ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II - MÔN VẬT LÝ LỚP 7 ( Năm 08-09) I/ LÝ THUYẾT 1/Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vật nhiễm điện; A/ Vật nhiễm điện là vật có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác B/ Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút các vật nhẹ khác C/ Vật nhiễm điện là vật có khả năng đẩy các vật nhẹ khác D Vật nhiễm điện là vật không có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác 2/ Qui ước nào sau đây về điện tích dương là đúng A/ Điện tích ở thanh thuỷ tinh sau khi cọ xát với nhau là điện tích dương B/ Điện tích ở thanh thuỷ tinh sau khi cọ xát với lụa là điện tích dương C/ Điện tích ở thanh nhựa sẫm sau khi cọ xát với vải khô là điện tích dương D/ Điện tích ở miếng lụa sau khi cọ xát với thanh thuỷ tinh là điện tích dương 3/Lấy một vật A đã nhiễm điện đưa lại gần quả cầu thì thấy chúng đẩy nhau . Kết luận nào sau đây là đúng A/ Quả cầu nhiễm điện dương B/ Quả cầu nhiễm điện khác loại với vật A C/ Quả cầu nhiễm điện cùng loại với vật A D/ Quả cầu nhiễm điện âm 4/Vào những ngày thời tiết hanh khô khi chải đầu bằng lược nhựa thấy nhiều sợi tóc bị lược nhựa kéo thẳng ra . Nguyên nhân nào sau đây là đúng: A/ Tóc và lược nhựa đều bị nhiễm điện B/ Lược nhựa có đặc tính hút tóc C/ Tóc quá nhẹ D/ Lược nhựa và tóc quá khô 5/ Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện trong kim loại : A/ Dòng điện trong kim loại là dòng các hạt mang điện tích dịch chuyển B/ Dòng điện trong kim loại là sự chuyển động của các êlec trôn tự do C/ Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển theo mọi hướng của các điện tích D/ Dòng điện trong kim loại là dòng các êlec trôn tự do dịch chuyển có hướng 6/ Chất dẫn điện là : A/ Chất có thể cho dòng điện chạy qua B /Chất có nhiều hạt mang điện C/ Chất có khả năng nhiễm điện D/ Chất có nhiều êlec trôn 7/Kim loại dẫn điện tốt vì : A/Kim loại là vật liệu đắc tiền B/ Kim loại thường có khối lượng riêng lớn C/ Trong kim loại có nhiều êlec trôn tự do D/ Kim loại là chất có khả năng nhiễm điện 8/Trong một mạch điện kín , để có dòng điện chạy qua phải có bộ phận nào sau đây: A/ Nguồn điện B/ Bóng đèn C/ Công tắc D / Cầu chì 9/ Chiều qui ước của dòng điện : A/ Từ cực âm qua các vật dẫn đến cực dương của nguồn điện B/ Từ cực dương qua các vật dẫn đến cực âm của nguồn điện C/ Cùng chiều với dòng điện trong kim loại D/ Từ cực dương đến cực âm bên trong nguồn điện 10/ Dụng cụ nào sau đây hoạt động không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điên: A/ Nồi cơm điện B/ Bàn ủi điện C/ Đèn điôt phát quang D / Đèn điện sợi tóc 11/ Người ta chọn Vôn fram làm dây tóc bóng đèn vì :Vôn fram có đặc tính nào sau đây A/ Dẫn điện tốt B/ Rất rẽ tiền C/ Là vật liệu dễ tìm D/ Có nhiệt độ nóng chảy cao 12/Quan sát việc mạ vàng cho một chiếc đồng hồ . Thông tin nào là đúng: A/ Dung dịch đã dùng là muối đồng B / Chiếc đồng hồ được nối với cực dương C/ Chiếc đồng hồ được nối với cực âm D/ Thanh nối với cực dương làm bằng bạc 13/ Trường hợp nào sau đây có liên quan đến sự nhiễm điện của các vật A/ Chiếc lược nhựa hút các mẫu giấy vụn B/ Thanh nam châm hút các đinh sắt C/ Mặt trời và trái đất hút nhau D/ Giấy thấm hút mực 1 `14/ Qui ước nào sau đây về điện tích âm là đúng A Điện tích ở thanh nhưạ sẫm sau khi cọ xát với nhau là điện tích âm B/ Điện tích ở thanh thuỷ tinh sau khi cọ xát với lụa là điện tích âm C/ Điện tích ở thanh nhựa sẫm sau khi cọ xát với vải khô là điện tích âm D/ Điện tích ở miếng vải khô sau khi cọ xát với thanh nhưạ sẫm là điện tích âm 15/Lấy một vật B đã nhiễm điện đưa lại gần quả cầu thì thấy chúng hút nhau . Kết luận nào sau đây có thể đúng A/ Quả cầu nhiễm điện dương B/ Quả cầu nhiễm điện khác loại với vật B C/ Quả cầu nhiễm điện cùng loại với vật B D/ Quả cầu nhiễm điện âm 16/Tại sao trên cánh quạt điện thường bị bám nhiều bụi hơn các vật dụng khác A/ Do cánh quạt điện thường hoạt động ở nơi có nhiều bụi B/ Do cọ xát nhiều với không khí, cánh quạt trở thành vật nhiễm điện nên hút được vật nhẹ C/ Do cách quạt quay nên tác dụng lực hút lên bụi nhiều hơn D/ Do khi quay quạt làm cho không khí cũng quay theo 17/Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện : A/ Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển B/ Dòng điện sự chuyển động của các điện tích C/ Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích D/ Dòng điện là dòng dịch chuyển theo mọi hướng của các điện tích 18/ Chất cách điện là A/ Chất có thể cho dòng điện chạy qua B /Chất có rất ít các hạt mang điện C/ Chất không có khả năng nhiễm điện D/ Chất không cho dòng điện chạy qua 19/ Trong mạch điện thắp sáng bóng đèn có thể đóng, tắt cần phải có thiết bị nào sau đây A/ Chỉ cần dây dẫn, nguồn điện và bóng đèn B/ Chỉ cần nguồn điện và bóng đèn C/ Chỉ cần dây dẫn ,nguồn điện ,bóng đèn và công tắc D/ Chỉ cần dây dẫn và bóng đèn 20/Trong mạch điện ,chiều dòng điện và chiều dịch chuyển của các êléc trôn tự do liên quan gì với nhau: A/ Ban đầu cùng chiều ,sau một thời gian ngược chiều B/ Ngược chiều C/ Chuyển động theo hường vuông góc với nhau D/ Cùng chiều 21/ Dụng cụ nào sau đây hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điên: A/ Nam châm điện B/ Bàn ủi điện C/ Đèn điôt phát quang D / Quạt điên 22/Mạ điện, nạp điện cho ắc qui, tinh chế kim loại bằng dòng điện là ứng dụng của tác dụng nào của dòng điện : A/ Tác dụng nhiệt B/ Tác dụng từ C/ Tác dụng hoá học D/ Tác dụng phát sáng 23/ Vật nhiểm điện dương là vật: A. Thừa êlectrôn. B.Thiếu êlectrôn C. Bình thường về êlectrôn D.Có thể thiếu hoặc thừa êlectrôn. 24/Am pe kế là dụng cụ dùng để đo: A.Hiệu điện thế B. Nhiệt độ C. Cường độ dòng điện D. Khối lượng. 25/Vôn kế dùng để đo : A. Hiệu điện thế . B. Cường độ dòng điện. C. Nhiệt độ. D. Khối lượng . 26 /Cường độ dòng điện được ký hiệu bằng chữ cái cái nào sau đây ? A. Chữ I . B. Chữ A . C. Chữ U. D. Chữ V . 27/Đơn vị đo hiệu điện thế là A, V ( vôn ) B, A ( ampe) C, N ( niu tơn ) D, Kg ( kilôgam) 28/ Đơn vị đo cường độ dòng điện là: A. V (vôn ) B, A ( ampe ) C, N ( niu tơn ) D, Kg ( kilôgam) 29 /Sơ đồ mạch điện là A Ảnh chụp mạch điện thật B Hình biểu diễn mạch điện với các kí hiệu của yếu tố mạch điện C Hình vẽ đúng các kích thước của mạch điện D.Hình vẽ đúng như mạch điện thật nhưng được thu nhỏ 30/Việc làm nào sau đây không đảm bảo an toàn về điện 2 A.Sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện C Ngắt cầu dao điện khi cần lắp đặt các thiết bị dùng điện B.Lắp rơle tự ngắt nối tiếp với các dụng cụ dùng điện D.Sử dụng dây chì có tiết diện lớn để tránh bị đứt cầu chì 31/ Hai thành phần mang điện trong nguyên tử là: A.Electron dương và electron âm C.Hạt nhân mang điện tích dương và electron mang điện tích âm B.Hạt nhân âm và hạt nhân dương D.Hạt nhân mang điện tích âm và electron mang điện tích dương. 32/Trường hợp nào dưới đây có hiệu điện thế bằng không? A. Giữa 2 cực của 1 pin khi chưa mắc vào mạch C. Giữa 2 đầu bóng đèn đang sáng B. Giữa 2 đầu bóng đèn khi chưa mắc vào mạch D. Cả A,B,C. 33/Khi các dụng cụ mắc nối tiếp thì : A.Cường độ dòng điện qua các dụng cụ điện bằng nhau B.Hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế của mỗi bóng đèn . C.Nếu dòng điện không đi qua dụng cụ điện này thì cũng không đi qua dụng cụ kia . D.Các câu A, B , C đều đúng . 34/Người ta ứng dụng tác dụng hóa của dòng điện vào các việc : A.Mạ điện . B.Làm đinamô phát điện C. Chế tạo loa D. Chế tạo micrô 35 /Dụng cụ nào dưới đây hoạt động nhờ tác dụng nhiệt của dòng điện: A.Chuông điện B Bóng đèn dây tóc C.Bóng đèn bút thử điện D.Đèn LED 36/Dòng điện trong các dụng cụ nào dưới đây, khi dụng cụ hoạt động bình thường, vừa có tác dụng nhiệt, vừa có tác dụng phát sáng ? A.Chuông điện B.Nồi cơm điện. C. Rađiô (máy thu thanh) D Điôt phát quang 37/Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây A.Làm tê liệt thần kinh. B.Hút các vụn giấy C.Làm nóng dây dẫn D.Làm quay kim nam châm 38/: Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút ? A.Các vụn sắt . B. Các vụn nhôm . C. Các vụn đồng . D. Các vụn giấy 39 /Dòng điện chạy qua dụng cụ nào sau đây gây ra tác dụng nhiệt vô ích ? A. Quạt điện . B. Bàn là điện . C. Bếp điện . D. Nồi cơm điện . 40/Ampe kế nào dưới đây là phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn pin (cho phép dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,35A) A. Ampe kế có giới hạn đo : 100mA. C.Ampe kế có giới hạn đo : 200A B. Ampe kế có giới hạn đo : 2A D.Ampe kế có giới hạn đo : 1A 41/Có 2 bóng đèn giống nhau cùng loại 3V , được mắc nối tiếp vào nguồn điện bao nhiêu để chúng sáng bình thường ? A 1,5V B 3V C 4,5 V D 6 V 42/ Một đoạn mạch gồm hai bóng đèn Đ1, Đ2 mắc song song dòng điện chạy qua mỗi đèn có cường độ tương ứng là I 1 = 0,5A , I 2 = 0,25. Cường độ dòng điện ( I ) chạy trong mạch chính có giá trị là: A, I = 0,25A ; B, I = 0,75A ; C, I 1 = 0,5A ; D/ I = 1A 43/ Một đoạn mạch gồm hai bóng đèn Đ1, Đ2 mắc nối tiếp hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đèn có giá trị tương ứng là U 1 , U 2 . Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch có giá trị là: A, U = U 1 - U 2 ; B, U = U 1 x U 2 ; C, U = U 1 + U 2 ; D, U = U 1 : U 2 44/ Khi đèn pin đang sáng, dòng điện không chạy qua bộ phận nào A.Vỏ bóng. đèn ; B. Dây tóc bóng đèn .C.Dây dẫn nối bóng đèn và pin. D. Đui đèn. 45/ Các bóng đèn trong gia đình được mắc song song không phải vì lí do nào A.Vì tiết kiệm số đèn cần dùng C. Vì có thể bật tắt các bóng đèn độc lập với nhau B. Vì các bóng đèn có cùng hiệu điện thế D. Vì một bong đèn bị hỏng thì