1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ôn tập học kì môn Địa lí 11

14 211 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 138 KB

Nội dung

CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA I/ Đ i ề u ki ệ n t ự nhiên: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN MIỀN ĐÔNG MIỀN TÂY ĐỊA HÌNH -Thấp (dưới 1 500 m). -Chủ yếu là các đồng bằng phù sa châu thổ màu mỡ: Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam -Độ cao lớn, trên 1 500m. -Gồm các dãy núi cao (Côn Luân, Thiên Sơn, Nam Sơn, độ cao trên 3000m), các cao nguyên, sơn nguyên đồ sộ (Tây Tạng) xen lẫn với các bồn địa (Ta-rim, Duy Ngô Nhĩ ) KHÍ HẬU Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa ở phía Nam và ôn đới gió mùa ở phía Bắc. Khí hậu ôn đới lục địa khô hạn và khí hậu núi cao. SÔNG NGÒI Nhiều sông, là vùng hạ lưu của các con sông lớn, nguồn nước dồi dào. Ít sông, là nơi bắt nguồn của các con sông lớn, dốc chảy về phía Đông như Hoàng Hà, Trường Giang CẢNH QUAN -Sinh vật phong phú, đa dạng -Rừng và các khu vực đã được khai thác cho nông nghiệp. Rừng, đồng cỏ xen nhiều vùng hoang mạc và bán hoang mạc. KHOÁNG SẢN Chủ yếu là kim loại màu như bôxit, thiếc, đồng, mangan than, sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên THUẬN LỢI Thuận lợi cho phát triển: - Nông nghiệp. -Cơ cấu cây trồng đa dạng (như cây có nguồng gốc ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới ). -Lâm nghiệp và chăn nuôi. -Công nghiệp khai khoáng và luyện kim màu. -Kinh tế biển (như nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản; dịch vụ cảng biển, du lịch biển ). -Có rừng, đồng cỏ để phát triển lâm ngiệp và chăn nuôi. -Nơi bắt nguồn của các con sông lớn  phát triển công nghiệp thuỷ điện. -Nhiều khoáng sản  phát triển công nghiệp khai khoáng. -Phát triển du lịch. KHÓ KHĂN Vào mùa hạ mưa lớn thường gây bão, lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất. -Địa hình cao, hiểm trở, khó khăn trong giao thông, xây dựng. -Khí hậu khắc nghiệt, hoang mạc và bán hoang mạc thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất. II / Dân c ư và xã h ộ i: 1. DÂN CƯ: -Số dân: 1303,7 triệu người (năm 2005), là nước đông dân nhất trên thế giới, chiếm 1/5 số dân toàn thế giới. -Dân tộc: trên 50 dân tộc khác nhau; đông nhất là người Hán chiếm trên 90% số dân cả nước. Ngoài ra, còn có người Choang, Duy Ngô Nhĩ, Hồi, Mông Cổ sống tập trung tại các vùng núi cao và biên giới, hình thành các khu tự trị. -Gia tăng dân số nhanh, tuy nhiên trong 30 năm gần đây tỉ suất gia tăng dân số đã giảm chỉ còn 0,6% (năm 2005) do chính sách mỗi gia đình chỉ có một con. -Phân bố dân cư không đồng đều: 63% nông thôn, 37% thành thị. +Dân cư tập trung đông đúc ở miền Đông, nhất là các đồng bằng châu thổ, các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Trùng Khánh , mật độ dân số là trên 100 người/km². +Tập trung thưa thớt ở miền Tây, mật độ dân số dưới 1người/km². (Giải thích: -Miền Đông dân cư tập trung đông đúc là do có điều kiện tự nhiên thuận lợi: địa hình thấp, nhiều đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt, giao thông vận tải thuận lợi,khí hậu ôn đới gió mùa và cận nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho trồng các loại cây có nguồn gốc ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới -Miền Tây dân cư thưa thớt do điều kiện tự nhiên không thuận lợi: địa hình núi cao hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu lục khắc nghiệt, hoang mạc và bán hoang mạc, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt )  Miền Đông: thiếu nhà ở, việc làm, gây ô nhiễm môi trường. Miền Tây: thiếu lao động trầm trọng. -Biện pháp: thực hiện chính sách kế hoạch hoá gia đình, xuất khẩu lao động, hỗ trợ vốn phát triển kinh tế miền Tây. (Chính sách dân số đã tác động như thế nào đến dân số Trung Quốc như thế nào? Trả lời: -Chính sách mỗi gia đình chỉ có một con đã có tác dụng làm giảm nhanh tỉ suất sinh và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên Trung Quốc, năm 2005 xuống chỉ còn 0,6%. -Chính sách mỗi gia đình chỉ có một con cùng với hệ tư tưởng trọng nam khinh nữ đã dẫn đến cơ cấu giới tính của dân số bị mất cân bằng, ảnh hưởng không tốt tới nhiều mặt kinh tế - xã hội của Trung Quốc.) 2. XÃ HỘI: -Rất chú ý đầu tư cho phát triển giáo dục. Tỉ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên (năm 2005) đạt gần 90%. Hiện nay Trung Quốc đang tiến hành cải cách giáo dục nhằm phát triển mọi khả năng của người lao động. Sự đa dạng của các loại hình trường học phổ thông, chuyên nghiệp, đại học góp phần đáng kể cho việc chuẩn bị đội ngũ lao động có chất lượng cao cho công cuộc hiện đại hoá đất nước. -Có nền văn minh lâu đời và đóng góp cho nhân loại nhiều phát minh có giá trị (như lụa tơ tằm, la bàn, giấy, thuốc súng ) -Có truyền thống lao động cần cù sáng tạo. Chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc: -CÔNG NGHIỆP: Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách có tác dụng tích cực đối với sự phát triển công nghiệp: +Chuyển đổi từ “nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường”, các nhà máy xí nghiệp được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường (công nhân phải có trách nhiệm hơn với công việc). +Thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường trao đổi hàng hoá với thị trường thế giới và cho phép các công ty, doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư, quản lí sản xuất công nghiệp tại các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất. +Chủ động đầu tư, hiện đại hoá trang thiết bị và chú ý phát triển, ứng dụng công nghệ cao cho các nghành công nghiệp. +Thực hiện chính sách công nghiệp mới, tập trung chủ yếu vào 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hoá dầu, sản xuất ô tô và xây dựng. +Sử dụng lao động dồi dào và nguồn vật liệu sẵn có ở địa bàn nông thôn để phát triển các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, đồ gốm, sứ, dệt, sản xuất các mặt hàng tiêu dùng. NÔNG NGHIỆP: Trung Quốc chỉ chiếm 7% đất canh tác của thế giới nhưng phải nuôi số dân gần bằng 20% dân số toàn cầu. Các chính sách, biện pháp cải cách trong nông nghiệp để khai thác tiềm năng lao động và tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp: +Giao quyền sử dụng đất cho nông dân. Người nông dân có mảnh đất của riêng mình và được lựa chọn cây trồng, vật nuôi theo tính toán có lợi cho gia đình, vì vậy họ có trách nhiệm với đất đai và nông phẩm hơn. +Cải thiện cơ sở hạ tầng: cải tạo, xây mới đường giao thông và hệ thống thuỷ lợi phòng chống khô hạn và lũ lụt; đưa kĩ thuật mới vào sản xuất, phổ biến giống mới +Nhà nước miễn thuế nông nghiệp, người nông dân được bán nông phẩm thừa, để dành được tiền mua sắm nông cụ, phân bón và đồ dùng sinh hoạt, mức sống được nâng lên. KHU VỰC ĐÔNG NAM Á ♫ Ýnghĩa của khu vực biển và đại dương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực: +Là đường thông thương hàng hải thuận lợi cho hầu hết các quốc gia Đông Nam Á với thế giới bên ngoài. + Đông Nam Á tiếp nhận nhiều giá trị văn hoá nhân loại trong lịch sử từ đường bờ biển +Hiện nay một bộ phận lớn dân cư Đông Nam Á có hoạt động kinh tế liên quan đến biển và đại dương. ♫ Việc phát triển giao thông của Đông Nam Á lục địa theo hướng đông - tây có những ảnh hưởng gì đối với sự phát triển KT - XH? Do hướng của địa hình Đông Nam Á lục địa chủ yếu là hướng tây bắc - đông nam hoặc bắc - nam nên việc phát triển giao thông theo hướng đông - tây gặp nhiều trở ngại như phải làm nhiều cầu, hầm đường bộ để vượt qua sông, núi (chủ yếu có hướng Bắc - Nam). Tuy nhiên việc phát triển giao thông là hết sức quan trọng, sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong thông thương, phát triển kinh tế giữa các quốc gia và giữa các vùng trong từng quốc gia - đặc biệt đối với các nước Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam. Các nước này có chiều dài lãnh thổ gần như theo hướng bắc - nam, nên cần thiết phải phát triển các dự án phát triển giao thông theo hướng đông - tây để tạo sự thuận lợi trong thông thương, hợp tác cùng phát triển. Ví dụ: Việt Nam và Lào bị ngăn cách bởi dãy Trường Sơn, nếu không có đường giao thông đông - tây (đường số 7, đường số 9) thì Lào khó có điều kiện để tiếp cận đường biển từ các cảng của Việt Nam. ♫ Khó khăn và thuận lợi về tự nhiên trong sự phát triển kinh tế của khu vực: Yếu tố tự nhiên THUẬN LỢI KHÓ KHĂN KHÍ HẬU Khí hậu xích đạo, nhiệt đới nóng ẩm, nhiêu nắng, mưa và mưa theo mùa phù hợp với canh tác lúa nước, trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả Nhiều nắng, nóng đôi khi thất thường gây hạn hán cục bộ trên diện rộng. SÔNG NGÒI Do mưa nhiều nên có mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông đường sông và cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt. Chịu nhiều ảnh hưởng của bão nhiệt đới tàn phá mùa màng, nhà cửa, đường giao thông, gây ngập lụt ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất. ĐỊA HÌNH -Nhiều đồng bằng rộng thuận lợi cho việc trồng lúa nước và các cây trồng nhiệt đới. - Nhiều núi nên có nhiều loại thảm thực vật rừng. -Địa hình bị chia cắt mạnh nên giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn. -Đông Nam Á biển đảo nhiều núi lửa, thiên tai luôn tiểm ẩn. KHOÁNG SẢN Khoáng sản phong phú, đa dạng. Trữ lượng hầu hêt là thấp nên khai thác qui mô công nghiệp gặp nhiều khó khăn. BIỂN Rộng lớn thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng hải sản, phát triển các đội thương thuyền. Nhiều bão tố nên tiềm ẩn nguy cơ đối với giao thông, ngư nghiệp. RỪNG Phong phú, đa dạng về loài thực vật, động vật. Tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng vào mùa khô. Gia nhập ASEAN, Việt nam có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, hoà nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Việt Nam nhận được sự giúp đỡ, hợp tác cùng phát triển từ các nước trong khu vực trên tất cả các lĩnh vực. Việt nam dễ dàng mở rộng thị trường cũng như nhập khẩu hàng hoá từ các nước trong khu vực. việc trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam với các nước trong khu vực được giảm thuế. Việc khai thác các tài nguyên liên quan giữa các quốc gia với Việt Nam được thuận lợi hơn (khai thác dầu khí trên biển, khai thác tiềm năng sông Mê Công ) Việt Nam cùng các nước trong khu vực tạo một thị trường lớn, hấp dẫn sự đầu tư của nước ngoài. Việc giao lưu văn hoá Việt Nam với các nước trong khu vực được tăng cường. Việt Nam c. Việc giao lưu văn hoá Việt Nam với các nước trong khu vực được tăng cường. Việt Nam có vị trí quan trọng đối với ASEAN, là chiếc cầu nối giữa các nước Đông Nam Á lục đại và Đông Nam Á biển đảo, giúp các nước trong khuu vực thông thương với nhau dễ dàng hơn. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên với sự phát triển kinh tế Trung Quốc: *những thuận lợi: -Cho phát triển Nông nghiệp: +Dải đồng bằng miền Đông kéo dài từ Bắc xuống Nam với 4 đồng bằng phù sa lớn, màu mỡ: Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam thuận lợi cho phát triển trồng trọt. Đất có nhiều loại thích hợp với nhiều loại cây trồng: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp +Khí hậu miền Đông mát mẻ ôn hoà hàng năm có lượng mưa lớn thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Khí hậu có sự phân hoá đa dạng thích hợp với cả loại cây trồng nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. +Có nhiều sông lớn, trữ lượng nước dồi dào, cung cấp nước cho sản xuất. +Có nhiều đồng cỏ để phát triển vhăn nuôi gia súc. -Công nghiệp: -Nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có: yhan, dầu mỏ, khí thiên nhiên, thiếc, đồng, sắt, mangan, bôxit là cơ sở quan trọng để phát triển ngành công nghiệp. +Sông ngòi ở miền Tây dốc và lắm thác ghềnh nên có tiềm năng thuỷ điện lớn. +Những thuận lợi cho phát triển đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản: phía đông giáp vùng biển rộng lớn, nguồn hải sản giàu có; trên đất lièn có nhiều sông lớn, ao hồ +Những thuận lợi cho phát triển ngành dịch vụ: có nhiều phong cảnh đẹp, kì bí thu hút khách du lịch; bờ biển dài, khá khúc khuỷ thuận lợi cho xây dựng các cảng lớn, góp phần thúc đẩy ngành giao thông vận tải đường biển và ngành ngoại thương phát triển. KHÓ KHĂN: -Vào mùa đông, khối không khí lạnh từ phía Bắc tràn về, phần lớn lãnh thổ Trung Quốc có khí hậu lạnh giá, làm hạn chế các hoạt động sản xuất. Đặc biệt dãy Côn Luân, Hi ma lay a chắn gió, càng làm cho khối không khí lạnh tác động sâu sắc hơn đến lãnh thổ Trung Quốc. UNIT 9: THE POST OFFICE Pronunciation: - / sp /: speak, speech, speedy, crisp, spacious - / st /: stand, stop, best, text - / sk /: ask, disk, dusk, skill, school Grammar: Dening relative clause (Mệnh đề quan hệ xác định, hạn định) EX: The man is our principal. He is making a speech. (who)  The man who is making a speech is our principal. EX: The girl was injured. She was taken to the hospital.  The girl who was injured was taken to the hospital. Nhận xét: WHOM + S + V EX: The man whom I want to see is her father. THAY BẰNG “THAT” WHO + V “Who” thay thế cho danh từ chỉ người. EX: The boy who is standing over there is my close friend. NOUN + WHICH + V “Which” thay thế cho danh từ chỉ vật. EX: The book which is on the table is interesting. WHICH + S + V EX: The book which I bough yesterday is interesting. WHOSE + NOUN EX: The girl whose father is working in this factory is lovely. Chú ý: - Không dùng “that” sau dấu phẩy và giới từ. -Chỉ dùng “that” cho trường hợp so sánh nhất, các từ chỉ số thứ tự (the first, the second ), sau các từ như: the very, only và sau chủ ngữ chỉ người và vật EX: 1. It’s the most beautiful watch that I have ever had. 2. He is very man that I want to see. 3. The place and the people that I want to visit is interesting. Non - dening relative clause ( mệnh đề quan hệ không xác định, không hạn định) EX: This book is interesting. I bough it yesterday.  This book, which I bough yesterday, is interesting. Chú ý: - Mệnh đề quan hệ không xác định đứng giữa hai dấu phẩy. -Không thể dùng “that” that thế cho “which”, :who”, “whom” trong MĐQH KXĐ. -Các trường hợp dùng dấu phẩy: +This, that, these, those + noun +His, her, my, our, your, their, its + noun +Các tên riêng: Miss Lan, Perter. UNIT 10: NATURE IN DANGER Pronunciation: - / sl /: sleep, slim, slowly, slave - / sm /: small, smart, smell, smoke - / sn /: snack, snowy, snooker, sneeze - / sw /: swallow, swim, swing, switch Grammar: When, Where, Why 1. WHEN: EX: I always remember the day. I first went to Kon Tum on that day. (which)  I always remember the day when I first went to Kon Tum. on/ at/ in + which  WHEN (danh từ chỉ thời gian) then  WHEN (danh từ chỉ thời gian) 2. WHERE: EX: I always remember the place. I first met him in that place. (which)  I always remember the place where I first met him. on/ at/ in + which  WHERE (danh từ chỉ nơi chốn) there  WHERE (danh từ chỉ nơi chốn) WHEN, WHERE KHÔNG BAO GIỜ LÀM CHỦ NGỮ 3. WHY: EX: I don’t know the reasons. I can’t go to the party for that reason.  I don’t know the reasons why (for which) I can’t go to the party. for which  WHY (danh từ chỉ lí do) Relative pronouns with preposition Ex: The subject is English. I’m interested in it. The subject is English in which I’m interested. The subject is English which I’m interested in. Prep + WHOM/ WHICH Chú ý: Khi dùng cụm động từ  không dùng giới từ trước đại từ. (như: come across, fill in, take care of, look after, put up with (chịu đựng)) Bài 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN TA TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ 19 PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG *Nguyên nhân: -Nguyên nhân sâu xa: Thực dân Pháp đã hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam (thông qua 2 hiệp ước 1883 và 1884). Chúng bắt đầu xúc tiến việc thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền thực dân trên phần lãnh thổ Bắc Kì và Trung Kì. Song đã vấp phải sự kháng cự của một số quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước và nhân dân các địa phương, cả trong Nam, ngoài Bắc. Phong trào phản đối 2 hiệp ước 1883 và 1884 diễn ra sôi nổi. Nhiều toán nghĩa quân hoạt động mạnh ở các vùng xung quanh Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Sơn Tây khiến cho Pháp ăn không ngon, ngủ không yên. Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là Tôn Thất Thuyết đã mạnh tay hành động. -Nguyên nhân trực tiếp: Cuộc phản công của Tôn Thất Thuyết và lực lượng chủ chiến vào đồn Mang Cá và Toà Khâm sứ Pháp (đêm mồng 4, rạng sáng mồng 5-7-1885) đã bị thất bại. Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi ra khỏi Hoàng Thành, rồi chạy xuống Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến. *Nội dung của chiếu Cần Vương: -Tập trung tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của Thực dân Pháp. -Sự phản bội của một số quan lại, sự bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh do Pháp mới dựng lên. -Khích lệ văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước quyết tâm kháng chiến đến cùng.  Ý nghĩa: Chiếu Cần Vương đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước, vốn đang âm ỉ cháy trong quần chúng nhân dân và nhanh chóng biến thành một phong trào đấu tranh vũ trang chống xâm lược trong cả nước. Phong trào kéo dài suốt 12 năm, đến cuối thế kỉ 19 mới bị dập tắt. *Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương: Giống nhau: +Lãnh đạo: đều là các văn thân, sĩ phu yêu nước. +Lực lượng chính là nông dân. +Nội dung: Cần Vương, đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc. Khác nhau: Giai đoạn 1: Từ năm 1885 đến năm 1888 -Diễn biến: SGK -Đặc điểm: • Phong trào đặt dưới sự chỉ huy của triều đình (vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết). • Mức độ: Hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là Trung Kì và Bắc Kì. • Địa bàn: Trên phạm vi cả nước từ Thanh Hoá - Nghệ An đến Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định. • Lực lượng: chủ yếu là nông dân. • Lãnh đạo: Không còn là những võ quan như thời kì đầu chống Pháp mà là những văn thân sĩ phu yêu nước có chung nỗi đau với quần chúng lao động, tự động đứng về phía nhân dân chống thực dân Pháp. Giai đoạn 2: Từ năm 1888 đến năm 1896 -Diễn biến: SGK -Đặc điểm: • Phong trào không còn đặt dưới sự chỉ đạo của triều đình, nhưng vẫn tiếp tục phát triển. • Nhiều cuộc khởi nghĩa lớn, có trình độ tổ chức cao, quy tụ thành các trung tâm và ngày càng lan rộng. • Địa bàn: Trước sự càn quét của Pháp, phong trào ở vùng đồng bằng bị thu hẹpvà chuyển lên hoạt động ở vùng trung du và miền núi, lợi dụng địa hình, địa vật để tiếp tục hoạt động. • Thành phần lãnh đạo: Văn thân, sĩ phu yêu nước, ngoài ra còn có một số thủ lĩnh xuất thân từ nông dân như Cao Thắng trong cuộc khởi nghĩa Hưng Khê, Cao Điển trong cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh; hoặc một số thủ lĩnh là tù trưởng các dân tộc ít người (thổ hào, thổ ti) như Đèo Văn Thanh, Cầm Văn Toa • Lực lượng: chủ yếu là nông dân, các dân tộc miền núi. Như vậy, phong trào tuy diễn ra dưới danh nghĩa “giúp vua cứu nước”, nhưng trong thực tế dù có vua hay không có vua phong trào vẫn phát triển với mục đích đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập dân tộc. Điều đó chứng tỏ “Cần Vương chỉ là danh nghĩa, tính chất yêu nước chống Pháp là chủ yếu”. +Tính chất: là phong trào yêu nước của nhân dân ta. Sở dĩ, phong trào Cần Vương hiệu triệu được nhiều giai tầng xã hội tham gia, hưởng ứng như vậy là vì chiếu Cần Vương phù hợp với chính nghĩa, khơi dậy và khích lệ được tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm của các văn thân, sĩ phu và đông đảo quần chúng nhân dân. *Ý nghĩa của phong trào Cần Vương: -Thể hiện tinh thần yêu nước bất khuất của ông cha ta, cỗ vũ nhân dân tiếp tục đứng lên đấu tranh. -Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về quân sự. -Buộc thực dân Pháp phải mất thêm 10 năm để tiến hành cuộc bình định bằng quân sự, bước đầu gây cho thực dân Pháp nhiều khó khăn trong quá trình tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất tại Việt Nam. -Đặt ra yêu cầu mới cho công cuộc giải phóng dân tộc: muốn đánh đuổi Pháp phải thay đổi đường lối chính trị, tư tương, chủ trương, giai cấp sao cho phù hợp với khuynh hướng giải phóng dân tộc trên thế giới được hình thành vào những năm đầu thế kỉ 20. *Nguyên nhân thất bại: + Thực dân Pháp đã đặt được ách cai trị và bộ máy chính quyền thực dân lên đất nước ta. +Sự cấu kết chặt chẽ giữa Pháp và phong kiến đầu hàng. +Tương quan lực lượng sâu sắc: Pháp mạnh về quân sự (vũ khí hiện đại, quân đội thiện chiến, có kinh nghiệm trong việc đàn áp, chia rẽ phong trào đấu tranh của nhân dân ta). +Thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến (đây là yếu tố đặc biệt quan trọng vì nếu có giai cấp lãnh đạo tiên tiến thì đưa ra được đường lối lãnh đạo đúng đắn khắc phục được tính cục bộ, rời rạc, lẻ tẻ đồng thời phát huy được sức mạnh của nhân dân ta tạo nên thắng lợi) +Phong trào do các văn thân, sĩ phu lãnh đạo còn chịu ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến. Khẩu hiệu mà phong trào Cần Vương đưa ra chưa giải quyết được triệt để những yêu cầu khách quan của sự tiến bộ xã hội, sức hấp dẫn của khẩu hiệu này, nhất là đối với nông dân còn bị hạn chế nhiều. Khi quyền lợi của lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân không được giải quyết thù sức mạnh của nó không thể phát huy. Ngọn cờ phong kiến tỏ ra bất lực trước các nhiệm vụ lịch sử. +Những người lãnh đạo còn chưa chú trọng chuẩn bị cơ sở vật chất để kháng chiến lâu dài, chưa biết phát động kháng chiến toàn dân, toàn diện, nhiều khi mới chỉ lấy cái tôi, cái anh hùng để đối chọi với giặc, do đó đã không thể làm nên thắng lợi. SO SÁNH LỐI ĐÁNH CỦA CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA. VÌ SAO HƯNG KHÊ LÀ CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU NHẤT? VÌ SAO KHỞI NGHĨA YÊN THẾ DUY TRÌ ĐƯỢC 30 NĂM? VÌ SAO KHỞI NGHĨA YÊN THẾ KHÔNG MANG TÍNH CHẤT CẦN VƯƠNG? Bài 22: XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC LÀN I CỦA PHÁP TẠI SAO CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN I CỦA PHÁP ĐÃ TẠO RA NHỮNG ĐIỀU KIỆN BÊN TRONG CHO CUỘC VẬN ĐỘNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC DẦU THẾ KỈ 20? Bài 23: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM 1.Khuynh hướng mới trong phong trào vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ 20 nảy sinh trong bối cảnh nào? 2. Phân tích sự giống và khác nhau giữa 2 xu hướng bạo động và cải cách đầu thế kỉ 20? (chủ trương và phương pháp) XEM XIẾC CÙNG CHA Lúc còn là một thiếu niên, một lần, tôi được cha dẫn đi xem xiếc. Khi nhập vào hàng người đang xếp dài trước quầy vé, tôi chú ý đến một gia đình đứng ngay trước chúng tôi. Họ có đến những 6 đứa trẻ mà đứa lớn nhất có lẽ chưa đến 12 . các bồn địa (Ta-rim, Duy Ngô Nhĩ ) KHÍ HẬU Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa ở phía Nam và ôn đới gió mùa ở phía Bắc. Khí hậu ôn đới lục địa khô hạn và khí hậu núi cao. SÔNG NGÒI Nhiều sông, là. chính sách mỗi gia đình chỉ có một con. -Phân bố dân cư không đồng đều: 63% nông thôn, 37% thành thị. +Dân cư tập trung đông đúc ở miền Đông, nhất là các đồng bằng châu thổ, các thành phố lớn như. phát triển KT - XH? Do hướng của địa hình Đông Nam Á lục địa chủ yếu là hướng tây bắc - đông nam hoặc bắc - nam nên việc phát triển giao thông theo hướng đông - tây gặp nhiều trở ngại như phải

Ngày đăng: 30/05/2015, 02:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w