1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đề kiểm tra tổng hợp sô1/22NV 9

3 302 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 49 KB

Nội dung

Đề kiểm tra tổng hợp –ngữ văn9 Đề 1: ( tách từ 22 đề kiểm tra tổng hợp) Câu1: Bài “Bếp lửa” của Bằng Việt được mở đầu như sau: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009 ,t.143) 1. Chỉ ra từ láy trong dòng thơ đầu. Từ láy ấy giúp em hình dung gì về hình ảnh “bếp lửa” mà tác giả nhắc tới? 2. Ghi lại ngắn gọn cảm nhận của em về câu thơ : “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Câu2: Hãy chép lại chính xác hai câu cuối trong “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” của Phạm Tiến Duật. Hai câu thơ ấy cho em biết phẩm chất gì của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn? Câu3 : Nêu tên các biện pháp tu từ từ vựng trong hai câu thơ sau và chỉ rõ những từ ngữ thực hiện phép tu từ đó: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. (Hồ Chí Minh, Cảnh khuya) Câu 4 : Nghệ thuật tả cảnh và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình giống và khác nhau như thế nào?Phân tích những điểm thành công trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du ở đoạn trích “Cảnh ngày xuân” và tả cảnh ngụ tình trong tám câu cuối đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích” để minh họa Gợi ý: Câu1: 1. Từ láy trong dòng thơ đầu : “chờn vờn” từ láy tượng hình. Từ láy có tác dụng gợi tả hình ảnh ngọn lửa lúc to , lúc nhỏ; lúc cao, lúc thấp soi tỏ người và vật chung quanh vừa giúp ta hình dung làn sương sớm đang bay nhè nhẹ quanh bếp lửa vừa gợi cái mờ nhòa của hình ảnh ký ức theo thời gian. Từ láy này còn có tác dụng dựng lên một hình ảnh gần gũi, quen thuộc từ bao đời nay trong các gia đình Việt Nam, nhất là ở nơng thơn trước đây. 2. Câu thơ “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” gợi lên nhiều cảm nhận : Từ hình ảnh bếp lửa liên tưởng tự nhiên đến người nhóm lửa, nhóm bếp - đến nỗi nhớ, tình thương với bà của đứa cháu đang ở xa: Cháu thương bà biết mấy nắng mưa “Biết mấy nắng mưa” là một cách nói ẩn dụ gợi ra phần nào cuộc đời vất vả lo toan của bà. -Một câu thơ giản dị về từ ngữ nhưng giàu sức gợi cảm: -Tình thương u của người cháu đối với bà (cháu thương bà) -Cuộc đời vất vả, cực khổ , lam lũ, u thương và hy sinh của bà (biết mấy nắng mưa). -Tình cảm gia đình cao q (tình bà cháu) -Hình ảnh cao q của người phụ nữ Việt Nam -Phản ánh tình cảm cao đẹo của người Việt Nam trong gia đình. (dựa vào các ý trên viết thành một đoạn văn) Câu 2: Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim Hai câu thơ thể hiện lòng u nước, tình cảm vì miền Nam ruột thịt của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Câu3 : -Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,: phép tu từ từ vựng so sánh -Chưa ngủ (ở cuối câu thơ trên và được lặp lại ở đầu câu thơ dưới):phép tu từ từ vựng điệp ngữ liên hồn Câu 4: 1- Nghệ thuật tả cảnh và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình: +Giống nhau: ở tả cảnh +Khác nhau :ở ngụ tình -Nghệ thuật tả cảnh đơn thuần thì đối tượng, mục đích miêu tả là thiên nhiên, tác giả tực tiếp miêu tả cảnh vật. -Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để gửi gắm (ngụ) tâm trạng. Cảnh khi ấy không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh là phương tiện miêu tả còn tâm trạng là mục đích miêu tả. Đoạn “Cảnh ngày xuân” là tả cảnh còn đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là tả cảnh ngụ tình. 2- Phân tích: (dựa và gợi ý ở dưới viết thành văn bản) a/ Đoạn “ Cảnh ngày xuân” -Giới thệu đoạn thơ: “Cảnh ngày xuân” là đoạn thơ trích trong phần đầu của “truyện Kiều” – Nguyễn Du có những điểm thành công trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du -Phân tích: +Đoạn thơ có kết cấu theo trình tự thời gian, rất phù hợp với cuộc du xuân của chò em Thúy Kiều: *Bốn câu đầu gợi tả khung cảnh ngày xuân. *Tám câu tiếp theo gợi tả khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh. *Sáu câu cuối là cảnh chò em Kiều du xuân trở về. Kết cấu theo thời gian này cũng phù hợp với diễn biến tâm trạng con người trong cuộc du xuân. +Tác giả sử dụng rất thành công bút pháp nghệ thuật kết hợp giữa tả và gợi: Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi Vừa miêu tả thời gian vừa gợi không gian mùa xuân.Ngày xuân thấm thoắt trôi mau, tiết trời đã bước sang tháng ba. Trong tháng cuối cùng của mùa xuân, những cánh chim én vẫn rộn ràng bay liệng giữa bầu trời trong sáng như thoi đưa. +Để gợi không khí lễ hội thật rộn ràng , một loạt từ hai âm tiết(cả từ ghép và từ láy) là tính từ, danh từ, động từ xuất hiện :gần xa, nô nức, yến anh, chò em,tài tử, giai nhân, sắm sửa, dập dìu,…Cách nói ẩn dụ “nô nức yến anh” gợi lên hình ảnh những nam thanh nữ tú, những tài tử giai nhân, từng đoàn người nhộn nhòp đi chơi xuân như chim én, chim oanh bay ríu rít . +Chỉ bằng vài nét gợi tả mà khung cảnh chiều xuân hiện lên thật rõ nét :nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhòp cầu nhỏ bắc ngang. Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngã bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh. Tất cả đều nhạt dần, lặng dần. Những từ láy:”tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Hai chữ “nao nao”(nao nao dòng nước uốn quanh) đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. -Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du : kết hợp bút pháp tả và gợi, sử dụng từ ngữ giàu chất gợi hình để miêu tả cảnh ngày xuân với những đặc điểm riêng. Tác giả miêu tả cảnh mà nói lên được tâm trạng nhân vật. b/ Tám câu cuối trong đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. -Cảnh trong truyện Kiều vừa là bức tranh thiên nhiên vừa là bức tranh tâm trạng.Đoạn: “Buồn trông cửa bể chiều hôm ……………… tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” Là một trong những đoạn thơ tiêu biểu nhất cho nghệ thuật tả cảnh ngụ tình , mêu tả kết hợp hài hòa giữa ngoại cảnh và tâm cảnh. -Bao trùm tâm trạng kiều khi ở lâu Ngưng Bích là một nỗi buồn: buồn nhớ người yêu, buồn nhớ cha mẹ và buồn cho chính mình. Để diễn tả một tâm trạng ôm trọn ba nỗi buồn với những sắc thái không giống nhau, Nguyễn Du đã chọn cách biểu hiện “tình trong cảnh”.Mỗi biểu hiện của cảnh vật là một tâm trạng buồn: +Khi nhớ cha mẹ , quê hương và cũng thấm thía nỗi cô đơn trống vắng của mình,thì: Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? +Khi nhớ người yêu, xót xa cho duyên phận thì: Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu? +Khi buồn cho cảnh ngộ của mình: Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh +Lúc Kiều trong tâm trạng lo âu, dự cảm về tương lai hiểm nguy đón đợi phía trước thì hiện ra cảnh tượng hãi hùng: Buồn trông gió cuốn mặt duềnh m ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi Cảnh lầu Ngưng Bích được nhìn qua con mắt và tâm trạng của Kiều: cảnh từ xa đến gần,màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tónh đến động, nỗi buồn Kiều từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ. “Gió cuốn” , sóng “ầm ầm”kêu quanh ghế ngồi” là cảnh hãi hùng nhất, báo hiệu số phận của Kiều sau đó:mắc lừa Sở Khanh để rồi dấn thân vào đời “thanh lâu”. -Điệp ngữ “buồn trông” mở đầu câu thơ sáu chữ,tạo âm hưởng trầm buồn. Là điệp khúc của cái nhìn với cảnh, cũng là điệp khúc của tâm trạng, một tâm trạng nặng nề và kéo dài. Có thể nói dưới ngọn bút của Nguyễn Du, hình tượng thiên nhiên cùng một lúc đảm nhận hai chức năng: thể hiện ngoại cảnh và thể hiện tâm cảnh. Ở chức năng thứ hai, hình tượng thiên nhiên là phương tiện nghệ thuật đặc sắc để Nguyễn Du miêu tả nội tâm và khắc họa tính cách nhân vật. . Đề kiểm tra tổng hợp –ngữ văn9 Đề 1: ( tách từ 22 đề kiểm tra tổng hợp) Câu1: Bài “Bếp lửa” của Bằng Việt được mở đầu như sau: Một. vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 20 09 ,t.143) 1. Chỉ ra từ láy trong dòng thơ đầu. Từ láy ấy giúp em hình dung gì về. là mượn cảnh vật để gửi gắm (ngụ) tâm trạng. Cảnh khi ấy không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh là phương tiện miêu tả còn tâm trạng là mục đích miêu tả. Đoạn

Ngày đăng: 28/05/2015, 03:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w