1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật

5 1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 72,5 KB

Nội dung

Ngày soạn: 25/03/2011 Ngày giảng: 29,30/03/2011 Giáo án Lớp giảng: 11B10, 11B4 Chương IV: SINH SẢN A - SINH SẢN Ở THỰC VẬT BÀI 41: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: - Trình bày được khái niệm sinh sản và các hình thức sinh sản ở thực vật - Trình bày được cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống vô tính và vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người 2. Về kỹ năng: - Kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp. - Liên hệ trong thực tiễn và trong sản xuất. 3. Về thái độ: - Nắm vững cơ sở khoa học và biết ứng dụng sinh sản vô tính ở thực vật vào thực tiễn. - Có ý thức học tập tốt, phát biểu ý kiến xây dựng bài, có lòng say mê và yêu thích môn học. II. Phương tiện: - SGK sinh học 11 (cơ bản). - Tranh ảnh phóng to: Hình 41.1 và 41.2 SGK. - Mẫu vật thật. III. Tiến trình bài giảng: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật? - Vì sao vào những ngày mùa đông giá rét phải cho gia súc ăn no, ăn thức ăn có đủ chất dinh dưỡng? Vì sao phải che kín gió cho vật nuôi vào mùa đông? 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khái niệm chung về sinh sản vô tính. Hoạt động của GV – HS Nội dung GV: Nêu 1 số ví dụ: - Lá cây bỏng, trong môi trường ẩm ở mép lá mọc lên các cây con mới. - Củ khoai lang, củ gừng mọc mầm, mầm phát triển thành cơ thể mới. - Mùa xuân, cây mọc thêm chồi mới. - Hoa bưởi thụ phấn, thụ tinh phát triển thành quả và hạt bưởi. GV: Yêu cầu HS cho biết: + Trong các ví dụ trên, ví dụ nào là I. Khái niệm chung về sinh sản. hiện tượng sinh sản? + Sinh sản là gì? Có mấy kiếu sinh sản? Kể tên? HS: Dựa vào kiến thức cũ, trả lời được: + Ví dụ 1-2-4 là hiện tượng sinh sản. + Ví dụ 3 không phải hiện tượng sinh sản do không hình thành nên cơ thể mới. => Khái niệm sinh sản. => Các kiểu sinh sản: .Sinh sản vô tính. .Sinh sản hữu tính. GV: Cho HS nêu thêm 1 số ví dụ về sinh sản ở thực vật. - Khái niệm: Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo cho sự phát triển liên tục của loài. - Các kiểu sinh sản: + Sinh sản vô tính + Sinh sản hữu tính . Hoạt động 2 Tìm hiểu sinh sản vô tính ở thực vật. Hoạt động của GV – HS Nội dung GV: Yêu cầu HS nghiên cứu ví dụ 1, 2, 4 là ví dụ về sinh sản vô tính ở thực vật và nêu: + Khái niệm sinh sản vô tính? + Bản chất của sinh sản vô tính? HS: Trả lời. GV: Nhận xét và hoàn thiện kiến thức. GV: Sinh sản vô tính ở thực vật có mấy hình thức? HS: Thảo luận và trả lời được câu hỏi. GV: Nhận xét và hoàn thiện kiến thức. GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ về thực vật sinh sản bào tử? HS: Nêu được ví dụ GV: Nêu con đường phát tán của bào tử? HS: Trả lời được: Nhờ gió, nước, động vật và con người. II. Sinh sản vô tính ở thực vật. 1. Khái niệm. - Khái niệm: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái. Con cái sinh ra giống nhau và giống mẹ. - Bản chất: Quá trình nguyên phân. 2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật. Có 2 hình thức: - Sinh sản bào tử. - Sinh sản sinh dưỡng. a. Sinh sản bào tử. - Đại diện: Rêu, dương xỉ - Đặc điểm: Thể bào tử (2n) → bào tử (n) → thể giao tử (n). GV: Yêu cầu HS quan sát hình 41.1 và hướng dẫn HS phân tích chu kì sống của cây Rêu: Cây rêu có túi tinh(n) nguyên phân tạo tinh trùng (n), cây rêu có túi noãn(n) nguyên phân tạo noãn cầu (n), tinh trùng và noãn thụ tinh với nhau trong môi trường nước tạo hợp tử (2n). Hợp tử phát triển thành thể bào tử sống trên cây rêu trưởng thành (thể giao tử). Thể bào tử giảm phân hình thành bào tử (n), bào tử nguyên phân phát triển thành cây rêu (n). Gv giới thiệu sự xen kẽ thế hệ trong chu kì sống của rêu, trong đó thì thể giao tử (n) chiếm ưu thế. GV: Tại sao cây rêu có quá trình thụ tinh, tạo hợp tử nhưng vẫn thuộc sinh sản vô tính? HS: Thảo luận kết hợp với hình vẽ trả lời. GV: Nhận xét và hoàn thiện kiến thức. GV: Hướng dẫn HS phân tích hình 41.2 trả lời câu hỏi lệnh: Nêu các hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của thực vật? HS: Trả lời được: sinh sản bằng thân củ, thân rễ, lá… GV: Qua phần đã học ở trên, hãy nêu ưu và nhược điểm của sinh sản vô tính? HS: Thảo luận và trả lời. GV: Nhận xét và hoàn thiện kiến thức. GV: Yêu cầu HS quan sát hình 43 SGK trang 169 và trả lời lệnh: Nêu - Sơ đồ vòng đời cây rêu: Tinh trùng NP (n) Bào tử Cây Rêu (n) (n) Noãn (n) GP NP Túi bào tử Hợp tử (2n) (2n) - Ở cây rêu không có quá trình giảm phân tạo tinh trùng và noãn. b. Sinh sản sinh dưỡng. - Đặc điểm: Cơ quan sinh dưỡng (thân, lá, rễ (2n)) → Cơ thể mới (2n). - Đại diện: Khoai lang, khoai tây, gừng… *Ưu và nhược điểm của hình thức sinh sản vô tính: - Ưu điểm: + Giữ được các gen quý của mẹ + Cá thể độc lập cũng có khả năng sinh sản. + Làm tăng nhanh số lượng loài trong một thời gian ngắn. + Có khả năng thích nghi cao trong điều kiện môi trường ổn định. - Nhược điểm: + Thế hệ con kém đa dạng, phong phú. + Cá thể con kém thích nghi khi điều kện môi trường thay đổi, gây thoái hoá giống → ảnh hưởng đến năng suất. 3. Phương pháp nhân giống vô tính. các phương pháp nhân giống vô tính có và không có trên hình? HS: Nêu được: giâm, chiết, ghép. GV: Hỏi +Có phải cành nào cũng chọn để giâm, chiết, ghép? +Nên chọn cành như thế nào? GV: Yêu cầu HS nhắc lại cách tiến hành phương pháp giâm, chiết, ghép. HS: Dựa vào kiến thức cũ nêu được. GV: Yêu cầu HS trả lời lệnh SGK: + Vì sao phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép? + Nêu những ưu điểm của cành chiết và cành giâm so với cây trồng mọc từ hạt? HS: Thảo luận và trả lời được. GV: Nhận xét và hoàn thiện kiến thức. GV: Phân tích một ví dụ về nuôi cấy mô tế bào củ cà rốt: Từ 1 củ cà rốt, người ta cắt lát mỏng và lấy mô của cử cà rốt đem nuôi trong môi trường dinh dưỡng thích hợp, các mô phát triển thành phôi, phôi này nuôi trong ống nghiệm phát triển thành cây con → Cây trưởng thành. Tương tự khi nuôi khoai tây. GV: Hỏi: + Cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô là gì? + Nêu các bước tiến hành nuôi cấy mô? Ứng dụng của nuôi cấy mô? HS: Trả lời. GV: Nhận xét và hoàn thiện kiến thức. a. Phương pháp truyền thống. - Ghép chồi và ghép cành - Chiết cành và giâm cành - Chọn cành khoẻ, không sâu bệnh, có những đặc tính tốt và phù hợp với yêu cầu. + Cắt bỏ lá để giảm sự thoát hơi nước ở cành ghép và dồn chất dinh dưỡng nuôi lá để nuôi cành ghép. + Cành chiết và cành giâm có ưu điểm: Rút ngắn thời gian sinh trưởng và sớm được thu hoạch quả, biết sớm đặc tính của quả. Cây trồng mọc từ hạt lâu được thu hoạch và đặc tính của quả không biết trước. b. Nuôi cấy tế bào và mô thực vật. - Cơ sở tế bào học: tính toàn năng của tế bào - Quy trình: Chọn vật liệu nuôi cấy→ khử trùng → tạo chồi, tạo rễ → Cấy vào môi trường thích hợp→ Trồng ra vườn ươm. - Ứng dụng: + Sản xuất các giống cây sạch bệnh. GV: Yêu cầu HS trả lời lệnh SGK trang 161: Vai trò của sinh sản vô tính đối với nông nghiệp? HS: Trả lời. GV: Nhận xét. GV: Vai trò của sinh sản vô tính là gì? HS: Trả lời. GV: Nhận xét và hoàn thiện kiến thức. + Nhân nhanh giống cây trồng quý + Giảm chi phí sản xuất. 4. Vai trò của sinh sản vô tính. a. Đối với đời sống thực vật. Giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài. b. Đối với con người. Ứng dụng trong nông nghiệp, sản xuất, trồng cây cảnh, công nghệ mô và tế bào thực vật,… 3. Củng cố. - So sánh đặc điểm của sinh sản bào tử và sinh sản sinh dưỡng. - Nêu 1 số ứng dụng của sinh sản vô tính trong thực tiễn. 4. Dặn dò. - Học bài, trả lời các câu hỏi SGK. - Chuẩn bị bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật. Rút kinh nghiệm: Ký duyệt của giáo viên hướng dẫn Người soạn Nguyễn Thị Thu Hiền Lâm Văn Long . Chương IV: SINH SẢN A - SINH SẢN Ở THỰC VẬT BÀI 41: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: - Trình bày được khái niệm sinh sản và các hình thức sinh sản ở thực vật - Trình. sinh sản vô tính ở thực vật và nêu: + Khái niệm sinh sản vô tính? + Bản chất của sinh sản vô tính? HS: Trả lời. GV: Nhận xét và hoàn thiện kiến thức. GV: Sinh sản vô tính ở thực vật có mấy. sinh sản: + Sinh sản vô tính + Sinh sản hữu tính . Hoạt động 2 Tìm hiểu sinh sản vô tính ở thực vật. Hoạt động của GV – HS Nội dung GV: Yêu cầu HS nghiên cứu ví dụ 1, 2, 4 là ví dụ về sinh sản

Ngày đăng: 26/05/2015, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w