1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

500 câu hỏi trắc nghiệm - Phần 6

10 341 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 69 KB

Nội dung

500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC ( P6) 251. Khoảng cách giữa 2 cột điện ngoài đường thường là 50 mét. Dùng bàn tay đo ước lượng 30 ly giác. Vậy khoảng cách từ điểm anh (chị) đứng đến cột điện là bao nhiêu? a. 1000 mét b. 1500 mét c. 2000 mét d. 2500 mét 252. Muốn đo chiều cao của một bức tường cao, không có bóng mặt trời ta dùng phương pháp nào?: a. Dùng dây thước b. Dùng phương pháp thợ vẽ c. Cả 2 câu trên đều đúng d. Cả 2 câu trên đều sai 253. Bốn chiếc tàu thủy A,B,C,D bằng nhau đang ở ngoài khơi xa . Ta có thể ước lượng được chiếc tàu nào ở xa nhất? : a. Chiếc tàu A : trông thấy mũi tàu b. Chiếc tàu B : trông thấy cột buồm. c. Chiếc tàu C : trông thấy mạn (thân) tàu d. Chiếc tàu D : trông thấy đài quan sát 254. Hai cái lon A và B bằng nhau: lon A đựng đầy mè, lon B đựng đầy đậu phộng. Ta có thể ước lượng so sánh về mặt: a. Số lượng hạt (nhiều, ít). b. Trọng lượng (nặng, nhẹ). c. Dung lượng (đầy, vơi) d. Cả 3 câu a, b, c đúng. 255. Để ước đạc bề rộng của một con sông nhỏ vào ban đêm . Ta có thể dùng các vật dụng sau: a. Gậy tầm vông, la bàn, dây dù b. Gậy tầm vông, đèn pin, cần câu máy c. Gậy tầm vông, đuốc lửa, mũ lưỡi trai d. Địa bàn, dây dù cần câu máy 256. Ta có thể ước đạt về những vấn đề gì?: a. Ước đạt về : diện tích, thể tích, số lượng b. Ước đạt về : khối lượng, thời gian, khoảng cách c. Ước đạt về : chiều cao, chiều rộng , chiều sâu d. Cả 3 câu a, b, c đúng. 257. Đa số các phương pháp ước lượng chiều cao thường suy từ đặc tính: a. Tam giác vuông đồng dạng b. Tam giác đều đồng dạng c. Tam giác cân bằng nhau d. Cả 3 câu a, b, c đúng. 258. Toán vui ước đạt: có một giỏ đựng trứng gà và một số giỏ trứng vịt. Số lượng trứng trong mỗi giỏ là: 5, 6, 12, 14, 23, và 29. Người chủ bán đi một giỏ, thế là người chủ còn số trứng gà đúng bằng gấp đôi số trứng vịt để bán. Vậy người chủ đã bán giỏ nào? : a. Giỏ đựng 12 trứng c. Giỏ đựng 14 trứng b. Giỏ đựng 23 trứng d. Giỏ đựng 29 trứng 259. Trong cơ thể con người, cử động của bộ phận nào sau đây là nhanh nhất?: a. Mắt b. Miệng c. Tay d. Chân 260. Có 3 thùng giống nhau đựng dầu, nước và mật. Mỗi thùng đựng 20 lít. Hãy ước lượng xem thùng nào nhẹ nhất? : a. Thùng dầu b. Thùng nước c. Thùng mật d. Cả 3 thùng đều bằng nhau 261. Ước đạt trong đời sống hằng ngày có tính chất: a. Dự đoán b. Tương đối c. Tuyệt đối d. Tương đối và tuyệt đối 262. Trong hoạt động thám du, "kỹ năng ước đạt" sẽ giúp chúng ta: a. Xử lý nhanh các tình huống phát sinh b. Tiết kiệm được lương thực, sức lực và thời gian c. Tránh bớt những sự cố tai nạn bất ngờ d. Cả 3 câu a, b, c đúng. 263. Muốn di chuyển một bó cành khô