1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

de kiem tra 45 phut cdan 10

6 921 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trường THPT Quang Trung GV: Nguyễn Thị Nguyện Ngày soạn: 14/ 10/2010 Ngày kiểm tra: từ ngày 18 đến ngày 21/10 Tuần: 10 Tiết PPCT: 10 KIỂM TRA 1 TIẾT I. MỤC TIÊU - Kiểm tra, đánh giá quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của học sinh - Rèn luyện học sinh kỹ năng, khả năng nhìn nhận đánh giá, phân tích vấn đề. - Đánh giá mức độ tiếp thu và diễn đạt kiến thức của học sinh. - Rèn luyện cho học sinh tính độc lập, nghiêm túc trong học tập và rèn luyện. II. CHUẨN BỊ - Đối với giáo viên: chuẩn bị 4 đề kiểm tra. - Học sinh: Bút, giấy làm bài kiểm tra. - Nội dung kiểm tra: bài 1đến bài 6 III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH - Ổn định lớp, kiểm tra sỹ số, phổ biến một số quy định - Phát đề - Kiểm tra, giám sát học sinh làm bài - Thu bài kiểm tra ĐỀ RA VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ 1 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3đ) Khoanh vào câu trả lời đúng Câu 1: Muốn xem xét các sự vật, hiện tượng một cách chính xác, khoa học phải dựa trên quan điểm a. Chủ nghĩa duy tâm, siêu hình c. Chủ nghĩ duy vật, siêu hình b. Chủ nghĩa duy tâm, biện chứng d. Chủ nghĩa duy vật, biện chứng Đáp án : d Câu 2: Chỉ ra sự vận động cơ học a. Cây cối ra hoa hoa, kết quả c. Nhiệt độ cơ thể ta nóng lên b. Tàu chạy, chim bay d. Cây xanh quang hợp Đáp án : b Câu 3: Sự biến đổi dần dần về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất là a. Cách thức vận động, phát triển của SV, HT c. Khuynh hướng vận động, phát triển của SV, HT b. Nguồn gốc vận động, phát triển của SV, HT d. Điều kiện vận động, phát triển của SV, HT Đáp án: a Câu 4: Câu nào thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi a. “Lọt sàng xuống nia” b.“Con giun xéo lắm cũng quằn” Đáp án: c c. “Có công mài sắt, có ngày nên kim” d. “Già néo đứt dây” Câu 5: Xác định quan điểm phủ định siêu hình a. Quả trứng nở thành gà con b.Hạt thóc giã thành gạo c. Động vật đơn bào phát triển thành động vật đa bào d.Chế độ xã hội XHCN thay thế chế độ PK đáp án: c Câu 6: Nguyên nhân của phủ định siêu hình là a. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập c. Sự phủ định cái cũ của cái mới b. Sự tác động của một lực từ bên ngoài d. Sự đấu tranh giữa tích cực và tiêu cực trong sự vật Đáp án: b Câu 7: Sự đấu tranh của các mặt đối lập là a. Cách thức vận động, phát triển của SV, HT c. Khuynh hướng vận động, phát triển của SV, HT b. Nguồn gốc vận động, phát triển của SV, HT d. Điều kiện vận động, phát triển của SV, HT Giáo án lớp 10 - 1 - Tổ : Sử-Địa-CD Trường THPT Quang Trung GV: Nguyễn Thị Nguyện Đáp án: b Câu 8: Khuynh hướng phát triển cuả SV, HT là a. Sự đấu tranh của các mặt đối lập c. Chất đổi dẫn đến lượng đổi b. Lượng đổi dẫn đến chất đổi d. Cái mới ra đời phủ định cái cũ đáp án:d Câu 9: Câu nói của Hê-ra- clit: “ không ai tắm hai lần trên một dòng sông” là nói đến yếu tố a. Duy tâm b. Duy vật c. Siêu hình d. Biện chứng II. PHẦN TỰ LUẬN (7đ) Câu 1: Thế nào là vận động ? Nêu các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất? Mỗi hình thức vận động cho một ví dụ minh họa ? (3 đ) Câu 2: Chúng ta phải luôn luôn đổi mới phương pháp học tập. Theo em, đấy có phải là yêu cầu của phủ định biện chứng hay không ? Tại sao ? ( 2 đ) Câu 3: Hãy nêu một vài ví dụ nói lên sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân ? ( 2đ) Đáp án: Câu 1: - Nêu đúng khái niệm vận động (1đ) - Nêu đúng, đầy đủ 5 hình thức vận động theo thứ từ thấp đến cao, lấy đúng ví dụ ( 2đ) Câu 2: - Đáp án đúng 0,5đ - Giải thích: 1,5đ + Phải luôn đổi mới phương pháp học tập nhằm tiếp thu kiến thức nhanh hơn, phù hợp với việc học tập mới hơn, cao hơn + Có phương pháp học tập mới nhưng không quên pp cũ mà phải biết kết hợp cả hai nhằm làm cho việc học tập tốt hơn Câu 3: Lấy đúng ví dụ và giải thích hợp lý ĐỀ 2 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3đ) Khoanh vào câu trả lời đúng Câu 1: Phủ định siêu hình có đặc điểm a. Tính khách quan, tính kế thừa. c. Tính điều hòa mâu thuẫn. b. Tiêu diệt sự phát triển. d. Thúc đẩy sự phát triển. Đáp án: b Câu 2: Ý nghĩa triết học trong câu nói nổi tiếng của Hê-ra-clit, một Triết gia người Hy Lạp thời cổ đại : “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông” a. Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động không ngừng b. Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn phát triển không ngừng c. Mọi sự vật, hiện tượng luôn có mối quan hệ với nhau d. Mọi sự vật, hiện tượng đến với ta chỉ có một lần đáp án:a Câu 3: Nguyên nhân của sự phủ định biện chứng là a. Do có một lực bên ngoài tác động vào b. Do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn trong sự vật c. Do sự đấu tranh giữa cái mới và cái cũ trong sự vật d. Do sự đấu tranh giữa cái tích cực và cái tiêu cực trong sự vật đáp án: c Câu 4: Các sự vật, hiện tượng trong thế giới sở dĩ vận động phát triển được là nhờ a.Sự thống nhất giữa các mặt đối lập. C. Sự đấu tranh giữa cái đúng và sai. b. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. D. Sự đấu tranh giữa biến dị và di truyền. Đáp án: b Câu 5: Khi ta chạy nhiệt độ cơ thể tăng dần lên, lúc ấy sẽ có những vận động cơ bản là a. Vận động cơ học, vật lý c.Vận động sinh học, vật lý Giáo án lớp 10 - 2 - Tổ : Sử-Địa-CD Trường THPT Quang Trung GV: Nguyễn Thị Nguyện b. Vận động cơ học, hóa học d.Vận động sinh học, hóa học Đáp án: a Câu 6: Đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng là a. Tính khách quan và kế thừa của sự phát triển c. Tạo động lực thúc đẩy sự vật phát triển b. Sự vận động theo chiều hướng đi lên d. Sự thay thế sự vật cũ bằng sự vật mới đáp án: a Câu 7: Trong quá trình phát triển của SV, HT a. Cái mới phủ định hoàn toàn cái cũ c. Cái cũ luôn lỗi thời, lạc hậu hơn cái mới b. Cái mới phức tạp hơn cái cũ d. Giữ lại cái cũ thích hợp, tiếp thu cái mới tiến bộ. đáp án: d Câu 8: Theo triết học Mác-Lênin, mâu thuẫn là a. Sự bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đối lập c. Trạng thái xung đột chống đối nhau b. Sự ràng buộc và quy định lẫn nhau giữa các mặt đối lập d.Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập đáp án: d Câu 9: Sự phát triển diễn ra phổ biến ở các lĩnh vực của a. Tự nhiên và xã hội c. Xã hội, con người và tư duy b. Tự nhiên và tư duy d. Tự nhiên, xã hội và tư duy đáp án:d II. PHẦN TỰ LUẬN (7đ) Câu 1: Nêu khái niệm chất, lượng của sự vật, hiện tượng ? Cho ví dụ minh họa ? (2,5đ) Câu 2: Độ là gì? Điểm nút là gì ? Nêu ví dụ về giới hạn độ, điểm nút trong sự chuyển hóa lượng chất của sự vật, hiện tượng bất kỳ ? (2,5đ) Câu 3: Hãy nêu một vài ví dụ nói lên sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân ? (2 đ) Đáp án: Câu 1: Nêu đúng khái niệm chất, lượng của sự vật, hiện tượng (2đ) Lấy đúng ví dụ chất, lượng ( 0,5) Câu 2: Nêu đúng khái niệm độ, điểm nút ( 1,5đ) Lấy đúng ví dụ ( 1đ) Câu 3: giống đề 1 ĐỀ 3 PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng Câu 1: Vấn đề cơ bản của triết học là a. Vật chất và ý thức c. Ý thức quyết định vật chất b. Vật chất quyết định ý thức d. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức đáp án: d Câu 2: Thế giới quan đúng đắn nhất là thế giới quan a. Duy vật siêu hình c. Duy tâm biện chứng b. Duy vật biện chứng d. Biện chứng duy vật đáp án: b Câu 3: Đối với các sự vật, hiện tượng, vận động được coi là a. Thuộc tính vốn có c. Hiện tượng phổ biến b. Cách thức phát triển d. Khuynh hướng tất yếu đáp án: a Câu 4: Theo triết học Mác-Lênin, vận động của vật chất được khái quát thành a. Ba hình thức c. Năm hình thức b. Bốn hình thức d. Hai hình thức đáp án: c Câu 5: Trong cuộc sống, em thường chọn cách ứng xử nào sau đây a. Dĩ hòa vi quý c. Một điều nhịn, chín điều lành b. Kiên quyết bảo vệ cái đúng d. Tránh voi chẳng xấu mặt nào đáp án: b Câu 6: Sự biến đổi về lượng của sự vật, hiện tượng diễn ra một cách a. Đột biến b. Nhanh chóng c. Dần dần d. Chậm dần đáp án: c Câu 7: Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng được gọi là Giáo án lớp 10 - 3 - Tổ : Sử-Địa-CD Trường THPT Quang Trung GV: Nguyễn Thị Nguyện a. Điểm nút b. Độ c. Khoảng giới hạn d. Phạm vi đáp án: b Câu 8: Phủ định biện chứng có 2 đặc điểm cơ bản a. Mang tính khách quan phổ biến c. Mang tính khách quan và kế thừa bMang tính kế thừa và phát triển d. Mang tính kế thừa và phổ biến đáp án c Câu 9: Để xây dựng đất nước ngày càng văn minh, đòi hỏi chúng ta phải biết a. Ra sức đón nhận cái mới c. Quên đi quá khứ của cha ông b. Đầu tư phát triển kinh tế d. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của cha ông đáp án: d PHẦN TỰ LUẬN ( 7 đ) Câu 1: Thế nào là phủ định biện chứng, phủ định siêu hình? Cho ví dụ? Nêu sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình ? (4 đ) Câu 2: Câu tục ngữ: “ Có công mài sắt, có ngày nên kim” có thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi hay không ? giải thích tại sao ? Em sẽ rút ra bài học gì trong quá trình học tập của bản thân ? ( 3đ) Đáp án: Câu 1: Nêu đúng khái niệm phủ định biện chứng và phủ định siêu hình, lấy đúng ví dụ (1,5đ) Nêu được sự khác nhau, đầy đủ, đúng ( 2,5) Câu 2: khẳng định có (0,5đ) Giải thích đúng, hợp lý ( 1đ) Rút ra bài học ( 1,5đ) ĐỀ 4 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3đ) Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của