1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề cuong ôn tập HKII hoa 9 (10-11)

6 399 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 140,5 KB

Nội dung

Đề cương ôn tập Hóa học lớp 9 HKII – GV: Phạm Thế Huy TRƯỜNG THCS TÂY SƠN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA HỌC 9 HKII Năm học: 2010 - 2011 I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Sơ lược bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. 2. Phân loại hợp chất hữu cơ 3. Phân biệt được công thức cấu tạo, công thức phân tử của metan, etilen, axetilen, benzen, rượu etylic, axitaxetic. 4. Phân biệt được sự khác nhau về tính chất hóa học của metan và etilen, giữa metan và axetilen, giữa axitaxetic với rượu ety lic, glucozo. 5. Mối liên hệ giữa etilen, axetilen, rượu etylic, axiaxetic, glucozo, saccarozo 6. Làm được 1 số bài tập tính theo phương trình hóa học. II. BÀI TẬP A. PHẦN BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1.Tính chất hoá học nào sau đây không phải là của rượu etylic? a. Tác dụng với Na giải phóng khí H 2 b. Tác dụng với Brom. c. Tác dụng với oxi không khí. d. Tác dụng với CH 3 COOH có H 2 SO 4 đặc làm súc tác và đun nóng. Câu 2. Rượu etylic phản ứng được với Na vì: a. Phân tử có nguyên tử oxi. b. Phân tử có nguyên tử H và O c. Phân tử có chứa nhóm OH. d. Phân tử có nguyên tố C, H, O. Câu 3. Axit axetic có tính axit vì: a. Có 2 nguyên tố O. b. Chứa C,H,O c. Chứa nhóm OH. d. Chứa nhóm (- COOH) Câu 4. Dùng chất nào sau đây để phân biệt dd axit axetic và rượu etylic? a. Dd NaOH b. Dd NaCl c. Kim loại Na d. Dd Na 2 CO 3 Câu 5 Cặp chất nào sau đây tác dụng được với nhau? a. C 2 H 2 , CH 3 COOH b.CH 3 COOH, C 2 H 5 OH c. CH 3 Cl, CH 3 COOH d. CH 3 OH, C 2 H 5 OH Câu 6. Dãy chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch CH 3 COOH? a. NaOH, H 2 CO 3 , Na, C 2 H 5 OH b. C 2 H 5 OH, NaOH, Zn, CaCO 3 c. H 2 SO 4 , NaCl, Na, C 2 H 5 OH d. HNO 3 , C 2 H 5 OH, CaCO 3 , KOH Câu 7. Chất béo có những ứng dụng nào sau đây? a. Thức ăn cho người và động vật. c. Điều chế glixeron. b. Điều chế xà phòng. d. Tất cả các ứng dụng trên Câu 8. Kim loại nào sau đây không tác dụng với CH 3 COOH? a. Na b. Mg c. Zn d. Cu Câu 9. Axit cacbonic làm quỳ tím chuyển thành màu: a. Đỏ b. Đỏ nhạt c. Tím d. Xanh Câu 10. Một nguyên tố có số electron trong nguyên tử là 12. Vậy nguyên tố đó là gì? a. K b. N c. C d. Mg Câu 11. Nhóm các chất đều gồm các hợp chất hữu cơ là: a. K 2 CO 3 , C 2 H 6 , CH 3 COONa b. C 6 H 6 , C 2 H 5 Cl, Ca(HCO 3 ) 2 c. CH 3 Cl, C 2 H 6 O, C 3 H 8 d. C 2 H 2 , C 2 H 5 Cl, Ca(HCO 3 ) 2 Câu 12. Nhóm các chất đều gồm các hyđrocacbon là: a. CH 4 , C 2 H 4 , C 2 H 5 Cl b. C 3 H 6 , C 4 H 10 , C 2 H 4 c. CH 4 , C 2 H 4 , C 3 H 7 Cl d. CH 4 , C 2 H 2 , C 2 H 5 Cl Câu 13. Hãy cho biết cách sắp xếp các nguyên tố nào sau đây là đúng theo chiều tính kim loại giảm dần: a. Na, Mg, Al, K b. K , Na, Mg, Al c. Al, K, Na, Mg d. Mg, K, Al, Na Câu 14. Chất