bằng một sợi dây, bạn sử dụng: a. Nút thòng lọng b. Nút thuyền chài c. Nút kéo gỗ d. Nút sơn ca 264. Cấp cứu người bị nạn khi buộc băng cứu thương, ta sử dụng: a. Nút thuyền chài b. Nút dẹt c. Nút ghế đơn d. Nút chạy 265. Để đan mắc các loại lưới ta sử dụng: a. Nút thòng lọng b. Nút thợ dệt. c. Nút nối chỉ câu d. Nút thuyền chài 266. Muốn cho đầu một sợi dây dù không chui qua một khoen nhỏ, chúng ta có thể dùng một trong ác nút dây sau để thắt gút: a. Nút dẹt, thòng lọng, số 8 b. Thợ dệt, chịu đơn, số 8 c. Chịu đơn, chịu kép (thầy tu), số 8. d. Cả 3 câu a, b, c đúng. 267. Sau khi băng bó vết thương, nút dây buộc kết thúc dây băng cứu thương thường là: a. Thợ dệt b. Nút dẹt c. Ghế đơn. d. Nút nối chỉ câu. 268. Để nối 2 đầu dây có tiết diện không bằng nhau thì ta có thể dùng : a. Nút dẹt b. Nút nối chỉ câu c. Nút nối chỉ câu. d. Câu b và c đúng. 269. Trong trường hợp cấp cứu, cần sử dụng dây thừng để đưa người từ giếng sâu lên ta dùng: a. Nút kéo gỗ b. Nút thòng lọng c. Nút thuyền chài. d. Nút ghế đơn. 270. Để khởi đầu cho tất cả các nút ráp cây (nốt ghép) ta dùng: a. Nút đầu chim (sơn ca) b. Nút chịu kép c. Nút thuyền chài. d. Cả 3 câu a, b, c đúng. 271. Khi căng một dây phơi đồ hoặc mắc một cái võng vào một thân cây to, ta chọn loại nút dây dễ dàng thực hiện và dễ tháo gỡ: a. Nút thòng lọng b. Nút kéo gỗ c. Nút sơn ca. d. Cả 3 câu a, b, c đúng. 272. Để dựng lều 2 mái (chữ A) đảm bảo chắc chắn, đẹp, tối thiểu cần có: a. 4 người b. 1 người c. 2 người. d. 3 người. 273. Trước khi tiến hành dựng lều, ta phải: a. Chọn vị trí cắm lều b. Chọn hướng lều c. Kiểm tra vật dụng lều. d. Cả 3 câu a, b, c đúng. 274. Muốn dựng một lều chữ A, ta cần phải có các vật dụng, dụng cụ là: a. Tấm bạt lều, tấm bạt trải, gậy lều, cọc lều, dây căng lều b. Túi đựng lều, búa, cuốc, xẻng cá nhân c. Cả a và b vẫn còn thiếu d. Cả a và b là đủ 275. Trình tự dựng lều trọn vẹn là: a. Chọn đất, chọn hướng, dựng lều, đào rãnh thoát nước, trải bạt lót, trang trí. b. Chọn hướng, chọn đất, đào rãnh thoát nước , dựng lều, trải bạt lót, trang trí. c. Chọn đất, chọn hướng, đào rãnh thoát nước, dựng lều, trải bạt lót, trang trí. d. Chọn hướng, chọn đất, dựng lều, trang trí, đào rãnh thoát nước, trải bạt lót. 276. Khi chọn đất dựng lều, ta cần chú ý tránh các yếu tố nào?: a. Tán cây to - cao, thú dữ, côn trùng. b. Mưa bão, gió lốc, thác lũ. c. Nơi ô nhiễm, mất vệ sinh, nơi sạt lỡ, nơi dốc đá cheo leo. d. Cả 3 câu đều cần chú ý. 277. Muốn dựng một lều 2 mái tối thiểu có các vật dụng gồm: a. Gậy, cọc, tấm trải, búa, rựa, xẻng, dây. b. Cây gậy tre dài 1,2m - 1,8m, tấm trải, 1 búa, 1 xẻng, tăng lều 6 dây dài 1,5m, búa cọc, sắt. c. 2 cây gậy dài khoảng 1,2m - 1,8m, 1 tấm trải, 1 tấm tăng lều, 6 sợi dây dài 1,5m, 8 cọc sắt, 1 sợi ây chính dài 12m. d. 1 tấm bạt lều, 1 tăng lều, 2 cây gậy khoảng 1,2m - 1,8m, 1 sợi dây chính dài 12m, 6 sợi dây dài ,5m, 8 cọc sắt, 1 búa. 278. Những trại lớn, số lượng người đông, cần dựng nhiều lều, cửa lều các lều trại phải quay về hướng: a. Gió chủ đạo. b. Ánh nắng mặt trời phía đông. c. Khu lều trung tâm chỉ huy. d. Đông Bắc hoặc Đông Nam. 279. Trình tự cơ bản các thao tác dựng lều 2 mái là: a. Đặt sợi dây chính (dây sống) dọc hướng của lều, trải tăng lều, đóng cọc, buộc dây con, nâng lều lên, chỉnh dây và cọc. b. Trải tăng lều, đóng cọc, buộc dây con, dây chính (dây sống) theo hướng của lều, nâng lều, chỉnh dây và cọc. c. Đặt dây chính (dây sống) dọc hướng lều, trải tăng đều, đặt gậy cọc vào vị trí, đóng cọc, buộc dây con, cố định dây sống, nâng lều đứng lên, chỉnh dây và cọc. d. Tất cả đều sai. 280. Khi cắm trại gặp thời tiết có gió lớn ta phải: a. Nâng cao mái lều. b. Che kín lều. c. Hạ thấp mái lều d. Đào hố chứa nước. 281. Khi gặp đất quá mềm, muốn đóng cọc dựng lều để không bị bung lên, ta phải: a. Đóng cọc vuông góc với mặt đất. b. Đóng cọc xiên 45 độ với mặt đất. c. Đóng thêm cọc phụ để khóa lại. d. Đóng cọc cho thật sâu và thẳng với mặt đất. 282. Một kỳ tổ chức trại cần đạt được mục đích : a. Giao lưu và vui chơi giải trí b. Giáo dục tình cảm, đạo đức, kiến thức c. Gần gũi với thiên nhiên, giao lưu sinh hoạt, rèn luyện cuộc sống tự lập. d. Cả 3 câu a, b, c đúng. 283. Yêu cầu đặt ra cho một kỳ trại: a. Xuất phát từ tổ chức Đoàn - Đội - Hội. b. Xuất phát từ nhu cầu của tập thể, gia đình, xã hội, nhà trường, cơ quan c. Câu a và c đúng d. Câu a và c sai. 284. Sinh hoạt 1 nội quy trại cho trại sinh là để: a. Rèn nhân cách b. Tính điểm thi đua trại sinh. c. Phái huy tính chủ động của trại sinh d. Câu a và c đúng 285. Địa điểm cho 1 kỳ trại cơ bản phải là: a. Có nhiều cảnh đẹp, có nước, có chợ, có điện b. Có khu vui chơi, có nước, có chợ, có điện. c. Đất rộng, ít dân cư, mới lạ, xa thành phố. d. Cả 3 câu a, b, c đúng. 286. Trong các phần việc sau đây, theo bạn phần nào quan trọng nhất trong việc quyết định thành công của kế hoạch tham quan hoặc cắm trại: a. Xin phép phụ huynh. b. Xin phép Ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm c. Kết hợp giữa nhu cầu các em và yêu cầu của phụ huynh 1 cách hài hòa trong mọi hoạt động. d. Tiền trạm và thực địa trước. 287. Trại sinh tham gia trại để: a. Chơi b. Vừa học vừa chơi. c. Học. d. Cả 3 câu a, b, c đúng. 288. Trong sinh hoạt trại, những nội dung nào sau đây không nên có: a. Hội thi tìm hiểu kiến thức văn hóa, truyền thống lịch sử b. Trò chơi: trí tuệ, vận động, đố vui và sinh hoạt lửa trại c. Tổ chức săn bắn thú rừng, thi đốn ngã cây rừng nhanh,thi vượt thác lũ. d. Nội dung cả 3 câu trên đều có thể tổ chức được trong trại 289. Hành trang cá nhân khi đi trại không mang theo là : a. Quần áo, dụng cụ vệ sinh cá nhân, dụng cụ phục vụ đời sống trại b. Túi cứu thương : thuốc cảm, heroin, thuốc phiện, thuốc đau bụng. c. Dụng cụ xác định phương hướng, vật dụng ghi chép. d. Cả 3 câu đều sai. 290. Đi trại qua đêm cần chuẩn bị vật dụng gì để ngủ: a. Lều trại, tấm trải. b. Chăn, chiếu, màn. c. Tấm trải, màn, gối. d. Cả 3 câu a, b, c đúng. 291. Khi đi trại xa Ban chỉ huy trại cần phải mang theo những giấy tờ gì? a. Giấy phép đi trại. b. Giấy chứng minh nhân dân. c. Giấy đi đường của tập thể. d. Cả 3 câu a, b, c đúng. 292. Trong các hoạt động trại thường sử dụng "các hiệu lệnh" để: a. Tập họp toàn trại, cấp cứu (SOS). b. Thăm trại, lửa trại, họp Ban chỉ huy, trò chơi lớn. c. Thức dậy, yêu cầu giữ yên lặng. d. Cả 3 câu a, b, c đúng. 293. "Hiệu lệnh trại" thường dùng là: a. Một hồi kèn. b. Một hồi trống. c. Cả hai câu a, b đều đúng. d. Cả hai câu a, b đều sai. 294. Trong hoạt động trại để giúp cho các trại sinh hào hứng, vui tươi, sôi nổi, cố gắng, … nên cho các tiểu trại: a. Thi đua với nhau. b. Giao lưu với nhau. c. Giúp đỡ lẫn nhau. d. Cả 3 câu a, b, c đúng. 295. Lửa trại là một hoạt động: a. Được diễn ra ngoài trời để các thành viên biểu lộ khả năng. b. Là khung trời dành cho con người được sống quanh lửa cùng sống với thiên nhiên. c. Giúp con người siết chặt vòng tay thân ái. d. Cả 3 câu a, b, c đúng. 296. Củi được xếp cho một buổi lửa trại là hình: a. Hình nón, hình tứ diện, hình lục lăng b. Hình nón, hình tròn, hình vuông c. Hình tứ diện, hình lục lăng. hình tam giác d. Câu b và c đúng. 297. Chuẩn bị cho một quy trình lửa trại: a. Quản trò b. Quản lửa c. Quản ca d. Cả 3 câu a, b, c đúng. 298. Tên gọi đúng cho các hình thức lửa trại: a. Lửa vui, lửa kết thân, lửa truyền thống b. Lửa truyền thống, lửa khai mạc, lửa sinh hoạt c. Lửa tĩnh tâm, lửa mạn đàm, lửa trại khai mạc d. Câu a và c đều đúng. 299. Lửa trại là một hoạt động cần thiết và hấp dẫn của 1 kỳ trại, người ta thường tổ chức lửa trại vào lúc: a. Hừng sáng b. Những đêm không trăng c. Buổi tối. d. Lúc nào cũng được 300. Để có 1 ngọn lửa reo vui, lửa bùng lên, người quản lửa phải cho thêm vào đống lửa đang cháy: a. Dầu hôi b. Muối iốt c. Muối bọt d. Muối hột . 500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC ( P6) 251. Khoảng cách giữa 2 cột điện ngoài đường thường là 50 mét. Dùng bàn tay. chài b. Nút dẹt c. Nút ghế đơn d. Nút chạy 265 . Để đan mắc các loại lưới ta sử dụng: a. Nút thòng lọng b. Nút thợ dệt. c. Nút nối chỉ câu d. Nút thuyền chài 266 . Muốn cho đầu một sợi dây dù không chui. tu), số 8. d. Cả 3 câu a, b, c đúng. 267 . Sau khi băng bó vết thương, nút dây buộc kết thúc dây băng cứu thương thường là: a. Thợ dệt b. Nút dẹt c. Ghế đơn. d. Nút nối chỉ câu. 268 . Để nối 2 đầu

Ngày đăng: 02/06/2015, 10:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w