triết học là những a. Quy luật b. Quy luật chung c. Quy luật chung nhất d. Quy luật riêng đáp án: c Câu 2: Theo nghĩa rộng, toàn bộ thế giới vật chất là a. Giới tự nhiên b. Xã hội nói chung c. Xã hội loài người d. Cả tự nhiên và tinh thần đáp án: a Câu 3: Xã hội là hội là hình thức tổ chức cao nhất của a. Con người b. Lịch sử c. Giới tự nhiên d. Loài người đáp án: c Câu 4: Quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra một cách a. Quanh co, phức tạp c.Từ từ, thận trọng b. Đơn giản, thẳng tắp d. Không đồng đều đáp án: a Câu 5: Theo triết học Mác-Lênin, mâu thuẫn là a. Sự bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đối lập b. Trạng thái xung đột chống đối nhau c. Sự ràng buộc và quy định lẫn nhau giữa các mặt đối lập d. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập đáp án: d Câu 6: Khi nói đến mặt đối lập của mâu thuẫn là nói đến những mặt đối lập đang cùng tồn tại trong a. Hai sự vật, hiện tượng khác nhau c. Hai sự vật, hiện tượng giống nhau b. Một sự vật, hiện tượng cụ thế d. Những sự vật, hiện tượng khác nhau đáp án: b Câu 7: Để phân biệt một sự vật, hiện tượng này với một sự vật, hiện tượng khác, người ta căn cứ vào a. Lượng của sự vật, hiện tượng c. Chất của sự vật, hiện tượng b. Quy mô của sự vật, hiện tượng d. Thuộc tính của sự vật, hiện tượng đáp án: c Câu 8: Theo quan điểm duy vật biện chứng, nguyên nhân của sự phủ định a. Nằm ngay trong bản thân sự vật c. Nằm ngoài bản thân sự vật, hiện tượng b. Nằm giữa cái cũ và cái mới d. Nằm trước cái mới đáp án: a Câu 9: Khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật, hiện tượng là quá trình Giáo án lớp 10 - 4 - Tổ : Sử-Địa-CD Trường THPT Quang Trung GV: Nguyễn Thị Nguyện a. Phủ định b. Phủ định sạch trơn c. Phủ định của phủ định c. Phủ định cái cũ đáp án: c II. PHẦN TỰ LUẬN ( 7 đ) Câu 1: Thế nào là vận động ? Nêu các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất? Mỗi hình thức vận động cho một ví dụ minh họa ? (3 đ) Câu 2: Nêu khái niệm chất, lượng của sự vật, hiện tượng ? Cho ví dụ minh họa ? (2đ) Câu 3: Hãy nêu một vài ví dụ nói lên sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân ? (2 đ) Đáp án Câu 1: giống đề 1 Câu 2: giống đề 2 Câu 3: đáp án giống như các đề trên DẶN DÒ Chuẩn bị bài mới, bài 6: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… Giáo án lớp 10 - 5 - Tổ : Sử-Địa-CD  . Trung GV: Nguyễn Thị Nguyện Ngày soạn: 14/ 10/ 2 010 Ngày kiểm tra: từ ngày 18 đến ngày 21 /10 Tuần: 10 Tiết PPCT: 10 KIỂM TRA 1 TIẾT I. MỤC TIÊU - Kiểm tra, đánh giá quá trình tiếp thu, lĩnh hội. đề kiểm tra. - Học sinh: Bút, giấy làm bài kiểm tra. - Nội dung kiểm tra: bài 1đến bài 6 III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH - Ổn định lớp, kiểm tra sỹ số, phổ biến một số quy định - Phát đề - Kiểm tra, giám. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập c. Sự phủ định cái cũ của cái mới b. Sự tác động của một lực từ bên ngoài d. Sự đấu tranh giữa tích cực và tiêu cực trong sự vật Đáp án: b Câu 7: Sự đấu tranh

Ngày đăng: 04/06/2015, 21:00

Xem thêm: de kiem tra 45 phut cdan 10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w