các bong còn lại vẫn sáng 46/Cho nguồn điện 12V và hai bóng đèn giống nhau có ghi 6V. Để hai đèn sáng bình thường thì phải mắc chúng vào mạch điện như thế nào A. Lần lượt nối hai đầu mỗi bóng đèn với hai cực của nguồn B. Hai bóng đèn mắc song song vào hai cực của nguồn C. Hai bóng đèn mắc nối tiếp vào hai cực của nguồn 3 D. Không có cách mắc nào để cả hai bóng đèn sáng bình thường 47 Một vật trung hòa về điện sau khi bị cọ xát trở thành nhiểm điện âm vì: A.Vật đó mất bớt điện tích dương B.Vật đó nhận thêm điện tích dương C. Vật đó mất bớt electron D.Vật đó nhận thêm electron 48/Chuông điện hoạt động dựa vào tác dụng nào của dòng điện? A.Tác dụng nhiệt ; B.Tác dụng hóa học C.Tác dụng từ ; D.Tác dụng sinh lý 4 9/ Nhiệt độ nóng chảy của chất Vonfram là : A. 25 00 0 C B. 33 0 0 0 C C. 27 00 0 C D.33 70 0 C 50/ Tác dụng của nguồn điện là : A. Cung cấp dòng điện lâu dài cho các dụng cụ điện hoạt động B/Tạo ra mạch điện. C. Làm cho các điện tích trong các dụng cụ điện chuyển động .D/ Làm cho một vật nóng lên. II. BÀI TẬP 1 Đưa thanh thuỷ tinh đã cọ xát với lụa lại gần ống nhôm nhẹ thì thấy chúng đẩy nhau . Hỏi ống nhôm mang điện tích gì? Giải thích . Câu 4 / Có một vật đã nhiễm điện, làm thế nào để biết được nó nhiễm điện âm hay dương? 2/ a/ Vẽ sơ đồ mạch điện gồm nguồn điện ( 2 pin ) ,dây dẫn, công tắc dùng chung cho cả hai bóng đèn mắc song song, một Ampe kế đo cường độ dòng điện qua mạch chính và một Vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch song song. a) Khi đèn sáng Nếu Ampe kế chỉ 1,5A và biết cường độ dòng điện qua đèn 1 là 0,5A. Tìm cường độ dòng điện qua đèn 2 b) Nếu Vôn kế chỉ 6V thì hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đèn là bao nhiêu . Tại sao ? 3/Cho mạch điện như sơ đồ hình bên + - Hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ 1 là U 12 = 2,8V ; Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch nối tiếp hai đèn là U 13 = 6V a) Tìm hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ 2 b) Nều trong mạch điện trên, ta tháo bớt đi đèn Đ 2 thì bóng đèn Đ 1 sẽ sáng như thế nào ? Giải thích ? 4/Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: nguồn điện (pin), 2 bóng đèn Đ 1 và Đ 2 mắc nối tiếp, công tắc đóng, dây dẫn , các vôn kế và ampe kế cần thiết a) Dùng mũi tên vẽ chiều dòng điện cho sơ đồ mạch điện trên. b) So sánh cường độ dòng điện chạy qua các bóng đèn Đ 1 và Đ 2 ? c) Biết hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ 1 là U 1 = 2,3 V; hiệu điện thế trong mạch chính U = 4,8 V. Tính hiệu điện thế U 2 giữa hai đầu bóng đèn Đ 2 ? 5/ Cho mạch điện như hình vẽ. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 1 là U 1 = 3V, cường độ dòng điện I 1 = 0.4A, I = 0.75A. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 2 và cường độ dòng điện I 2 . I I 1 Đ 1 I 2 Đ 2 Đáp án phần trắc nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 B B C A D A C A B C D C A 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 C C B C D C B B C B C A A 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 Â B B D C B D A B B B A A 4 X X Đ 1 Đ 2 . . . 1 2 3 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 D D B C A A C D C D A 5 6