1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề tài Tin 6 (2010-2011)

10 129 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 106,5 KB

Nội dung

Đề tài: “Biện pháp rèn cho học sinh khối 6 trường THCS An Hoà trình bày văn bản Word đúng quy tắc”. A. MỞ ĐẦU 1) Lí do chọn đề tài Những năm gần đây, môn Tin học được đưa vào dạy ở trường THCS. Đây là môn học rất mới đối với các em học sinh, nhất là ở khu vực nông thôn; và là giai đoạn đầu tiên các em bắt đầu được làm quen với Tin học và máy tính điện tử. Chương trình Tin học THCS gồm 4 quyển sách được chia thành 4 giai đoạn tương ứng với 4 năm học. Năm đầu tiên các em được tìm hiểu về thông tin và tin học; được trang bị một số kiến thức cơ bản về máy tính; được luyện tập sử dụng chuột và gõ phím nhờ các phần mềm hổ trợ; được giới thiệu và tìm hiểu cách tổ chức và quản lí thông tin trong máy tính. Đặc biệt nhất là trong chương trình học kì II của lớp 6, học sinh được làm quen và tiến hành soạn thảo văn bản bằng chương trình Microsoft Word. Văn bản được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống, trong học tập và trong công việc. Tiếng Việt rất phong phú và đa dạng thế nhưng việc trình bày một văn bản đúng chính tả, đúng quy tắc là không khó, đòi hỏi người soạn thảo phải am hiểu về Tiếng Việt, phải nắm rõ các quy tắc gõ (trình bày). Thực tế cho thấy cũng có không ít trường hợp trình bày một văn bản còn sai sót từ chính tả đến các quy tắc, nhất là đối với những người mới vừa làm quen với Tin học và các em học sinh. Nếu những sai sót này không được hướng dẫn sửa chữa kịp thời thì sau này dần dần sẽ trở thành thói quen rất khó để khắc phục. Trong năm học vừa qua, tôi được phân công dạy Tin học 6. Điều mà tôi quan tâm nhất là việc trình bày văn bản Word của các em học sinh còn rất nhiều sai sót về cách gõ văn bản bằng chữ Việt. Trong năm học này – năm học 2010-2011, tôi tiếp tục được Ban giám hiệu phân công giảng dạy Tin học 6 và dạy luôn chương trình Tin học 7. Xuất phát từ đó, tôi mạnh dạn trình bày các biện pháp mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng thành công để khắc phục tình trạng này. Đó là đề tài: “Biện pháp rèn cho học sinh khối 6 trường THCS An Hoà trình bày văn bản Word đúng quy tắc”. 2) Đối tượng nghiên cứu: - Quy tắc gõ (trình bày) văn bản chữ Việt bằng chương trình Micosoft Word 2003. - Học sinh khối 6 trường THCS An Hoà năm học 2009-2010 và năm học 2010-2011 3) Phạm vi nghiên cứu: Do đặc điểm tình hình của đơn vị, đề tài này tôi xin giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau: - Thời gian: từ HK2 năm học 2009-2010 đến nửa đầu HK2 năm học 2010-2011. - Học sinh: Học sinh khối 6 trường THCS An Hoà năm học 200-2010 và năm học 2010-2011. - Kiến thức: Quy tắc trình bày văn bản trong Word (Sách giáo khoa Tin học THCS quyển 1 trang 72) 4) Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập tài liệu. - Phương pháp điều tra, trưng cầu ý kiến. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục. Thực hiện: - Giáo viên: Nguyễn Duy Tân Trang - Tổ chuyên môn: Toán – Tin học - Đơn vị: Trường THCS An Hòa 1 Đề tài: “Biện pháp rèn cho học sinh khối 6 trường THCS An Hoà trình bày văn bản Word đúng quy tắc”. - Phương pháp tổ chức trò chơi. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp thống kê. B. NỘI DUNG 1) Cơ sở lý luận - Nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 9/12/2000 về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Nội dung chương trình là tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng CNTT vào dạy và học. - Thông tư số 14/2002/TT-BGD&ĐT ngày 1/4/2002 về việc hướng dẫn quán triệt chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông. - Chỉ thị số 58-CT/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Chỉ thị 29/CT của Trung Ương Đảng về việc đưa CNTT vào nhà trường. Chỉ thị 29 nêu rõ : “Ứng dụng và phát triển CNTT trong giáo dục và đào tạo sẽ tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập và quản lí giáo dục”. “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập ở tất cả các môn học” . - Trong nhiệm vụ năm học 2005 - 2006 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: “Khẩn trương triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT từ nay đến năm 2010 của chính phủ và đề án dạy Tin học ứng dụng CNTT và truyền thông giai đoạn 2005 - 2010 của ngành”. - Chiến lược phát triển giáo dục 2005 – 2010 chỉ rõ: “Nhanh chóng áp dụng CNTT vào giáo dục để đổi mới phương pháp giáo dục và quản lí” 2) Cơ sở thực tiễn Đảng và nhà nước ta đã và đang không ngừng tuyên truyền vận động mọi người dân Việt Nam hãy cùng chung tay xây dựng một nước Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, Để làm được điều đó, một yếu tố không kém phần quan trọng là người Việt Nam phải yêu Tiếng Việt Nam, phải biết viết và trình bày đúng các Văn bản chữ Việt. Viết và trình bày đúng các văn bản chữ Việt không chỉ giúp chúng ta làm tốt các công việc, nhiệm vụ của cá nhân, của tập thể mà còn thể hiện lòng yêu Tiếng Việt, yêu quê hương đất nước; mặt khác còn tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc trong ánh mắt của bạn bè quốc tế, nhất là những người đã biết hoặc đã và đang học Tiếng Việt. Ngoài ra, nếu một ai đó thường xuyên phải tạo ra văn bản thì cần phải cẩn thận, phải nắm rõ các quy tắc trình bày văn bản để vận dụng chúng vào soạn thảo. Điều quan trọng ở đây là con người phải được học và rèn luyện thật cẩn thận các quy tắc này ngay từ khi bắt đầu tiếp xúc và làm quen với Tin học, có vậy dần dần mới trở thành thói quen tốt cho sau này. Nếu một giáo viên đứng lớp để giảng dạy mà xem nhẹ các quy tắc này thì sẽ rất khó sửa chữa cho người học khi các thao tác chưa đúng Thực hiện: - Giáo viên: Nguyễn Duy Tân Trang - Tổ chuyên môn: Toán – Tin học - Đơn vị: Trường THCS An Hòa 2 Đề tài: “Biện pháp rèn cho học sinh khối 6 trường THCS An Hoà trình bày văn bản Word đúng quy tắc”. đó đã trở thành thói quen của họ. Thỉnh thoảng ta thường bắt gặp ở đâu đó một vài văn bản được trình bày chưa đúng theo quy tắc. Về mặt hình thức có thể ta sẽ nghĩ những thiếu sót này không quan trọng, mặc dù văn bản đã được trình bày sai quy tắc nhưng phần lớn chúng ta đều có thể suy nghĩ và hiểu đúng theo ý nghĩa thật của nội dung vấn đề; nhưng nếu xét về “mặt chất” của văn bản sẽ vô cùng quan trọng khi những nội dung của các văn bản này là các hợp đồng lớn, những nội dung gửi cho một ai đó là người nước ngoài, Xuất phát từ đó, tôi thấy những kinh nghiệm mà tôi đã tích lũy được trong quá trình lên lớp của mình năm qua về việc rèn luyện cho học sinh lớp 6 gõ văn bản Word đúng quy tắc là rất quan trọng và rất cần thiết trong giai đoạn đầu hướng dẫn các em tập gõ văn bản Word. Xin trình bày ra đây để nhận được sự chia sẽ của quý đồng nghiệp. 3) Nội dung vấn đề 3.1 Vấn đề đặt ra: Trong năm học 2009-2010, có nhiều học sinh lớp 6 có thể do yếu tố chủ quan hoặc khách quan, khi thực hành gõ văn bản vẫn còn nhiều sai sót so với quy tắc mà giáo viên đã truyền thụ theo tinh thần sách giáo khoa trình bày ở trang 72 của quyển 1. - Nguyên nhân chủ quan: do học sinh không chịu học bài, không thuộc bài, hoặc nếu có thuộc nhưng khi vận dụng vào thực hành thiếu ý thức, không cẩn thận, hoặc cũng có thể là do sau khi trình bày xong thì không chịu xem lại, dò kỹ lại,… - Nguyên nhân khác quan: là do hạn chế về thời gian tiết dạy, giáo viên chưa thể kiểm tra được hết việc học lý thuyết của học sinh ở nhà cũng như việc thực hành của các em ở lớp, hoặc khi kiểm tra phát hiện học sinh có sai sót trong cách trình bày văn bản mà giáo viên không thường xuyên theo dõi, kiểm tra nhắc nhở các em khắc phục triệt để. Mặc khác, đa số học sinh trường THCS An Hòa thuộc dạng học sinh nông thôn, điều kiện kinh tế gia đình phần lớn còn khó khăn nên ít có gia đình mua máy vi tính cho con em học tập do đó việc học tập, thực hành môn Tin học ở nhà của các em ít nhiều cũng có hạn chế,… 3.2 Giải pháp cho vấn đề đặt ra:  Giải pháp thứ nhất: Giảng lý thuyết. Nội dung của quy tắc gõ văn bản trong Word được sách giáo khoa Tin học THCS trình bày ở trang 72 quyển 1 cụ thể như sau: - Các dấu ngắt câu (dấu chấm (.), dấu phẩy (,), dấu hai chấm (:), dấu chấm phẩy (;), dấu chấm than (!), dấu chấm hỏi (?)) phải được đặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu cách nếu sau đó vẫn còn nội dung. - Các dấu mở ngoặc và các dấu mở nháy gồm các dấu (, [, {, < , ‘ và “, phải được đặt sát vào bên trái kí tự đầu tiên của từ tiếp theo. Các dấu đóng ngoặc và các dấu đóng nháy tương ứng, gồm các dấu ), ], }, >, ’, và ”, phải được đặt sát vào bên phải kí tự cuối cùng của từ ngay trước đó. - Giữa các từ chỉ dùng một kí tự trống (gõ phím Spacebar) để phân cách - Một văn bản thường gồm nhiều đoạn văn bản. Nhấn phím Enter để kết thúc một đoạn văn bản chuyển sang đoạn văn bản mới và chỉ nhấn Enter một lần. Thực hiện: - Giáo viên: Nguyễn Duy Tân Trang - Tổ chuyên môn: Toán – Tin học - Đơn vị: Trường THCS An Hòa 3 Đề tài: “Biện pháp rèn cho học sinh khối 6 trường THCS An Hoà trình bày văn bản Word đúng quy tắc”. Để học sinh nắm vững lý thuyết và có thể vận dụng tốt vào thực hành, tôi chia nội dung quy tắc ra làm 4 phần riêng biệt để giảng bài cho học sinh.  Các dấu ngắt câu: Đầu tiên tôi dùng máy chiếu để chiếu một đoạn văn trong đó các câu đều trình bày sai quy tắc gõ văn bản (các dấu . , : ; ! ?) thay vì viết sát vào từ đứng trước và cách từ đứng đứng sau nó một khoảng trắng thì tôi cố tình cho nó cách từ đứng trước nó một hoặc vài khoảng trắng hoặc viết sát vào kí tự đầu tiên của từ đứng sau nó sao cho trong đoạn văn có một hoặc vài dấu bị rớt xuống đứng đầu dòng rồi cách ra một hoặc vài khoảng trắng hoặc đầu dòng có một từ mà trước nó có dính một trong các dấu nêu trên vào kí tự đầu tiên của từ,…. Tôi yêu cầu học sinh quan sát đoạn văn và cho nhận xét về cách trình bày các dấu câu trong đoạn văn đó. Qua đó các em nhận ra sự không phù hợp trong cách trình bày. Tiếp theo tôi đặt câu hỏi các em nguyên nhân tại sao có trường hợp như thế. Nếu các em không trả lời được thì tôi giới thiệu sau đó chốt lại và cho các em ghi vở phần đầu của quy tắc. Phần củng cố, trước tiên tôi yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung lý thuyết vừa ghi vở sau đó lần lượt một vài em cho ví dụ trên máy chiếu cho cả lớp quan sát, nhận xét việc trình bày một số dấu ngắt câu đúng và sai quy tắc để học sinh có sự so sánh và khắc sâu kiến thức.  Các dấu mở ngoặc và mở nháy: Tôi cũng tiến hành lần lượt các bước tương tự như dạy phần các dấu ngắt câu nhưng trong phần củng cố tôi củng cố khắc sâu cho học sinh bằng cách cho các em tự trả lời hoặc thảo luận theo nhỏ (tùy theo đặc điểm tình hình lớp, học sinh) câu hỏi “Em có nhận xét, so sánh gì về quy tắc gõ các dấu ngắt câu với quy tắc gõ các dấu mở ngoặc, mở nháy?” Nếu học sinh không trả lời được thì tôi nhấn mạnh cho các em: Có thể nói rằng nói nôm na cho dễ nhớ là quy tắc gõ các dấu ngắt câu, đóng ngoặc, đóng nháy và quy tắc gõ các dấu mở ngoặc, mở nháy là hai cách trình bày ngược nhau: dấu ngắt câu, dấu đóng ngoặc, đóng nháy thì dính sát từ đứng trước và cách từ sau; dấu mở ngoặc, mở nháy thì cách từ trước và dính sát vào kí tự đầu tiên của từ đứng sau (mỗi lần cách chỉ sử dụng một và chỉ một khoảng trắng).  Kí tự trống: Tôi hướng dẫn học sinh phím Spacebar (phím dài nhất trên bàn phím) là phím duy nhất dùng để tạo ra khoảng trắng phân cách giữa hai từ. Nhấn mạnh cho học sinh chỉ sử dụng một và chỉ một lần phím cách để phân cách giữa hai từ trong cùng một câu hoặc kết thúc một câu (bằng dấu chấm) để sang câu mới trong cùng một đoạn. Giờ củng cố tôi yêu cầu học sinh tự cho ví dụ đúng và ví dụ sai trong việc sử dụng phím cách để khắc sâu cho các em.  Kết thúc một đoạn văn: Theo quy tắc gõ và trình bày văn bản, để kết thúc một đoạn văn bản và sang đoạn mới thì ta phải ấn phím Enter. Nhấn mạnh cho học sinh chỉ nên ấn phím Enter một lần để kết thúc một đoạn văn bản và chuyển sang đoạn mới. Kết thúc tiết dạy, tôi dặn dò và đề nghị học sinh về nhà cố gắng học thuộc lý thuyết để tôi kiểm tra vào các tiết sau, đồng thời giải thích rõ cho các em hiểu học thuộc lý thuyết không chỉ để kiểm tra lấy điểm mà còn là cơ sở quan trọng để thực Thực hiện: - Giáo viên: Nguyễn Duy Tân Trang - Tổ chuyên môn: Toán – Tin học - Đơn vị: Trường THCS An Hòa 4 Đề tài: “Biện pháp rèn cho học sinh khối 6 trường THCS An Hoà trình bày văn bản Word đúng quy tắc”. hành đạt hiệu quả cao. Tôi cũng đặc biệt lưu ý là việc sử dụng phông chữ rõ ràng, dễ đọc trong khi giảng bài cũng phần nào thu hút được học sinh vào bài học, đồng thời tăng độ chính xác cho kiến thức được truyền thụ.  Giải pháp thứ hai: Kiểm tra học sinh. Tăng cường kiểm tra lý thuyết ngay trong các giờ, các bước thực hành để chắc chắn rằng học sinh nào cũng được giáo viên kiểm tra. Trong quá trình học sinh thực hành thì tôi dành thời gian tối đa cho việc đi vòng quanh lớp để xem xét và giúp đỡ kịp thời cho các em khi các em gặp khó khăn. Qua đó, nếu em nào chưa thuộc bài hoặc đã thuộc bài nhưng trình bày văn bản chưa đúng quy tắc thì tôi lập ra kế hoạch phù hợp dành riêng cho mỗi dạng học sinh này. Theo phân phối chương trình hiện tại thì học sinh được học lý thuyết phần “Quy tắc gõ văn bản trong Word” trong hai tiết 39 và 40. Vào đầu tiết 41, tôi tiến hành kiểm tra viết toàn bộ các em việc học quy tắc ở nhà. Sau khi xem toàn bộ các bài kiểm tra, nếu phát hiện em nào chưa thuộc quy tắc hoặc có học nhưng chưa đạt yêu cầu thì tôi ghi chú riêng vào sổ tay của mình và đề nghị các em này phải học lại cho thật thuộc để tôi sẽ tiến hành kiểm tra lại các em này vào các giờ học sau. Vì nội dung quy tắc không dài nên nếu em nào sau nhiều lần được tôi kiểm tra và nhắc nhở mà vẫn chưa thuộc thì tôi kết hợp với GVCN nhờ gia đình hổ trợ giúp đỡ cho các em.  Giải pháp thứ ba: Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh trong phòng máy. Theo tôi, việc sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh trong khi thực hành là rất quan trọng. Nếu học sinh bị ảnh hưởng tâm lí trong khi thực hành thì giờ thực hành sẽ không đạt hiệu quả cao. Để các em có một chỗ ngồi hợp lí khi học thực hành, tôi đã tiến hành sắp xếp theo các tiêu chí sau: - Những em có bệnh (tật) về mắt được sắp xếp ngồi phía trên, gần bảng đen, gần máy chiếu để các em tiện việc theo dõi. - Những em lười hoặc yếu về thực hành thì sắp xếp ngồi chung với các em khá giỏi. Đồng thời tiến hành gặp riêng các em khá giỏi để vận động các em hãy giúp đỡ, nhắc nhở thường xuyên bạn mình để bạn mình cùng tiến bộ, đó không chỉ là nhiệm vụ của của một người học sinh khá giỏi mà còn là nghĩa cử cao đẹp trong tình cảm bạn bè giữa con người với nhau. Trong quá trình giúp đỡ bạn, nếu gặp khó khăn thì gặp riêng tôi để tìm hướng giải quyết. Trong tiêu chí này, tùy đặc điểm tâm sinh lí của từng học sinh, tùy tình hình lớp mà có thể tôi cho phép các em yếu, các em lười thực hành tự chọn bạn học khá hơn, giỏi hơn, tích cực hơn để ngồi học chung mà các em cho rằng ở bạn này có điểm tương đồng và thích hợp với mình hơn so với các bạn còn lại trong lớp nhằm kích thích học tập theo hướng có ích.  Giải pháp thứ tư: Tạo điều kiện cho các em được thực hành nhiều. - Tận dụng tối đa thời gian của các tiết thực hành để củng cố lý thuyết vì thực tế cho thấy gần như 100% học sinh các lớp được tôi phỏng vấn đều cho biết là các em thích giờ học thực hành hơn giờ học lý thuyết. - Trong giờ học chính thức: tôi thường xuyên nhắc nhở học sinh cố gắng chăm chỉ thực hành. Dặn các em nếu bạn ngồi chung không chú tâm thực hành, lười thực Thực hiện: - Giáo viên: Nguyễn Duy Tân Trang - Tổ chuyên môn: Toán – Tin học - Đơn vị: Trường THCS An Hòa 5 Đề tài: “Biện pháp rèn cho học sinh khối 6 trường THCS An Hoà trình bày văn bản Word đúng quy tắc”. hành hoặc làm việc riêng thì nhắc nhở bạn, nếu bạn không nghe thì báo cáo với thầy. Sau khi xử lí và giáo dục nhiều lần mà các em này chưa tiến bộ thì tôi trao đổi với nhờ giáo viên chủ nhiệm kết hợp với gia đình động viên nhắc nhở thêm các em. - Việc học tập ở nhà của học sinh: Cuối mỗi tiết dạy, tôi dành thời gian thỏa đáng cho việc dặn dò và hướng dẫn các em tự học ở nhà. + Dặn tất cả các em đều phải học thuộc nội dung lý thuyết. + Nhắc các em là con em gia đình có máy vi tính thì cố gắng mượn máy và nhờ người thân tạo điều kiện, giúp đỡ cho thực hành. Hoặc có thể mời bạn cùng lớp, cùng khối đến nhà cùng thực hành, cùng học theo mô hình “ bạn kết thân”. Qua đó các em tự giúp đỡ, nhắc nhở, học tập lẫn nhau để cùng nhau tiến bộ. + Nếu gia đình không có máy thì đề nghị các em có thể đi mướn máy để tự thực hành, nếu gặp khó khăn thì nhờ chủ tiệm giúp đỡ. Khuyên các em là hãy đặt việc học lên trên hết, vì thế chỉ nên mướn máy để thực hành nội dung bài học, không nên lợi dụng để chơi game, nghe nhạc, xem phim,… làm mất thời gian học tập, lại tiêu phí tiền của cha mẹ cho. - Nếu học sinh không đủ điều kiện để có thể thực hành ngoài giờ học chính khóa thì tôi xin ý kiến Ban giám hiệu cho phép mở cửa phòng máy vào những giờ trái buổi với buổi học chính thức để sắp xếp cho các em được tăng cường học thực hành. Sau khi Ban giám hiệu đồng ý, tôi thông báo với học sinh, yêu cầu các em đăng kí, lập danh sách để tôi sắp xếp giờ học cho các em (tôi thường sắp xếp sao cho các em có những buổi thực hành thêm cùng ngày và trước hoặc sau với giờ học Thể dục để các em tiện việc đi lại, đở mất thời gian và đảm bảo an toàn giao thông hơn). Sau khi thông báo thì số lượng học sinh các lớp trong khối 6 của trường tôi đăng kí để được học thêm thực hành với số lượng cụ thể như sau: Lớp TSHS lớp Số học sinh đăng kí học thực hành thêm Tỉ lệ 6/1 41 30 73,2% 6/2 43 27 62,8% 6/3 42 38 90,5% 6/4 40 30 75,0% 6/5 44 34 72,3% 6/6 41 29 70,8% Nhìn chung trong danh sách các em đăng kí thì đều có đủ các dạng học sinh từ giỏi đến yếu, những trường hợp còn lại không đăng kí thì khi điều tra, hỏi thăm, tôi được biết các em này ở nhà có máy (tự học hoặc học theo mô hình “Nhóm bạn kết thân”) hoặc một vài em thuộc diện gia đình rất khó khăn, ngoài buổi học chính khóa các em còn phải phụ giúp gia đình nên không thể đăng kí đi học được (những em nào không thể đi học được thì tôi tạo điều kiện cho thực hành nhiều hơn bằng cách cho ngồi chung với những em khá giỏi đã được thực hành nhiều và thực hành đạt kết quả cao để các em này nhường máy và quan sát giúp đỡ cho bạn). Các trường hợp đã đăng kí theo học thì cũng đều có mặt học đầy đủ theo thời khóa biểu do tôi sắp xếp, một vài Thực hiện: - Giáo viên: Nguyễn Duy Tân Trang - Tổ chuyên môn: Toán – Tin học - Đơn vị: Trường THCS An Hòa 6 Đề tài: “Biện pháp rèn cho học sinh khối 6 trường THCS An Hoà trình bày văn bản Word đúng quy tắc”. em vắng thì cũng xin phép trước với lí do cụ thể. Kết quả là sau 3 tuần (2tiết/tuần) học sinh thực hành gõ văn bản với độ chính xác khá cao. Số lượng bạn kết thân ở các lớp được các em báo cáo lại như sau: Lớp TSHS lớp Số nhóm kết thân Ghi chú 6/1 41 2 2em/nhóm 6/2 43 3 1 nhóm 3 em, 2 nhóm 2 em 6/3 42 0 / 6/4 40 1 5 em 6/5 44 2 1 nhóm 2 em, 1 nhóm 3em 6/6 41 2 1 nhóm 3em, 1 nhóm 4 em Khi áp dụng giải pháp này thì tôi cũng lưu ý đến việc giáo dục tích hợp cho các em biết sử dụng điện một cách tiết kiệm và hiệu quả. Không để xảy ra trường hợp học sinh vào phòng máy mở máy lên sử dụng sai mục đích, hoặc những trường hợp vừa thực hành vừa nói chuyện riêng, vừa chơi. Tôi giáo dục các em sử dụng điện tiết kiệm là một việc làm tốt vì không chỉ thể hiện được phẩm chất đạo đức tốt của một người học sinh mà còn góp phần nhỏ trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.  Giải pháp thứ năm: Tổ chức trò chơi. Thực tế cho thấy việc tôi tổ chức trò chơi để khắc sâu kiến thức cho các em là giải pháp mang lại hiệu quả cao nhất vì lúc tổ chức trò chơi là lúc mà toàn lớp tập trung nhiều nhất để cùng nhau giải quyết vấn đề (vấn đề chủ yếu là tìm và sửa chữa những cách trình bày sai quy tắc trong các bài tập đưa ra bằng cách vận dụng quy tắc để đối chiếu). Theo phân phối chương trình đang áp dụng thì tiết 41 đến tiết 46 là các tiết thực hành và chỉnh sửa văn bản nên đây là các tiết rất thuận lợi để tổ chức lồng ghép các trò chơi củng cố kiến thức cho học sinh. Theo tôi, trò chơi tổ chức càng đa dạng về hình thức thì càng thu hút được sự chú ý và tham gia của học sinh.  Giải pháp thứ sáu: Giáo dục học sinh lòng đam mê học tập bộ môn thông qua việc thấy được tính thực tiễn của môn học. Theo tôi, có lòng đam mê bộ môn thì học sinh mới cố gắng học. Xuất phát từ thực tế cuộc sống, tôi thường chỉ và phân tích cho các em thấy tầm quan trọng của môn học trong cuộc sống hiện đại: từ việc ứng dụng máy vi tính để gõ, trình bày và trang trí ra những văn bản sạch đẹp, rõ ràng hơn so với phải viết bằng tay đến việc ứng dụng máy vi tính để cân, đo, đong đếm những con số rất lớn hoặc rất nhỏ; ứng dụng máy tính vào y học để chữa bệnh cho con người, Qua đó, tôi nhẹ nhàng giáo dục các em lòng yêu thích học tập bộ môn. Hơn nữa, tôi nói với các em là hôm nay các em tiếp thu, học tập không những chỉ phục vụ cho nhu cầu hiện tại mà mai này các em sẽ là những người truyền thụ lại cho thế hệ sau. Vì vậy nếu các em đã là cháu Thực hiện: - Giáo viên: Nguyễn Duy Tân Trang - Tổ chuyên môn: Toán – Tin học - Đơn vị: Trường THCS An Hòa 7 Đề tài: “Biện pháp rèn cho học sinh khối 6 trường THCS An Hoà trình bày văn bản Word đúng quy tắc”. ngoan Bác Hồ mà các em lười học tập và rèn luyện thì sẽ không có người kế thừa để dẫn dắt thế hệ đời sau, khi đó đất nước sẽ ngày càng tụt hậu và không thể sánh vai với các cường quốc năm châu nhưng lòng mong mỏi của Bác Hồ, sẽ có lỗi với Bác, có lỗi với những vị anh hùng đã hy sinh xương máu, đã ngã xuống để giành lấy độc lập tự do cho chúng ta hôm nay,… Muốn thực hiện được những điều đó, thực hiện được những ước mơ cao cả của các em là sau này các em sẽ trở thành các nhà lãnh đạo tài ba, những bác sĩ, kĩ sư, một giáo viên giỏi hay là một công nhân lành nghề,… thì đòi hỏi các em phải biết sử dụng để làm việc với máy. Ở Việt Nam, văn bản gõ bằng tiếng Việt rất phổ biến, rất cần thiết trong mọi công việc, nhất là khi nước ta đang trên đà chuyển mình phát triển mạnh mẽ, máy vi tính đang dần dần thay thế con người trong việc thực hiện và lưu trữ một số công việc quan trọng, đòi hỏi con người phải biết sử dụng mà một trong những thao tác đầu tiên để tiếp cận và làm việc với máy là tập gõ văn bản đúng quy tắc.  Giải pháp thứ bảy: Kết hợp với giáo viên Ngữ Văn - Nhờ giáo viên Ngữ Văn đến dự giờ thăm lớp để trao đổi những cách dạy hay, dạy học sinh dễ hiểu, dễ nhớ hơn. Kết quả là các cô giới thiệu cho tôi cách tổ chức cho các em tự học ở nhà theo cách “Nhóm bạn kết thân” (những em gần nhà nhau mà nhà một em nào đó có máy thì tôi đề nghị các em này lập thành một bạn thân đến tại nhà em đó để cùng nhau học tập, cùng nhau trao đổi, ôn bài lý thuyết, cùng nhau thực hành gõ những bài báo, bài hát, bài văn,…, một em gõ, các em còn lại quan sát và nếu có sai sót thì cùng nhau khắc phục sửa chữa). - Do trường có tổ chức dạy phụ đạo một số môn vào buổi chiều, trong đó có môn Văn nên tôi nhờ giáo viên này dành ra chút ít thời gian giúp tôi kiểm tra, nhắc nhở các em thường xuyên trong việc trình bày một văn bản chữ Việt. - Trong những giờ dạy chính khóa, nếu có giáo viên Ngữ văn phải trống tiết theo thời khóa biểu thì tôi chủ động mời các cô đến dự giờ, theo dõi và cùng hướng dẫn học sinh thực hành. - Hoàn thành đề tài, tôi nhờ giáo viên tổ Ngữ Văn và tổ chuyên môn Toán-Tin học của tôi xem xét, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm và đánh giá đúng mức khả năng thực thi của đề tài.  Các giải pháp khác: - Tôi quan tâm đến đặc điểm tâm lí các em học sinh học sinh ở giai đoạn này là rất thích được khen và không thích bị chê vì lúc này các em muốn tự khẳng định mình với các bạn, phải chứng tỏ ra là mình hơn bạn. Do đó, nếu biết tận dụng hợp lí chi tiết nhỏ này thì sẽ kích thích được các em nổ lực học tập nhiều hơn khi được khen và khi các em bị phê bình một cách nhẹ nhàng và khéo léo. - Trong bài giảng, tôi cố gắng trình bày thật đúng chính tả, đúng quy tắc triình bày văn bản để làm gương cho học sinh. - Quan tâm theo dõi sát và sắp xếp chỗ ngồi hợp lí cho những em học sinh không may bị dị tật về tay, về mắt,… hoặc những em học sinh cá biệt để các em thấy thầy cô của mình rất thương yêu học sinh, không ghen ghét những học sinh bị tật nguyền, cá biệt hoặc có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Nếu không quan tâm đến yếu tố Thực hiện: - Giáo viên: Nguyễn Duy Tân Trang - Tổ chuyên môn: Toán – Tin học - Đơn vị: Trường THCS An Hòa 8 Đề tài: “Biện pháp rèn cho học sinh khối 6 trường THCS An Hoà trình bày văn bản Word đúng quy tắc”. này thì có thể mục tiêu giáo dục của giáo viên đi chệch hướng hoặc không đạt hiệu quả cao do thực tế cho thấy thường thì các em này có tính tự ái và mặc cảm rất cao, nếu bị kích thích về mặc tâm lí thì có thể các em sẽ có những phản kháng mạnh mẽ. - Ở lứa tuổi này các em rất thích được nghe thầy cô của mình kể chuyện, kể chuyện cho học sinh nghe xen vào các giờ giảng tỏ ra là một giải pháp hữu hiệu, nhất là vào các tiết cuối buổi học các em thường tỏ ra mệt mỏi thì những câu chuyện sinh động về các gương hiếu học, các danh nhân thành đạt luôn thu hút được sự tập trung và giảm căng thẳng cho học sinh, giúp các em tập trung hơn vào bài học. Đồng thời qua các mẫu chuyện này, tôi nhẹ nhàng đánh khẻ vào tâm lí của các em, bằng những lời nói của mình tôi giúp cho các em thấy đó là những tấm gương tốt mà các em cần phải học tập và noi theo. 3.3 Kết quả: Chuyên môn của tôi là giảng dạy Toán và Tin học nhưng trong thời gian 9 năm qua kể từ khi tôi tốt nghiệp trường Sư phạm đến nay tôi chỉ mới chính thức làm quen với việc giảng dạy Tin học từ năm rồi (năm học 2009-2010). Thật ra lúc đầu tôi cũng rất bở ngỡ và lo lắng vì bản thân chưa một lần được giảng dạy một tiết Tin học dù chỉ là dạy thử. Do đó việc giảng dạy Tin học của bản thân hiện nay cũng có ít nhiều các hạn chế nhất định, thể hiện rõ nhất là vẫn còn nhiều học sinh sai sót khi gõ văn bản chữ Việt không đúng quy tắc. Nhưng điều này không thể chấp nhận được và bắt buộc bản thân tôi phải tự mình tìm ra những giải pháp khắc phục. hững giải pháp trên đây đã giúp tôi thành công trong việc rèn cho học sinh của mình trình bày một văn bản Word đúng quy tắc. Điều này thể hiện rõ qua các bài kiểm tra do tôi thực hiện đối với các em C. KẾT LUẬN 1) Bài học kinh nghiệm Thứ nhất: Sự kiên nhẫn và lòng yêu thương học sinh là một yếu tố không kém phần quan trọng đã giúp tôi thành công trong việc giảng dạy và rèn luyện cho các em. Thứ hai: Khi học sinh chưa làm được thì không nên vội vàng trách mắng và la rầy học sinh mà phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để cùng các em khắc phục các tồn tại đó. Đôi khi cũng cần phải có những biểu hiện cho học sinh thấy những việc sai mà các em đang làm không được thầy cô đồng ý và ủng hộ nhưng chỉ nên sử dụng trong những trường hợp thật sự cần thiết, khi quyết định sử dụng thì phải lường trước được các hậu quả xảy ra. Thứ ba: Theo tôi, tuyên dương một em học sinh có tính giáo dục cao hơn những lời chê bai trách mắng vì thực tế trong giảng dạy cho tôi thấy khi một em từ trước đến giờ chưa thực hành được tốt mà tôi chỉ khen khi em thực hiện được vài yêu cầu đặt ra thì kết quả là dần dần sau đó em này có vẽ mến thầy của mình hơn và nổ lực học tập hơn. Thứ tư: Không nên có tư tưởng phân biệt đối xử và đố kị học sinh mà phải nghĩ rằng những hành vi thái độ của các em trong giai đoạn này ở mỗi em đều khác nhau là do đặc điểm của tâm sinh lý lứa tuổi. Giáo viên phải có sự thông cảm cho các em, phải Thực hiện: - Giáo viên: Nguyễn Duy Tân Trang - Tổ chuyên môn: Toán – Tin học - Đơn vị: Trường THCS An Hòa 9 Đề tài: “Biện pháp rèn cho học sinh khối 6 trường THCS An Hoà trình bày văn bản Word đúng quy tắc”. lấy hết tâm huyết của một người thầy để khuyên răng, phân tích, nhắc nhở và giáo dục cho các em thường xuyên, có như vậy thì mục tiêu giáo dục của người thầy mới đạt được ở mức cao nhất. 2) Hướng phổ biến, áp dụng đề tài Do hạn chế về thời gian và do đặc điểm tình hình và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường nên đề tài này dù đã hoàn thành nhưng chỉ mới áp dụng thí điểm được 1 năm nên có thể sẽ có một vài thiếu sót nhất định khi áp dụng vào các điều kiện và môi trường khác nhau; vì vậy bản thân tôi rất mong nhận được sự góp ý chia sẻ của quý đồng nghiệp, bản thân tôi xin chân thành cảm ơn và hứa sẽ bổ sung những góp ý của quý đồng nghiệp để đề tài này hoàn thiện hơn khi áp dụng vào các năm tiếp theo. 3) Hướng nghiên cứu tiếp đề tài Tôi đã thành công trong việc rèn cho học sinh kỹ năng trình bày văn bản Word đúng quy tắc nhưng qua đó tôi phát hiện vẫn còn một bộ phận không nhỏ học sinh trình bày văn bản còn mắc một số lỗi chính tả như các em thường trình bày nhầm giữa việc sử dụng các dấu hỏi, dấu ngã, sai giữa việc sử dụng hai chữ cái “S” và “X”, “I” và “Y”, “C” và “T”,… Hiện nay trường THCS An Hòa có điều kiện tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ngày, vào buổi chiều thì học sinh được học các môn có nhiều tiết trong tuần như Toán, Văn, Tiếng Anh, Vì vậy trong thời gian tới tôi sẽ phối hợp cùng với giáo viên tổ Ngữ Văn tìm ra những biện pháp hợp lí để khắc phục tình trạng này góp phần cho các em trình bày một văn bản chữ Việt hoàn thiện hơn, không còn sai chính tả, sai quy tắc. Người viết đề tài Nguyễn Duy Tân Thực hiện: - Giáo viên: Nguyễn Duy Tân Trang - Tổ chuyên môn: Toán – Tin học - Đơn vị: Trường THCS An Hòa 10 . sau: Lớp TSHS lớp Số nhóm kết thân Ghi chú 6/ 1 41 2 2em/nhóm 6/ 2 43 3 1 nhóm 3 em, 2 nhóm 2 em 6/ 3 42 0 / 6/ 4 40 1 5 em 6/ 5 44 2 1 nhóm 2 em, 1 nhóm 3em 6/ 6 41 2 1 nhóm 3em, 1 nhóm 4 em Khi áp dụng. khối 6 của trường tôi đăng kí để được học thêm thực hành với số lượng cụ thể như sau: Lớp TSHS lớp Số học sinh đăng kí học thực hành thêm Tỉ lệ 6/ 1 41 30 73,2% 6/ 2 43 27 62 ,8% 6/ 3 42 38 90,5% 6/ 4. Đề tài: “Biện pháp rèn cho học sinh khối 6 trường THCS An Hoà trình bày văn bản Word đúng quy tắc”. A. MỞ ĐẦU 1) Lí do chọn đề tài Những năm gần đây, môn Tin học được đưa vào

Ngày đăng: 29/05/2015, 04:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w