Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
162,5 KB
Nội dung
Hiện trạng tài nguyên đất trên thế giới, Việt nam và hướng sử dụng bền vững • Ðất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người. Ðất có hai nghĩa: đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất nông lâm nghiệp. • Ðất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá gốc, động thực vật, khí hậu, địa hình và thời gian. • Giá trị tài nguyên đất được đo bằng số lượng diện tích (ha, km2) và độ phì (độ mầu mỡ thích hợp cho trồng cây công nghiệp và lương thực). • Tổng diện tích đất trên thế giới 14.777 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất đóng băng và 13.251 triệu ha đất không phủ băng. • Trong đó, 12% tổng diện tích là đất canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là đất cư trú, đầm lầy. Diện tích đất có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác hơn 1.500 triệu ha. Tỷ lệ đất có khả năng canh tác ở các nước phát triển là 70%; ở các nước đang phát triển là 36%. Trong đó, những loại đất tốt, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp như đất phù sa, đất đen, đất rừng nâu chỉ chiếm 12,6%; những loại đất quá xấu như đất vùng tuyết, băng, hoang mạc, đất núi, đất đài nguyên chiếm đến 40,5%; còn lại là các loại đất không phù hợp với việc trồng trọt như đất dốc, tầng đất mỏng, vv. • Hàng năm trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, kinh tế nông nghiệp trở nên khó khăn hơn. Hoang mạc hoá hiện đang đe doạ 1/3 diện tích trái đất, ảnh hưởng đời sống ít nhất 850 triệu người. Một diện tích lớn đất canh tác bị nhiễm mặn không canh tác được một phần cũng do tác động gián tiếp của sự gia tăng dân số. Ở Việt Nam từ năm 1978 đến nay, 130.000 ha bị lấy cho thủy lợi, 63.000 ha cho phát triển giao thông, 21 ha cho các khu công nghiệp. !"# -Theo số liệu của viện tài nguyên thế giới năm 1993 quỹ đất của tòan thế giới khỏang 13 tỉ ha -Mật độ dân số 43 người/km2 -Một số nước có quỹ đất hạn hẹp như Hà Lan, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore (chỉ 0,3ha/người) -Diện tích nước ta là trên 33 triệu ha đứng thứ 55 trên 200 nước, diện tích bình quân đầu người khỏang 0,4ha Quỹ đất trồng trọt tăng không đáng kể trong khi dân số tăng nhanh nên diện tích đất trên đầu ngừơi ngày càng giảm -Đất ngày bị sa mạc hóa, bạc màu… do sự khai thác của con người $##% -Dân số đô thị thế giới tăng 3%/năm, Châu Á tăng 3- 6,5%/năm -Dân số đô thị trên thế giới chiếm khỏang 30% -Dân số đô thị Việt Nam năm 1980 là 19%, hiện nay khỏang 30% -Hình thành các siêu đô thị, hiện nay trên thế giới đã có khỏang 20 siêu đô thị với dân số trên 10 triệu người -Sự hình thành siêu đô thị gây khó khăn cho giao thông vận tải, nhà ở, nguyên vật liệu, xử lý chất thải &'()*+ , -Thuốc hóa học trừ sâu, phân bón hóa học trên thế giới ngày càng được sử dụng nhìều -Trong thập niên 80, thuốc trừ sâu được sử dụng ở các nước indonexia, pakistan, philipin,srilanka tăng hơn 10%/năm -Thuốc trừ sâu gây hại nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe con người +Tổ chức WHO ước lượng mỗi năm 3% lao động trong nông nghiệp ở các nước đang phát triển (25 triệu người) bị nhiễm độc thuốc trừ sâu +Thập niên 90 ở Châu Phi mỗi năm 11 triệu người bị nhiễm độc +Malayxia 7% nông dân bị ngộ độc hàng năm và 15 % bị ngộ độc ít nhất 1 lần trong đời Ở Việt Nam trên 300 loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng (có cả các loại thuốc bị cấm như Wolfatox, Monitor, DDT) +Liều lượng thuốc phun 2-3lit/ha +Số lần phun vùng chè khỏang 30 lần/năm, vùng rau khỏang 20-60lần/vụ +Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép: 30% số mẫu đất có dư lương thuốc bảo vệ thực vật vuợt quá tiêu chuẩn 2-40 lần 55% mẫu không khí có nồng độ thuốc bảo vệ thực vật vượt quá tiêu chuẩn 2-10 lần /+ - Tòan thế giới có khỏang 3,8 tỷ ha rừng. Hàng năm mất đi khỏang trên 15 triệu ha. - Tỷ lệ mất rừng nhiệt đới khỏang 2% /năm. Châu Á mỗi năm mất khỏang 5 triệu ha rừng Việt nam trước 1945 rừng chiếm 43% diện tích, hiện nay chỉ còn khỏang 33%, mặc dù có nhiều nỗ lực trồng và bảo vệ rừng.