Tuần: 9 Ngày soạn: 10/3/2011 Tiết: 36 Ngày dạy: 15 /3/2011 KIỂM TRA 1 TIẾT A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được: - Nắm vững những kiến thức cơ bản đã học một cách có hệ thống. - Những sự kiện lịch sử thời cận đại bằng các sự kiện và mở rộng kiến thức 2. Thái độ: - Có tình cảm với bộ môn, thái độ làm bài nghiêm túc. - Tinh thần học và tự học, có tính tự giác và tự lập trong học tập 3. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá kiến thức, phân tích sự kiện, khái quát, rút ra kết luận - Kỹ năng làm bài kiểm tra dạng trắc nghiệm và tự luận B. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thực hành làm bài kiểm tra - Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp,… C. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY- HỌC 1. Giáo viên Chuẩn bị sẵn đề kiểm tra (40% TN, 70% TL), đề photo, gồm 2 mã đề 2. Học sinh Giấy, bút, thước, tẩy,…. D. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1. Ổn định lớp 2. Quán triệt quy c h ế 3. Phát đề - làm bài kiểm tra Trường THPT Quang Trung Lớp:………. ĐỀ I Họ và tên:……………………………… KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Lịch sử 10 Học kỳ II (Năm 2010- 2011) NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ĐIỂM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 ĐIỂM) Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn đáp án đó Câu 1: Thời đại kim khí ở Việt Nam cách ngày nay khoảng bao lâu? a. 2000- 3000 năm b. 3000- 4000 năm c. 4000- 5000 năm d. 5000- 6000 năm Câu 2: Văn hóa Đông Sơn là giai đoạn sau của nền văn hóa nào? a. Văn hóa Sa Huỳnh c. Văn hóa Phùng Nguyên b. Văn hóa Óc Eo d. Văn hóa Đồng Nai Câu 3: Quốc gia Văn Lang- Âu Lạc tồn tại trong khoảng thời gian nào? a. thế kỷ VII TCN - II TCN c. thế kỷ VII TCN - II b. thế kỷ VII TCN - I TCN d. thế kỷ VII TCN - I Câu 4: Đặc điểm chung về hoạt động kinh tế của quốc gia Văn Lang- Âu Lạc, Cham Pa và Phù Nam là: a. nông nghiệp trồng lúa c. khai thác lâm sản b. đánh bắt cá d. nghề thủ công và đánh cá Câu 5: Chiến tranh Trịnh- Nguyễn 1627- 1672 không phân thắng bại, sau đó lấy sông Gianh làm ranh giới chia cắt Đàng trong và Đàng ngoài, vậy hiện nay sông Giang thuộc tỉnh nào? a. Quảng Bình b. Quảng Trị c. Nghệ An d. Hà Tĩnh Câu 6: Nam quốc sơn hà là tác phẩm của ai ? a. Trần Quốc Tuấn b. Trần Thủ Đ ộ c. Trần Khánh Dư d. Lý Thường Kiệt Câu 7 : Phật giáo phát triển rực rỡ nhất dưới thời nào ? a. Ngô – Đinh - Tiền Lê b. Lý - Trần c. Lê Sơ d. Lê - Trịnh Câu 8 : Nho giáo phát triển rực rỡ và chiếm vị trí độc tôn ở dưới thời nào ? a. thời Nguyễn b. thời Lý - Trần c. thời Lê Sơ d. thời Lê - Trịnh Câu 9 : Sau khi lên ngôi, vua Gia Long thực hiện chính sách ‘‘tứ bất’’- (4 không) là : không lập tể tướng, không lập hoàng hậu, không phong vương cho người ngoài hoàng tộc và : a. Không lấy trạng nguyên b. Không lấy phi tần c. Không lập thái tử d. Không lập quận chúa Câu 10 : Trong thời kỳ chiến tranh Nam - Bắc triều đầu thế kỷ XVI, Nam triều là của Nguyễn Kim, còn Bắc triều là của ai ? a. Nhà Trần b. Nhà Lê c. Nhà Hồ d. Nhà Mạc Câu 11 : Ai được coi là ‘‘Ông tổ’’ của nền giáo dục Việt Nam ? a. Lê Văn Hưu b. Chu Văn An c. Lê Hữu Trác d. Phạm Ngũ Lão Câu 12 : Loại hình nghệ thuật Rối nước có từ thời nào a. nhà Lý b. nhà Trần b. nhà Lê c. nhà Hồ Câu 13: Sau cuộc chiến tranh Trịnh –Nguyễn không phân thắng bại, hai bên giảng hòa và lấy sông Gianh làm ranh giới chia cắt. Vậy sông Gianh thuộc tỉnh nào hiện nay? a. Nghệ An b. Hà Tĩnh c. Quảng Bình d. Quảng Trị Câu 14: Điểm mới trong nghề thủ công nghiệp giai đoạn(XVI- XVIII) là: a. Các làng nghề vẫn được duy trì c. Nghề khai mỏ được đẩy mạnh b. Xuất hiện mầm mống kinh tế TBCN d. Nghề thủ công truyền thống phát triển Câu 15: vua quang trung dự định dời đô về nghệ an, kinh đô ấy có tên là gì? a. Đông Đô b. Tây Đô c. Kinh Đô d. Trung Đô Câu 16: Cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng có ý nghĩa là: a. Cơ sở để hoàn chỉnh bộ máy nhà nước hiện nay b. Để dễ bề cai trị c. Làm ổn định tình hình xã hội d. Thúc đẩy kinh tế phát triển B. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 1( 3,5 điểm ): Bằng những kiến thức đã học, hãy chứng minh nền văn hóa Đại Việt phát triển rực rỡ trong các thế kỷ X- XV? Câu 2(2,5 điểm): Trình bày những chính sách của vua Quang Trung? Những chính sách đó có tác dụng gì? Hết GỢI Ý ĐÁP ÁN I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm) - Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 II. Phần tự luận : (6 điểm ) Câu Nội dung Điểm Câu 1(3,5 điểm): Bằng những kiến thức đã học, hãy chứng minh nền văn hóa Đại Việt phát triển rực rỡ trong các thế kỷ X- XV? a. Tư tưởng tôn giáo 0,75 - Thế kỷ XV, thời Lê sơ Nho giáo chiếm địa vị độc tôn, trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị - Phật giáo được phổ biến rộng rãi đặc biệt dưới thời Lý- Trần, chùa chiền được xây dựng ở khắp nơi, sư sãi đông. b. Giáo dục. 0,75 - Để phát triển giáo dục: + 1070 lập Văn Miếu, 1075 mở kỳ thi Nho học + 1484 dựng bia tiến sỹ. c. Văn học. 0,5 - Từ thế kỷ XV văn học chữ Hán (Hịch tướng sĩ, Nam quốc sơn hà, Bạch Đằng giang phú, Bình Ngô đại cáo ) và chữ Nôm đều phát triển với nội dung ca ngợi đất nước. d. Nghệ thuật 0,75 + Kiến trúc phát triển theo hướng Phật giáo gồm chùa, tháp, đền. Kiến trúc ảnh hưởng của Nho giáo: Cung điện, thành quách, thành Thăng Long. + Điêu khắc: Chạm khắc, trang trí…mang những nét độc đáo riêng. + Nghệ thuật sân khấu chèo, tuồng, múa rối nước; + Âm nhạc (Trống, sáo, diều, đàn bầu, đàn tranh ) Trò chơi dân gian (Đấu vật, đua thuyền, đá cầu )mang tính đậm tính dân gian truyền thống. e. Khoa học - kỹ thuật 0,5 (2,5 điểm): - Thời Trần có bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu, Đại Việt sử ký toàn thư, Lam Sơn thực lục - Địa lý; Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ - Toán học: Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh, Lập thành toán pháp của Vũ Hữu - Quân sự: Súng thần cơ của Hồ Nguyên Trừng, Thuyền chiến * Nhận xét: Văn hóa Đại Việt thế kỷ X-XV phát triển phong phú đa dạng. Chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoài xong vẫn mang đậm tính dân tộc và dân gian. 0,25 Trình bày những chính sách của vua Quang Trung? Những chính sách đó có tác dụng gì? * Các chính sách: - Chính trị: Xây dựng chính quyền mới theo chế độ quân chủ chuyên chế, dự định dời đô về Nghệ An, - Kinh tế: Ban hành chiếu khuyến nông kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất, chia lại ruộng đất cho nhân dân, xóa một số thứ thuế vô lý,… - Xã hội: Lập lại sổ hộ khẩu - Giáo dục: Tổ chức lại giáo dục, ban chiếu khuyến học, đề cao chữ nôm và đưa vào nội dung thi cử - Quân sự: Được tổ chức lại quy cũ, trang bị vũ khí đầy đủ(súng kiểu Tây, pháo, gương,…) và đủ loại binh chủng (bộ binh, thủy binh, kỵ binh, tượng binh, pháo binh) - Ngoại giao: Quan hệ hòa hảo với nhà Thanh, CPC, Chân Lạp, Lào. * Tác dụng: Từng bước đưa đất nước vào thời kỳ ổn định và phát triển về mọi mặt, đặc biệt là kinh tế được phục hồi và phát triển 0,5 0,5 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 Hết Trường THPT Quang Trung Lớp:………. ĐỀ II Họ và tên:……………………………… KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Lịch sử 10 Học kỳ II (Năm 2010- 2011) NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ĐIỂM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 ĐIỂM) Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn đáp án đó Câu 1: Con người xuất hiện trên đất nước ta cách ngày nay là: a. 10- 20 vạn năm b. 20- 30 vạn năm c. 30- 40 vạn năm d. 40- 50 vạn năm Câu 2: Sắp xếp đúng theo tuần tự của 3 vùng Bắc- Trung – Nam tương ứng với 3 nền văn hóa là: a. Phùng Nguyên- Đồng Nai- Sa Huỳnh c. Đồng Nai- Phùng Nguyên - Sa Huỳnh b. Phùng Nguyên - Sa Huỳnh- Đồng Nai d. Đồng Nai- Sa Huỳnh- Phùng Nguyên câu 3: thời Văn Lang- Âu Lạc, đứng đầu mỗi bộ đó là: a. Lạc hầu b. Lạc tướng c. Bồ chính d. Xã quan Câu 4: quốc gia châmp và phù nam chịu ảnh hưởng của nền văn hóa nào sau đây? a. Trung Quốc b. Nhật Bản c. Ấn Độ d. phương Tây Câu 5: thời Bắc thuộc, chính quyền đô hộ thực hiện chính sách độc quyền: a. gạo – muối b. gạo- thuốc phiện c. sắt- thuốc phiện d. sắt- muối Câu 6: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 chống lại sự đô hộ của triều đại nào? a. nhà Hán b. nhà Tần c. nhà Tùy d. nhà Lương Câu 7: Nước ta rơi vào thời Bắc thuộc trong khoảng thời gian là: a. 111 TCN- 938 b. 179 TCN- 938 c. 40- 938 d. thế kỷ II- 938 Câu 8: Yếu tố nào sau đây như một “pháo đài” mà chính sách “đồng hóa” của phong kiến phương Bắc không thực hiện được? a. làng xã cổ truyền c. nhân dân ta có trình độ dân trí cao b. làng xã d. do sự bóc lột nặng nề Câu 9: Hãy điền nội địa danh đúng vào chỗ trống sau đây: Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ…………….ra Thăng Long Câu 10: Loại hình nghệ thuật rối nước có từ thời nào? a. thời Tiền Lê b. thời Hồ c. thời Trần d. thời Lý Câu 11: Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đặt quốc hiệu là: a. Vạn Xuân b. Đại Ngu c. Đại Cồ Việt d. Đại Việt câu 12: Phép quân điền là hình thức chia ruộng đất như sau: a. chia ruộng đất tư cho nông dân c. chia ruộng đất cho quan lại b. chia ruộng đất công cho nông dân chia ruộng đất cho hoàng tử Câu 13: Cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn diễn ra vào thời kỳ nào? a. cuối thế kỷ XVI c. cuối thế kỷ XVIII b. cuối thế kỷ XVII d. cuối thế kỷ XIX Câu 14: Chiến tranh Nam – Bắc triều nổ ra thế kỷ XVI. Vậy, Nam triều là chính quyền do ai nắm giữ? a. Nguyễn Kim b. Nguyễn Hoàng c. Trịnh Kiểm d. nhà Mạc Câu 15: Thời kỳ Đàng Trong- Đàng Ngoài là thời kỳ chia cắt đất nước ta lần thứ mấy trong lịch sử? a. lần thứ 4 b. lần thứ 3 c. lần thứ 2 d. lần thứ 1 Câu 16: Nhà Nguyễn thực hiện chính sách sai lầm dẫn đến sự mâu thuẫn giữa Việt Nam với phương Tây đó là: a. Cấm nhập khẩu hàng hóa của phương Tây b. Chính sách “cấm đạo” c. Chính sách “tứ bất” d. Chính sách “quân điền” B. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 1( 3,5 điểm ): Kinh tế nông nghiệp trong các thế kỷ X- XV rất phát triển. Em hãy làm rõ vấn đề trên? Sự phát triển nông nghiệp đương thời có ý nghĩa gì đối với xã hội? Câu 2(2,5 điểm): Tình hình tư tưởng, tôn giáo ở các thế kỷ XVI- XVIII như thế nào? Vì sao Nho giáo thời kỳ này bị suy thoái? Hết GỢI Ý ĐÁP ÁN I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm) - Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Hoa Lư II. Phần tự luận : (6 điểm ) Câu Nội dung Điểm Kinh tế nông nghiệp trong các thế kỷ X- XV rất phát triển. Em hãy làm rõ vấn đề trên? Sự phát triển nông nghiệp đương thời có ý nghĩa gì đối với xã hội? * Nền kinh tế nông nghiệp ở thế kỷ X- XV rất phát triển, nhà nước thực hiện nhiều chính sách để khuyến khích, phát triển nông nghiệp: - Khai hoang mở rộng diện tích ruộng đất - Các vua Tiền Lê, vua Lý còn thực hiện lễ cày tịch điền để khuyến khích nông dân cày cấy - Thực hiện chính sách ruộng đất “ lộc điền” và “ quân điền”, nghĩa là cấp ruộng đất cho quan lại, quý tộc và chia ruộng đất công cho nông dân Câu 1: (3,5đ) - Xây dựng các công trình thủy lợi lớn, thời Trần có đê “quai vạc” - Bảo vệ sức kéo, chăn nuôi gia súc, gia cầm được đẩy mạnh. - Phát triển các giống cây công nghiệp, cây ăn quả * Ý nghĩa: Nông nghiệp phát triển làm cho chế độ PK củng cố và phát triển, đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc, xã hội ổn định. 0,25 0,5 0,25 0,5 0,5 0,5 0,25 0,75 Câu 2: (2,5đ) * Tình hình tư tưởng, tôn giáo thế kỷ XVI- XVIII - Nho giáo từng bước suy thoát, trật tự phong kiến bị đảo lộn. - Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát triển mạnh như thời Lý – Trần. - Đạo Thiên chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi. - Tín ngưỡng truyền thống phát huy: Thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt -> Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú. * Nho giáo từng bước bị suy thoái và mất vai trò độc tôn như thời kỳ trước là do thời kỳ này chế độ phong kiến bị khủng hoảng, tôn ti trật tự phong kiến không được tôn trọng như trước 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Hết 4. Thu bài kiểm tra 5. Nhận xét và dặn dò: Soạn bài ở nhà (theo câu hỏi bài tập ở cuối bài) E. RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …… . TIẾN TR NH DẠY - HỌC 1. Ổn định lớp 2. Quán triệt quy c h ế 3. Phát đề - làm bài kiểm tra Tr ờng THPT Quang Trung Lớp:………. ĐỀ I Họ và tên:……………………………… KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Lịch sử 10 Học kỳ II. Nai Câu 3: Quốc gia Văn Lang- Âu Lạc tồn tại trong khoảng thời gian nào? a. thế kỷ VII TCN - II TCN c. thế kỷ VII TCN - II b. thế kỷ VII TCN - I TCN d. thế kỷ VII TCN - I Câu 4: Đặc điểm chung về hoạt. thế kỷ XVIII b. cuối thế kỷ XVII d. cuối thế kỷ XIX Câu 14: Chiến tranh Nam – Bắc triều nổ ra thế kỷ XVI. Vậy, Nam triều là chính quyền do ai nắm giữ? a. Nguyễn Kim b. Nguyễn Hoàng c. Tr nh