ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 9 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử Việt Nam ( từ năm 1945 đến 1975). Từ kết quả kiểm tra, các em tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập trong các nội dung sau. - Thực hiện yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết - Về kiến thức : Hiểu được thành công của cách mạng tháng 8/1945 được đánh dấu bằng sự kiện ngày 2/9/1945. So sánh sự giống và khác nhau giữa chiến lược chiến tranh đặc biệt và chiến lược chiến tranh cục bộ Nêu rõ các nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Về kĩ năng : Rèn luyện cho HS các kĩ năng : trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức để so sánh, giải thích sự kiện. - Về tư tưởng, thái độ, tình cảm: kiểm tra, đánh giá thái độ, tình cảm của học sinh đối với các sự kiện lịch sử… II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức : Tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấpđộ thấp Cấp độ cao 1. Tổng khởi nghĩa Tháng Tám – 1945 và sự thành lập nước VNDCCH Hiểu được thành công của cách mạng tháng 8/1945 được đánh dấu bằng sự kiện ngày 2/9/1945. Số câu Số điểm Tỷ lệ 1 100 % x3=3đ 1 3 30% 1 2.Xây dựng CNXH ở Miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở Miền Nam (1954 – 1965) So sánh sự giống và khác nhau giữa chiến lược chiến tranh đặc biệt và chiến lược chiến tranh cục bộ Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 100%x2= 2đ 1 2 20% 3. Hoàn thành giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (1973- 1975) Nêu rõ các nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 100%x5=5đ 1 5 50% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 1 5 50% 1 3 30% 1 2 20% 3 10 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA Câu 1: (3 điểm)Thành công của cách mạng tháng Tám – 1945 được đánh dấu bằng sự kiện gì? Câu 2: (2 điểm) So sánh sự giống và khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam. Câu 3: (5 điểm) Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975). 2 V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM câu 1 ( 3 điểm) -Thành công của cách mạng tháng Tám – 1945 được đánh dấu bằng sự kiện ngày 2/9/1945 . -Tại quảng trường Ba Đình lịch sử, trước đông đảo quần chúng thủ đô, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước VNDCCH. 1,5 1,5 Câu 2 ( 2 điểm) HS trình bày được: * Giống nhau: - Cả 2 chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” đều là chiến lược thực dân kiểu mới của Mĩ thực hiện ở MNVN. - Đều nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. - Đều gây đau thương, tang tóc cho nhân dân ta. * Khác nhau: - Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” lực lượng chủ yếu là quân đội Sài Gòn dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ. - Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” lực lượng chủ yếu tham chiến là quân đội Mĩ, quân đội đồng minh và sự phối hợp hỗ trợ của quân đội Sài Gòn. - Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” quy mô mở rộng ra cả miền Bắc bằng cuộc “Chiến tranh phá hoại” và bằng không quân, hải quân. - Mức độ của “Chiến tranh cục bộ” là ác liệt hơn Chiến tranh đặc biệt”. 0,5 đ 0,25đ 0,25đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25đ 0,25đ Câu 3 ( 5 điểm) HS nêu được: - Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi là nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đường lối tiến hành đồng thời CMXHCN ở Miền Bắc và CMDTDCNN ở Miền Nam - Nhân dân ta ở 2 miền đoàn kết nhất trí, giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm vì sự nghiệp giải phóng Miền Nam, xây dựng và bảo vệ miền Bắc thống nhất nước nhà. - Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, có khả năng đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở 2 miền. - Sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong đấu tranh chống kẻ thù chung của ba dân tộc ở Đông Dương. 1 đ 1 đ 1 đ 1đ 3 - Sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các lực lượng cách mạng, hoà bình, dân chủ trên thế giới nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác. 1đ * Một số lưu ý khi chấm: Trên đây là những nội dung cơ bản của đáp án. Yêu cầu bài thi nội dung phải đầy đủ, chính xác, phần tự luận diễn đạt phải rõ ràng, sạch sẽ, bài làm vượt đáp án có thể thưởng điểm nội dung đó, song tổng điểm toàn bài không quá 10 điểm, bài có nhiều sai sót có thể trừ điểm thoả đáng. 4 . ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 9 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử Việt Nam ( từ năm 194 5 đến 197 5). Từ kết quả kiểm tra,. sử… II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức : Tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấpđộ thấp Cấp độ cao 1. Tổng khởi nghĩa Tháng Tám – 194 5 và sự thành. kháng chiến chống Mĩ cứu nước ( 195 4- 197 5). 2 V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM câu 1 ( 3 điểm) -Thành công của cách mạng tháng Tám – 194 5 được đánh dấu bằng sự kiện ngày 2 /9/ 194 5 . -Tại quảng trường Ba