KHÁI QUÁT VỀ NGHỀ NUÔI CÁ HỒ CHỨA KHU VỰC TÂY NGUYÊN Phan Đinh Phúc, Lý Ngọc Tuyên, và Dương Tuấn Phương TÓM TẮT Tây Nguyên là vùng có nhiều hồ chứa nhất cả nước với khoảng 859 hồ chứa cỡ trung bình và nhỏ, tổng diện tích hơn 54.000 ha mặt nước. Việc xây dựng hồ chứa nơi đây chủ yếu phục vụ cho tưới tiêu chống lũ, thủy điện và phát triển nông nghiệp. Đầu tư cho nghề nuôi cá hồ chứa chỉ mới chú trọng trong thời gian gần đây. Quản lý nghề nuôi cá hồ chứa trong khu vực cũng đa dạng tùy theo từng tỉnh: cơ quan nhà nước quản lý, doanh nghiệp, tư nhân đấu thầu, quản lý cộng đồng …Những loài cá nuôi chủ yếu trong cá hồ chứa khu vực Tây Nguyên gồm cá Mè các loại, Trôi, Trắm cỏ, Chép và Rô phi. Sản lượng trung bình của cá hồ chứa dao động từ 200-350 kg/ha/năm. Ngư cụ sử dụng đa dạng, chủ yếu là lưới rê, vó, đăng, chài, câu, rùng, liên hợp, kích điện… AN OVERVIEW OF RESERVOIR FISHERIES AND AQUACULTURE IN THE CENTRAL HIGLANDS OF VIETNAM ABSTRACT Central Highlands is one of the region which exist most reservoirs in Vietnam. It has about 859 reservoirs in medium and small sizes, with total an area of 54,000 ha of water surface. Construction of reservoirs is mainly purposes for irrigations-flood control, hydroelectricity, and agriculture development. The investment for reservoirs fisheries just developed in resent years due to lacked of government cares. Management of the fisheries in reservoirs is also diversified; it depends on provinces such as: state management, private management, and co-management… The major fish species stocked in reservoirs are Silver carp, big head carp, Indian carp, grass carp, common carp and tilapia. Annual mean production range from 200-300 kg/ha/year. Main fishing gears used are: gill nets, lift nets, cast nets, hooks long lines, integrated nets, traps, electro-fishing… I. MỞ ĐẦU Khu vực Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai và Kon Tum, là một trong những khu vực ưu tiên về phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Với một diện tích rộng lớn (khoảng 54.500 km 2 ), có độ cao trung bình trên 300 m so với mực nước biển, dân cư thưa thớt, khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ, khu vực Tây Nguyên không những có tiềm năng rất lớn cho phát triển kinh tế mà còn có ý nghĩa chiến lược về mặt chính trị của đất nước. Khu vực Tây Nguyên có điều kiện khí hậu quanh năm tương đối mát mẻ và ổn định, phần lớn diện tích đất đai được phủ một lớp đất bazan trên bề mặt, diện tích rừng còn nhiều và lâu đời, là một lợi thế rất lớn cho phát triển ngành nông – lâm nghiệp. Bên cạnh đó, khu vực này có mạng lưới sông suối tương đối dày đặc, nhiều hồ chứa và hồ tự nhiên, là tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Tuy nhiên nghề nuôi trồng thủy sản ở khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là nghề nuôi cá hồ chứa cho đến nay mới chỉ khai thác một phần nhỏ so với tiềm năng của nó. Báo cáo sẽ trình bày về cơ sở khoa học của nghề nuôi cá hồ chứa, hiện trạng nghề nuôi cá hồ chứa ở khu vực Tây Nguyên, và kết quả điều tra về môi trường nước ở 2 hồ chứa có nuôi cá ở khu vực Tây Nguyên. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 - Tham khảo các tài liệu sẵn có, và phân tích các số liệu sẵn có từ Dự án quản lý nghề cá lưu vực Mekong, - Điều tra bổ sung để thu thập thêm thông tin. III. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NGHỀ NUÔI CÁ HỒ CHỨA 3.1 Một số khái niệm về hồ chứa Hồ chứa là một vùng nước do con người tạo ra bằng cách đắp đập ngăn dòng chảy của sông hoặc suối. Hồ chứa nước trong khu vực Tây Nguyên, cũng như nhiều nơi trong cả nước, được xây dựng nhằm đáp ứng các mục đích kinh tế ưu tiên dưới đây: Thủy điện (Yaly ) Thuỷ điện và tưới cho nông nghiệp (A jun Hạ - 3.700 ha ) Tưới cho nông nghiệp (Easoup thượng – 1400 ha; Easoup hạ - 240 ha; Eakao - 210 ha; và rất nhiều hồ chứa trong khu vực). Ngoài các mục đích ưu tiên nói trên các hồ chứa nước còn được sử dụng để cung cấp nước sinh họat, phát triển nhiều ngành kinh tế liên quan khác như giao thông thuỷ, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch sinh thái… Sự trao đổi nước trong hồ chứa xảy ra thường xuyên hàng năm. Lượng nước cũ được thoát ra qua cống và đập tràn, và lượng nước mới được bổ sung vào mùa mưa. Nguồn nước chính cung cấp cho hồ vẫn là nước mưa tại chỗ và nước mưa chuyển vào hồ từ những vùng xung quanh hồ vào mùa mưa. Cũng do đặc điểm này mà chỉ vào mùa mưa khi lượng mưa chiếm 85% lượng mưa cả năm, các hồ tự nhiên đạt mức nước cao nhất, và thấp nhất vào mùa khô do lượng mưa vào mùa này chỉ chiếm 15% lượng mưa cả năm. Sự chenh lệch mực nước trong hồ chứa giữa mùa khô và mùa mưa nhiều khi rất lớn, có khi thay đổi từ 5-10 m. Ngoài ra, ở một số hồ, nước ngầm cũng là nguồn cung cấp nước cho hồ. Trong hồ tự nhiên và hồ chứa, lượng nước mất đi do các nguyên nhân chính sau: Lượng nước bốc hơi Nước ngấm vào trong đất Do con người sử dụng Nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chính cho cho môi trường nước của hồ chứa gồm có: Quá trình rửa trôi từ các vùng ven hồ Từ các quá trình sinh học trong hồ Từ con người và động vật (các chất thải) Phân giải ở tầng đáy Một số ít từ không khí. Nguồn dinh dưỡng cung cấp chính cho môi trường nước của hồ chứa chủ yếu từ quá trình rửa trôi và quá trình sinh học trong hồ. Về mặt dinh dưỡng của môi trường nước người ta chia hồ chứa ra 3 giai đoạn: Giai đoạn màu mỡ (phú dưỡng): Thời gian đầu khi hồ mới ngập nước, hồ rất màu mỡ. Cây cỏ và một số động vật phù du phát triển rất mạnh. Giai đoạn ổn định: Độ màu mỡ của nước không thay đổi. Giai đoạn nghèo dinh dưỡng: Độ màu mỡ của nước giảm đi rõ rệt. 3.2 Cơ sở khoa học của nghề nuôi cá hồ chứa Nghề nuôi cá hồ chứa hiện nay có thể chia làm 3 lọai hình chính: nuôi cá trực tiếp trong hồ (nuôi cá hồ chứa), nuôi cá trong lồng, và nuôi cá eo ngách. Hình thức nuôi cá lồng và nuôi cá eo ngách có thể áp dụng để ương cá giống và nuôi cá thương phẩm. 2 Cơ sở khoa học của việc nuôi cá lồng và eo ngách chủ yếu là tận dụng mặt nước và nguồn thức ăn từ các sản phẩm khai thác từ hồ chứa (thực vật bậc cao, các sản phẩm cá, và thủy sản khác ). Cơ sở khoa học của việc thả cá trực tiếp vào hồ chứa là tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên. Có nhiều hồ chứa nhỏ người nuôi cũng bổ sung thêm chất dinh dưỡng và thức ăn, nhưng lọai hình này được coi như nghề nuôi cá ao, mang tính thâm canh nhiều hơn. Còn đối với các hồ chứa cỡ lớn việc nuôi cá hồ chứa vẫn chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên trong môi trường nước. Như đã trình bày ở trên, trong giai đọan đầu khi hồ chứa mới ngập nước, nước hoà tan chất dinh dưỡng từ những lớp đất mới, cây cỏ ngập nước và những chất hữu cơ khác. Vì thế mà giai đoạn này nguồn dinh dưỡng trong nước rất cao, tạo điều kiện cho vi khuẩn, động vật phù du, thực vật phù du, và sinh vật đáy phát triển rất mạnh. Những sinh vật này có thể làm thức ăn trực tiếp hoặc gián tiếp cho cá và kết qủa là những loài cá này phát triển rất nhanh. Đồng thời những loài cá dữ (ăn các loài cá khác) cùng phát triển nhanh không kém. Vì thế năng suất của các lòai cá tự nhiên sau khi hình thành hồ thường cao hơn sản lượng cá tự nhiên của các sông suối trước đó. Do sự trao đổi nước và các quá trình tự nhiên, nên thời gian phú dưỡng của hồ chỉ kéo dài trong một khỏang thời gian nào đó, ngay cả khi hồ không thả cá. Giai đọan phú dưỡng có thể kéo dài tùy theo vùng địa lý và khí hậu, có thể kéo dài từ 5-10 năm sau khi ngập nước. Sau đó hồ chuyển sang giai đọan ổn định và giai đọan nghèo dinh dưỡng. Vì thế ngay sau khi ngập nước đa số các hồ chứa đều thả cá để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên. Trong mối quan hệ về thức ăn thì thực vật nổi và động vật nổi là khâu thứ nhất và thứ 2 trong chuỗi thức ăn trong nước. Để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên thì nên thả các lòai cá sử dụng các chuỗi thức ăn ngắn nhất. Vì thế ở hồ chứa người ta thường chọn cá mè trắng và cá mè hoa làm đối tượng nuôi chính. Các loài cá khác như trắm, trôi chỉ sử dụng làm đối tượng nuôi ghép. Sau khi ngăn đập, ngay cả trong trường hợp không thả cá thì thành phần lòai cá cũng giảm đi so với trước khi ngăn đập. Một số lòai thích nghi với sinh thái sông suối sẽ không sinh sản trong điều kiện hồ và có thể sẽ không tồn tại trong hồ sau một thời gian sau khi ngập nước. Những lọai có thể tự sinh sản trong điều kiện hồ chứa sẽ tồn tại và phát triển quần đàn tùy thuộc vào những điều kiện cụ thể. Đối với các hồ chứa có thành phần loài cá tự nhiên phong phú thì nguyên tắc của nghề nuôi cá hồ chứa là kết hợp bảo vệ đàn cá tự nhiên và phát triển đàn cá thả. Lợi nhuận của đàn cá tự nhiên là rất đáng kể vì không cần đầu tư về giống vẫn đem lại lợi nhuận cao. Có rất nhiều lòai cá tự nhiên có giá bán cao hơn cả cá thả. Việc lựa chọn lòai cá thả vào hồ chứa cũng thường kết hợp với một nguyên tắc khác là ưu tiên cho những lòai cá không có thể tự sinh sản trong điều kiện hồ chứa (mè trắng, mè hoa, trắm, cá trôi Ấn). Vì nếu sau một thời gian thả mà đàn cá thả có tác động xấu đến khu hện cá tự nhiên và môi trường nước thì có thể dừng ngay việc thả cá. Riêng đối với cá chép và cá rô phi, có thể sinh sản tự nhiên ở hồ, tuy nhiên chúng được coi như là các lòai cá tự nhiên, và thường không có tác động xấu đến khu hệ cá tự nhiên trong các hồ chứa. 3.3 Lịch sử phát triển nghề nuôi cá hồ chứa ở nước ta Theo Nguyễn Văn Hảo (1995) nghề nuôi cá hồ chứa ở nước ta được hình thành từ khoảng 30 năm trở lại đây và trải qua 4 thời kỳ: Thời kỳ đầu: Nuôi cá trong hồ chứa không được dọn đáy, vì vậy việc khai thác gặp nhiều khó khăn. Mặt khác cũng do chúng ta chưa có các ngư cụ khai thác hữu hiệu với những thuỷ vực có diện tích lớn, vì vậy mà sản lượng thấp khi sử dụng những ngư cụ khai thác thô sơ. Thời kỳ 1970: Khi bộ lưới liên hiệp ra đời (Dồn, Chắn, Rê, Chuồng) để khai thác những đàn cá ăn nổi, ăn đàn như cá Mè trắng, Mè hoa do vậy hiệu qủa đánh bắt cao hơn so với giai đoạn trước. 3 Thời kỳ 1980: Phong trào nuôi cá hồ chứa lại chùng xuống do kinh tế còn nhiều khó khăn, đầu tư còn hạn chế, thả giống với số lượng ít. Mặt khác cá bị đánh trộm nhiều vì vậy mà sản lượng khai thác giảm sút. Thời kỳ 1990 - nay: Do sự đầu tư chú trọng về phát triển thuỷ điện và thủy lợi ở hầu hết các hồ chứa. Mặt khác ngành thủy sản tập trung phát triển thuỷ sản ven biển chính vì vậy mà nghề nuôi cá ở nhiều hồ chứa chỉ phát triển mang tính hình thức, chủ yếu là đánh bắt đàn cá tự nhiên và ít bổ sung cá giống. Mặt khác kinh phí đầu tư theo kiểu bao cấp không còn, mô hình quản lý kinh doanh không phù hợp, tình trạng đánh bắt cá bằng mìn và đánh bắt trộm rất nghiêm trọng cũng dẫn đến nguồn lợi cá ở các hồ chứa giảm sút nghiêm trọng. Hiện nay những hồ chứa lớn trong cả nước đều trong tình trạng phát triển không có quy hoạch cụ thể, đánh bắt và khai thác chưa hợp lý nên năng suất và hiệu qủa kinh tế thấp. Ở Tây Nguyên có một số ít hồ chứa đạt hiệu qủa cao về kinh tế, điển hình là hồ Ayun Hạ (Gia Lai) và hồ Eakao (Đắk Lắk). IV. HIỆN TRẠNG NGHỀ NUÔI CÁ HỒ CHỨA KHU VỰC TÂY NGUYÊN 4.1 Tình hình sử dụng hồ chứa để nuôi cá của khu vực Tây Nguyên Các hồ chứa thuộc khu vực Tây Nguyên chủ yếu là thả cá trực tiếp vào hồ, còn hình thức nuôi lồng và nuôi eo ngách thì ít phổ biến vì hiệu qủa kinh tế thấp. Bảng 1: Tổng diện tích các hồ chứa và hồ tự nhiên nhiên (>5 ha) của các tỉnh Tây Nguyên Tỉnh Tổng Đắk Lắk Đắk Nông Lâm Đồng Gia Lai Kon Tum Tổng diện tích (ha) 54.867 7.570 932 15.360 10.031 20.974 Diện tích đang nuôi (ha) 7.177 1.750 426 710 3.832 459 Khu vực này có một số hồ chứa cỡ lớn như hồ Yaly (6.400 ha), Ajun Hạ (3.700 ha), hồ Easoup thượng (1.400 ha), hồ Đanhim (9.600 ha), và hồ Đa Mi (630 ha). Diện tích hồ chứa hiện nay đang nuôi thủy sản chỉ chiếm khỏang 13% tổng diện tích hồ chứa hiện có. Vì thế khu vực này có tiềm năng rất lớn để phát triển nghề nuôi cá hồ chứa nhưng hiện nay chưa được đầu tư đúng mức. 4.2 Phương thức quản lý nghề cá hồ chứa trong khu vực Vì mục đích chính khi xây dựng hồ chứa là cho nông nghiệp hay thuỷ điện nên việc điều tiết về lượng nước trong hồ thường giao cho các cơ quan thuỷ nông hay thuỷ điện quản lý. Về nghề cá thì nhà nước giao cho một số cơ quan như thuỷ nông, Phòng nông nghiệp, một số công ty nhà nước hay Uỷ ban nhân dân các cấp quản lý. Trước đây có một số hồ chứa nhà nước bao cấp từ nguồn giống, phương tiện đánh bắt, lương cán bộ công nhân viên và cả việc tiêu thụ sản phẩm cá. Hiện nay do tác động của nền kinh tế thị trường nên các hình thức quản lý nghề cá hồ chứa trong khu vực rất đa dạng, bao gồm những dạng sau: Các cơ quan nhà nước quản lý dưới dạng bảo vệ nguồn lợi: Các cơ quan được nhà nước giao cho việc quản lý nguồn lợi tự nhiên trong hồ chứa chứ không hạch toán lỗ lãi như một doanh nghiệp. Những hồ này thường là diện tích rộng và phức tạp, dân cư sống rải rác quanh hồ nên rất khó quản lý. Do không đủ nhân lực và phương tiện quản lý nên việc khai thác cá xẩy ra bừa bãi và nguồn lợi bị suy giảm nhanh. Dạng này có thể kể đến hồ Yaly, và Easoup hạ (Đắk Lắk) Các doanh nghiệp, cơ quan trực thuộc nhà nước: Các doanh nghiệp này được giao quản lý hồ và hạch toán lãi lỗ. Dạng quản lý này thường thấy ở những hồ chứa vừa và nhỏ. Cá giống 4 được thả thường xuyên vào hồ và kết hợp cả khai thác cá thả lẫn cá tự nhiên. Tuy nhiên do bộ máy cồng kềnh nên một số doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc kinh doanh. Dạng này có thể kể đến hồ Eakao và hồ Easoup thượng ở Đắk Lắk. Quản lý dưới dạng đấu thầu: Vì việc quản lý nghề cá không mang lại hiệu quả nên các cơ quan quản lý tổ chúc đấu thầu tự do, kết quả là một số tư nhân thắng thầu trở thành người quản lý. Thời gian giao mặt nước trong vòng mấy năm sau đó đấu thầu lại, điển hình là hồ Ayun Hạ tỉnh Gia Lai, Yang Reh và Eakar ở tỉnh Đắc Lắc. Quản lý có sự tham gia của người dân: Hợp tác xã quản lý nghề cá, hoặc các hình thức quản lý phối hợp khác (hồ Easoup hạ và nhiều hồ chứa nhỏ ở Đắk Lắk). Nhìn chung các hồ chứa trong khu vực sau khi ngập nước đều được tiến hành thả cả. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá hồ chứa không cao do rất nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến hai nguyên nhân chính là công tác bảo vệ và khai thác sản phẩm cá. Hiện nay rất nhiều hồ không nuôi thủy sản và người dân đánh bắt tự do, nên hiện tượng sử dụng nhiều phương tiện cấm khai thác (như xung điện) để đánh cá dẫn đến nguồn lợi cá và thủy sinh vật tự nhiên bị suy kiệt nhanh chóng. 4.3 Thành phần lòai cá nuôi Cũng như nghề nuôi cá hồ chứa trong cả nước, các lòai cá nuôi (thả giống) trong hồ chứa khu vực Tây Nguyên cũng bao gồm cá mè trắng, mè hoa, cá trôi Ấn, cá trắm, chép, rô phi, và mè vinh. Trong đó thành phần cá thả chủ yếu vẫn là mè trắng và mè hoa. Dưới đây là cơ cấu thả giống và mật độ thả của một số hồ chứa trong khu vực: Hồ Ajun Hạ (3.700 ha, xây dựng năm 1990)(Số liệu điều tra năm 2004). + Cá trắm: 15% + Cá mè trắng : 35% + Cá mè hoa: 35 % + Cá trôi + chép: 15 % Mật độ thả từ 1000 – 1800 con/ha; cỡ giống 50 g/con )(Số liệu điều tra năm 2004). Hồ Eakao (210 ha, xây dựng năm 1976, hòan thành năm 1986, thả cá từ 1980) (Phan Đinh Phúc và CTV, 2004)(số liệu từ 1991-1997) + Mè trắng: 49,9% + Mè hoa 47,6% + Cá trôi Ấn 1,9% + Trắm cỏ 0,6% Thỉnh thỏang có thả bổ sung cá chép và cá rô phi. Hai lòai này có thể tự sinh sản và phát triển quần đàn rất tốt ở hồ Eakao. Mật độ cá giống là 3752 ± 912 con/ha. Cỡ cá giống là từ 3-5 cm, và khối lượng tương ứng từ 0,3-1 g/con (Phan Đinh Phúc và CTV, 2004)(số liệu từ 1991- 1997). Hiện nay kích cỡ cá giống thả ở hồ Eakao có tăng lên so với trước kia, khối lượng trung bình từ 2 – 3 g/con. 3 hồ chứa nhỏ ở Đắk Lắk, Hồ 31 – 5 ha, Easim – 5ha, Buôn Bông – 8 ha: Bảng 2 : Thành phần lòai của cá giống thả xuống 3 hồ chứa nhỏ ở tỉnh Đắk Lắk Lòai Hồ 31 – 5ha Easim – 5 ha Buôn Bông – 8 ha Mè trắng 52% 32% 54% Mèhoa 16,6% 9% Trôi Ấn 9% 15% 28% Trắm 3% 13% 7% Chép 6% 31% 2% Mè vinh 13% 9% Mật độ thả 4582 5462 5 (con/ha) Cỡ giống (g) Trung bình 38 g với Mè trắng, 27 g với mè hoa, 37 g với trôi Ấn, 69 g với Trắm, và 31 g với Chép Yang Reh, tỉnh Đắk Lắk (56 ha, xây dựng 1982, hòan thành 1984, bắt đầu thả cá từ 1985) (số liệu điều tra năm 1998-2000). + Mè trắng: 52% + Mè hoa: 5% + Trắm cỏ: 10% + Trôi Ấn: 33% Mật độ thả từ 2000 – 6000 con/ha, với cỡ giống trung bình là 1,4 g/con. 4.4 Năng suất của một số hồ chứa có thả giống ở khu vực Tây Nguyen Năng suất nghề nuôi cá hồ chứa biến động phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, có thể điểm qua một số yếu tố chính như công tác bảo vệ và quản lý, thả cá giống, chất lượng nước, thời tiết Bảng dưới trình bày sản lượng khai thác một số hồ chứa khu vực Tây Nguyên. Bảng 3: Năng suất của một số hồ chứa có thả cá trong khu vực Tây Nguyên Hồ Tỉnh Diện tích (ha) Thời gian điều tra Năng suất (kg/ha) Ajun Hạ Gia Lai 3700 1996-2003 85-200 Eakao Đắk Lắk 210 1996-2002 230-570 Yang Reh “” 56 1998-2000 600-800 Hồ 31 “” 5 2002 1909 Easim “” 5 2002 583 Buôn Bông “” 8 2002 1782 Bảng 3 cho thấy nhìn chung có sự tương quan nghịch giữa diện tích và năng suất cá. Diện tích càng nhỏ thì năng suất càng cao và ngược lại. 4.5 Các ngư cụ khai thác Bảng 4: Các ngư cụ khai thác chính ở một số hồ chứa Hồ Ngư cụ khai thác chính Ghi chú Ajun Hạ Sa cá, lưới rê 3 lớp, lưới chắn, lưới liên hợp Eakao Lưới liên hợp, lưới rê, vó quay, lưới rùng Yang Reh Lưới rê, vó quay Hồ 31 Lưới rê, lưới rùng Lưới rùng thường dùng để thu họach cá vào mùa khô. Có thể thu triệt để hoặc thu một phần Easim Lưới rê, lưới rùng Buôn Bông Lưới rê, lưới rùng Nhìn chung hiệu quả sử dụng của từng lòai ngư cụ tùy thuộc vào địa hình cụ thể của từng hồ chứa. Ví dụ, lưới liên hợp chỉ phát huy hiệu quả cao với đàn cá mè, ở những hồ có diện tích mặt thoáng lớn, và lòng hồ được dọn sạch. Vó có hiệu quả khai thác cao ở những hồ thả cá mè với mật độ tương đối dày. Lưới rê có thể đánh bắt ở đa số các thủy vực nước ngọt, nhưng hiệu quả thì lại tùy vào từng thời điểm trong năm. 6 V. THEO DÕI MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG CỦA 2 HỒ CHỨA CÓ NUÔI CÁ THUỘC KHU VỰC TÂY NGUYÊN 5.1 Hồ Ajun Hạ Theo điều tra năm 2004, có 30 loài cá phân bố ở hồ Ajun Ha trong đó có 24 loài cá tự nhiên và 6 loài cá nuôi. Các lòai cá tự nhiên có thể sinh sản trong hồ và sản lượng cá tự nhiên có thời điểm chiếm đến 15% tổng sản lượng cá của hồ Ajun Hạ. Trong năm 1997, trạm thuỷ sản Gia Lai kết hợp với Trường đại học Thuỷ sản Nha Trang tiến hành điều tra một số yếu tố môi trường ở hồ Ayun Hạ. Kết quả điều tra được trình bày ở bảng 5. Bảng 5: Một số yếu tố môi trường ở hồ Ayun Hạ (± SD) Tháng pH t o ( o C) DO (mg/l) CO 2 (mg/l) NO 3 (mg/l) P 2 O 5 (mg/l) 05/1997 7,44 ± 0,47 28,0± 0,7 7,78 ±1,10 12,60± 2,40 0,310± 0,078 0,040± 0,029 07/1997 7,04 ± 0,30 26,5± 0,8 5,74± 0,61 9,79± 1,29 0,050± 0,166 0,030 ±0,012 09/1997 7,09 ± 0,15 26,0± 0,6 5,71± 0,36 9,33± 1,26 0,051± 0,093 0,030± 0,008 12/1997 6,93 ± 0,14 28,3± 0,3 6,97 ± 0,63 11,60± 0,48 0,030± 0,071 0,020± 0,005 Dự án nghề cá hồ chứa Việt Nam đã theo dõi về môi trường hồ Ayun Hạ. Theo định kỳ cứ 3 tháng thì Dự án lại đi thu mẫu môi trường một lần, các mẫu này được Phòng môi trường của Viện Hải Dương học Nha Trang phân tích. Trong năm 2004, Dự án đã tiến hành thu mẫu 3 đợt, kết quả phân tích được trình bày trong bảng 6. Bảng 6: Các thông số môi trường nước hồ Ayun Hạ trong năm 2004 Tháng Giá trị Độ trong (cm) Nhiệt độ ( 0 C) pH DO (mg/l) NO 2 - (µg/l) NO 3 - (µg/l) PO 4 3- (µg/l) Chl- a (µg/l) TB 110 24,8 7,6 2,6 1,2 8,0 27,0 4,4 SD 0 0,1 0,2 1,1 0,5 1,0 11,3 0,3 Min 110 24,6 7,4 1,2 0,6 6,3 9,5 3,8 Max 110 24,8 7,8 3,5 2,4 9,3 48,6 4,9 TB 60 28,3 6,5 6,8 11,7 84,2 18,7 0,6 SD 0 0,8 1,6 0,3 6,1 40,4 9,8 0,1 Min 60 27,5 4,4 6,4 7,7 59,9 10,2 0,6 Max 60 29,4 7,6 7,2 18,7 130,8 29,5 0,7 TB 60 28,3 6,2 6,4 33,2 65,4 50,1 2,4 SD 0 0,9 1,5 0,6 19,1 44,1 1,6 0,8 Min 60 27,5 4,4 6,0 22,1 33,3 48,6 1,6 Max 60 29,3 7,1 7,0 55,2 115,7 51,7 3,3 Ghi chú: Một số từ viết tắt trong bảng số liệu môi trường: TB - Trung bình; SD - Độ lệch chuẩn; Min – Giá trị nhỏ nhất; Max – Giá trị lớn nhất; Chl-a: Cholorophyl-a. So sánh kết quả bảng 5 và bảng 6, có thể rút ra một số nhận xét như sau: 7 + pH: Qua 3 đợt điều tra trng năm 2004, pH dao động trong khoảng 6,2 -7,6. So sánh với kết quả điều tra điều tra năm 1997 cho thấy pH không có sự biến động nhiều. Với kết quả này chứng tỏ nước hồ có xu hướng trung tính và hơi kiềm, điều này hoàn toàn có lợi cho đời sống của thuỷ sinh vật và tôm cá nước ngọt. + Nhiệt độ: yếu tố này luôn ổn định từ năm 1997 đến nay khoảng dao động từ 25 0 – 28 0 C. + Nitrat (NO 3 - ): Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5942 – 1995 quy định nồng độ Nitrat không được vượt quá 15 mg/l với nguồn nước phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản. Như vậy hồ Ayun Hạ vẫn nằm trong ngưỡng cho phép. Nhìn chung các yếu tố môi trường trong hai lần đo giữa Dự án nghề cá hồ chứa Việt Nam(2004) và Trường Đại học Thuỷ sản Nha Trang tại hồ Ayun hạ không có sự biến động nhiều. 5.2 Hồ Eakao Theo điều tra năm từ 1996 – 2005 của Dự án Quản lý nghề cá lưu vực Mê Kông, có 19 lòai cá phân bố ở hồ Eakao trong đó có 12 loài cá tự nhiên và 7 loài cá nuôi. Các lòai cá tự nhiên có thể sinh sản trong hồ và sản lượng cá tự nhiên trung bình chiếm khỏang 16% tổng sản lượng cá của hồ Eakao. Từ năm 1997 đến năm 2005, Dự án Quản lý nghề cá đã tiến hành điều tra về một số yếu tố môi trường nước ở hồ Eakao (Bảng 7). Bảng 7: Một số thông số môi trường nước ở hồ Eakao T C pH DO Chl-a NO 3 -N NO 2 -N PO 4 -P TDS BOD ( o C) (µS cm -1 ) (mg L - 1 ) (µg L -1 ) (µg L -1 ) (µg L -1 ) (µg L - 1 ) (mg L -1 ) (mg L -1 ) 8/97 TB 29.68 97.67 7.82 7.87 400.00 8.33 48.8 0.98 SD 1.05 2.08 0.12 0.43 100.0 0 10.12 1.2 0.22 Min 28.60 96.00 7.69 7.60 300.0 0 2.00 48.0 0.74 Max 30.70 100.00 7.91 8.36 500.00 20.00 50.0 1.16 2/98 TB 27.14 103.00 7.73 7.97 266.6 7 1.33 46.0 1.13 SD 0.16 2.00 0.12 0.41 57.74 0.58 1.0 0.27 Min 26.97 101.00 7.59 7.55 200.00 1.00 45.0 0.82 Max 27.28 105.00 7.82 8.37 300.0 0 2.00 47.0 1.32 5/98 TB 29.01 107.33 7.51 6.09 333.3 3 5.33 59.0 2.83 SD 0.46 12.70 0.07 0.34 152.75 3.06 1.0 1.28 Min 28.47 100.00 7.43 5.77 200.00 2.00 58.0 1.88 Max 29.28 122.00 7.55 6.44 500.00 8.00 60.0 4.28 5/04 TB 25.03 118.27 7.64 7.23 8.53 3.50 1.27 3.20 SD 0.65 2.65 0.11 0.06 1.74 0.56 0.25 2.72 Min 24.40 115.70 7.56 7.20 6.83 2.90 1.00 1.20 Max 25.70 121.00 7.77 7.30 10.3 1 4.00 1.50 6.30 8/04 TB 27.40 82.20 7.48 5.99 24.05 121.6 4 15.28 10.38 SD 0.52 4.65 0.15 0.53 3.88 39.46 5.45 5.13 Min 26.80 77.10 7.35 5.10 20.80 76.93 11.09 7.34 8 Max 27.70 86.20 7.80 6.50 28.35 151.6 0 21.45 16.31 2/05 TB 20.57 67.20 7.75 8.43 9.51 1.77 0.87 52.66 SD 0.06 8.24 0.05 0.21 0.76 0.42 0.42 1.06 Min 20.50 58.00 7.70 8.20 8.73 1.44 0.40 51.45 Max 20.60 73.90 7.80 8.60 10.25 2.24 1.21 53.40 Nguồn: Phan, 2006 Ghi chú: T – nhiệt độ; C - ; DO - ; TDS – Tổng chất rắn lơ lửng. Từ bảng trên cho thấy có một số yếu tố môi trường không thay đổi nhiều trong quá trình điều tra như pH, và DO. Riêng hàm lượng nitrat trong nước có xu hướng giảm đáng kể. Có 46 lòai thực vật phù du và 32 lọai động vật phù du được phân lọai ở hồ Eakao trong giai đọan từ 1997 -1998. Trong số này không có lòai nào gây độc cho người và động vật. Mật độ thực vật phù du ở hồ Eakao là 126 tế bào x 10 6 /lít và 365 tế bào x 10 6 /lít vào tháng 8/1997 và tháng 2/1998, và mật độ động vật phù du là 48.063/lít và 111.227 cá thể /lít vào tháng 8/1997 và tháng 2/1998 (Phan, 2006). Tóm lại, kết quả điều tra các yếu tố môi trường nước ở hồ Ajun Hạ và hồ Eakao cho thấy sau nhiều năm nuôi cá, môi trường nước hồ Ajun Hạ và hồ Eakao vẫn đủ tiêu chuẩn về nước uống và nước nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn quốc tế (Chapman, 1996) về một số chỉ tiêu như Nitrat, Nitrite, pH, TDS, và BOD. VI. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN - Nuôi cá hồ chứa nên được coi là mục đích ưu tiên khi xây dựng và phát triển hồ chứa theo hướng đa mục tiêu. Nuôi cá hồ chứa ngòai việc tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên trong môi trường nước, còn tạo ra nguồn thực phẩm và tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư sống quanh hồ chứa. - Cần xây dựng các phương án nuôi cá hồ chứa và cần tính đến các tác động của nó (đặc biệt với nghề nuôi cá lồng và eo ngách) tới môi trường nước đồng thời với quá trình lập hồ sơ thiết kế xây dựng hồ chứa, có như thế mới đảm bảo cho việc phát triển nghề nuôi cá hồ chứa một cách hiệu quả và bền vững. - Đối với các hồ chứa lớn, cần xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nghề cá phù hợp với quy mô phát triển nghề cá như ao ương cá giống, ngư cụ khai thác, hệ thống tiêu thụ và chế biến sản phẩm , để đảm bảo phát triển hiệu quả nghề nuôi cá hồ chứa. LỜI CẢM ƠN Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Dự án Quản lý nghề cá hồ chứa lưu vực Mekong, Dự án “Phát triển, quản lý nghề nuôi và khai thác cá hồ chứa” do ACIAR tài trợ (Viện Nghiên cứu NTTS I chủ trì), ông Trần Anh Kiệt – quản lý hồ Ajun Hạ, ông Nguyễn Ngọc Ánh – quản lý hồ Eakao, những người quản lý hồ chứa, và cộng đồng đánh cá ở các hồ chứa khu vực Tây Nguyên đã cung cấp thông tin và hỗ trợ chúng tôi trong quá trình thu thập số liệu để viết báo cáo này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chapman, D. 1996. Water quality assessments, Second edition. E & FN Spon. Great Britain. 626 pp. 9 2. Công ty Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai. 2005. Báo cáo Hiện trạng nuôi trồng thủy sản và Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2006-2010. Báo cáo tại Hội thảo chuyên đề về NTTS khu vực Tây Nguyên, Viện Nghiên cứu NTTS III, năm 2005. 3. Niên giám thống kê năm 2004 của các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum. Báo cáo tại Hội thảo chuyên đề về NTTS khu vực Tây Nguyên, Viện Nghiên cứu NTTS III, năm 2005. 4. Phan Đinh Phúc và CTV. 2004. Hiện trạng nghề cá hồ Eakao, tỉnh Đắk Lắk. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ (1984 – 2004) của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh. 610 – 623. 5. Phan, P. D. (2006). The fishery, biology and management of three inland water-bodies, Vietnam. Ph.D. thesis, Deakin University, Warrnambool, Australia. 207 pp. 6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông. 2005. Báo cáo kết quả điều tra đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển thủy sản tỉnh Đắk Nông năm 2005. Báo cáo tại Hội thảo chuyên đề về NTTS khu vực Tây Nguyên, Viện Nghiên cứu NTTS III, năm 2005. 7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk. 2005. Báo cáo Hiện trạng và kế hoạch phát triển thủy sản tỉnh Đắk Lắk 2006-2010. Báo cáo tại Hội thảo chuyên đề về NTTS khu vực Tây Nguyên, Viện Nghiên cứu NTTS III, năm 2005. 8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng. 2005. Báo cáo tham luận Hiện trạng và phương hướng phát triển nghề nuôi trồng thủy sản tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010. Báo cáo tại Hội thảo chuyên đề về NTTS khu vực Tây Nguyên, Viện Nghiên cứu NTTS III, năm 2005. 9. Trương Hà Phương và Dương Tuấn Phương. 2004. Hiệu quả thả giống theo các tỷ lệ ghép khác nhau tại một số hồ chứa cỡ nhỏ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ (1984 – 2004). Nhà xuất bản Nông nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh. 575 – 598. 10 . Silver carp, big head carp, Indian carp, grass carp, common carp and tilapia. Annual mean production range from 200-300 kg/ha/year. Main fishing gears used are: gill nets, lift nets, cast nets, hooks. khoa học của việc nuôi cá lồng và eo ngách chủ yếu là tận dụng mặt nước và nguồn thức ăn từ các sản phẩm khai thác từ hồ chứa (thực vật bậc cao, các sản phẩm cá, và thủy sản khác ). Cơ sở khoa. (Dồn, Chắn, Rê, Chuồng) để khai thác những đàn cá ăn nổi, ăn đàn như cá Mè trắng, Mè hoa do vậy hiệu qủa đánh bắt cao hơn so với giai đoạn trước. 3 Thời kỳ 1980: Phong trào nuôi cá hồ chứa lại