nào không làm mất màu dung dịch brom: a. CH 3 – CH 3 b. CH CH≡ c. CH 2 = CH 2 d. CH 3 – CH = CH – CH 3 Câu 15. Trong các công thức cấu tạo sau công thức cấu tạo nào là của phân tử Etylen: a. CH 3 – CH 3 b. CH CH≡ c. CH 2 = CH 2 d. CH 3 – CH = CH – CH 3 Câu 16. Phân tử metan có công thức phân tử: a. C 2 H 4 b. CH 4 c. C 2 H 2 d. C 6 H 6 - 1 - Đề cương ôn tập Hóa học lớp 9 HKII – GV: Phạm Thế Huy Câu 17. Chất nào sau đây không phản ứng được với Na: a. CH 3 OH b. C 2 H 5 OH c. CH 3 OCH 3 d. C 3 H 7 OH Câu 18. Chọn câu đúng nhất trong các câu sau: a. Dầu ăn là este b. Dầu ăn là một este của glixerol và axit béo c. Dầu ăn là este của glixerol d. Dầu ăn là hỗn hợp nhiều este của glixerol và các axit béo. Câu 19. Cồn 90 0 có nghĩa là : a. Dung dịch được tạo thành khi hoà tan 90ml rượu etylic nguyên chất vào 10ml nước . b. Dung dịch tạo được khi hoà tan 90 gam rượu etylic nguyên chất vào 100 gam nước. c. Dung dịch tạo được khi hoà tan 90 gam rượu etylic nguyên chất vào 10 gam nước. d. Dung dịch được tạo thành khi hoà tan 90ml rượu etylic nguyên chất vào 100ml nước . Câu 20: Ở điều kiện tiêu chuẩn 1 lít hiđrôcácbon X có khối lượng bằng 2 lit ôxi. X có công thức phân tử nào sau đây: a. C 2 H 4 . b. C 2 H 6 . c. CH 4 . d. C 4 H 10 . Câu 21. Cho các chất sau CuO, Mg, Na 2 CO 3, C 2 H 5 OH, KOH, Cu, Br 2 số chất có thể tác dụng với CH 3 COOH là : a: 3 b : 5 c : 4 d : 6 Câu 22. Cho một phương pháp có thể tẩy sạch vét dầu ăn dính vào quần áo mà em cho là thuận tiện nhất với môi trường. a. Giặt bằng hỗn hợp nước và cồn. c. Tẩy bằng xăng, dầu hoả. b. Giặt bằng nước đã loại bỏ hết khí hoà tan . d. Giặt bằng nước và xà phòng. Câu 23. Benzen không tham gia phản ứng với chất nào trong số các chất sau: a. O 2 b. Dung dịch brom c. Brom lỏng\Fe xúc tác d. H 2 Câu 24. Dãy chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch CH 3 COOH. a. NaOH, H 2 CO 3 , Na, C 2 H 5 OH b. C 2 H 5 OH, NaOH, Zn, CaCO 3 c. KOH, NaCl, Na, C 2 H 5 OH d. Cu, C 2 H 5 OH, CaCO 3 , KOH Câu 25. Thuốc thử nào sau đây được dùng để phân biệt metan và etylen: a. Dung dịch brom. b. Dung dịch phenoltalein. c. Dung dịch bari clorua d. Dung dịch Ca(OH) 2 . Câu 26.Trong các nhóm sau, nhóm nào gồm những chất tham gia phản ứng cộng với dung dịch Brom. a. C 2 H 4 , C 2 H 2 b. C 2 H 4 , CH 4 c. C 2 H 2 , C 2 H 6 d. C 6 H 6 , CH 4 Câu 27. Cho chuỗi biến đổi sau: Rượu etylic (R) Etylaxetat R là : a. CH 3 COOC 2 H 5 b. C 2 H 5 OH c. CH 3 COONa d. CH 3 COOH Câu 28. Cho Natri vào rượu etylic 90 0 có mấy phản ứng xảy ra: a. 1 b. 2 c. 3 d. 4 Câu 29. Sau khi làm thí nghiệm, khí dư Clo được loại bỏ bằng cách sục khí Clo vào: a. Dung dịch HCl b. Dung dịch NaOH c. Dung dịch NaCl d. Nước Câu 30. Nhóm các chất đều gồm các hỗn hợp hữu cơ là: a. K 2 CO 3 ; CH 3 COOH ; C 2 H 6 ; C 2 H 6 O b. C 6 H 6 ; Ca(HCO 3 ) 2 ; C 2 H 5 Cl ; CH 3 OH c. CH 3 Cl ; C 2 H 6 O ; C 3 H 8 ; CH 3 COONa d. C 2 H 4 ; CH 4 ; C 3 H 7 Br ; CO 2 Câu 31. Điều khẳng định nào sau đây không đúng? a. Chất hữu cơ nào cũng chứa cacbon b. Chất hữu cơ nào cũng chứa oxi c. Mỗi chất chỉ có một công thức cấu tạo d. Công thức cấu tạo cho biết thành phần nguyên tử và trật tự liên kết các nguyên tử trong phân tử Câu 32. Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ A thu được khí cacbonic và nước. Điều khẳng định nào sau đây là đúng? a. Hợp chất A có chứa ít nhất hai nguyên tố C và H b. Hợp chất A chỉ chứa hai nguyên tố C và H c. Hợp chất A là hiđro cacbon d. Hợp chất A là dẫn xuất của hiđro cacbon - 2 - Đề cương ôn tập Hóa học lớp 9 HKII – GV: Phạm Thế Huy Câu 33. Trong số các phương trình hóa học sau phương trình nào được viết đúng? a. CH 4 + Cl 2 + → AS C 6 H 6 + HCl b. CH 4 + Cl 2 + → AS CH 3 + HCl c. CH 4 + Cl 2 → AS CH 3 Cl + HCl d. CH 4 + Cl 2 + → AS CH 3 Cl + H 2 Câu 34. Điểm khác biệt cơ bản trong cấu tạo phân tử của etilen so với metan là về: a. Hoá trị của nguyên tố cacbon b.Liên kết giữa hai nguyên tử cacbon c.Hóa trị của hiđro d. Liên kết đôi của etilen so với liên kết đơn của metan Câu 35. Etilen có thể tham gia phản ứng nào sau đây? a. Phản ứng cộng brom và hiđro b. Phản ứng trùng hợp tạo ra polietilen c. Phản ứng cháy tạo ra khí CO 2 và H 2 O d. Cả A, B, C Câu 36. Phương pháp hóa học nào sau đây dùng để loại bỏ etilen lẫn trong khí metan? a. Đốt cháy hỗn hợp trong không khí b. Dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch brom dư c. Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch muối ăn d.Dẫn hỗn hợp khí qua nước Câu 37. Điều khẳng định nào sau đây không đúng? a. Liên kết đôi kém bền hơn liên kết đơn. b. Liên kết đôi bền gấp đôi liên kết đơn. c. Trong liên kết đôi có một liên kết kém bền hơn liên kết đơn. d. Etilen làm mất màu dung dịch brom ờ nhiết độ phòng Câu 38. Chất nào trong các chất dưới đây làm mất màu dung dịch brom? a. CH 3 – CH 3 b.CH 2 = CH 2 c.CH 3 – Cl d. CH 3 – CHO Câu 39. Một hỗn hợp khí gồm CH 4 và CO 2 . Dùng dãy hóa chất nào để thu đựơc từng khí riêng biệt? a. Dung dịch Ca(OH) 2 , dung dịch HCl b. Dung dịch Ca(OH) 2 dư, khí Clo (khi chiếu sáng) c. Dung dịch Ca(OH) 2 , khí Clo (khi chiếu sáng) d. Dung dịch Ca(OH) 2 dư, dung dịch HCl Câu 40. Trong số các chất sau, chất nào không làm mất màu dung dịch brom. a. CH 2 = CH 2 b. HC ≡ CH c. CH 2 = CH – CH 3 d.CH 3 – CH 3 Câu 41. Cho 3,36 lít hỗn hợp A gồm hai khí metan và etilen (đktc). Tỉ khối của A so với hiđro bằng 10. Thể tích của metan và etilen trong hỗn hợp A lần lượt là: a. 2,24 lít và 1,12 lít b.1,12 lít và 2,24 lít c. 1,68 lít và 1,68 lít d. 2,00 lít và 1,00 lít Câu 42. Thành phần của dầu mỏ: a. Dầu mỏ là một đơn chất b. Dầu mỏ là mốt hợp chất phức tạp c. Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều hiđro cacbon d. Dầu mỏ là một hợp chất hiđrocacbon. Câu 43. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít khí metan (đktc). Thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy hết lượng metan đó là: a. 5,6 lít b. 11,2 lít c. 22,4 lít d. 33,6 lít Câu 44. Cho 1,12 lít etilen (đktc) tác dụng với dung dịch brom. Khối lượng của sản phẩm tạo thành là: a. 18,8 gam b.9,4 gam c.5,4 gam d.10,8 gam Câu 45.Thể tích khí oxi cần để đốt cháy 23 gam rượu etylic là: a. 33,6 lít b.11,2 lít c.5,6 lít d.22,4 lít Câu 46. Chọn thí nghiệm nào sau đây để phân biệt axit axetic với axit clohiđric: a. Làm đỏ quì tím b. Phản ứng với đá vôi cho chất khí bay ra c. Phản ứng với kim loại natri cho chất khí bay ra d. Phản ứng với rượu etylic khi có H 2 SO 4 đặc nóng Câu 47. Na không tác dụng với chất nào trong các chất sau đây? a. C 6 H 6 b.C 2 H 5 OH c.H 2 O d.CH 3 COOH Câu 48. Mg có thể tác dụng với chất nào trong các chất sau đây? a. C 6 H 6 b.C 2 H 5 OH c.H 2 O d.CH 3 COOH - 3 - Đề cương ôn tập Hóa học lớp 9 HKII – GV: Phạm Thế Huy Câu 49. Dung dịch NaOH có thể tác dụng với chất nào trong các chất sau đây? a. C 6 H 6 b.C 2 H 5 OH c.H 2 O d.CH 3 COOH Câu 50. Điều khẳng định nào sau đây là đúng? a. Thành phần chính của khí thiên nhiên là etilen b. Thành phần chính của khí thiên nhiên là metan và etilen c. Thành phần chính của khí thiên nhiên là metan d. Thành phần chính của khí thiên nhiên là axetilen và etilen II. PHẦN BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu 1. Cho các hợp chất sau: NaHCO 3 , C 2 H 2 , C 6 H 12 O 6 , C 6 H 6 , C 3 H 7 Cl, MgCO 3 , C 2 H 4 O 2 , CO + Trong các hợp chất trên, hợp chất nào là hợp chất vô cơ, hợp chất nào là hợp chất hữu cơ? + Phân loại các hợp chất hữu cơ. Câu 2: Cho các hợp chất sau: KHCO 3 , C 6 H 6 , C 2 H 6 O, CH 3 NO 2 , NaNO 2 , C 4 H 10 , NaOC 6 H 5 , NH 3 , CH 3 Cl + Hãy chỉ rõ chất nào là chất hữu cơ, chất nào là chất vô cơ, chất nào là chất hiđrocacbon, chất nào là dẫn xuất của hiđcacbon. Câu 3: Thực hiện chuổi chuyển đổi hóa học sau, ghi điều kiện phản ứng nếu có Câu 4: Viết các phương trình hoá học thực hiện các chuyển hoá sau : a/ Canxi cacbua  Axetilen  Etilen  Rượu etylic  Axit axetic Etyl axetat. b/ Glucozơ  rượu etylic  axit axetic Etyl axetat. rượu etylic Câu 5: Cho các hiđrôcácbon sau: a) C 2 H 2 b) C 6 H 6 c) C 2 H 4 d) C 2 H 6 e) CH 4 g) C 3 H 6 . + Viết công thức cấu tạo của các chất trên. + Chất nào có phản ứng đặc trưng là phản ứng thế. + Chất nào làm mất màu dd brôm? Viết các phương trình phản ứng xảy ra? Câu 6: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: a) (CH 3 COO) 3 C 3 H 5 + NaOH → ? + ? b) (C 17 H 35 COO) 3 C 3 H 5 + H 2 O → ? + ? c) (C 17 H 35 COO) 3 C 3 H 5 + ? → C 17 H 33 COONa + ? d) CH 3 COOC 2 H 5 + ? → CH 3 COOK+? Câu 7: Cho các chất sau : K, C 2 H 5 COOH, Cu, MgO, Mg, Fe(OH) 2 , NaHCO 3 . a) Chất nào tác dụng được với C 2 H 5 OH. b) Chất nào tác dụng được với CH 3 COOH. Viết phương trình phản ứng và ghi rỗ điều kiện nếu có. Câu 8. Bằng phương pháp hoá học hãy làm sạch các khí sau: a) Khí etilen lẫn khí metan? b) Khí axetilen lẫn CO 2 ? Câu 9: Dùng phương pháp hóa học hãy phân biệt: a. Mêtan và etilen b. Mêtan và axetilen c) Rượu etylic và axit axetic ( bằng 2 cách ) - 4 - CaC 2 C 2 H 2 C 2 H 4 C 2 H 5 OH CH 3 COOH (CH 3 COO) 2 Mg CH 3 COO C 2 H 5 CO 2 H 2 C 4 H 10 C 6 H 10 O 6 P.E C 2 H 4 Br 2 CO 2 C 2 H 2 Br 4 Đề cương ôn tập Hóa học lớp 9 HKII – GV: Phạm Thế Huy Câu 10:Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt: a) Các chất khí: CH 4 , C 2 H 4 , CO 2 . b) Các chất lỏng: C 2 H 5 OH, CH 3 COOH, C 6 H 6 . c) Dund dịch glucozo, dung dich sacarozo, dung dịch axitaxetic. Câu 11 Khi cho 2.8 lít hỗn hợp etylen và metan đi qua bình đựng nước Brom, thấy 4 gam Brom đã tham gia phản ứng. a. Viết PTHH xảy ra b. Tính thể tích khí Etylen và Metan có trong hỗn hợp c. Tính thành phần % về thể tích các khí trong hỗn hợp. Biết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích đo ở đktc ( Br = 80) (ĐS: C 2 H 4 =20%, CH 4 =80%) Câu 12: Cho 11.2 lít hỗn hợp mêtan và êtylen đi qua bình đựng nước Brom a. Viết PTHH xảy ra b. Tính thành phần % về thể tích các khí trong hỗn hợp. Biết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn thì cần hết 640 dung dịch nước brôm 5%, thể tích đo ở đktc. (ĐS: C 2 H 4 =40%, CH 4 =60%) Câu 13 : Dẫn 5,6 lít hỗn hợp khí CH 4 và C 2 H 2 (ở đktc) vào bình đựng dung dịch Br 2 dư. Sau phản ứng thấy có 48 g Br 2 đã tham gia phản ứng. a) Tính thể tích mỗi khí trong hỗn hợp khí ban đầu. b) Nếu lấy toàn bộ 5,6 lít hỗn hợp khí trên đốt cháy thì cần bao nhiêu lít không khí (ở đktc) . Biết trong không khí oxi chiếm 20% về thể tích. Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 1,68 lit hỗn hợp gồm mêtan và axetilen rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào dd nước vôi trong dư, thấy thu được 10 gam kết tủa. a) Viết phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính thể tích của mỗi khí có trong hỗn hợp đầu. c) Nếu dẫn từ từ 3,36 lít hỗn hợp như trên vào dd nước brôm dư thì khối lượng brôm phản ứng là bao nhiêu? (Thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn, các phản ứng xảy ra hoàn toàn) Câu 15. Đốt cháy hoàn toàn 11.2 lít khí etilen (Ở ĐKTC) a. Viết phương trình phản ứng xảy ra b. Tính thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hết lượng khí trên? Biết trong không khí oxi chiếm 20% về thể tích không khí. Câu 16. Đốt cháy hoàn toàn 2.8 lít khí metan (đo ở ĐKTC) a. Tính thể tích không khí cần cho phản ứng cháy, biết rằng oxi chiếm 1/5 thể tích không khí. b. Tính khối lượng khí cacbonic tạo thành c. Nếu dùng dung dịch KOH lấy dư để hấp thụ hết lượng khí cacbonic trên thì có bao nhiêu gam muối K 2 CO 3 sinh ra. Câu 17. Đốt cháy 6 lít hỗn hợp gồm metan và etilen phải dùng hết 14.4 lit khí oxi a. Viet PTPU b. Tính thành phần % về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp. c. Tính thể tíh khí cacbonic khi sinh ra. ĐS: CH 4 = 60%, C 2 H 4 = 40%, CO 2 = 8,4 l Câu 18 : Cho 60(g) CH 3 COOH Tác dụng với 92g C 2 H 5 OH a- Viết phương trình phản ứng ghi ro điều kiện nêu có. b. Tính khối lượng của Etylaxetat sau phản ứng. Cho biết chất nào còn dư sau phản ứng. c- Nếu chỉ thu được 55g etylaxetat thì hiệu suất của phản ứng xảy ra là bao nhiêu? Cho biết: O = 16; H= 1; C = 12: Câu 19: Cho bột Mg dư tác dụng với 200 ml dd CH 3 COOH 1M. a) Viết phương trình phản ứng. b) Tính thể tích khí thu được (đktc). Câu 20: a) Cho 10,6 gam hỗn hợp C 2 H 5 OH và CH 3 COOH tác dụng với NaOH lấy dư sau phản ứng thu được 8,2 gam muối. Xác định khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu. b) Cũng lấy 1 lượng hỗn hợp như trên đem đun nóng có H 2 SO 4 đặc xúc tác để thu được etyaxetat. Tính khối lượng este thu được (biết hiệu xuất phản ứng đạt 80%) - 5 - Đề cương ôn tập Hóa học lớp 9 HKII – GV: Phạm Thế Huy Câu 21: Cho 7,6g hỗn hợp rượu etylic, aitaxetic tác dụng với natri dư thu được 1,68l khí do ở đktc a. Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. b. Nếu đun nóng hỗn hợp ban đầu với dung dịch H 2 SO 4 đặc xúc tác thì thu được bao nhiêu gam este. Biết hiệu suất phản ứng là 60%. Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 11,5 g rượu etylic tuyệt đối. a. Tính thể tích không khí cần dùng, biết rằng thể tích oxi chiếm 1/5 thể tích không khí. b. Tính thể tích khí cacbonic sinh ra c. Tính khối lượng K 2 CO 3 tạo thành khi cho dung dịch KOH lấy dư hấp thụ hết lượng khí cacbonic trên. Câu 23: Cho 30ml rượu 96 0 tác dụng với Na dư. a. Viết các PTPƯ có thể xảy ra b. Tính thể tích và khối lượng rượu nguyên chất đã tham gia phản ứng, biết khối lượng riêng của rượu là 0,8g/ml. c. Tính thể tích khí hiđro thu được (ở đktc) Câu 24: Ngườu ta dùng 45gam aitaxetic tác dụng vừa đủ với 1 lượng rượu etylic. Tính khối lượng este được tạo thành, biết rằng hiệu suất chỉ đạt 80% Câu 25: Đốt cháy 3 gam chất hữu cơ A, thu được 8,8g khí CO 2 và 5,4g H 2 O. a. Trong chất hữu cơ A có những nguyên tố nào? b. Biết phân tử khối của A nhỏ hơn 40. Tìm công thức phân tử của A. c. Chất A có làm mất màu dung dịch Brom không? d. Viết phương trình hóa học của A với clo khi có ánh sáng. Câu 26: Đốt cháy 4,5 gam chất hữu cơ A, thu được 6,6g khí CO 2 và 2,7g H 2 O. Tìm công thức phân tử của A. Biết phân tử khối của A bằng 60gam. ĐS: C 2 H 4 O 2 - 6 - . Đề cương ôn tập Hóa học lớp 9 HKII – GV: Phạm Thế Huy TRƯỜNG THCS TÂY SƠN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA HỌC 9 HKII Năm học: 2010 - 2011 I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1 16. Phân tử metan có công thức phân tử: a. C 2 H 4 b. CH 4 c. C 2 H 2 d. C 6 H 6 - 1 - Đề cương ôn tập Hóa học lớp 9 HKII – GV: Phạm Thế Huy Câu 17. Chất nào sau đây không phản ứng được với. các chất sau đây? a. C 6 H 6 b.C 2 H 5 OH c.H 2 O d.CH 3 COOH - 3 - Đề cương ôn tập Hóa học lớp 9 HKII – GV: Phạm Thế Huy Câu 49. Dung dịch NaOH có thể tác dụng với chất nào trong các chất sau

Ngày đăng: 03/06/2015, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w