1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

VỢ CHỒNG A PHỦ

5 389 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 47,5 KB

Nội dung

+ Phẩm chất tốt đẹp: có sức khỏe phi thường, dũng cảm, yêu tự do, yêu lao động, có sức sống tiềm tàng mãnh liệt… - Giá trị của tác phẩm: + Giá trị hiện thực: Miêu tả chân thực số phận cự

Trang 1

VỢ CHỒNG A PHỦ

- Tô Hoài

I Kiến thức cơ bản:

1 Tác giả Tô Hoài:

Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của Văn học Việt Nam hiện đại Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau của đất nước

2 Tác phẩm:

- Nhân vật Mị:

+ Con người có cuộc sống thống khổ

+ Con người có sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc mãnh liệt

+ Con người có sức phản kháng mạnh mẽ

- Nhân vật A Phủ:

+ Số phận éo le, là nạn nhân của hủ tục lạc hậu và cường quyền + Phẩm chất tốt đẹp: có sức khỏe phi thường, dũng cảm, yêu tự

do, yêu lao động, có sức sống tiềm tàng mãnh liệt…

- Giá trị của tác phẩm:

+ Giá trị hiện thực:

Miêu tả chân thực số phận cực khổ, tủi nhục của người dân nghèo, phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị ở miền núi

+ Giá trị nhân đạo:

* Thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người dân lao động miền núi trước Cách mạng

* Tố cáo, lên án, phơi bày bản chất xấu xa, tàn bạo của giai cấp thống trị

* Trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khả năng Cách mạng của nhân dân Tây Bắc

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc

- Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng, kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo

- Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi

Trang 2

- Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình

và thấm đẫm chất thơ

c) Ý nghĩa văn bản: Tố cáo tội ác của bọn phong kiến, thực dân,

thể hiện số phận đau khổ của người dân lao động miền núi; phản ánh con đường giải phóng và ngợi ca vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của họ

II Luyện tập:

Bài tập 1 Hãy tóm tắt ngắn gọn truyện “Vợ chồng A Phủ”- Tô Hoài

Gợi ý:

Truyện kể về cuộc đời của một đôi vợ chồng người Mông là Mị và A Phủ

- Mị là một cô gái trẻ đẹp, có tài thổi sáo, nhưng vì món nợ từ đời cha

mẹ nên cô bị bắt về làm dâu gạt nợ cho gia đình thống lí Pá Tra Cô phải sống không khác gì trâu, ngựa, bị bóc lột sức lao động, hành hạ về thể xác và áp chế

về tinh thần Cuộc sống triền miên trong đau khổ, tủi nhục đã biến Mị thành một cô gái lúc nào cũng “cúi mặt”, “mặt buồn rười rượi”, “mỗi ngày Mị càng không nói”, “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” Tết đến, không khí rộn ràng, tiếng sáo gọi bạn, men rượu… đã làm hồi sinh lòng yêu đời, sức sống của

Mị, cô cảm thấy lòng “phơi phới trở lại”, “muốn đi chơi” Nhưng khi Mị sửa soạn váy áo đi chơi thì A Sử về, hắn đã trói Mị vào cột nhà song “tiếng sáo vẫn đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”

- A Phủ là một chàng trai nghèo, mồ côi, khoẻ mạnh, giỏi lao động Vì đánh A Sử đến phá rối cuộc chơi, nên bị phạt vạ và phải làm người ở trừ nợ cho nhà Pá Tra Một lần vì để hổ ăn thịt một con bò mà A Phủ bị đánh đập, bị trói đứng vào cột Khi thấy dòng nước mắt của A Phủ, Mị đã thức tỉnh và cắt dây trói cho A Phủ, sau đó Mị chạy theo A Phủ trốn đi

- Hai người đến Phiềng Sa, trở thành vợ chồng và tạo dựng một cuộc sống mới Nhờ sự giúp đỡ của A Châu- cán bộ cách mạng, A Phủ trở thành tiểu đội trưởng du kích, cùng mọi người cầm súng để giữ bản làng

Bài tập 2 Anh (chị) hãy phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm

“Vợ chồng A Phủ” (đoạn trích) của nhà văn Tô Hoài.

*Gợi ý:

1 Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, truyện “Vợ chồng A Phủ”, về nhân vật A Phủ

2 Phân tích nhân vật A Phủ.

a) A Phủ là chàng trai có số phận bất hạnh, là nạn nhân của hủ tục lạc hậu và cường quyền phong kiến miền núi

- Từ nhỏ, A Phủ đã sớm mồ côi, bơ vơ, mất cả cha mẹ, anh em trong trận dịch đậu mùa khủng khiếp, bị bán đổi lấy thóc cho người Thái

Trang 3

- Lớn lên, mặc dù là chàng trai hiền lành, chăm chỉ, giỏi giang, có sức khỏe hơn người nhưng anh không lấy được vợ vì quá nghèo

- Bị xử kiện bất công, đánh đập tàn nhẫn và trở thành người ở trừ nợ suốt đời, sống hay chết cũng bị quyết định bởi bàn tay tàn bạo của Pá Tra

- Ở nhà Pá Tra, A Phủ bị bóc lột sức lao động, bị hành hạ

b) A Phủ có tính cách gan góc, có khát vọng tự do, có sức sống tiềm tàng mãnh liệt

- Từ bé đã sớm tỏ ra gan góc: Mới mười tuổi bị bán cho người Thái nhưng đã tìm cách trốn thoát

- Lớn lên, anh là chàng trai ngang tàng,

+ Sẵn sàng trừng trị kẻ xấu: Dám đánh lại A Sử - con trai nhà giàu, có

thế lực với cách đánh nắm cái vòng bạc, kéo dập đầu mà đánh.

+ Bị đánh đập khi xử kiện nhưng chẳng hề khóc lóc, van xin, chỉ “im như cái tượng đá”

+ Khi trở thành người làm công gạt nợ, A Phủ vẫn là con người tự do,

không biết sợ cường quyền: dám cãi lại thống lí

c) Quá trình vùng lên tự giải thoát: Bị trói, A Phủ đã nhai vòng dây mây

để chạy trốn; được sự giúp đỡ của Mị, A Phủ thoát khỏi sự kìm kẹp của bọn

thống trị, tìm đường giải phóng cuộc đời, bản làng quê hương

3 Đánh giá của chung.

- Cùng với Mị, cuộc đời và tính cách A Phủ có ý nghĩa tiêu biểu cho số

phận và phẩm chất của người dân vùng cao Tây Bắc (Từ trong bóng tối của cuộc đời đầy gian khổ, tủi nhục->vươn tới ánh sáng, tự do, cách mạng).

- Nghệ thuật xây dựng tính cách độc đáo: Nếu xây dựng nhân vật Mị tác giả đã thể hiện cách nhìn từ bên trong để làm nổi bật sức sống tiềm tàng thì xây dựng nhân vật A Phủ tác giả lại thể hiện cách nhìn từ bên ngoài, tập trung miêu

tả hành động để nhấn mạnh tính cách mạnh mẽ, ngang tàng của nhân vật này

Bài tập 3 Trong bài Cảm nghĩ về truyện “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài viết:

“Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế, mọi thế lực tội ác cũng không giết được sức sống con người Lay lắt đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt.”

Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài để làm sáng tỏ nhận xét trên.

*Gợi ý:

1 Giới thiệu khái quát.

- Giới thiệu về tác giả Tô Hoài, truyện “Vợ chồng A Phủ”, về nhân vật và nhận định

Trang 4

- Giải thích, làm rõ các ý chính của nhận định: dù sống trong cực nhục, đày đọa, Mị vẫn vươn lên với sức sống tiềm tàng, mãnh liệt

2 Phân tích nhân vật Mị để làm rõ nhận định.

- Mị là hình ảnh tiêu biểu của con người tốt đẹp bị đày đọa

+ Mị có phẩm chất tốt đẹp: là một thiếu nữ xinh đẹp, tài hoa, yêu đời, yêu tự do, giàu lòng vị tha và đức hi sinh Cô xứng đáng được hưởng hạnh phúc

+ Mị bị đày đọa về thể xác lẫn tinh thần

* Mang danh là con dâu thống lí nhưng Mị lại bị đối xử như một nô lệ,

bị bóc lột tàn bạo sức lao động, thường xuyên bị đánh đập tàn nhẫn; Mị sống như một tù nhân trong căn buồng chật hẹp, tối tăm

* Trong cuộc sống tù hãm, Mị dần mất ý thức về cuộc sống, trở nên câm lặng, “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”

- Mị là con người có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.

+ Tâm trạng, hành động của Mị trong ngày hội xuân:

* Đằng sau hình ảnh tưởng như câm lặng kia là một con người khát khao tự do, hạnh phúc: không khí rộn ràng, tiếng sáo gọi bạn, bữa rượu… đã khiến Mị thức tỉnh lòng yêu đời và muốn đi chơi

* Mị khêu đèn cho sáng như muốn thắp lên ánh sáng chiếu rọi vào cuộc đời tăm tối của mình, Mị chuẩn bị váy áo để đi chơi nhưng bị A Sử trói lại Tuy

bị trói nhưng Mị vẫn tưởng tượng và hành động như một người tự do, “Mị vùng bước đi”

+ Tâm trạng, hành động của Mị trong đêm cuối cùng ở nhà thống lí Pá Tra

* Những đêm trước, khi thấy A Phủ bị trói, Mị vẫn thản nhiên Nhưng đêm ấy, thấy dòng nước mắt trên má A Phủ, Mị nhớ lại cảnh ngộ của mình trong đêm mùa xuân năm trước, Mị đồng cảm, thương xót cho A Phủ; nhận thức được bộ mặt tàn bạo của cha con thống lí, cảm thấy thương người, thương mình… đã khiến cho Mị có đủ sức mạnh và dũng cảm để cắt dây trói giải thoát cho A Phủ

* Ngay sau đó, Mị đứng lặng trong bóng tối với bao giằng xé trong lòng Nhưng rồi khát vọng sống trỗi dậy mãnh liệt đã giúp Mị chiến thắng cả cường quyền và thần quyền, Mị vụt chạy theo A Phủ, tự “cởi trói” cho mình, đến với

tự do

3 Đánh giá chung.

- Với bút pháp hiện thực sắc sảo, nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, Tô Hoài đã xây dựng thành công nhân vật Mị

- Cuộc đời đau khổ, tủi nhục của Mị có ý nghĩa tiêu biểu cho kiếp sống khốn khổ của người dân miền núi dưới ách thống trị của các thế lực phong kiến

và thực dân và cũng là điển hình sinh động cho sức sống tiềm tàng, sức vươn

Trang 5

lên mạnh mẽ của con người từ trong hoàn cảnh tăm tối hướng tới ánh sáng của nhân phẩm và tự do

Bài tập 4: Ý nghĩa của tiếng sáo đối với sự hồi sinh khát vọng sống của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở tác phẩm "Vợ chồng A

Phủ"-Tô Hoài?

Gợi ý:

- Tiếng sáo là một dụng công nghệ thuật của nhà văn Tô Hoài, là một chi tiết giàu ý nghĩa:

+ Tiếng sáo có nhiều cung bậc, sắc thái thẩm mĩ: miêu tả từ xa đến gần, khi thực khi hư Tiếng sáo từ chỗ là sự việc của thực tại bên ngoài dần dần xâm nhập và thế giới nội tâm của Mị

+ Tiếng sáo là biểu tượng của tình yêu, của khát vọng được yêu thương, được sống tự do, hạnh phúc

+ Tiếng sáo có sức tác động mạnh mẽ, sâu sắc đối với Mị: tiếng sáo đã đưa Mị từ cõi quên đến cõi nhớ, tiếng sáo gợi lên một thời hạnh phúc ngắn ngủi, tiếng sáo đưa tâm hồn Mị trở lại những ngày tháng tươi đẹp, làm thức tỉnh khao khát hạnh phúc trong thực tại tưởng chừng đã bị thực tế phũ phàng làm tê liệt, giúp Mị có ý thức phản kháng quyết liệt với thực tế bi đát

- Tiếng sáo là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giúp tác giả khắc họa chân thật diễn biến tâm lí tinh tế của nhân vật, góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm đồng thời cũng làm nổi bật sắc thái văn hóa tinh thần đặc trưng của Tây Bắc

Ngày đăng: 05/06/2015, 21:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w