Lần đi đót cuối cùng Những năm tám mươi của thế kỉ trước, nước mình nghèo lắm. Trong thời kì cấm vận, và đóng cửa hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là chổi đót, xuất sang CCCP và các nước đông âu. Chính vì vậy mà hằng năm, cứ mỗi độ ăn tết xong là thầy trò chúng tôi vào rừng lấy đót theo chỉ tiêu của huyện giao cho từng trường. Đói, rét, vất vã, nhưng vui và đầy ắp kỉ niệm . Riêng tôi thì háo hức lắm. Đây là dịp được tự do dài ngày. Tôi thủ sẵn chiếc áo đại cán bộ đội (4 túi) thời kháng chiến, một túi đựng thuốc lá, bật lửa; một túi đựng bộ bài tú lơ khơ, 2 túi trên một túi đựng bạc chẵn, một túi đựng bạc lẻ. Hăng hái vào rừng. Không biết tại sao, năm nào tôi cũng cầm cái xì lác và đều thắng. Đúng là rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.Thấy vậy 2 năm cuối anh Hoè cũng nhảy vô cầm cái - Toạ sơn lưỡng đấu. Năm 1987, Cái năm định mệnh đó. Sau tết trời rét lắm (khoảng 15,16 độ C), thầy trò chúng tôi vẫn lên rừng, đóng quân ở khe Me . Ngày học sinh vào rừng hái đót, đêm về đốt lửa trại đùa vui, hò hát vang rừng. Thầy cô tập trung về lán chỉ huy - Đánh bài. Cầu Khe Me - Đường Trường Sơn Đêm thứ 3 ở rừng, lúc này khoảng 20 giờ , thầy Tư (hiệu phó), anh Thắm (bí thư đoàn trường) bài đang đỏ lắm, anh Hoè cầm cái thì méo mặt (rủ 2 vị này chơi là mẹo của tui, về nhà khỏi bị kiểm điểm). Từ dưới suối em Thanh chạy lên hớt hải kêu to: - Thưa thầy, bạn, bạn Thiên bị nước cuốn trôi rồi. Không ai kịp nói gì, tất cả chạy ào xuống khe, cởi vội áo quần ngoài rồi nhảy ùm xuống nước . Người biết lặn như anh Thế, anh Thắm, anh Thiệm, anh Phiến, anh Thiệp và tôi thì hì hụp lặn tìm. Thầy cô và những học sinh không biết lặn thì xuống phía dưới dòng chảy, tay nắm tay nhau dàn thành hàng ngang để đón chặn. Trong nước suối đêm mùa đông lạnh giá, chúng tôi ngụp lặn hơn một giờ mới đưa được Thiên lên bờ. Lúc này anh Thế cũng đã cứng đờ, tím tái. Trên bờ đã có sẵn 2 đống lửa để sấy 2 người, khoảng 30 phút sau thì thầy Thế tỉnh lại, còn Thiên không tỉnh được nữa . Em mãi mãi ra đi giữa núi rừng Trường Sơn đêm ấy. Từ lúc đó ( khoảng 23 giờ), mưa rừng càng nặng hạt, cái lạnh ngấm vào tận thịt da làm mọi người tê cóng. Trong đêm mưa lạnh, anh Thiệp, anh Thí dắt xe đạp, băng rừng về gấp báo cho thầy Thản (hiệu trưởng) và gia đình em Thiên cái tin đau lòng. Suốt đêm mưa, thầy trò chúng tôi ngồi bên xác Thiên, không ai nói một câu. Tất thảy lặng câm, đau đáu nhìn vào khoảng tối mông lung của rừng đêm, nghe rỉ rả tiếng mưa rơi và tí tách lửa trại. Các bạn nữ ngồi khóc sụt sùi, lâu lâu lại có tiếng thét lên : - Thiên ơi, Thiên ơi, Thiên mô rồi . Tiếng kêu xé lòng, vang động rừng đêm, mọi người không ai cầm được nước mắt. Sáng sớm hôm sau chiếc xe tải đến sớm, chúng tôi đưa Thiên lên xe , em về nhà với Mẹ. Bỏ lại rừng. Bỏ lại thành quả lao động 2 ngày qua, bỏ lại những vất vả đau thương một thời khốn khó. Lần đi đót cuối cùng. Miền cát chay ngày 17 – 11 – 2010 Trần Cảnh Dũng . Lần đi đót cuối cùng Những năm tám mươi của thế kỉ trước, nước mình nghèo lắm. Trong thời kì cấm vận, và đóng cửa hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là chổi đót, xuất sang CCCP. Bỏ lại thành quả lao động 2 ngày qua, bỏ lại những vất vả đau thương một thời khốn khó. Lần đi đót cuối cùng. Miền cát chay ngày 17 – 11 – 2010 Trần Cảnh Dũng . tôi cũng cầm cái xì lác và đều thắng. Đúng là rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.Thấy vậy 2 năm cuối anh Hoè cũng nhảy vô cầm cái - Toạ sơn lưỡng đấu. Năm 1987, Cái năm định mệnh đó. Sau tết