Một số bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn hóa đạt điểm cao

18 551 1
Một số bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn hóa đạt điểm cao

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn hóa đạt điểm cao Viết và cân bằng phương trình hóa học nhanh, chính xác (có thể dùng phương trình ion thu gọn thay cho phương trình phân tử, dùng sơ đồ thay cho phản ứng hóa học); Tính toán bằng phân số nếu gặp số không chia hết; Triệt để sử dụng phương pháp loại trừ để thu hẹp các phương án cần lựa chọn; Cần kiểm tra lại các phương án mà các em lựa chọn. 1. Tránh tỉ mẩn, cần cù trong cách giải Để tự tin, không bị mất bình tĩnh khi làm bài thi trắc nhiệm môn hóa các em nên ôn tập thật tốt, nắm chắc kiến thức. Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn hóa đạt điểm cao là nên bắt đầu làm bài từ câu trắc nghiệm số 1; lần lượt “lướt qua” khá nhanh, quyết định làm những câu cảm thấy dễ và chắc chắn, đồng thời đánh dấu trong đề thi những câu chưa làm được; lần lượt thực hiện đến câu trắc nghiệm cuối cùng trong đề. Sau đó quay trở lại “giải quyết” những câu đã tạm thời bỏ qua. (không mất quá 2 phút cho 1 câu, sau khi giải quyết hết câu khác mà còn thời gian thì mới tập trung giải quyết các câu còn lại, còn nếu đã sát thời gian (còn <5 phút) thì nên cân nhắc, tính toán đánh “lụi” để đạt xác suất cao nhất). 2. Đọc kĩ câu hỏi Mặc dù cần phải đọc nhanh câu hỏi để làm nhưng không có nghĩa các thí sinh được phép đọc lướt một cách cẩu thả. Nhiều bẫy rất nhỏ trong đề thi, chỉ khi đọc kĩ các thí sinh mới tìm ra được. Chẳng hạn câu hỏi “Hãy tìm câu trả lời không đúng trong những câu dưới đây” . Như vậy, nếu bạn chỉ đọc lướt qua mà không chú ý sẽ có thể bỏ sót chữ “không”, “không đúng” = “sai”, nhưng nếu chỉ chú ý tới chữ “đúng” cộng với kiến thức không chắc thì rất có thể bạn sẽ mất điểm câu đó một cách dễ dàng. Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn hóa đạt điểm cao là hãy luyện tập cách nhìn câu hỏi nhanh mà vẫn bao quát được cả câu hỏi. Nếu cần các thí sinh có thể đánh dấu những từ quan trọng trong đề, điều đó sẽ giúp bạn tránh được sai sót trong quá trình làm bài. 3. Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn hóa đạt điểm cao là nên để phiếu TLTN phía tay cầm bút (thường là bên phải), đề thi trắc nghiệm phía kia (bên trái): tay trái giữ ở vị trí câu trắc nghiệm đang làm, tay phải dò tìm số câu trả lời tương ứng trên phiếu TLTN và tô vào ô trả lời được lựa chọn (tránh tô nhầm sang dòng của câu khác). PHƯƠNG PHÁP “LỤI” CÓ TÍNH TOÁN - BÍ QUYẾT LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM MÔN HÓA ĐẠT ĐIỂM CAO: Mỗi câu hỏi có 4 đáp án nhưng thường sẽ có 3 câu na ná giống nhau. 1 trong 3 chắc chắn là đáp án đúng, có thể loại ngay đáp án còn lại. Ví dụ : A. Chu kỳ 4, nhóm IIA B. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB C. Chu kỳ 3, nhóm VIB D. Chu kỳ 4, nhóm VIIIA Ở đây thấy ngay đáp án C khác hẳn với các đáp án còn lại (có chữ Chu kỳ 3), nó sẽ là đáp án sai. Đây là cách “làm nhiễu” rất phổ biến trong đề thi môn Hóa và các môn khác để thí sinh không thể chọn được ngay 1 đáp án chỉ với việc tính 1 dữ kiện. Bởi vậy xung quanh đáp án đúng sẽ có 1 vài đáp án giống nó. Và đáp án khác biệt nhất chắc chắn là đáp án sai. - Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn hóa đạt điểm cao: Đáp án bị loại ngay lập tức sẽ thường có 1 phần đúng Vẫn với ví dụ trên, đáp án C bị loại mang phần sai là "chu kỳ 3", vậy thì phần "nhóm VIB" của nó sẽ là phần đúng. Vì vậy bạn có thể chọn đáp án nào giống (hoặc gần giống) với phần đúng này trong 3 đáp án còn lại. Trong ví dụ trên, bạn có thể khoanh ngay đáp án B. Vì nó có phần cuối khá giống, với chữ B. Ta cùng phân tích một ví dụ khác A. 4,9 và glixerol B. 4,9 và propan-1,3-điol C. 9,8 và propan-1,2-điol D. 4,9 và propan-1,2-điol Loại ngay đáp án C vì có phần "9,8" khác với những đáp án còn lại, đi cùng với nó là “propan-1,2-điol”, vậy dữ kiện đúng là “propan-1,2-điol”. Từ đây suy ra D là đáp án đúng - Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn hóa: Dữ kiện nào xuất hiện nhiều lần trong các đáp án thường thì dữ kiện đó là dữ kiện đúng. Ví dụ A. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2 B. Zn(NO3)2 và AgNO3 C. Fe(NO3)2 và AgNO3 D. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2 Dễ thấy Zn(NO3)2 xuất hiện 3 lần ở các đáp án A, B và D, vậy 1 trong 3 đáp án này là đúng. Áp dụng cùng với mẹo thứ hai ở trên, đáp án C bị loại sẽ có 1 phần đúng, vậy phần đúng đó có thể là Fe(NO3)2 hoặc AgNO3. Từ đây suy ra đáp án A hoặc B đúng. Bạn đã thu hẹp phạm vi đáp án lại rồi đấy. Cơ hội chọn lựa lúc này là 50:50, nhưng vẫn tốt hơn là 1:3 nên xác suất đúng sẽ cao hơn nhiều Cùng phân tích một ví dụ khác: A. Al, Fe, Cr B. Mg, Zn, Cu C. Ba, Ag, Au D. Fe, Cu, Ag Đếm số lần xuất hiện của dữ kiện thì thấy : Al, Zn, Au, Ba, Al xuất hiện 1 lần trong 4 đáp án. Nhưng Fe, Cu, Ag thì xuất hiện những 2 lần. Vậy đáp án D. Fe, Cu, Ag là đáp án đúng. - Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn hóa: 2 đáp án nào gần giống nhau thì 1 trong 2 thường đúng A. m = 2a - V/22,4 B. m = 2a - V/11,2 C. m = 2a - V/5,6 D. m = 2a + V/5,6 C hoặc D sẽ là đáp án đúng vì khá giống nhau Loại D vì 3 đáp án còn lại đều xuất hiện dấu - còn 3 đáp án còn lại đều xuất hiện dấu + Vậy đáp án ta chọn sẽ là C. - Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn hóa: Nếu thấy 2-3 đáp án có liên quan mật thiết tới nhau như "gấp đôi nhau", "hơn kém nhau 10 lần", thì 1 trong số chúng sẽ là đáp án đúng. Cách này giúp bạn khoang vùng sự lựa chọn rất hữu hiệu Vd : A. 15 B. 20 C. 13,5 D. 30 Dễ thấy 30 gấp đôi 15, vậy 1 trong 2 sẽ là đáp án đúng. - Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn hóa đạt điểm cao: Nếu các đáp án xuất hiện %, những đáp án nào cộng với nhau bằng 100% thường là đáp án đúng VD: A. 40% B.60% C. 27,27% D.50% Dễ thấy 40% + 60% = 100%, vậy A hoặc B là đáp án đúng. Một số bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn hóa dạng toán khác: I) Dạng toán kim loại/ oxit kim loại phản ứng với axit và liên quan 1) Kim loại + H2SO4/ HCl loãng Hỗn hợp kim loại X phản ứng với HCl/ H2SO4 loãng sinh ra a (g) khí H2 hay V lít khí. Yêu cầu tính lượng muối tạo thành (hay muối khan/ rắn sau khi cô cạn). Key: m(muối) = m(hỗn hợp kim loại X) + 96 * nH2 (với H2SO4 loãng) m(muối) = m(hỗn hợp kim loại X ) + 71 * nH2 (với HCl) Ví dụ: a) Cho 11,4 gam hh gồm 3 kim loaị Al, Mg, Fe phản ứng hết với H2SO4 loãng, thu được 10,08 lít H2 (đkc). Cô cạn dd thu được m gam rắn. Vậy m có thể bằng: Áp dụng: m(muối rắn) = m(hh kim loại) + 96 * nH2 = 11,4 + 96 * (10,08/22,4) = 54,6g b) Cho 20g hỗn hợp bột Mg, Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có 1 gam khí thoát ra. Lượng muối clorua tạo thành là bao nhiêu gam? Áp dụng: m(muối) = m(hh kim loại) + 71 * n(khí) = 20 + 71 * (1/2) = 55,5 g (hiểu ngầm khí là H2) 2) Kim loại với axit HNO3 (đặc/ loãng) Dạng 1: Kim loại (đã biết tên và khối lượng) phản ứng với … Yêu cầu tính V lít (hỗn hợp) khí sinh ra. Hoặc tính số mol khí sinh ra. Dạng 2: Kim loại M (chưa biết tên) phản ứng với …sinh ra V lít (hỗn hợp) khí (hay số mol khí đã biết). Yêu cầu tìm tên kim loại M. Dạng 3: Kim loại (đã biết tên nhưng chưa biết khối lượng) phản ứng với … sinh ra V lít (hỗn hợp) khí (hay số mol). Yêu cầu tính m khối lượng kim loại phản ứng. Áp dụng: (rất hay gặp, chiếm 4-6 câu): e là electron Key: n(e cho) = (mkim loại/ Mkim loại) * hóa trị (của kim loại) ne nhận = 1*nNO2 + 3* nNO + 8*nN2O + 10 *nN2 (PỨvới HNO3). = 2*nSO2 + 6*nS + 8*nH2S (PỨ với H2SO4 đặc, thường gặp SO2) = 2*nH2 (PỨ với H2O, H2SO4/ HCl loãng hay NaOH,…). Không có chất nào, cho nó bằng 0. Sau đó, cho n(e cho) = n(e nhận) rồi giải phương trình. Ví dụ: a) Cho 4,05g Al tan hết trong d/d HNO3 sinh ra V lít . Tính V. (dạng 1) * Áp dụng: n(e cho) = (mAl/ MAl) * hóa trị (Al) = (4,05/27) * 3 = 0,45mol n(e nhận) = 8*N2O = 8 * (VN2O/22,4) Cho n(e cho) = n(e nhận) => 0,45 = 8 * (VN2O/22,4) => V= 1,26 lít. * Tính nhanh: Cho n(e cho) = n(e nhận) (mAl/ MAl) * hóa trị (Al) = 8*N2O (4,05/27) * 3 = 8 * (VN2O/22,4) => V=1,26l. b) Đem 15g hh (Al, Zn) tác dụng HNO3 đặc, nguội, dư thì thu được 2g chất rắn. Thể tích khí NO2sinh ra (ở đkc) là : (dạng 1) Lưu ý: Al, Cr, Fe không PỨ với HNO3/ H2SO4 đặc nguội nên bài này chỉ có Zn phản ứng và chất rắn còn lại là Al. mZn pứ = mhh – mAl sau pứ = 15 - 2=13g. Áp dụng: Cho ne cho = ne nhận (mZn/ Mzn) * hóa trị (Zn) = nNO2 (13/65) * 2 = (VNO2/22,4) => V= 8,96 lít. c) Hòa tan m(g) Al vào d/d HNO3 loãng thu được hỗn hợp khí gồm 0,1mol N2 và 0,01mol NO. Tính m. (dạng 3) Áp dụng: Cho ne cho = ne nhận (mAl/ MAl) * hóa trị (Al) = (10*nN2 + 3*nNO) (mAl/27) * 3 = (10*0,1 + 3*0,01) => mAl = 9,27g d) Cho 2,7g kim loại Al t/d với NaOH dư thu được V lít khí H2. Tính V (dạng 1) Áp dụng: Cho ne cho = ne nhận (mAl/ MAl) * hóa trị Al = 2*nH2 (2,7/27) * 3 = 2*(VH2/ 22,4) => V = 3,36lít. e) Cho 5,4g kim loại X t/d với HCl dư thu được 6,72 lít khí H2. Tên X? Biết X có hóa trị III. (dạng 2). Áp dụng: Cho ne cho = ne nhận (mX/ MX) * hóa trị X = 2*nH2 (5,4/Mx) * 3 = 2*(6,72/ 22,4) => MX = 27 => X là Al. * Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn hóa : khi nhắc đến Al thì nhớ 4 con số 2,7g ; 5,4g ; 1,08g; 10,8g hay gặp (và ngược lại, đề bài có 4 con số này nhưng yêu cầu tìm tên kim loại, hãy nghĩ đến Al. Hoặc kim loại hóa trị III => Al) f) Cho 6,4g kim loại A t/d hết H2SO4 đặc nguội sinh ra 6,4 gam SO2. Hỏi kim loại A? (dạng 2). Đáp án: Cu – Fe – Al – Zn Nhìn liếc qua 4 đáp án thì phần lớn là kim loại hóa trị II. Áp dụng: Cho n(e cho) = n(e nhận) (mA/ MA) * hóa trị A = 2*nSO2 (6,4/MA) * 2 = 2*(6,4/64) => MA = 64 => A là Cu. * Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn hóa : thấy số 6,4 g hay 0,64g thì hãy nghĩ đến Cu. * Loại trừ: Fe/ Al/ Cr không phản ứng với H2SO4/ HNO3 đặc nguội -> loại. Khi PỨ thấy sinh raN2/ N2O hoặc S, H2S thì nhớ đến 3 kim loại sau: Al/ Mg/ Zn (thần chú: Áo mỏng dính). Trong vd f, thấy sinh ra SO2 (ko phải S hay H2S) nên loại Zn. Vậy chỉ còn là Cu là đáp án. g) Cho m (g) Fe phản ứng với HCl loãng sinh ra 0,2g khí. Tính m. (dạng 3) Áp dụng: Cho n(e cho) = n(e nhận) (mFe/ MFe) * hóa trị Fe = 2*nH2 (mFe/56) * 2 = 2*(0,2/2) => mFe = 5,6g. *Vậy bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn hóa : khi thấy Fe thì nghĩ đến số 5,6g (và ngược lại, đề cho 5,6g và hỏi kim loại gì thì nghĩ đến Fe). Tương tự: khi thấy Kali thì 3,9g hay 0,39g. Nói chung là con số m có liên quan đến M của kim loại đó * Lưu ý: Fe với HNO3/ H2SO4 đặc thì có hóa trị III, còn HCl/ H2SO4 loãng thì có hóa trị II. 3) Hỗn hợp kim loại X với axit HNO3 (đặc/ loãng) và yêu cầu tính khối lượng muối (hay muối rắn/ khan sau khi cô cạn) biết V lít khí sinh ra. m(muối) = m(hỗn hợp kim loại X) + 62 * n(e nhận) (với HNO3) với ne nhận tính như trên Ví dụ: Cho 2,06g hỗn hợp gồm Fe, Al, Cu tác dụng với dd HNO3 loãng dư thu được 0,896 lít NO duy nhất (đkc). Khối lượng muối nitrat sinh ra là: A. 9,5g. B. 7,54g. C. 7,44g. D. 1,02g. Key: m(muối nitrat) = m(hỗn hợp kim loại) + 62 * n(e nhận) ( với ne nhận = 3* nNO) = 2.06 + 62 * 3 * (0,896/22,4) = 9,5g * Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn hóa : hai số 7,54g ; 7,44g na ná nhau ở số 7 nên loại 2 cái đi. Loại 1,02 đi vì khối lượng muối sau phản ứng phải lớn hơn 2,06g (do cộng thêm). Vậy còn đáp án 9,5g. 4) Hỗn hợp oxit kim loại + H2SO4 loãng (H2SO4 đặc khó hơn nên không đề cập). Tính lượng muối sunfat tạo thành. Key: m(muối sunfat) = m(hỗn hợp oxit kim loại) + 80 * nH2SO4 [...]... 0,4g Vậy bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn hóa : khi hỏi đến điện phân, kim loại hay gặp nhất là Cu, sau đó Ag (hóa trị I) >>> Xem thêm: Phương pháp học tốt tiếng anh giao tiếp MỘT VÀI BÍ QUYẾT LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM MÔN HÓA CHỌN NHANH ĐÁP ÁN 1) Khi đề hỏi kim loại hóa trị III thì nghĩ ngay đến Al Còn kim loại chỉ có một hóa trị thì loại bỏ Fe/ Cr/ Cu Về dãy điện hóa thì nhớ mấy cái hay gặp (thi ĐH... đến làm mềm nước cứng, 2 chất ưu tiên trên hết: Na2CO3 và Na3PO4 (hay K2CO3 và K3PO4) Thường gặp các đáp án: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Na2CO3, K2CO3 (chưa ra thi) 6) Khi đề cập kim loại kiềm -> chọn những gì liên quan đến số 1 (như nhóm IA), kim loại kiềm thổ -> chọn đáp án liên quan số 2 Còn Al thì liên quan đến số 3 và 4 số 2,7g; 5,4g Tương tự Fe, Cu, … 7) Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn hóa đạt điểm. .. C4H9NH2 và C5H11NH2 Lập tỉ lệ: tổng số C / tổng số H = 1/ (2*2)=1/4 Để chọn đáp án, tính tổng số C và số H của cả 2 chất, sau đó loại trừ (nếu ko đúng tỉ lệ) a) tỉ lệ 5/16 # 1/4 -> loại b) 7/20 # 1/4 -> loại c) Tỉ lệ (1+2)/(3+2+5+2)=3/13=1/4 -> đúng => C Câu d chắc chắc ko đúng tỉ lệ Trên đây là tất cả bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn hóa , những gì về “lụi” trắc nghiệm mà chúng tôi muốn nói với các... Các đáp án: 46 – 44,46 – 37,65 – 39 (ĐH A 2007-2008-2009) m(rắn) = m(hỗn hợp oxit kim loại) - 16 * nCO = 45 – 16 * (8,4/22,4) = 39g * Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn hóa : Thấy số thập phân và số nguyên -> chọn số nguyên (dạng toán oxit, khi hỏi khối lượng thường là số nguyên) => chọn 46 hay 39 Vì khối lượng chất rắn sau PỨ phải giảm (do trừ bớt) nên nó nhỏ hơn khối lượng ban đầu -> loại 46 vì 46>45... m(muối clorua) = m(hh muối cacbonat) + 11 * n(khí CO2) = 5 + 11 * (1,68/22,4) = 5,825g * Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn hóa : loại số 10,8g đi vì nó quá lớn (theo công thức nó tăng có 11*nkhí thôi) nên loại Còn số 4,75g II) Dãy điện hóa kim loại: chỉ cần nhớ những nguyên tố hay gặp > Chiều tăng tính oxi hóa K+ Na+ Mg2+ Al3+ Cr2+ Zn2+ Fe2+ Pb2+ H+ Cu2+ Fe3+ Ag+ ... ml sang lít) III) Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn hóa về toán điện phân: Công thức: m = (A*I*t) / (96500*n) với: A là M của chất (thường gặp là kim loại), I là cường độ dòng điện (A), t là thời gian điện phân (s), n ở đây là hóa trị (thường gặp là kim loại) ko phải số mol => n(e) = It/(96500*e) e ở đây là số e nhường Vd: a) Điện phân với điện cực trơ dd muối sunfat kim loại hóa trị II với cường... đường nào khác Đừng xem đây là “bùa chú” hay là “chìa khóa” Kĩ năng là phần quan trọng, nhưng "có kiến thức là có tất cả" Vì vậy, để làm bài trắc nghiệm môn Hóa được tốt thì học sinh chỉ cần ôn tập lý thuyết kiến thức trong sách giáo khoa, chuẩn bị trước khi kiểm tra và giữ một trạng thái tâm lý ổn định luôn là phương pháp khoa học Chúc các bạn làm bài thi thật tốt nhé! ... gồm MgO, FeO, CuO t/d với 300ml dung dịch H2SO4 2M dư Cô cạn dung dịch sau PỨ thu được m(g) muối khan Tính m Đáp án: 30 -31 – 32 – 80 * Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn hóa : khối lượng muối thu phải lớn hơn khối lượng ban đầu (do cộng) Vì vậy 30,31 loại đi Còn số 32, thì ko có chuyện khối lượng trước và sau như nhau -> còn 80 là đáp án Các bạn có thể áp dụng công thức tính 5) Hỗn hợp oxit kim loại... con số m(g), từ đó khi bạn gặp mấy con số này, bạn sẽ biết đáp án 10) 1 vài con số cần nhớ: Các phản ứng tạo NH3, dù trong điều kiện tốt nhất thì hiệu suất cao nhất vẫn là 25% (H=25%) (câu này có trong phần đọc thêm SGK Hóa 11 và đã ra thi trong đề khối A 2010), nồng độ dd fomon (HCHO) dùng để ướp xác là khoảng 37 40% Tìm CTPT Amin/ HCHC trong các BT đốt cháy Dùng công thức tỉ lệ: Số C : số H : số N... đạt điểm cao với thần chú: - Li K Na Mg Ca Ba: khi nào má cần ba - Mg Ca Ba Pb Cu Hg Cr Zn Fe: má cản ba phá cửa hang Crom kẽm sắt (kim loại hóa trị II hay gặp) Các kim loại kiềm và Ag có duy nhất hóa trị I Còn Al chỉ có duy nhất có hóa trị III - 10 nguyên tố đầu: H He Li Be B C N O F Ne: hoa héo li bể ba cằng nhằng ông phải né 8) Câu dài nhất là câu đúng nhất (thường gặp với những môn học bài, lí thuyết) . khi làm bài thi trắc nhiệm môn hóa các em nên ôn tập thật tốt, nắm chắc kiến thức. Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn hóa đạt điểm cao là nên bắt đầu làm bài từ câu trắc nghiệm số 1;. sai sót trong quá trình làm bài. 3. Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn hóa đạt điểm cao là nên để phiếu TLTN phía tay cầm bút (thường là bên phải), đề thi trắc nghiệm phía kia (bên trái):. Một số bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn hóa đạt điểm cao Viết và cân bằng phương trình hóa học nhanh, chính xác (có thể dùng phương trình

Ngày đăng: 29/05/2015, 15:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Một số bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn hóa đạt điểm cao

  • Viết và cân bằng phương trình hóa học nhanh, chính xác (có thể dùng phương trình ion thu gọn thay cho phương trình phân tử, dùng sơ đồ thay cho phản ứng hóa học); Tính toán bằng phân số nếu gặp số không chia hết; Triệt để sử dụng phương pháp loại trừ để thu hẹp các phương án cần lựa chọn; Cần kiểm tra lại các phương án mà các em lựa chọn.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan