Trường THCS Hòa An Tổ: Ban Chung GV ra đề: Lý Đình Dũng Đề thi học kỳ I môn sinh học lớp 8 (Đối tượng HS vùng khó khăn - Mức độ đo của đề kiểm tra nhiều câu hỏi nhận biết, thông hiểu; ít câu hỏi vận dụng cao) Bước 1. Xác định mục tiêu. Kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh trong học kì I. Kiến thức: 1.Chương I: Khái quát cơ thể người: Giải thích được sự thống nhất trong hoạt động và phân tích được tính thống nhất các hoạt động của các hệ cơ quan dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh. 2.Chương II: Vận động: Nêu được đặc điểm của bộ xương và hệ cơ người thích nghi với dáng đứng thẳng với đôi bàn tay lao động sáng tạo- biết vận dụng sơ cứu khi bị gãy xương. 3.Chương III: Tuần hoàn : Xác định được chức năng mà máu đảm nhiệm liên quan với các thành phần cấu tạo, nêu được cơ chế, ý nghĩa của sự truyền máu. 4.Chương IV: Hô hấp: Trình bày được cơ chế trao đổi khí ở phổi và ở tế bào. Phân tích ý nghĩa của sự thở sâu. 5. Chương V: Tiêu hóa: Trình bày được vai trò của hệ tiêu hóa trong sự biến đổi thức ăn về mặt lý học và hóa học. 6. Chương VI: Trao đổi chất và năng lượng: Phân biệt được trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngoài và trao đổi chất giữa tế bào của cơ thể với môi trường trong. Đối tượng là HS TB; TB – Khá. Mục tiêu là phân loại HS Chọn HS khá giỏi. Bước 2. Hình thức kiểm tra. Đề kiểm tra tự luận+ Trắc nghiệm khách quan. Bước 3. Lập ma trận đề kiểm tra. Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao KQ TL KQ TL KQ TL KQ TL 1. Khái quát cơ thể người. (6 tiết) Nêu được tính thống nhất trong hoạt động của các hệ cơ quan. Giải thích được sự hoạt động của các hệ cơ quan dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh. Số câu: 2 Số điểm:0,5=5% 1 câu 0,25 điểm 1 câu 0,25 điểm 2. Vận động. (6 tiết) Nêu được tính chất cấu tạo của bộ xương và hệ cơ người . Phân tích được đặc điểm tiến hóa của bộ xương và hệ cơ người . Giải thích được nguyên nhân gay mỏi cơ Số câu: 3 Số điểm: 3,25đ = 32,5% 1 câu 1 điểm 1 câu 2 điểm 1 câu 0,25 điểm 3. Tuần hoàn. (7 tiết) Nêu được cấu tạo của các tế bào máu. Trình bày được sơ đồ vận chuyển máu và bạch huyết trong cơ thể. Giải thích được chức năng của tế bào máu liên quan tới đặc điểm cấu tạo. Số câu: 5 Số điểm: 3=30% 2 câu 0,5 điểm 2 câu 0,5 điểm 1 câu 2 điểm. 4. Hô hấp. (4 tiết) Phân tích được mối quan hệ giữa trao đổi khí ở phổi và ở tế bào tuân theo quy luật vật lý. Số câu: 1 Số điểm: 0,25=2,5% 1 câu 0,25điểm. 5. Tiêu hóa. (7 tiết) Trình bày được cấu tạo ống tiêu hóa phù hợp với biến đổi và hấp thụ thức ăn. Số câu: 1 Số điểm: 2đ=20% 1 câu 2 điểm 6. Trao đổi chất và năng lượng. (3 tiết) Phân tích được trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngoài và trao đổi chất giữa tế bào với môi trường trong. Số câu: 1 Số điểm: 1=10% 1 câu 1 điểm. 13 câu 10 điểm 100% 4 câu 1,75 điểm 17,5% 6 câu 5 điểm 50% 2 câu 2,25 điểm 22,5% 1 câu 1 điểm 10% Bước 4. Thiết kế câu hỏi theo ma trận. I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3đ) Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng: Câu 1.(0,25 điểm) Các cơ quan trong cơ thể hoạt động có đặc điểm là: a. Trái ngược nhau b. Thống nhất nhau. c. Lấn át nhau d. Ý a và b đúng. Câu 2.(0,25 điểm) Những hệ cơ quan nào dưới đây cùng có chức năng chỉ đạo hoạt động hệ cơ quan khác. a. Hệ thần kinh và hệ nội tiết b. Hệ vận động, tuần hoàn, tiêu hoá và hô hấp. c. Hệ bài tiết, sinh dục và nội tiết. d. Hệ bài tiết, sinh dục và hệ thần kinh. Câu 3.(0,25 điểm) : Hệ tuần hoàn gồm : a. Động mạch, tĩnh mạch và tim. b. Tâm nhĩ, tâm thất, động mạch, tĩnh mạch. c. Tim và hệ mạch. d. Chỉ a và b. Câu 4.(0,25 điểm) Máu lưu chuyển trong cơ thể là do : a. Tim co bóp đẩy máu vào hệ mạch. b. Hệ mạch dẫn máu đi khắp cơ thể. c. Cơ thể luôn cần chất dinh dưỡng. d. Cả a, b, c. Câu 5.(0,25 điểm) Tế bào máu nào tham gia vào quá trình đông máu: a. Hồng cầu b. Bạch cầu c. Tiểu cầu d. Cả a, b, c. Câu 6.(0,25 điểm) Khi cơ làm việc nhiều, nguyên nhân gây mỏi cơ chủ yếu là : a. Các tế bào cơ sẽ hấp thụ nhiều glucôzơ. b. Các tế bào cơ sẽ hấp thụ nhiều O 2 . c. Các tế bào cơ thải ra nhiều CO 2 . d. Thiếu O 2 cùng với sự tích tụ axit lăctic gây đầu độc cơ. Câu 7.(0,25 điểm) Người có nhóm máu AB không truyền cho nhóm máu O, A, B vì: a. Nhóm máu AB hồng cầu có cả A và B. b. Nhóm máu AB huyết tương không có kháng thể. c. Nhóm máu AB ít người có. d. Cả a, b đúng. Câu 8.(0,25 điểm) Những đặc điểm cấu tạo nào của cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ấm không khí đi vào phổi: a. Lông mũi. b. Lớp mao mạch dày đặc ở khoang mũi. c. Nắp thanh quản có thể cử động để đậy kín đường hô hấp. d. Cả a, b, c. Điền khuyết: Câu 9.(1 điểm) Cho các từ sau: Chất hữu cơ, chất khoáng. Hãy điền vào chỗ trống trong những câu sau đây cho phù hợp: Xương được cấu tạo từ (1) và (2) Độ cứng chắc của xương được tạo bởi (3) Độ đàn hồi của xương được tạo bởi (4) II. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN: (7đ) Câu 10.(2 điểm): Phân tích những đặc điểm tiến hóa của bộ xương và hệ cơ người thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động? Câu 11.(2 điểm): Giải thích cách miễn dịch của cơ thể khi bị khuẩn, virut xâm nhập và bạch cầu đã hoạt động như thế nào để bảo vệ cơ thể? Câu 12.(2 điểm): Nêu những đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng? Câu 13.(1 điểm): Phân biệt trao đổi chất ở tế bào với sự chuyển hoá vật chất và năng lượng? HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KỲ I LỚP 8 MÔN: SINH HỌC LỚP 8 (Mới) I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3đ) Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng: Câu 1.(0,25 điểm): Ý b. Câu 2.(0,25 điểm): Ý a. Câu 3.(0,25 điểm) : Ý c. Câu 4.(0,25 điểm): Ý a. Câu 5.(0,25 điểm): Ý c. Câu 6.(0,25 điểm): Ý d. Câu 7.(0,25 điểm): Ý d. Câu 8.(0,25 điểm): Ý b. Câu 9.(1 điểm) Điền đúng: (1) Chất hữu cơ (0,25 điểm) (2) Chất khoáng (0,25 điểm) (3) Chất hữu cơ (0,25 điểm) (4) Chất khoáng (0,25 điểm) II. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN: (7đ) Câu 10.(2 điểm) - Bộ xương người cấu tạo hoàn toàn phù hợp với tư thế đứng thẳng và lao động. - Cơ nét mặt biểu hiện tình cảm của con người. - Cơ vận động lưỡi phát triển. - Cơ tay: phân hoá thành nhiều nhóm cơ nhỏ phụ trách các phần khác nhau. Tay cử động linh hoạt, đặc điệt là ngón cái. - Cơ chân lớn, khoẻ, có thể gập, duỗi. Câu 11.(2 điểm) - Khi vi khuẩn, virut xâm nhập vào cơ thể, các bạch cầu bảo vệ cơ thể bằng cách tạo nên 3 hàng rào bảo vệ : + Sự thực bào : Bạch cầu trung tính và bạch cầu mô nô (đại thực bào) bắt và nuốt các vi khuẩn, virut vào trong tế bào rồi tiêu hoá chúng. + Limpho B tiết ra kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên. + Limpho T phá huỷ các tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách tiết ra các prôtêin đặc hiệu (kháng thể) làm tan màng tế bào bị nhiễm để vô hiệu hoá kháng nguyên. Bạch cầu ưa axit và ưa kiềm cũng tham gia vào vô hiệu hoá vi khuẩn, virut nhưng với mức độ ít hơn. Câu 12.(2 điểm): Những đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng là: - Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp vàc các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong của nó tưng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài. (1 đ) - Ruột non rất dài (2,8 – 3 m ở người trưởng thành), là bộ phận dài nhất trong các cơ quan tiêu hoá. (0,5 đ) - Mạng mao mạch máu và mao mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột. ( 0,5 đ) Câu 13.(1 điểm) : Trao đổi chất ở tế bào là trao đổi chất giữa tế bào với môi trường trong. Chuyển hoá vật chất và năng lượng sự biến đổi vật chất và năng lượng. Hết . An Tổ: Ban Chung GV ra đề: Lý Đình Dũng Đề thi học kỳ I môn sinh học lớp 8 (Đ i tượng HS vùng khó khăn - Mức độ đo của đề kiểm tra nhiều câu h i nhận biết, thông hiểu; ít câu h i vận dụng cao) Bước. nhiệm tốt vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng? Câu 13.(1 i m): Phân biệt trao đ i chất ở tế bào v i sự chuyển hoá vật chất và năng lượng? HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KỲ I LỚP 8 MÔN: SINH HỌC LỚP 8 (M i) I. . vận dụng cao) Bước 1. Xác định mục tiêu. Kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh trong học kì I. Kiến thức: 1.Chương I: Kh i quát cơ thể ngư i: Gi i thích được sự thống nhất trong hoạt