1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BT Động học chất điểm

4 499 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 54,5 KB

Nội dung

CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ Bài 1: Một người đứng trên đường quan sát chiếc ô tô chạy qua trước mặt. Dấu hiệu nào cho biết ô tô đang chuyển động? A. Khói phụt ra từ ống thoát khí đặt dưới gầm xe. B. Bánh xe quay tròn. C. Khoảng cách giữa xe và người đó thay đổi. D. Tiếng nổ của động cơ vang lên Bài 2: Một chiếc xe lửa đang chuyển động, quan sát chiếc vali đặt trên giá để hàng hóa, nếu nói rằng: a. Va li đứng yên so với thành toa. b. Va li chuyển động so với đầu máy. c. Va li chuyển động so với đường ray. Nhận xét nào ở trên là đúng? Bài 3: Chọn đáp án đúng? A. Quỹ đạo là một đường thẳng mà trên đó chất điểm chuyển động. B. Một đường cong mà trên đó chất điểm chuyển động gọi là quỹ đạo. C. Quỹ đạo là một đường mà chất điểm vạch ra trong không gian khi nó chuyển động. D. Một đường vạch sẵn trong không gian trên đó chất điểm chuyển động gọi là quỹ đạo. Bài 4: Trong trường hợp nào dưới đây số chỉ thời điểm mà ta xét trùng với số đo khoảng thời gian trôi? A. Một trận bóng đá diễn ra từ 15 h đến 16 h 45’. B. Lúc 8 h một xe ô tô khởi hành từ Tp HCM, sau 3 h chạy thì xe đến Vũng Tàu. C. Một đoàn tàu xuất phát từ Vinh lúc 0 h, đến 8h 05’ thì đoàn tàu đến Huế. D. Không có trường hợp nào phù hợp với yêu cầu nêu ra. Bài 5: Cô giáo chủ nhiệm nói với lớp rằng: Mọi hôm chúng ta vào học lúc 7h, nhưng tuần sau do áp dụng thời gian vào mùa đông nên lớp sẽ vào học lúc 8h. Cách nói thông thường này cho biết gốc thời gian được chọn lúc nào? Nếu chọn gốc thời gian lúc 7h thì vào mùa đông lớp vào học lúc mấy giờ? Bài 6: Một chất điểm chuyển động trên một đường thẳng, bảo rằng chất điểm đó có vị trí ở tọa độ x 1 = 5cm hoặc x 2 = -5cm, điều này được giải thích như thế nào? Em hãy biểu diễn vị trí của chất điểm trên trục tọa độ. Bài 2: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU Bài 1: Chất điểm chuyển động có phương trình tọa độ như sau, trong đó x tính bằng mét, t tính bằng giây. a. x = 2 + 4(t – 10) (m). b. x = -4t (m). c. x = -100 + 2(t – 5) (m). d. x = t – 1 (m). Bài 2: Lúc 8h sáng, một người khởi hành từ A chuyển động thẳng đều về B với vận tốc 20km/h. a. Lập phương trình chuyển động của người đó? b. Lúc 11h người đó ở vị trí nào? c. Người đó cách A 40km lúc mấy giờ? Bài 3: Hai ô tô xuất phát cùng lúc từ 2 địa điểm A và B cách nhau 10km trên một đường thẳng qua A và B, chuyển động cùng chiều từ A đến B. Tốc độ của ô tô xuất phát từ A là 60km/h, của ô tô xuất phát từ B là 40km/h. a. Lấy gốc tọa độ ở A, gốc thời gian là lúc xuất phát. Hãy viết công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của 2 xe. b. Vẽ đồ thị tọa độ – thời gian của 2 xe trên cùng hệ trục (x, t). c. Dựa vào đồ thị tọa độ – thời gian để xác định vị trí và thời điểm mà xe A đuổi kịp xe B. Kiểm tra kết quả bằng phép tính. Bài 4: Các đồ thị (A) và (B) trên hình vẽ biểu diễn chuyển động của xe A và xe B theo cùng hướng. Dựa vào đồ thị: a. Mô tả chuyển động của 2 xe. b. Hai xe gặp nhau lúc nào? Và đi được quãng đường bao nhiêu? c. Tìm vận tốc của xe A và xe B. Bài 5: Một người đi xe đạp chuyển động thẳng đều, đi một nửa quãng đường với vận tốc v 1 = 12km/h và nửa quãng đường còn lại với vận tốc v 2 = 18km/h. Xác định vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên cả đoạn đường. Bài 3: CHUYỂN ĐỘNG THẢNG BIẾN ĐỔI ĐỀU Bài 1: Chọn câu sai? A. Đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng biến đổi đều là đường thẳng. B. Đồ thị tọa độ – thời gian của chuyển động thẳng biến đổi đều là đường thẳng. C. Đồ thị tọa độ – thời gian của chuyển động thẳng đều là đường thẳng. D. Đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng đều là đường thẳng. Bài 2: Đối với chuyển động thẳng biến đổi đều, trường hợp nào sau đây có gia tốc a<0, vận tốc v < 0? A.Chuyển động nhanh dần đều theo chiều dương của trục tọa độ. B. Chuyển động chậm dần đều theo chiều dương của trục tọa độ. C. Chuyển động nhanh dần đều ngược chiều dương của trục tọa độ. D. Chuyển động chậm dần đều ngược chiều dương của trục tọa độ. t(h) x(km/h) 120 90 60 30 21,51 B A Bài 3: Trong những phương trình dưới đây phương trình nào biểu diễn quy luật của chuyển động thẳng biến đổi đều? nhanh dần hay chậm dần nếu chọn chiều dương là chiều chuyển động, vật không đổi chiều chuyển động? a. v = 3 + 2t. b. s = 5t 2 . c. s = 2t + 6. d. v = -t + 5. e. s = 3t – t 2 . f. x = 2 –3t + 2t 2 . Bài 4: Phương trình chuyển động của một chất điểm: x = t 2 – 10t + 9 (m,s) [t ≤ 5s] a. Xác định tính chất chuyển động? Tìm gia tốc, chiều của vectơ gia tốc? b. Tính vận tốc của chuyển động tại các thời điểm t 1 = 0, t 2 = 1s. c. Định vị trí của vật lúc vận tốc là 0 m/s. Bài 5: Một xe ô tô chuyển động chậm dần đều với v 0 = 20m/s, gia tốc 1m/s 2 . Tính vận tốc của xe khi đi thêm 50m và đi được bao nhiêu mét thì xe dừng lại? Bài 6: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 72km/h thì hãm phanh, chạy chậm dần đều sau 10s vận tốc giảm xuống còn 54km/h. Hỏi trong bao lâu thì tàu dừng hẳn? Bài 7: Hai xe đạp khởi hành cùng một lúc và đi ngược chiều nhau. Người thứ nhất khởi hành ở A có v 01 = 18km/h và lên dốc chậm dần đều với gia tốc là -20 cm/s 2 . Người thứ hai khởi hành tại B với v 02 = 5,4km/h và xuống dốc nhanh dần đều với gia tốc 0,2m/s 2 . Biết khoảng cách AB = 130m. a. Thiết lập phương trình chuyển động của 2 xe? b. Sau thời gian bao lâu 2 xe gặp nhau? c. Vị trí 2 xe gặp nhau? Lúc đó mỗi xe đi được quãng đường dài bao nhiêu? Bài 8: Cho đồ thị vận tốc của 3 vật như hình vẽ: a. Mô tả tính chất chuyển động của 3 vật? b. Các đoạn thẳng OC, OD, OK trên các trục tọa độ tương ứng với đại lượng nào? c. Sau bao nhiêu giây vật thứ 3 sẽ dừng lại? d. Xác định gia tốc chuyển động của các vật? Bài 4: SỰ RƠI TỰ DO Bài 1: Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên trên và trở lại mặt đất sau thời gian 3s (bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 9,8 m/s 2 ). a. Tính vận tốc đầu của vật? b. Tính độ cao cực đại mà vật đạt được? Bài 2: Thả một hòn đá rơi từ miệng một cái hang sâu xuống đến đáy. Sau 4s kể từ lúc bắt đầu thả thì nghe tiếng hòn đá chạm vào đáy. Tính chiều sâu của hang. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 330 m/s. Lấy g = 9,8 m/s 2 . Bài 3: Tính quãng đường mà vật rơi tự do đi được trong giây thứ tư. Trong khoảng thời gian đó vận tốc của vật đã tăng lên bao nhiêu? Lấy g = 9,8 m/s 2 . 2 K C 4 6 D 2 t(s) 31 (I) (II) (III) O v (m/s) Bài 4: Thả hai vật rơi tự do, một vật rơi xuống đến đất mất khoảng thời gian gấp đôi vật kia. So sánh độ cao ban đầu của hai vật và vận tốc của chúng khi chạm đất? Bài 5: CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU Bài 1: Bánh xe lăn không trượt trên mặt đường. Xe chuyển động với vận tốc 18 km/h. Tính vận tốc góc và tần số của bánh xe quay quanh trục, biết bán kính bánh xe là 30cm. Bài 2: Một cái quạt điện có các thông số kĩ thuật sau: Quay được 1200 vòng/min, cánh quạt có bán kính 0,15 m. Xét một điểm ở đầu cánh quạt a. Tính quãng đường mà điểm này đi được trong một vòng quay? b. Tính tốc độ dài và gia tốc của điểm đó? Bài 3: Kim phút của một đồng hồ dài gấp 1,5 lần kim giờ. Hỏi tốc độ góc và tốc độ dài của kim phút lớn gấp mấy lần so với kim giờ? Bài 4: Một vệ tinh nhân tạo quay quanh Trái Đất tại độ cao 200 km so với mặt đất. Tìm tốc độ dài của vệ tinh biết rằng ở độ cao đó gia tốc rơi tự do là 9,2 m/s 2 . Bài 6: TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG. CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC Bài 1: Hai xe ô tô chạy cùng chiều trên đoạn đường thẳng với vận tốc 100 km/h và 80km/h. Tính vận tốc của xe thứ nhất so với xe thứ hai? Bài 2: Một ca nô chạy xuôi dòng mất 2 h để chạy thẳng đều từ bến A ở thượng lưu tới bến B ở hạ lưu và phải mất 3 h khi chạy ngược lại từ bến B về đến bến A. Cho rằng vận tốc của ca nô đối với nước là 30 km/h. a. Tính khoảng cách giữa hai bến A và B? b. Tính vận tốc của dòng nước đối với bờ sông? Bài 3: Hai bến sông A và B cách nhau 38,5 km dọc theo một bờ sông thẳng. Vận tốc của dòng nước so với bờ sông là 4 km/h. Một chiếc thuyền đi xuôi dòng từ A đến B sau đó quay về A. Biết vận tốc của thuyền so với dòng nước là không đổi và bằng 18 km/h. Tính thời gian cả đi lẫn về của thuyền? Bài 4: Một chiếc thuyền khởi hành từ bến A, chuyển động theo phương vuông góc với bờ một con sông rộng 400 m, dự định đến tại điểm B bên kia sông đối diện với bến A, vận tốc của thuyền so với dòng nước là 4 m/s. Nếu vận tốc của dòng nước so với bờ là 1 m/s thì sang bên kia, thuyền sẽ cách điểm B một khoảng bao nhiêu mét?

Ngày đăng: 01/06/2015, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w