ức chế. C. nơi tiếp xúc với enzim ADN-polimeraza. D. mang thông tin qui định enzim ARN-polimeraza. Câu 33: Vai trò của đột biến đối với quá trình tiến hoá là: A. phân hoá khả năng sinh sản của những cá thể có kiểu gen khác nhau trong quần thể. B. tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá. C. tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá. D. ngăn cản sự giao phối tự do. Câu 34: Xét tổ hợp gen Ab/aBXY giảm phân xả ra trao đổi chéo với tần số bằng 20%. Tỉ lệ giao tử hoán vị thu được là: A. AbX=aBY=AbY=aBX=5% B. ABX=abY=ABY=aBX=10% C. ABX=abY=ABY=abX=5% D. AbX=aBY=AbY=aBX=10% Trang 3/4 - Mã đề thi 570 Câu 35: Thế nào là cách li sinh sản sau hợp tử? A. Là các trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai và tạo ra con lai hữu thụ B. Là trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ C. Là các trở ngại ngăn cản các loài giao phối với nhau D. Là trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai Câu 36: Câu nào sau đây SAI: A. Năng suất, sản lượng trứng, sữa ở động vật có mức phản ứng hẹp. B. Thường biến là những biến đổi đồng loạt, theo cùng hướng xác định tương ứng với điều kiện môi trường. C. Thường biến do kiểu gen qui định. D. Thường biến chỉ là biến đổi ở kiểu hình không liên quan đến biến đổi trong kiểu gen. Câu 37: Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBBDd x AaBbdd với các gen trội là trội hoàn toàn. Số tổ hợp giao tử ở thế hệ sau là bao nhiêu? A.16 B. 8 C. 32 D. 4 Câu 38: Xét 2 cặp gen Aa/Bb trên 1 cặp NST thì thế hệ sau có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại kiểu gen? A. 4 loại B. 16 loại C. 9 loại D. 10 loại Câu 39: Nhân tố tiến hoá nào sau đây chỉ làm thay đổi tần số các kiểu gen mà không làm thay đổi tần số các alen của quần thể: A. Chọn lọc tự nhiên. B. yếu tố ngẫu nhiên. C. di nhập gen. D. giao phối không ngẫu nhiên. Câu 40: Ở Nga khi sử dụng DDT để diệt ruồi lần đầu tiên vào năm 1950 có 90% số ruồi bị diệt, vào năm 1953 chỉ có 5% - 10% diệt. Gen kháng thuốc ở quần thể ruồi xuất hiện: A. trước khi có tác động của thuốc. B. sau khi có tác động của thuốc. C. ngay khi có tác động của thuốc. D. không có sự đột biến xuất hiện gen kháng thuốc mà sâu bọ có khả năng luyện tập để quen với DDT. HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 570 . TRƯỜNG THPT LÊ XOAY THI THỬ TỐT NGHIỆP 2011 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 60 phút (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 570 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu. nhằm mục đích: A. Để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất B. Đánh giá vai trò của nhân tế bào lên sự biểu hiện tính trạng C. Xác định vai trò của gen di truyền có liên kêt với giới tính hay. hồng cầu hình liềm. Câu 11: Điều nào sau đây sai khi nói về quần thể tự phối? Trang 1/4 - Mã đề thi 570 A. Với quần thể có kiểu gen Aa sau mỗi thế hệ tần số kiểu gen dị hợp giảm đi một nửa. B.

Ngày đăng: 06/06/2015, 00:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan