TRƯỜNG THPT Cù Huy Cận ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NĂM HỌC 2009-2010 MÔN: Vật lí 10 Thời gian: 150 phút Họ và tên:……………………………………………… Lớp: ……. SBD:……………. Mã đề: 234 (Đề thi có 2 trang) PhầnI: Trắc nghiệm khách quan: (4,5 điểm) Câu 01: Chọn câu sai : A. Độ dời là một vectơ nối vị trí đầu và vị trí cuối của chuyển động. B. Chất điểm đi trên một đường thẳng rồi quay về vị trí ban đầu thì có độ dời bằng không. C. Độ dời có thể là dương hoặc là âm. D. Độ dời có độ lớn bao giờ cũng bằng quãng đường đi được của chất điểm. Câu 02: Gia tốc là một đại lượng: A. Đại số, đặc trưng cho độ biến đổi nhanh chậm của chuyển động. B. Đại số, đặc trưng cho tính không đổi của vận tốc. C.Vectơ, đặc trưng cho độ biến đổi nhanh chậm của chuyển động. D.Vectơ, đặc trưng cho độ biến đổi nhanh chậm của vận tốc. Câu 03: Chọn câu sai: Vectơ gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều A. Đặt vào vật chuyển động tròn đều B. Luôn hướng vào tâm của quỹ đạo tròn. C. Có phương và chiều không đổi. D. Có độ lớn không đổi. Câu 04: Khi thôi không tác dụng lực vào vật thì vật tiếp tục chuyển động thẳng đều. Lý do nào sau đây là đúng? A. Vì các lực tác dụng cân bằng nhau. B. Vì vật có quán tính. C. Vì vật vẫn có gia tốc. D. Vì không có ma sát. Câu 05: Chọn câu trả lời đúng: Một người đứng trong thang máy A. đi lên nhanh dần đều sẽ thấy mình nhẹ đi. B. đi xuống chậm dần đều sẽ thấy mình nhẹ đi. C. lên đều sẽ thấy mình nhẹ đi. D. đi xuống nhanh dần đều sẽ thấy mình nhẹ đi. Câu 06: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiều của lực ma sát nghỉ ? A. Ngược chiều với vận tốc của vật. B. Ngược chiều với gia tốc của vật. C. Ngược chiều với thành phần ngoại lực song song với mặt tiếp xúc. D. Vuông góc với mặt tiếp xúc. Câu 07: Hai lực cân bằng là hai lực A. cùng tác dụng lên một vật, cùng giá, cùng độ lớn và cùng chiều B. cùng tác dụng lên hai vật, cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. C. cùng tác dụng lên hai vật, có hợp lực bằng 0. D.cùng tác dụng lên một vật, cùng giá,cùng độ lớn nhưng ngược chiều. Câu 08: Phát biểu nào sai khi nói về khối lượng của vật: A. là đại lượng vô hướng, không thay đổi đối với mỗi vật B. khối lượng càng nhỏ thì khó thay đổi vận tốc B. khối lượng càng lớn thì mức quán tính của vật càng lớn C. luôn dương và có tính chất cộng được Câu 09: Lực và phản lực không có đặc điểm nào? A. luôn xuất hiện và mất đi đồng thời B. luôn cùng loại C. luôn cùng hướng với nhau D. không cân bằng nhau Câu 10: Một chất điểm chuyển động tròn đều thì lực hướng tâm có : A. Độ lớn không thay đổi. B. Hướng không thay đổi. C. Độ lớn bằng 0. D. Độ lớn luôn thay đổi Câu 11: Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 6N và 8N. Hợp lực của chúng không thể có giá trị nào sau đây: A. 2 N B. 6 N C. 15 N D. 8 N Câu 12: Một vật có khối lượng m = 300g dược đặt trên một đĩa tròn bán kính 80cm. Khi đĩa quay quanh trục thẳng đứng qua tâm của nó thì vật quay đều theo đĩa với vận tốc v = 500 cm/s. Vật được đặt cách rìa của đĩa 20cm. Độ lớn của lực ma sát nghỉ giữa đĩa và vật là : A. 4,5 N B. 12,5 N C. 37,5 N D. 125 N Câu 13: Biểu thức nào sau đây là đúng với gia tốc hướng tâm: Câu 14: Một đoàn tàu đang chuyển động trên đường sắt nằm ngang với một lực kéo không đổi có độ lớn bằng lực ma sát. Đoàn tàu sẽ chuyển động: A. Thẳng nhanh dần đều B. Thẳng đều C. Thẳng chậm dần đều D. Thẳng nhanh dần Câu 15: Khi giảm khoảng cách giữa hai vật đi 2 lần thì lực hấp dẫn giữa chúng: A. Giảm 4 lần B. Tăng 2 lần C.Tăng 4 lần D. Giảm 2 lần Câu 16 Phát biểu nào sau đây là sai : A. Lực đàn hồi có chiều cùng chiều với chiều biến dạng . B. Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi tỉ lệ với độ biến dạng. C. Nếu vật là lò xo, lực dàn hồi hướng dọc theo trục của vật. D. Đối với mặt tiếp xúc bị biến dạng, lực đàn hồi vuông góc với mặt tiếp xúc. Câu 17: Hai người cầm hai đầu của một lực kế lò xo và kéo những lực bằng nhau và bằng 50 N. Lực kế chỉ giá trị: A. 0 N B. 100 N C. 50 N D . 25 N MĐ: 234 Trang /2 1 Câu 18 : Một vật khối lượng m được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu 0 v uur từ độ cao h so với mặt đất .Bỏ qua sức cản của môi trường . Vận tốc của vật khi chạm đất được xác định bằng biểu thức nào sau đây : A. 2 0 2v v gh= + B. 2 0 2v v gh= − C. 0 2v v gh= + D. 0 v v gt= + Câu 19: Gọi α là góc hợp bởi phương của lực và phương dịch chuyển.Trường hợp nào sau đây ứng với công phát động? A. Góc α π = (rad). B. Góc α là góc tù. C. Góc 2 π α = (rad). D. Góc α là góc nhọn . Câu 20 : Hệ gồm hai vật m 1 =150g; m 2 = 400g chuyển động theo 2 phương vuông góc với nhau với các vận tốc có độ lớn lần lượt là v 1 = 2m/s và v 2 = 1m/s. Tổng động lượng của hệ có độ lớn là: A. 1,46 kg.m/s. B. 0,5 kg.m/s C. 0,7 kg.m/s D. 1,75 kg.m/s Câu 21: Chọn phát biểu sai : Công cơ học là một đại lượng A. Vô hướng B. Luôn dương C. Vectơ D. Không âm Câu 22 : Gia tốc rơi tự do thay đổi như thế nào khi đưa vật ra xa mặt đất một khoảng bằng 2 lần bán kính trái đất. A. tăng 2 lần B. tăng 9 lần C. tăng 4 lần D. giảm 9 lần Câu 23: Một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc 3m/s đến va chạm với một vật có khối lượng 2m đang đứng yên. Sau va chạm, 2 vật dính vào nhau và cùng chuyển động với vận tốc bao nhiêu? Coi va chạm giữa 2 vật là va chạm mềm. A. 2m/s B. 4m/s C. 3m/s D. 1m/s Câu 24 : Một vật không có trục quay cố định khi chịu tác dụng của ngẫu lực thì sẽ: A.Chuyển động tịnh tiến B. Chuyển động quay C. Vừa quay, vừa tịnh tiến D. Cân bằng Câu 25: Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng 1 dây hợp với phương ngang góc 30 o .Lực tác dụng lên dây bằng 150N. Công của lực đó khi hòm trượt 20m bằng: A. 2866J B. 1762J C. 2598J D. 2400J Câu 26: Động năng của vật sẽ thay đổi ra sao nếu vận tốc của vật giảm đi một nửa, khối lượng của vật tăng gấp 4 lần? A. động năng tăng 2 lần. B. động năng không đổi. C. động năng tăng 4 lần. D. động năng tăng 8 lần. Câu 27: Một viên bi rơi tự do (không vận tốc đầu) sau khi rơi được quãng đường L đạt được vận tốc v. Viên bi rơi thêm một đoạn đường bao nhiêu nữa thì vận tốc của nó là 2v ? A. 2L B. L C. 3L D. 4L Câu 28: Động lượng của một vật sẽ không đổi nếu vật chuyển động: A. tròn đều. D. nhanh dần đều. C. thẳng đều. B.chỉ dưới tác dụng của trọng lực. Câu 29 : Tác dụng một lực F r có giá đi qua trọng tâm của một vật không có trục quay cố định thì vật đó sẽ : A. Chuyển động tịnh tiến B. Chuyển động quay C. Vừa quay vừa tịnh tiến D.Chuyển động tròn đều Câu 30: Điều nào sau đây là Sai khi nói về động lượng ? A. Động lượng có đơn vị là kg.m /s 2. B. Trong hệ kín, động lượng của hệ là một đại lượng bảo toàn. C. Động lượng là đại lượng vectơ. D. Động lượng được xác định bằng tích khối lượng và vectơ vận tốc của vật . Phần II: Tự luận: (5,5 điểm) Câu 1: (1,5điểm) Một vật khối lượng m = 1 kg đặt trên mặt sàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn là µ = 0,3. Vật bắt đầu kéo đi bằng một lực F = 5 N có phương nằm ngang. Lấy g = 10 m/s 2 . 1. Tính quãng đường vật đi được và vận tốc sau thời gian 1,5 s. 2. Sau đó, lực F ngừng tác dụng. Tính quãng đường vật đi tiếp cho tới lúc dừng lại. Câu 2:(1,5điểm) Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều có phương trình chuyển động là: x = – t 2 +6t–10; (x: m; t: s) 1. Xác định vị trí và vận tốc của vật tại thời điểm t = 5s. 2. Tìm quãng đưòng vật đi được sau khoảng thời gian t = 6s. Câu 3: (1,25điểm) Ở một đồi cao h 0 = 200m người ta đặt 1 súng cối nằm ngang và muốn bắn sao cho quả đạn rơi về phía bên kia của toà nhà và gần bức tường AB nhất. Biết toà nhà cao h = 20 m và tường AB cách đường thẳng đứng qua chỗ bắn là l = 200m. Lấy g = 10m/s 2 . Tìm khoảng cách từ chỗ viên đạn chạm đất đến (H.1) chân tường AB. (H.1) Câu 4: (1,25 điểm) Cho hệ cơ học như hình vẽ(H.2): m =2kg và M =4kg. Hệ số ma sát giữa m và M là µ 1 = 0,2 ; giữa M và mặt sàn là µ 2 = 0,1. Tác dụng vào M một lực F ur nằm ngang : Tìm độ lớn của F ur để M trượt khỏi m. ………………………… Hết ……………………………. ( H.2) Giám thị không giải thích gì thêm MĐ: 234 Trang /2 2 . //////////////////////////////////////////////////////// M m . TRƯỜNG THPT Cù Huy Cận ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NĂM HỌC 2009-2 010 MÔN: Vật lí 10 Thời gian: 150 phút Họ và tên:……………………………………………… Lớp: ……. SBD:……………. Mã đề: 234 (Đề thi có 2 trang) PhầnI:. một vật sẽ không đổi nếu vật chuyển động: A. tròn đều. D. nhanh dần đều. C. thẳng đều. B.chỉ dưới tác dụng của trọng lực. Câu 29 : Tác dụng một lực F r có giá đi qua trọng tâm của một vật không. tiếp tục chuyển động thẳng đều. Lý do nào sau đây là đúng? A. Vì các lực tác dụng cân bằng nhau. B. Vì vật có quán tính. C. Vì vật vẫn có gia tốc. D. Vì không có ma sát. Câu 05: Chọn câu trả