1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐÁP ÁN ĐỀ THI BỔ TÚCTHANH HÓA NĂM 2011

3 188 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 64 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ Đề chính thức HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2010- 2011 MÔN THI: Sinh học LỚP 12 BT THPT Câu Nội dung Điểm 1 (3,0 đ) a) Đặc điểm mã di truyền : - Mã di truyền là mã bộ ba, được đọc từ một điểm xác định theo từng theo từng bộ ba nuclêôtit mà không gối lên nhau. - Mã di truyền có tính phổ biến, tức là tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ. - Mã có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin. - Mã di truyền có tính linh động (thoái hoá) tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin (trừ UGG và AUG)………… b) Trên mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục, mạch còn lại được tổng hợp một cách gián đoạn: - Do cấu trúc của phân tử ADN có 2 mạch polinucleotit đối song song (chiều mỗi mạch là 5’3’), mà enzim polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ 3’. - Nên theo chiều tái bản của chạc chữ Y, đối với mạch khuôn 3’5’ nó tổng hợp mạch bổ sung liên tục, cùng với chiều tái bản. - Còn mạch khuôn 5’3’ xảy ra sự tổng hợp mạch mới ngắt quãng với các đoạn ngắn (đoạn Okazaki) theo chiều 5’3’ ngược với chiều phát triển của chạc chữ Y, rồi sau đó được nối lại nhờ enzim ADN ligaza để hai phân tử ADN con đều có cấu trúc hai mạch đối song song. 1,5 0,5 0,5 0,5 2 (3,0 đ) a) Đặc điểm di truyền của tính trạng do gen lặn nằm trên NST X quy định : - Kết quả phép lai thuận khác với phép lai thuận, sự phân li kiểu hình không phân đều ở hai giới. Tính trạng lặn có xu hướng biểu hiện ở giới dị giao tử (XY) nhiều hơn ở giới đồng giao tử (XX). - Có hiện tượng di truyền chéo: gen lặn trên NST X được truyền từ «bố» «con gái»  tính trạng lặn biểu hiện ở «cháu trai». b) Để xác định một bệnh nào đó ở người là do gen lặn trên NST X hay trên NST thường quy định người ta có thể theo dõi phả hệ nhờ đặc điểm của sự di truyền liên kết với giới tính. 1,0 1,0 1,0 3 (3,0 đ) a) Tên gọi của các thể đột biến a và b: (a) là thể ba; (b) là thể một. b) Cơ chế phát sinh và đặc điểm của thể đột biến a * Cơ chế phát sinh : - Trong giảm phân tạo giao tử, do ảnh hưởng của tác nhân gây đột biến làm cho cặp NST số II không phân li, đã tạo ra giao tử dị bội mang cả 2 NST của cặp này, giao tử kia khuyết nhiễm sắc thể số II. - Sự thụ tinh giữa giao tử bình thường với giao tử dị bội mang 2 NST số II  hợp tử dị bội mang 3 NST số III  Phát triển thành thể 3 NST số III (2n+ 1). * Đặc điểm biểu hiện: Cơ thể phát triển không bình thường, thường bất thụ do không tạo được giao tử có sức sống. 1,0 0,5 0,5 1,0 a) Đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể : - Tổng số alen trong quần thể là 1200 x 2 = 2400. 0,25 1 4 (3,0 đ) - Tổng số alen A trong quần thể: (200 x 2) + 400 = 640 - Tần số alen : p(A) = 640 2400 = 0,266  Tần số alen q(a) = 1- 0,266 = 0,734. - Thành phần kiểu gen của quần thể : D (AA) + H (Aa) + R (aa) = 1 Trong đó, D, H, R là tần số các kiểu gen AA, Aa, aa của quần thể. Quần thể trên sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền nếu thỏa mãn đẳng thức: 2 H D.R= 2    ÷   Ta có D (AA) = 120/(120 + 400 + 680) = 0,1; H (aa) = 680/1200 = 0,57; R (Aa) = 400/1200 = 0,33.  D.R = (0,1)(0,57) = 0,057 ≠ 2 H 2 æ ö ÷ ç ÷ ç ÷ ç è ø = 2 0,33 2 æ ö ÷ ç ÷ ç ÷ ç è ø = 0,027  Vậy quần thể không cân bằng di truyền. b) Cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền: (0,266) 2 AA + 2(0,266)(0,734)Aa + (0,734) 2 aa = 1  0,07AA + 0,39Aa + 0,54aa = 1 * Câu a: Nếu học sinh sử dụng đẳng thức Hacdi- Vanbec để chứng minh, nếu cho kết quả đúng thì vẫn cho điểm như đáp án. 0,25 0,5 0,5 0,5 1,0 5 (2,5 đ) a) Quy trình tạo giống cây khác loài bằng phương pháp lai tế bào xôma : - Loại bỏ thành tế bào tạo tế bào trần trước khi đem lai. - Cho các tế bào trần của 2 loài vào môi trường đặc biệt để chúng dung hợp với nhau, tạo ra các tế bào lai - Nuôi cấy tế bào lai trong môi trường dinh dưỡng đặc biệt cho chúng phân chia và tái sinh tạo ra các cây lai khác loài. - Từ cây lai khác loài bằng kĩ thuật nuôi cấy tế bào xôma có thể nhân nhanh thành nhiều cây lai khác loài b) Ưu thế lai là hiện tượng con lai có sức sống, khả năng chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển…vượt trội so với các dạng bố mẹ * Phương pháp tạo giống lai cho ưu thế lai: - Tạo ra các dòng thuần khác nhau. - Lai từng cặp dòng thuần với nhau để dò tìm tổ hợp lai cho ưu thế lai cao. Nhiều khi người ta phải dùng con lai F 1 của một tổ hợp lai và lai tiếp với một dòng thứ 3 mới có được con lai cho ưu thế lai cao. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 6 (2,5 đ) a. Thực chất của chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản (hay phân hóa về mức độ thành đạt sinh sản) của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể. * Chọn lọc tự nhiên (CLTN) quy định chiều hướng tiến hóa vì: - CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể. - Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định. b. Quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào: - Quá trình phát sinh và tích lũy các gen đột biến ở mỗi loài. - Tốc độ sinh sản của loài. - Áp lực của CLTN. 0,75 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 - F 1 đồng tính thân cao, hạt tròn, chứng tỏ thân cao, hạt tròn là trội hoàn 2 7 (3,0 đ) toàn so với thân thấp, hạt dài. Và F 1 dị hợp tử 2 cặp gen. - Qui ước: gen A : cao, a: thấp; gen B: hạt tròn; b: hạt dài > Kiểu gen của P là AAbb x aaBB → F 1 AaBb - Mặt khác F 1 dị hợp tử AaBb sinh ra 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.  Ở F 2 cây thấp, hạt dài chiếm tỉ lệ 8 1 tức cơ thể lai với F 1 phải cho ra 2 loại giao tử, vậy cơ thể mang lai phải dị hợp tử 1 cặp gen (Aabb hoặc aaBb) - Sơ đồ lai: P: AAbb (cao, dài) x aaBB (thấp, tròn) F 1 : AaBb (cao, tròn) Cho F 1 lai với cơ thể khác, có hai sơ đồ sau: F 1 : AaBb (cao, tròn) x Aabb (cao, dài) Hoặc: F 1 : AaBb (cao, tròn) x aaBb (thấp,tròn) - Viết xong sơ đồ thì thống kê tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở F 2 . 0,25 0.25 0,5 0.5 0,5 0,5 0,5 * Lưu ý: Học sinh làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm như đáp án. 3 . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ Đề chính thức HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2010- 2011 MÔN THI: Sinh học LỚP 12 BT THPT Câu Nội dung Điểm 1 (3,0. truyền có tính phổ biến, tức là tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ. - Mã có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin. - Mã di truyền có. sinh sử dụng đẳng thức Hacdi- Vanbec để chứng minh, nếu cho kết quả đúng thì vẫn cho điểm như đáp án. 0,25 0,5 0,5 0,5 1,0 5 (2,5 đ) a) Quy trình tạo giống cây khác loài bằng phương pháp lai tế

Ngày đăng: 29/05/2015, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w