Am vang giai dieu Cham AG

3 158 0
Am vang giai dieu Cham AG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Âm vang giai điệu Chăm-pa - Kỳ 1: Người Chăm trong lòng châu thổ “Tôi yêu chiếc khăn Mat'ra Vương trên trán em dịu êm Tôi yêu tiếng ca A-ti-dza Mênh mang mênh mang biển sóng” Nghe lại những câu hát dạt dào, sâu lắng trong bài Tiếng trống Paranưng của nhạc sỹ Trần Tiến đâu đó vang vọng trong tôi âm điệu tiếng trống Paranưng của những xóm Chăm trong ngày hội Roya. Tìm về những xóm Chăm ven dòng sông Hậu, tôi mong được nghe đâu đó những âm điệu dân ca Chăm, những câu hát ru em, điệu hò dạt dào sâu lắng và được đắm hồn mình với tiếng trống Paranưng đã từng làm say đắm biết bao thi nhân mặc khách khi đến An Giang. “Qua con sông Tiền, rồi qua con sông Hậu, ta dắt nhau qua miền thương nhớ bạn mình ơi” (Về miền thương nhớ, Hoàng Hiệp). Tôi tìm về đầu nguồn hai con sông ấy không chỉ để thỏa lòng “về miền thương nhớ”, mà trên hết, tôi ao ước gặp lại những xóm Chăm, khám phá cội nguồn di sản văn hóa-nghệ thuật đồng bào dân tộc Chăm An Giang, một nét đẹp độc đáo tạo nên bản sắc rất riêng trong cộng đồng văn hóa đa dạng của 54 dân tộc Việt Nam. Đến với người Chăm An Giang: Qua phà Châu Giang, chúng tôi tìm về những xóm Chăm bên dòng sông Hậu đỏ quạch phù sa mùa nước nổi. Xóm Chăm Phú Hiệp (Phú Tân) hiền hòa đón chào du khách phương xa. Di tích kiến trúc được xếp hạng, thánh đường Hồi giáo Mubarak hiện ra trước mắt thật lộng lẫy và cổ kính. Những ngôi nhà sàn hấp, nhà sàn tốp toàn gỗ mun đen nhánh mang đậm nét truyền thống bao đời của đồng bào dân tộc Chăm An Giang vẫn còn lưu giữ. Người Chăm An Giang khác với những xóm Chăm dãy đất miền Nam Trung Bộ nắng gió khô cằn. Những xóm Chăm An Giang quần tụ bên những dòng sông tươi mát lập thành xóm ấp. Người Chăm An Giang rất thân thiện với thiên nhiên, họ sống bằng nghề chài lưới, mua bán nhỏ, dệt thổ cẩm, ngày nay một bộ phận đồng bào đã biết kinh doanh du lịch, thương mại, dịch vụ. Theo sách xưa ghi lại, một số chức sắc cao cấp của cộng đồng người Chăm ở Kompong Cham (vương quốc Campuchia) vì chịu không nổi sự hà khắc của chính quyền sở tại đã nổi dậy vào khoảng năm 1858. Rồi họ rời miền đất Kompong Cham đến Việt Nam, rồi về miền Châu Đốc, xin nhà Nguyễn tị nạn. Họ chia nhau thành 7 xóm Chăm nhỏ, nằm rải rác cặp theo dòng sông Hậu từ tiếp giáp vương quốc Campuchia xuống vùng Phú Châu (An Phú, Tân Châu ngày nay) lần lượt lấy tên: Koh Tapoong, Mat Chruk, Koh Kaboak, Plây Kênh, Plao Ba, Koh Kaghia, Sabâu, tương ứng với các địa danh như: Châu Giang (Phú Hiệp, Phú Tân), Châu Phong (Tân Châu), Đa Phước, Vĩnh Trường, Nhơn Hội, Búng Bình Thiên, Đồng Ky- Quốc Thái (An Phú). Ngày nay, một bộ phận đồng bào đã dần xuống phía nam định cư tại Khánh Hòa (Châu Phú), Vĩnh Hanh (Châu Thành). Trong những ngày đầu đến sống tại miền đất An Giang, đồng bào Chăm sống khép mình trong xóm ấp. Bên kia sông Hậu, một Châu Đốc nhộn nhịp hè quán thì bên này sông, những xóm làng yên bình, những cô gái Chăm hiền hòa nép mình bên khung cửi dệt nên từng tấm lụa, chiếc khăn Mat’ra tha thướt. Trải qua những biến đổi của thời gian, giữa sự hòa hợp của bao nền văn hóa, đồng bào Chăm vẫn giữ cho mình nét truyền thống quý báu ngàn đời trong sinh hoạt cuộc sống hằng ngày. Người Chăm Islam An Giang, đàn ông dù lớn nhỏ đều để tóc ngắn, tham gia sinh hoạt xóm làng, đi lễ chùa (thánh đường) đội nón nỉ, quấn sà-rông hoa; nữ cũng mặc áo dài, quấn sà-rông, đầu đội khăn the Mat’ra (hay khăn Khanh ma-om). Đặc biệt, các cô gái Chăm đội khăn Mat’ra đã làm bao du khách say đắm nét dịu dàng và cười ý nhị phía sau chiếc khăn ấy. Yêu sao tiếng trống làng Chăm: Trải qua bao biến động lịch sử, từ chiến tranh, chạy loạn, rồi di cư khắp nơi nên phần nào nét văn hóa người Chăm An Giang có phần đặc biệt hơn so với người Chăm đất thánh địa Chăm-pa Ninh Thuận, Bình Thuận. Không có những điệu múa quạt xòe dịu dàng, uyển chuyển. Những bữa tiệc văn nghệ của đồng bào Chăm Islam An Giang đều xoay quanh tiếng trống. Tiếng trống chính là cái hồn để âm nhạc hình thành và phát triển. Ngược lên An Phú, chúng tôi tìm gặp ông Lâm Thanh Bình, Trưởng ban Tuyên giáo huyện An Phú, một nghệ sĩ, một nhạc sĩ, một người đã gắn bó phần lớn cuộc đời âm nhạc của mình với đồng bào Chăm An Giang. Nghe ông nói, ông kể về những làn điệu Chăm mới thấy, hiểu được đôi phần cái thâm thúy, sâu xa của văn hóa dân tộc này. “Để hiểu hết nghệ thuật Chăm thì cả đời người chẳng thể nói hết, hiểu hết, nhưng để có tâm hồn đồng điệu với nghệ thuật Chăm thì phải đắm mình trong tiếng trống người Chăm”. Ông Bình tâm sự. Còn theo ghi chép của nhà nghiên cứu Lê Đình Bích (Đại học Cần Thơ) thì âm nhạc Chăm An Giang bắt nguồn từ tiếng trống. Tiếng trống Chăm là cội nguồn của âm nhạc, của các điệu hò, điệu vè, của làng điệu ru em. Có thể kể tên một số loại hình văn nghệ được phát triển từ cội nguồn ấy như: Ca dao Pa-nược Pa-dát, hát giao duyên Ađtơn, Atằm Tànà, hát ống, vè, hát đố, hát ru em, đồng dao hay các điệu hò… Âm nhạc Chăm Islam An Giang không có múa, không có bất kỳ nhạc khí nào ngoài bộ gõ như: Trống Thummạ, trống Paranưng… Dưới bàn tay điêu luyện của người nhạc công, âm thanh thùng… chập… thùng… chập… vang lên đều đặn khi đôi bàn tay nhẹ nhàng vỗ hai đầu mặt trống tạo nên âm thanh vang vọng. Cứ thế, người nghệ sĩ, ca sĩ vút cao lời hát dân ca Chăm biến ảo, lúc trầm lắng, lúc thánh thót làn điệu boléro, rumba, valse hay tango… “Paranưng, ôi tiếng trống ru lòng tôi Ru êm ru êm con thuyền mênh mông bờ sông vắng Paranưng, ôi tiếng trống những chàng trai thương ai thương ai đợi chờ thoi đưa bóng dừa xa Tôi yêu tiếng em ca Tôi yêu pa ra nưng” An Giang hiện có khoảng 13.000 đồng bào dân tộc Chăm tại 9 xóm Chăm thuộc các huyện: Châu Thành, Châu Phú, An Phú, Tân Châu, Phú Tân. Người Chăm An Giang theo Hồi giáo Islam, một năm có 3 kỳ lễ lớn: Lễ sinh nhật giáo chủ Mohammed (12-3 Hồi lịch), lễ Ramadan (từ 1 đến 30-9 Hồi lịch) và lễ Roya (10-12 Hồi lịch). Mỗi ngày hành lễ 5 lần, đặc biệt ngày thứ 6 hằng tuần, lúc 12 giờ trưa, tất cả nam tín đồ trên 15 tuổi phải đến thánh đường để hành lễ gọi là lễ HaGay Lum At. BẢO TRỊ . người Chăm ở Kompong Cham (vương quốc Campuchia) vì chịu không nổi sự hà khắc của chính quyền sở tại đã nổi dậy vào khoảng năm 1858. Rồi họ rời miền đất Kompong Cham đến Việt Nam, rồi về miền Châu. Tân Châu, Phú Tân. Người Chăm An Giang theo Hồi giáo Islam, một năm có 3 kỳ lễ lớn: Lễ sinh nhật giáo chủ Mohammed (12-3 Hồi lịch), lễ Ramadan (từ 1 đến 30-9 Hồi lịch) và lễ Roya (10-12 Hồi lịch) sông Hậu từ tiếp giáp vương quốc Campuchia xuống vùng Phú Châu (An Phú, Tân Châu ngày nay) lần lượt lấy tên: Koh Tapoong, Mat Chruk, Koh Kaboak, Plây Kênh, Plao Ba, Koh Kaghia, Sabâu, tương ứng với

Ngày đăng: 05/06/2015, 01:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan