1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

D:34 CÔNG THỨC CHÂM CỨU.doc

25 406 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 207,5 KB

Nội dung

34 Công thức châm cứu thường dùng Viết bởi Giangckc Thứ ba, 11 Tháng 5 2010 11:34 NHÓM THỨ 1 a) Phối huyệt: bách hội, đại chùy, khúc trì, hợp cốc b) Hiệu năng: sơ phong, giải biểu, điều hoà doanh c) Chủ trị: Các chứng ngoại cảm Phong hàn như: lục dâm tà khí còn ở tại biểu như phát nhiệt ố hàn, đầu thống, cổ chứng, lưng lạnh, thắt lưng đau, cột sống cứng, đau nhức toàn thân, không có mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn; lại như chứng ngoại cảm Phong nhiệt như: phát nhiệt mà không ố hàn, đầu thống tự hạn, miệng khát muốn uống nước, rêu lưỡi màu vàng nhạt hoặc sẫm, mạch phù sác. Các chứng trên đây nên dùng nhóm huyệt trên rồi tùy nghi gia giảm để trị. d) Phép châm và cứu: Trước hết châm bách hội, đến đại chùy, phong trì, sau đó "tả" khúc trì, hợp cốc. Châm bách hội sâu 2 phân, đại chùy sâu 5 phân, (tả). Phong trì đều sâu 5 phân, bổ nhiều tả ít. Sau khi châm nếu là thuộc Phong hàn thì nên cứu 3 đến 5 tráng, lưu kim 15 phút, nếu là thuộc Phong nhiệt đều dùng phép tả, không cứu. Ngoài ra chúng ta còn phải biện chứng cho rõ hư thực. Nếu là thể hư thì tiên bổ hậu tả, hoặc tà khí, nếu là thể thực thì tiên tả hậu bổ hoặc bình bổ bình tả, đuổi tà không làm cho chính khí bị thương, tà khí ra đi thì chính khí bình phục. e) Phép gia giảm: sự biến hoá của bệnh ngoại cảm rất phiên tạp, chứng lại nhiều, vì thế nên trị theo phép kiêm, tức là gia giảm. • Nếu đầu thống cổ cứng khá nặng, gia: phong phủ sâu 3 phân, tiên bổ hậu tả. • Nếu Tâm bị phiền, nước tiểu vàng hoặc đỏ, gia Nội quan, sâu 5 phân, dùng phép tả. • Nếu thêm chứng cuồng ngôn, sàm ngữ, đại tiện khô táo, đó là chứng thực của kinh Dương minh, gia Phong long, Túc Tam lý, Dương Lăng tuyền, sâu từ 5 đến 8 phân, dùng phép tả. • Nếu kèm theo chứng đau hông sườn, ói mửa, gia Dương Lăng tuyền sâu 1 thốn, Chi câu sâu 5 phân, tất cả đều dùng phép tả. • Nếu kiêm chứng ho, đàm màu vàng, ngực bị bức rức, khí suyễn, gia Xích trạch, sâu 5 phân, tả. • Nếu kiêm chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi trong gia Thương tinh, sâu 5 phân, Ngư tê sâu 3 phân, dùng phép bổ, Nghênh hương sâu 3 phân, dùng phép tả. f) Giải phương: Bách hội đứng đầu các Dương khí, là nơi hội huyệt của Đốc mạnh và Thủ Túc Tam Dương, thuộc Thuần Dương, chủ biểu, châm huyệt này nhằm thăng Dương ích khí, phù chính khí, đuổi tà khí; Đại chùy là hôi huyệt của Đốc mạch và Thủ Túc Tam Dương, dùng để giải biểu, sơ tà, dùng phép tả có hàn khí; Phong trì là giao hội huyệt của Thiếu dương kinh và Dương duy mạch, mạch Dương duy chủ Dương khí tại biểu, dùng nó để tăng cường sức giả biểu; Khúc trì là huyệt Hợp của kinh Thủ Dương minh Đại trường, có khả năng đi ra biểu vào lý, nó có đặc tính là chỉ có "đi" chứ không có khả năng gìn giữ, vì thế chúng ta dùng nó để dẫn tà khí xuất ra ngoài; Hợp cốc là huyệt Nguyên của kinh Thủ Dương minh Đại trường, đóng vai trò thăng giáng cho khí Âm lẫn Dương, là yếu huyệt thuộc những bệnh nằm ở bán thân trở lên 5 huyệt này phối với nhau có vai trò sơ Phong, tán tà, điều hòa doanh vệ. Huyệt gia thêm Phong phủ làm sơ, giải tà khí ở não phủ, làm tiết đi hoả khí, làm cho bớt đau. Nội quan làm cho thanh Tâm, tả nhiệt; huyệt Phong long Túc Tam lý theo với Âm Dương để làm nhuận cho bên dưới, có khả năng làm sơ thông Trường Vị; huyệt Dương lăng tuyền làm sơ can lý khí, giáng nghịch chân đứng chứng ói; huyệt Xích trạch, Ngư tế tả được hoả tà ở Phế kinh để bình được chứng ho suyễn, huyệt Thương tinh, Nghênh hương làm thanh não, lợi khiếu làm dứt chảy nước mũi. g) Ghi chú: Nhóm huyệt này cũng thích hợp cho trường hợp tà khí ở tại bán biểu bán lý của kinh Thiếu dương. Trong chứng sốt rét, tuy rằng phải phân biệt Âm Dương biểu lý rõ ràng, nhưng vấn đề hàn nhiệt vãng lai thì chỉ có 1 mà thôi. Tất cả chỉ lất việc điều hoà doanh vệ, phù chính đuổi tà là chủ. Nếu chúng ta tùy chứng mà gia giảm thì kết quả cũng rất khả quan. NHÓM THỨ 2 a) Phối huyệt: Hợp cốc, Khúc trì, Ngoại quan b) Hiệu năng: thanh nhiệt tán Phong, tuyên thông Thượng tiêu c) Chủ trị: đầu thống, hàm má bị sưng đau nhức, tai kêu, tai điếc, thổ huyết, chảy máu cam không ngừng, cánh tay và các lóng tay bị nhức, đau ngực d) Phép châm và cứu: Hợp cốc, Khúc trì sâu 5 phân; Ngoại quan sâu 3 phân, tất cả đều theo phép tả, lưu kim 5 phút, không cứu. i) Phép gia giảm: nhóm huyệt này đi lên trên, ra biểu vào lý, nghĩa là đi khắp nơi không có nơi nào cố định. nếu muốn đạt đến nơi bệnh chúng ta còn phải thủ 1 số huyệt tương ứng với kinh nào đó nhằm hướng dẫn, như vậy kết quả mới nhanh. • Nếu đầu thống, đầu choáng váng, gia thêm Bách hội, Phong phủ, Đầu duy, châm cạn 3 phân, theo phép bình bổ bình tả. • Nếu mắt bị đỏ, bị mây che, gia thêm Tình minh, Toán trúc, Ty trúc không, tất cả sâu 1 phân, dùng phép tả, châm xuất huyết huyệt Thái dương. • Nếu bị Ty uyên, Ty dưỡng (ngứa, chảy nước mũi), gia thêm Phương tinh, Nghênh hương, Hoà liêu, đều sâu 3 phân, tiên bổ hậu tả. • Tai kêu, tai điếc, gia thêm Ế phong, Nhĩ môn, Thính cung, đều sâu từ 3 5 phân, tiền bổ hậu tả, lưu kim 10 phút. • Miệng hôi, mặt lưỡi bị nứt, gia thêm Thủy câu, Lao cung, đều sâu 3 phân, đắc khí thì rút kim, bình bổ bình tả. • Yết hầu bị sưng đau, miệng hôi, lưỡi nứt, gia thêm Ngư tế, Giáp xa, Xích trạch, đều sâu 3 phân, dùng phép tả, châm thêm Thiếu thương xuất huyết, châm Lao cung, sâu 2 phân, tả. • Nếu răng sưng, răng nhức, gia thêm Hạ quan, Thửa tương, sâu 3 phân, dùng phép tả. • Mắt và miệng bị méo, gia thêm Địa thương, Giáp xa, Quyền liêu, méo về phải châm trái, méo về trái châm phải, sâu 5 phân, cứu 3 tráng. f) Giải phương: huyệt Khúc trì chỉ có chạy đi mà không giữ một chố, Hơp cốc có thể thăng và có thể tán, huyệt Ngoại quan là huyệt lạc của kinh Thủ Thiếu dương, là 1 trong bát mạch giao hội, nó lại thông với Dương duy mạch, cùng làm biểu lý, có thể làm thanh nhiệt, tán tà. Phối cả 3 huyệt này có thể làm thanh Thương tiêu, khai khiếu. Phàm khi nào ta bẩm thu được khí thanh Dương, nó đều đi lên đến các khiếu trên đầu và mặt. Nếu một ngày nào đó bị cảm bởi tà khí của Phong Hàn Thử Thấp, các không khiếu bị uất trệ bế tắc, kinh khí bị trở ngại thì các chứng bệnh sẽ xảy ra. Vì thế khi châm huyệt Khúc trì, Hợp cốc thì khí sẽ lên trên, châm Ngoại quan thì thông kinh lạc, đạt biểu lý, khí sẽ thông lên đến Thượng tiểu và các không khiếu trên đầu và mặt, nó sẽ làm thanh Phong, tán Nhiệt, quét sạch mọi tà khí. Khi châm thêm huyệt Bách hội, Phong phủ, Đầu duy là nhằm làm cho thanh tĩnh, thần khí, tiết tả Hỏa khí, đuổi Phong khí, dứt đau nhức; châm thêm huyệt Tình minh, Toàn trục, Ty trúc không có thể đuổi Phong, tiết tả Hoả khí, làm cho mắt được sáng; châm huyệt Thái dương xuất huyết sẽ làm tăng thêm việc thanh Nhiệt, sáng mắt; châm thêm Thượng tinh, Nghênh hương, Hoà liêu sẽ làm thanh Nhiệt, khai khiếu, thông mũi, làm ngưng chảy nước mũi, châm thêm huyệt Ù phong, Thính hội, Nhĩ môn, Thính cung, có thể làm sơ thông được khí, đuổi Phong Hỏa, thượng khiếu được khai, tai được thông; châm thêm huyệt Lao cung, Thủy câu là làm thanh được Tâm Hoả, tiêu được nội nhiệt, an được thần khí, hoà được vị khí; châm thêm huyệt Ngư tế, Giáp xa, Xích trạch sẽ làm tiết tà được phế khí giáng được nghịch khí, thông yết hầu; châm thêm huyệt Thiếu thương sẽ làm sơ tả được khí xung nghịch Hoả độc của 12 kinh, thanh Phế, thông cổ họng; châm thêm huyệt Hạ quan, Thừa tương là tả được Hoả khí của Đởm và Vị, làm sơ thông Phong tà và tiêu được việc sưng thũng; châm thêm huyệt Địa thương, Giáp xa, Quyền liêu sẽ đuổi Phong, lợi khí, khai được quan tiết, thông được lạc mạch, làm cho miệng và mắt được ngay trở lại. g) Ghi chú: nhóm huyệt này nhằm trị đầu và mặt, trị những chứng: "thực" thuộc ngũ quan rất hay. NHÓM THỨ 3 a) Phối huyệt: Hợp cốc, Phục lưu b) Hiệu năng: điều hoà doanh vệ, ôn Dương cổ biểu c) Chủ trị: tự hạn, đạo hạn (mồ hôi trộm), ra nhiều mồ hôi, bị vong Dương; Bụng bị trướng, thủy thũng, ruột sôi, thân thể nhiệt mà không mồ hôi, 6 mạch đều vi tế hoặc mạch phục khó ứng tới đầu ngón tay. d) Phép châm và cứu: châm Hợp cốc làm ngưng mồ hôi, sâu 8 phân, châm tả, hoặc làm ra mồ hôi, sâu 5 phân, châm bổ, cứu 3 tráng. Châm Phục lưu làm ngưng mồ hôi sâu 3 phân, châm bổ, hoặc làm ra mồ hôi sâu 5 phân, châm tả. e) Giải phương: Hợp cốc là huyệt Nguyên của kinh Thủ Dương minh, có thể thăng, có thể giáng, làm điều hoà Âm Dương. Phục lưu là huyệt Kinh của kinh Túc Thiếu âm, có thể làm sơ thông và điều hoà huyền phủ (lổ mồ hôi), tư Âm cho Thận và đuổi được Thấp tà. Hai huyệt này phối nhau sẽ làm cho doanh vệ được hoà làm dứt được tư hạn, làm cho Âm Dương điều hoà và dứt được đạo hạn. Nếu tà khí xâm nhập vào khí doanh vệ, đến nỗi là cho khí doanh vệ bị thực, tấu lý không khai để rồi uất bế phát nhiệt làm cho không ra được mồ hôi và đuổi được tà. Nói tóm lại, 2 huyệt này có khả năng làm sơ thông lại có thể làm dừng lại đối với mồ hôi ta gọi đây là phép "dị bệnh đông trị". f) Phụ lục: những người thầy châm cứu đều biết rằng đối với việc dùng châm cứu để trị mồ hôi là đã được người xưa nói rất nhiều. Tuy nhiên, trong khi dùng 2 huyệt Phục lưu và Hợp cốc trong việc vừa làm ngưng vừa làm chảy mồ hôi ít được giải thích cặn kẽ. Do đó, qua thực tiễn lâm sàng, tôi đã suy nghĩ rất nhiều, nay xin trình bày như dưới đây: Hạn là chất "dịch" của Tâm, trong lúc đó Thận chủ về ngũ dịch, đó là cái lý thông thương ai cũng biết. Một vấn đề được đặt ra: tại sao Phục lưu thuộc Thận kinh, Hợp cốc thuộc Đại trường kinh, cả 2 lại có thể làm ngưng mồ hôi lại có thể làm chảy mồ hôi? Nói 1 cách tổng quát thì: • Tự hạn phần lớn là do Dương khí bị hư tổn, không giữ bên ngoài được vững chắc, doanh vệ bị mất đi sự điều hoà. • Đạo hạn phần lớn do ở Âm hư nội nhiệt, mất đi khả năng liễm tàng mà ra. • Hạn bị bế phần lớn do tà khí của Phong Hàn làm bế tắc, trở ngại các mao Thiếu mà ra. Chúng ta có thể cùng sử dụng 2 huyệt để vừa làm ngưng mồ hội, vừa làm chảy mồ hôi h) Chỉ hãn (làm ngưng mồ hôi): châm bổ Phục lưu và châm tả Hợp cốc. Phục lưu làm ôn và bổ Thận Dương. Thận Dương là nơi lãnh đạo chung Dương khí của toàn thân con người, nó đóng vai trò bảo vệ bên ngoài để ngăn chặn tà khí. Thận và bàng quang cũng làm biểu lý nhau, bàng quang thuộc Thái dương Hàn Thuỷ, khi Thận Dương sung túc, nó sẽ làm ấm và chưng cất Hàn Thuỷ làm cho khí của Bàng quang hoá lên, thăng lên trên, đạt ra đến khắp chu thân, làm Tỳ Thổ vận hành rất "kiện", đưa khí "tinh vi" lên để phụng Tâm để hoá thành huyết. Như vậy là Tâm thần được "phụng dưỡng", tân dịch sẽ được làm tròn vai trò của mình. Chúng ta lại châm tả Hợp cốc, huyệt Hợp cốc là huyệt Nguyên của kinh Điều trường, có thể làm "thanh" được nhiệt khí của Dương minh được "thanh sướng". Vả lại, Phế và Đại trường cùng làm biểu lý cho nhau, Phế chủ bì mao, chủ về "khí" trong toàn thân. Vậy, khi nào khí của phủ (Đại trường) của nó được điều hoà thì Phế tự nhiên được thanh và giáng xuống, trăm mạch được hoà sướng, doanh vệ được điều hoà, tấu lý sẽ được vững và kín, tà khí không tấn công được nữa, mồ hôi làm sao không dứt? Đây là trường hợp Dương hư mà thành chứng tự hạn. Riêng huyệt Phục lưu nếu châm mà thêm cứu nữa đó là bổ Thận Dương, còn nếu châm mà không cứu đó là "tư" Thận Âm, Thận Âm được sung túc, nó sẽ làm công việc tư Âm giáng hoả. Khi hư Hoả bị hạ và đó là "tư Thận Âm", Thận Âm được sung túc, nó sẽ "tư Âm giáng Hoả". Khi hư Hoả bị hạ và khi phù Dương đã quy về căn, đương nhiên hoả ở Tâm sẽ được an. Châm Hợp cốc với vai trò "tả", đó là làm cho khí Dương minh được sơ sướng, do đó mà Hoả cũng giáng xuống theo. Nội kinh nói: "Âm bình Dương bí, tinh thần được an". Trên là cái lý giải thích tại sao châm Phục lưu và Hợp cốc mà ngưng được đạo hạn. i) Phát hạn (làm cho ra mồ hôi): châm tả Phục lưu và châm bổ Hợp cốc. Khi châm bổ Hợp cốc vừa có thể điều hoà bên trong lại vừa có thể khai mở được bên ngoài. Bên trong nó làm khai thông kinh khí của Dương minh, Phế khí được tiêu giáng, Tam tiêu được thông sướng, tân dịch vận hành, như vậy là Vị khí được hoà, bên trong sẽ được an và tà khí bị đuổi đi Đối với bên ngoài, huyệt Hợp cốc thiên về Dương, mà khí Dương thì nhẹ, trong, đi lên và đi ra ngoài, nó sẽ làm tán được tà khí đang làm uất ở phần vệ. Trong khi Dương khí ra ngoài, nó sẽ áp bức tà khí ra ngoài như vậy là tà chinh tranh nhau làm cho mồ hôi phải thoát ra, vì thế xem việc châm Hợp cốc ở đây đóng vai trò "quân". Khi châm tả Phục lưu là nhằm "tả" cho Hợp cốc, nó sẽ làm sơ thông và điều hoà huyền phủ (lổ mồ hôi), tăng thêm sức mạnh bên trong, ngoài ra nó còn làm công việc "tư" cho Âm của Thận, làm sung cho cái "nguồn" của mồ hôi, phù chính khí, đuổi tà khí. Như vậy là Phục lưu đóng vai trò "thần",: "quân" và thần hợp sức nhau làm sao tà khí chống lại nổi? Làm sao mồ hôi không ra? Khi mồ hôi ra, tức là tà khí bị đuổi, bệnh sẽ khỏi. Câu "dị bệnh đồng trị" chứng tỏ sự áo diện của phép châm cứu trị liệu, mong quý vị học giả để tâm nghiên cứu sâu hơn. NHÓM THỨ 4 a) Phối huyệt: Bách hội, Nhân trung, Phong phủ b) Hiệu năng: khai quan tiết, giảm cấm khẩu, thông dương, an thần c) Chủ trị: mọi chứng thuộc mê man, hôn quyết d) Phép châm và cứu: châm Nhân trung 5 phân, hướng mũi kim về phía mũi và sau đó về phía môi, dùng phép bổ; châm Bách hội, sâu 3 phân, bổ, trước hết bổ theo phép "cửu Dương" (ngón cái hướng về phía trước xoay kim 9 lần), lúc rút kim ra thì tả nhẹ, tức là xoay kim về phía hữu. Sau khi châm, cứu 3 tráng; châm Phong thủ, sâu 5 phân, tả, không lưu kim, cấm cứu. e) Giải phương: Bách hội là hội huyệt của Đốc mạch và các kinh của Thủ, Túc Tam Dương, nó lại là hội của mạch Túc Quyết âm Can, lại là hội huyệt của Thủ Túc Dương minh kinh. Châm huyệt này sẽ làm cho thông Dương, an thần, làm thanh tĩnh đầu nấc. Nhân trung là giao hội huyệt của Đốc mạch và Thủ Túc Dương minh kinh. Đốc mạch là biến của các kinh Dương, kinh Dương minh là 1 kinh đa khí vừa đa huyết. Châm huyệt này theo phép tả là làm thông tiết Đốc mạch, thanh lý tà nhiệt hữu dư ở nơi kinh Dương minh, nó sẽ làm nhiệm vụ khai chiếu, cứu cấp, điều hoà Âm Dương. Phong phủ là giao hội huyệt của Túc Thái dương kinh, Dương duy mạch, và Đốc mạch. Châm huyệt này sẽ xua đuổi được Phong tà ở não phủ, điều hoà Âm Dương. Nếu phối châm 3 huyệt này sẽ làm cho quan tiết và các khiếu khai ra tức khắc, người bệnh sẽ hồi tỉnh, nói năng như cũ, chuyển nguy thành an. Nhóm huyệt này trở thành 1 trong những yếu phương của phép châm cứu trị liệu, có khả năng "cải tử hồi sinh" 1 cách kỳ diệu. f) Ghi chú: đây là nhóm huyệt có nhiệm vụ cấp cứu, cũng là phương huyệt trị về "tiêu" mà thổi. Nếu muốn trị bản, phải tùy theo nguyên nhân gây bệnh và tùy chứng mà gia giảm. Ví dụ gặp bệnh Hàn, nên châm cho ôn, cho thông Dương khí, nếu gặp Nhiệt, nên tả Hoả, tư Âm, nếu nhiều đàm, phải tiêu đàm giáng khí, nếu khí bị quyết, nên châm để thanh lý khí và giải uất NHÓM THỨ 5 a) Phối huyệt: Kiên ngung, Khúc trì b) Hiệu năng: sơ thông khí huyết, khu phong thấp c) Chủ trị: phàm các chứng thuộc tà khí ở khách tại kinh lạc, khí huyết bị trở trệ như trung Phong bị bất toại, bị tý, từ nửa người và từ thượng chi trở lên. d) Phép châm và cứu: châm Kiên ngung hay ở chỗ lưu châm, sâu từ 5 phân đến 1 thốn, bình bổ tả. Khi châm vào nên vê kim, khi nào đắc khí thì áp dụng phép tả, lưu kim 15 đến 20 phút. Sau khi châm, nên cứu từ 3 đến 5 tráng. e) Phép gia giảm: • Nếu tay và cánh tay bị đau buốt nặng, châm thêm Hợp cốc 5 phân, châm Thủ Tam lý 5 phân, đều châm tả. • Nếu ngón tay bị co giật, châm thêm Dương cốc 3 phân, Hợp cốc 5 phân, dùng cả bổ lẫn tả. • Nếu cánh tay không đưa lên cao được, châm thêm Cự cốt 5 phân, châm Tý não 5 phân, đều châm tả. • Nếu các ngón tay bị liệt không dùng được, châm thêm Bát tà 3 phân, cứu 5 tráng, bình bổ bình tả. f) Giải phương: nhóm huyệt này đều thuộc Thủ Dương minh Đại trường kinh Phế và Đại trường đều là biểu lý nhau, vì thế nó chẳng những trị được những bệnh thuộc Kinh Dương minh, ngoài ra nó còn điều lý 1 cách tuyệt vời về Phế khí. Châm Kiên ngung làm sơ thông huyết khí, tán Phong, đuổi Thấp, tả được Hoả trong khí của Dương minh. Châm Khúc trì sẽ tuyên khí hành huyết, đuổi Phong trừ Thấp, thông lợi quan tiết. Phối cả hai huyệt sẽ làm hành khí, hoà huyết. Khi khí huyết được hoà, kinh lạc được thông, ứ trệ bị đuổi, Phong Thấp sẽ bị trục ra. Kết quả quý như vàng ngọc, đúng với câu "một khiếu được thông thì trăm khiếu cũng sẽ thông". Huyệt Thủ Tam lý và Hợp cốc tăng cường việc đuổi Phong, thông lạc, dứt được chứng tý thống. Huyệt Dương cốc làm tan Hàn khí ở Thái dương kinh, sơ thông khí huyết. Huyệt Cự cốt là huyệt hội của Thủ Dương minh Đại trường và Dương kiểu mạch, có khả năng làm thư sướng kinh lạc, thông lợi quan tiết. Huyệt Tý nao làm tăng cường thư cân hoạt lạc. Huyệt Bát tà la thư sướng lạc mạch, làm lợi quan tiết, trị được các chứng nuy, phế (tàn phế). g) Ghi chú: nhóm huyệt này có khả năng trị các chứng đau nhức ở vùng thượng chi. Đối với các chứng "ngoan cố", việc châm phải mạnh hơn, nếu không hiệu quả sẽ kém. Đối với chứng đau yết hầu như có cái gì cứng chặn lại, nó có 1 kết quả nhất định. NHÓM THỨ 6 a) Phối huyệt: Hoàn khiêu, Phong thị, Dương Lăng tuyền b) Hiệu năng: làm sơ thông, tuyên tán, trừ dược Phong, Thấp, tý, thống, thư cân, lợi tiết. c) Chủ trị: trúng phong, bán thân bất toại, tê không còn cảm giác, co giật gân, liệt thuộc vùng hạ chi. d) Phép châm và cứu: châm Hoàn khiêu, mũi kim hướng xuống dưới, châm thẳng sâu 1 thốn, 5 phân cho đến 2 thốn, lưu kim 15 phút, châm Phong thị sâu 8 phân; châm Dương Lăng tuyền hướng vào phía tất nhãn sâu 1 thốn; tất cả đều châm vê kim, tiên bổ hậu tả. Nếu bệnh thuộc thực chứng trì tiên tả hậu bổ, khi rút kim ra cứu 3 đến 5 tráng. e) Giải Phương: Hoàn khiêu là hội huyệt của Túc Thiếu dương Đởm kinh và Túc Thái dương Bàng quang kinh, có khả năng trừ được chứng tỳ, Phong và Thấp; huyệt Phong thị cũng đuổi Phong trừ Thấp, cả 2 huyệt đều trị được những chứng nuy, tý thuộc hạ chi. Dương Lăng tuyền là huyệt Hợp của Túc Thiếu dương Đởm kinh là nơi hội của "cần trong toàn thân", vì thế châm nó sẽ làm cho thư cân hoạt lạc, thông lợi quan tiết, cũng là huyệt thường dùng để trị bệnh thuộc Can và Đởm. 3 huyệt trên phối nhau sẽ chữa được các chứng bệnh về nuy và tý, nhất là đối với các bệnh ở thắt lưng, hông sườn và hạ chi. NHÓM THỨ 7 a) Phối huyệt: Khúc trì, Uỷ trung, Hạ liêm b) Hiệu năng: thông Dương khí, tán Thấp khí, đuổi Phong khí, Hàn khí, sơ thông kinh lạc, tả Nhiệt khí, dứt đau. c) Chủ trị: trị các chứng tý thuộc Phong, Hàn, Thấp, Nhiệt. d) Phép châm và cứu: châm Ủy trung, châm thẳng sâu 1 thốn đến 1 thốn rưỡi, tả; châm Khúc trì sâu 8 phân đến 1 thốn, tiên tả hậu bổ, cứu từ 3 đến 5 tráng; châm Hạ liêm, thẳng sâu 5 phân, cả bổ lẫn tả. Các chứng thống, tý châm tả huyệt Ủy trung là chủ. Các chứng hành tý châm tả huyệt Khúc trì là chủ, tiên tả hậu bổ, thêm Hạ liêm. e) Phép gia giảm: nếu thượng chi bị đau nhức nặng châm thêm Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc. Nếu hạ chi đau nhức nặng châm thêm Hoàn khiêu, Phong thị, Dương Lăng tuyền. Nếu đau nhức từ cánh tay đến các đốt ngón tay, châm thêm Bát phong, Bát tà, đều sâu 3 phân, dùng phép tả. d) Giải phương: châm 3 huyệt này sẽ làm cho mạch khí đi từ biểu nhập vào lý, làm thông được khí bị trệ, bị mãn, thông kinh lạc, đuổi được 4 khí Phong, Nhiệt, Thấp, Hàn, giải được chứng tý. NHÓM THỨ 8 a) Phối huyệt: Khúc trì, Dương lăng tuyền. b) Hiệu năng: hành khí huyết, thông kinh lạc, thư cân, lợi quan tiết. c) Chủ trị: ngực và hông sườn bị đau, bụng trướng, tiểu tiện đục do nhiệt kế ở Trường Vị, chi dưới và chi trên bị tê, bất toại d) Phép châm và cứu: châm nhóm huyệt này đều sâu 5 phân, bình bổ tả, lưu kim 15 phút, cứu 3 tráng. e) Phép gia giảm: nếu tiểu tiện bị đục, châm thêm Quan nguyên sâu 3 phân; nếu thượng chi bị tê, châm thêm Kiên ngung sâu 5 phân; nếu hạ chi bị tê, châm thêm Hoàn khiêu sâu 1 thốn 5 phân, tùy theo tình hình mà bổ tả. f) Giải phương: châm Khúc trì làm hành khí, hoà huyết, thanh Phế giải biểu; châm Dương Lăng tuyền là để tả Can và Đởm, bình được uất nhiệt. Phế chủ khí của toàn thân, Can chủ cân của toàn thân. Nếu Phế khí được thanh, khí huyết được lưu hành, Can khí được thư thả thì cân mạch sẽ được dưỡng, như vậy chứng tê và đau hông sườn sẽ đứt. Huống chi vị trí của 2 huyệt này lại nằm ở chỗ quan yếu của "tứ đại quan tiết" thuộc thượng hạ chi, nó có khả năng tuyên thông giáng khí, sơ thông, tiết cả NHÓM THỨ 9 a) Phối huyệt: Khúc trì, Tam Âm giao b) Hiệu năng: thanh nhiệt, mát huyết, đuổi ứ huyết sinh tân huyết. c) Chủ trị: phụ nữ bế kinh, băng lậu đái hạ, tích tụ loét độc, các chứng sưng thũng, đau nhức, co giật d) Phép châm và cứu: châm Khúc trì sâu 5 phân đến 1 thốn; châm Tam Âm giao sâu 5 phân, cả 2 đều tiên tả hậu bổ, lưu kim 10 phút, cứu 3 tráng. e) Phép gia giảm: nếu bị bế kinh không thông, châm thêm Huyết hải sâu 1 thốn, tả, sau khi rút kim cứu 3 tráng. Nếu bị tích tụ châm thêm Can du sâu 3 phân, châm Dương Lăng tuyền sâu 1 thốn, tả. Nếu bị đái hạ, châm thêm Tỳ du sâu 3 phân, bổ, cứu 3 tráng. f) Giải phương: nhóm huyệt này gồm 2 huyệt, một thuộc Âm kinh, một thuộc kinh Dương, thông bên trong, đạt đến bên ngoài, hài hoà Âm Dương; châm Khúc trì là để thanh nhiệt, giải độc, đuổi Phong, lợi Thấp; châm Tam Âm giao vì huyệt này là cái then chốt của Túc Tam Âm kinh, là 1 yếu huyệt trị về huyết chứng. Châm 2 huyệt này sẽ làm cho ứ huyệt tự tán, huyết tự hoà, tà nhiệt tán, chứng băng lậu ngừng, kinh bế tự thông. Nếu chúng ta "tư" Thân Âm thì thủy sẽ nuôi được Mộc. Can chủ về sơ tiết, Tỳ chủ về vân hoá. Nếu Can và Tỳ được hoà thì các chứng tích tụ, co giật sẽ khỏi. Đối với vấn đề loét độc, sưng thũng đó là huyết phân thọ tà, khi đã điều được khí, đã thông được ứ thì nhiệt sẽ tán, việc sưng thũng sẽ tiêu. Huyệt Huyết hải có khả năng hoà huyết, hoá ứ, huyệt Can du và Dương Lăng tuyền tăng cường cho việc hoà Can khí, huyệt Tỳ du làm kiên Tỳ lợi Thấp, khi mà Tỳ vận hành được kiện thì đái hạ sẽ tự ngưng. NHÓM THỨ 10 a) Phối huyệt: Túc Tam lý, Tam Âm giao b) Hiệu năng: ích khí, dưỡng Âm, kiện Tỳ bổ hư c) Chủ trị: Tỳ Vị hư hàn, ăn không biết ngon, ăn không tiêu, hình thể gầy yếu, thường hay ẩu hoặc tả, hoặc "ngũ canh tiết tả", chân bị tê không có cảm giác, đau nhức, bụng bị đau d) Phép châm và cứu: châm Túc Tam lý sâu 5 phân, sau khi rút kim cứu 7 tráng; châm Tam Âm giao sâu 5 phân, mũi kim hướng lên trên, sau khi rút kim cứu 3 đến 5 tráng, đều dùng phép tả, sau khi đắc khí lưu kim 10 phút. e) Giải phương: Túc Tam lý là huyệt Hợp của Túc Dương minh Vị kinh, có thể thăng Dương ích Vị, ôn trung, tán Hàn. Huyệt Tam Âm giao là hội huyệt của Túc Thái âm Tỳ kinh, Túc Quyết âm Can kinh và Túc Thiếu âm Thân kinh, nó có khả năng tư Âm kiện. Tỳ, hoạt huyết khử ứ. Vả lại, Vị chủ về thọ nạp cốc khí, Tỳ chủ về vận hoá. 2 huyệt này nếu phối nhau sẽ làm khởi phát được Dương khí của Trung tiêu, kiện Tỳ, tưới thắm Âm dịch, làm sung cho Vị dịch. Khi mà khí huyết được điều hoà, kinh mạch được thông sướng, Tỳ Vị được kiện thì việc ăn uống sẽ tăng lên và khi mà cái nguồn sinh hoá được sung túc thì tà khí không thể tấn công được. Nhóm huyệt này chuyên để chữa cho những chứng bệnh thuộc hư tổn, các nhà dưỡng sinh trân trọng. Tuy nhiên, bệnh nào đó phải được chữa bằng phương nào đó, gia giảm cho đúng cách, kết quả sẽ rất tuyệt vời. NHÓM THỨ 11 a) Phối huyệt: Dương Lăng tuyền, Túc Tam lý b) Hiệu năng: điều hoà Can và Tỳ, thư Can kiện Tỳ c) Chủ trị: trị các chứng do Can và Tỳ bất hoà như "trung tiểu", "đình ẩm", tích trệ, nuốt nước chua, miệng đắng, tiêu chảy, ẩu thổ d) Phép châm và cứu: Cả 2 huyệt này đều châm tả, không cứu, lưu kim 10 phút. e) Phép gia giảm: nếu miệng đắng, nuốt nước chua nặng, châm thêm Can du, Đởm du, sâu 3 phân, tả, nếu ẩu thổ châm thêm Nội quan, sâu 5 phân, tả. f) Giải phương: Túc Tam lý là Hợp huyệt của kinh Túc Dương minh, thuộc Thổ trong Thổ. Khi châm tả Túc Tam lý là để làm sơ tiết trọc khí trong Vị, làm thông Dương khí trong Vị, làm cho trọc Âm phải giáng xuống và thanh Dương được sinh ra. Dương Lăng tuyền là huyệt quan trọng của Túc Thiếu dương kinh, châm tả sẽ làm "thanh" được nhiệt khí của Đởm kinh, sẽ "bình" được hoành nghịch của Can Mộc, từ đó giáng được khí đang thượng nghịch. Can thuộc Ất Mộc, đởm thuộc Giáp Mộc, đây là chúng ta đã làm cho Mộc hoá được Thổ. Can và Vị được hoà, Tỳ và Vị được kiện, bệnh sẽ được khỏi. NHÓM THỨ 12 a) Phối huyệt: Hợp cốc, Thái xung b) Hiệu năng: mở rộng và vận hành khí huyết, trấn Can, trừ Phong. c) Các chứng: cuồng điên, đầu thống, choáng váng, mắt đỏ, sưng thũng đau d) Phép châm và cứu: châm Thái xung sâu 3 phân; châm Hợp cốc sâu 5 phân; nếu thể trạng người bệnh bị hư thì tiên bổ hậu tả; nếu thực thì tiên tả hậu bổ. Khi nhiệt thịnh thì dùng phép tả, không lưu kim, không cứu, nếu hàn thì lưu kim. e) Phép gia giảm: nếu có thêm đàm phối với Phong long, sâu 5 phân, bình bổ bình tả, Dương Lăng tuyền sâu 5 phân, tả. Nếu bị chứng, "thiên phong" thì châm thêm Thần môn, Bách hội, đều sâu 2 phân, tả Thần môn, bổ Hợp cốc. f) Giải phương: Hợp cốc là huyệt Nguyên của kinh Thủ Dương minh. Thái xung là Du huyệt của kinh Túc Quyết âm, Cả 2 huyệt đều nằm chỗ vùng gối và khuỷ tay, nơi quan trọng trong người. Tuy nhiên, công năng của chúng lại khác nhau: Hợp cốc chủ về khí, Thái xung chủ về huyết. Do đó, Hợp cốc có công năng điều khí, phát hạn giải biểu, đuổi Phong trần thống; Thái xung lại có công năng điều huyết, khai lợi quan tiết, đuổi Phong trấn áp được nỗi lo sợ, trừ đau nhức, dẫn khí hạ hành. Phối cả 2 huyệt sẽ điều được khí huyết, hoà được Âm Dương, trừ Phong, bình Can khí. Châm thêm Phong long, Dương Lăng tuyền sẽ trừ đàm, tiết Hoả châm thêm Bách hội, Thần môn sẽ làm an thần, bớt lo sợ g) Ghi chú: nhóm huyệt này trị những chứng điên giản quá thực rất có kết quả, khi châm thêm Thần môn, Bách hội sẽ trị được chứng ngũ giản. Nhóm này chính là nhóm mà Châm cứu đại thành gọi là "Tứ quan huyết" NHÓM THỨ 13 a) Phối huyệt: Dương Lăng tuyền, Phong long, Chi câu b) Hiệu năng: Thư Can hoá đàm tả nhiệt thông tiện c) Phép Châm và cứu: các huyệt trên đều châm sâu từ 5 phân đến 1 thốn, đều tả, không cứu, lưu kim 5 phút. d) Phép gia và giảm: nếu là chứng đại tiện bí kết nặng châm thêm Đại hoành, sâu 5 phân tả, châm Đại trường du 3 phân, tả. e) Giải phương: Phong long là huyệt lạc của Túc dương minh vị kinh, liên lạc đặc biệt với Túc Thái âm tỳ, có thể giáng tức là đi xuống dưới để hợp với túc thái âm kinh, khi nó có được khí của Thái âm thấp thổ, nó sẽ làm cho nhuận trường để thông xuống dưới. Dương Lăng tuyền là huyệt Hợp thuộc Thổ của kinh Túc thiếu dương, tính của nó là trầm giáng, là thư giải được khí của Can và Đởm, đặc biệt là châm xuyên qua đến huyệt Túc Tam lý, nó sẽ đóng vai trò dùng Mộc để sơ thông được Thổ. Huyệt Chi câu là huyệt của kinh Thủ thiếu dương Tam tiêu, nó làm thanh được khí tam tiêu, tức là thông được khí ở phủ, làm giáng nghịch hoả đó là ý nghĩa của câu nói "khí tam tiêu được thông thì tân dịch được hạ, vị khí nhờ đó mà được hoà". Ba huyệt này phối với nhau có sự thừa khí lẫn nhau, là một phối hợp huyệt làm được hạ khí một cách hoà hoãn. Nếu châm thêm đại hoành, đại trường du sẽ tăng thêm công năng "Đại thừa khí". Ghi chú: ba huyệt này được phối với nhau không những có kết quả tốt với thực chứng của phủ, ngoài ra các bệnh chứng đưa tới do đàm hoả như điên cuồng, lỗi nghịch, quai bị, cao huyết áp cũng rất có kết quả. Các học giả nên nghiên cứu thêm, nhóm huyệt này không những có tác dụng của "thừa khí" ngoài ra còn có hiệu quả làm thay đổi vai trò của thang "ôn đởm trường" và "cồn đàm hoàn" NHÓM THỨ 14 a) Phối huyệt: Khí hải, Thiên khu b) Hiệu năng: bổ thận, tráng dương, sơ thông Đại tiểu trường, làm tiêu trệ khí. c) Chủ trị: phúc thống, phúc trướng, trường minh, tiết tả quyết nghịch, thoát dương, khí suyễn, thất tinh, âm súc, tiểu tiện bất lợi, phụ nhân chuyển bảo, nguyệt kinh không đều, xích bạch đái d) Phép châm và cứu: ở người già, huyệt Khí hải không nên châm sâu hoặc không nên châm, nên dùng ngải cứu của phép "Thái ất thần châm cứu" là ổn nhất. Khi nào khí huyết hư, lấy việc châm bổ khí hải làm chủ, sâu 3 đến 5 phân, cứu 5 đến 7 tráng. Huyệt Thiên xu là nơi ở của hồn phách, thông thường không nên châm, nếu như cần, có thể dùng hào châm, châm cạn nên cứu nhiều hơn. e) Giải phương: khí hải là huyệt quan trọng của Nham mạch, là nơi phát ra mạch khí của Nhâm mạch, là nơi gọi là "biển của sự sinh khí", là nơi hội của khí huyết, là gốc rễ của việc hô hấp, là: "phủ tàng tinh" cho nên nó được xem là huyệt quan yếu của vùng hạ tiêu. Châm nên dùng phép bổ, bổ Mệnh môn, làm "ích" thêm cho khí Nguyên dương, ví như thêm cũi dưới đáy nồi nước không bị suy, ngoài việc có khả năng trị bệnh, nó còn làm cho con người sống được lâu, kéo dài tuổi thọ huyệt Thiên xu có nhiệm vụ làm phân lợi thủy cốc, hấp thu khí tinh vi, [...]... Phép châm và cứu: châm Nội quan sâu từ 3 đến 5 phân, tiên bổ hậu tả, không cứu Châm Tam Âm giao sâu 5 đến 8 phân, tiên bổ hậu tả, sau khi châm, cứu 5 tráng, lưu kim 10 đến 12 phút e) Phép gia giảm: khi bị ho khan nặng, châm thêm Thái uyên, sâu 3 phân, bổ Nếu bị thất huyết châm thêm Cách du, sâu 2 phân, bổ Nếu bị đạo hạn nặng châm thêm Phục lưu sâu 3 phân, bổ Hợp cốc sâu 8 phân tả Nếu bị di tinh, châm. .. Phép châm và cứu: nếu thượng nhiệt hạ hàn châm Hợp cốc sâu 5 phân đến 1 thốn, tả, không lưu kim, không cứu; châm Tam Âm giao, sâu 3 đến 5 phân, bổ, lưu kim 15 phút, sau khi rút kim cứu 3 đến 5 tráng Nếu muốn bảo thai, châm tả Hợp cốc, bổ Tam âm giao, muốn hạ thai châm bổ Hợp cốc, châm tả Tam Âm giao e) Phép gia giảm: khi kinh huyết không điều hoà châm Hợp cốc sâu từ 3 đến 5 phân, tiên bổ hậu tả; châm. .. tiện không thông d) Phép châm và cứu: châm Quan nguyên sâu 3 phân, châm Đại đôn sâu 1 đến 2 phân, đều châm bổ, lưu kim 15 phút, cứu 3 đến 5 tráng e) Phép gia giảm: nếu hàn khí quá thịnh đến nỗi buồng trứng bị co lại dẫn đến tình trạng thiếu phúc đau, châm thêm Tam Âm giao, sâu 5 phân; châm Ấn bạch sâu 1 phân, đều châm bổ, cứu 3 tráng Sau đó nếu phương huyệt có kết quả, nên châm thêm Tam Âm giao, sâu... nhi kinh phong : châm Khí hải sâu 5 phân, bổ, sâu khi châm cư 15 đến 20 tráng Thần khuyết, cấm châm; chỉ cứu thôi, cứu cho đến chừng nào bệnh nhân hồi Dương mới thôi Thủy phân không châm, cứu 15 đến 25 tráng Thiên xu không châm, cứu 15 đến 25 tráng Cứu bằng ngãi cứu cách gừng d) Phép châm và cứu e) Phép gia giảm: nếu bệnh nhân bị ói nặng, châm thêm Trung hoãn, sâu 5 phân, cứu 5 tráng, châm thêm Thiên... Phép châm và cứu: châm thẳng Xích trạch sâu 5 phân, có thể dùng kim tam lăng châm xuất huyết, không cứu Châm thẳng huyệt Ủy trung 5 phân đến 1 thốn, hoặc dùng kim tam lăng châm xuất huyết, không cứu e) Phép gia giảm: nếu là chứng ẩu thổ không ngừng, châm thêm Kim tân, Ngọc dịch, xuất huyết, châm xuất huyết Thiếu thương, Thương dương, châm tả Hợp cốc sâu 5 phân Nếu trong lòng phiền loạn, châm thêm Thiếu... Chương môn sâu 3 phân Trong Trường Vị bị tích trệ, châm tả Đại trường du, sâu 3 phân, châm Thiên xu cạn, cứu 5 tráng, châm Tiểu trường du sâu 3 phân, tả, hoặc châm Thượng liêm sâu 5 phân, tả Nếu vùng Hạ nguyên bị hư hàn, châm bổ thêm Khí hải, sâu 3 phân, cùng cứu như Thiên xu 5 tráng Nếu bị nhiệt hoắc loạn, châm Ủy trung, Xích trạch xuất độc huyết sau đó châm bổ thêm huyệt Trung hoãn f) Giải phương: huyệt... d) Phép châm và cứu: châm Trung hoãn sâu 5 phân đến 1 thốn, cách 3 ngày tái châm, thông thường nên bình bổ bình tả Châm Túc Tam lý sâu 5 phân đến 1 thốn, hư bổ thực tả, sau khi châm xong, nên cứu cả 2 từ 3 đến 5 tráng Nếu bị ẩu thổ và phản Vị có thể tùy theo tình hình mà dùng phép tả e) Phép gia giảm: nếu vùng Thượng tiêu bị uất nhiệt, châm thêm Thông cốc (tả) sâu 5 phân Nếu tạng khí bị hư, châm bổ... tai kêu, nhức đầu d) Phép châm và cứu: châm Thiên trụ, sâu 5 phân; châm Đại trữ, mũi kim hướng xuống dưới, sâu 5 phân, nếu có hàn tà thì cứu 3 tráng Châm Côn lôn, thẳng sâu 3 đến 5 phân, cứu 3 tráng Tất cả đều không dùng phép bổ tả, chỉ cần châm vào là được, lưu kim 10 phút e) Giải phương: Thiên trụ là 1 huyệt vị, nơi đó phát ra mạch khí của kinh Túc Thái dương Bàng quang, châm nó sẽ làm khai khiếu... ngực bị phiền muộn, nhiệt, thở gấp, ẩu thổ làm ngây người d) Phép châm và cứu: châm Du phủ, mũi kim hướng xuống phía dưới sâu 3 phân, bổ; châm Vân môn, châm thẳng sâu 3 phân, không dễ vượt quá 5 phân, tiên tả hậu bổ, nếu hàn thì cứu 3 tráng, nhiệt thì không cứu, lưu kim 10 phút e) Phép gia giảm : nếu ho nặng, châm thêm huyệt Nhũ căn, châm xiên, mũi kim hơi lệch lên trên, sâu 3 - 5 phân f) Giải phương... Phép châm và cứu: Tam Âm giao, châm sâu từ 5 phân đến 1 thốn, tiên bổ hậu tả Châm huyệt Chí âm sâu 1 phân, tả Sau khi châm cứu 3 đến 5 tráng, lưu kim 5 phút Nếu muốn chuyển thai vị, không châm chỉ cứu 3 đến 5 tráng là được e) Giải phương: Chí âm là Tỉnh huyệt của kinh Túc Thái dương Bàng quang Tỉnh là nơi khi khí xuất ra, ví như dòng nước từ nguồn chảy ra Bàng quang và Thận cũng làm biểu lý nhau Nay châm . ngón tay. d) Phép châm và cứu: châm Hợp cốc làm ngưng mồ hôi, sâu 8 phân, châm tả, hoặc làm ra mồ hôi, sâu 5 phân, châm bổ, cứu 3 tráng. Châm Phục lưu làm ngưng mồ hôi sâu 3 phân, châm bổ, hoặc làm. Phép châm và cứu: ở người già, huyệt Khí hải không nên châm sâu hoặc không nên châm, nên dùng ngải cứu của phép "Thái ất thần châm cứu& quot; là ổn nhất. Khi nào khí huyết hư, lấy việc châm. Hàn, Thấp, Nhiệt. d) Phép châm và cứu: châm Ủy trung, châm thẳng sâu 1 thốn đến 1 thốn rưỡi, tả; châm Khúc trì sâu 8 phân đến 1 thốn, tiên tả hậu bổ, cứu từ 3 đến 5 tráng; châm Hạ liêm, thẳng sâu 5

Ngày đăng: 02/06/2015, 21:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w