Đề thi Học sinh giỏi môn Sinh học 9 năm học 2008 - 2009

5 178 0
Đề thi Học sinh giỏi môn Sinh học 9 năm học 2008 - 2009

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHỊNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN ĐAM RƠNG ______________________ ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học: 2008 - 2009 MƠN: SINH HỌC 9 Thời gian: 150 phút (Khơng kể thời gian phát đề) Câu 1:(1 điểm) Nêu nội dung của quy luật phân ly độc lập. Tại sao ở các loài sinh sản giao phối, biến dò lại phong phú hơn nhiều so với loài sinh sản vô tính? Câu 2:(2 điểm) Những biến đổi hình thái của NST được biểu hiện qua sự đóng, duỗi xoắn diễn ra ở các kỳ như thế nào? Tại sao nói sự đóng và duỗi xoắn của NST có tính chất chu kỳ? Câu 3:(2,5 điểm) a. Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù? Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở những điểm nào? b. Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau: - G – T – G –T – A – G – T – A – G – X – T – A – Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó. Câu 4:(2 điểm) Tại sao nói: đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật nhưng có ý nghóa đối với chăn nuôi và trồng trọt? Câu 5:(1,5 điểm) Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn thiết yếu nào? Tại sao cần thực hiện các công đoạn đó? Câu 6:(2 điểm) Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở những điểm nào? Vẽ sơ đồ giải thích sự hình thành trẻ đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng? Câu 7:(3 điểm) Một đoạn phân tử ADN có 60 000 nucleotit loại A (ênin). Số nucleotit loại G (guanin) chỉ bằng 2/3 số nucleotit loại A. Hãy tính: a. Số nucleotit các loại còn lại (G, X, T ). b. Chiều dài của đoạn ADN trên. Câu 8:(2 điểm) Những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính? Câu 9:(2 điểm) Một người làm vườn trồng những cây cà chua quả đỏ với mong muốn sẽ thu được toàn cây cà chua quả đỏ, nhưng đến khi thu hoạch lại có cả cà chua quả vàng. Em hãy giải thích vì sao? Nếu màu cà chua do một gen quy đònh. Câu 10:(2 điểm) Bò, màu lông đen là trội so với màu lông vàng. Cho Bò lông đen lai với Bò lông vàng, F1 thu được toàn bò lông đen. a. Căn cứ vào lý thuyết các đònh luật của Men Đen, hãy nhận xét đặc điểm của phép lai. b. Nếu cho Bò F1 tự giao phối với nhau, không cần lập sơ đồ lai có thể đoán biết tỷ lệ phân tính ở F2 hay không? c. Lập sơ đồ lai kiểm nghiệm từ P đến F2. HẾT ĐÁP ÁN SINH HỌC Câu 1/ - Nội dung: các cặp nhân tố di truyền đã phân ly độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.(0,5đ) - Ở các loài sinh sản giao phối, biến dò phong phú hơn nhiều so với loài sinh sản vô tính vì: có sự phân ly độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử nên tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau, khi thụ tinh chúng tổ hợp ngẫu nhiên tạo ra nhiều kiểu tổ hợp hợp tử(biến dò tổ hợp). (0,5đ). Câu 2/ - Từ kỳ trung gian đến kỳ giữa: đóng xoắn. Từ kỳ sau đến kỳ trung gian tiếp theo: tháo xoắn.(0,5đ) - Sự đóng duõi xoắn có tính chất chu kỳ: + Vì ở kỳ trung gian NST ở dạng duỗi xoắn, sau đó bắt đầu đóng xoắn ở kỳ đầu và đóng xoắn cực đại ở kỳ giữa.(0,5đ) + Sang kỳ sau, NST bắt đầu duỗi xoắnvà tiếp tục duỗi xoắn ở kỳ cuối. (0,5đ) + Khi tế bào con được tạo thành ở kỳ trung gian NST ở dạng duỗi xoắn hoàn toàn. Sau đó, NST lại tiếp tục đóng và duỗi xoắn có tính chất chu kỳ qua các thế hệ tế bào. (0,5đ) Câu 3/ a. Tính đa dạng, đặc thù của AND và hệ quả của nguyên tắc bổ sung: - AND của mỗi loài được đặc thù bởi thành phần số lượng và trình tự sắp xếp của các nucleotit. Do cách sắp xếp khác nhau của 4 loại nucleotit đã tạo nên tính đa dạng của AND. Tính đa dạng và tính đặc thù của AND là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và tính đặc thù của các loài sinh vật. (0,5đ) - Phân tử AND có tính đa dạng, đặc thù vì nó thuộc loại đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nucleotit gồm 4 loại A, T, G, X. (0,5đ) - Các nucleôit giữa 2 mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung, trong đó A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại. Do nguyên tắc bổ sung của từng cặp nucleotit đã dẫn đến tính chất bổ sung của 2 mạch đơn, vì vậy khi biết trình tự sắp xếp các nucleotit trong mạch đơn này thì suy ra trình tự sắp xếp các nucleotit trong mạch đơn kia.(0,5đ) b. Đoạn mạch bổ sung: (1đ) - X – A – X – A – T – X – X – A – T – X – G – A – T – Câu 4/ - Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì: + Sự biến đổi cấu trúc phân tử AND có thể dẫn đến biến đổi cấu trúc các loại Protein mà nó mã hoá và cuối cùng dẫn đến biến đổi đột ngột và gián đoạn ở kiểu hình. (0,5đ) + Các đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường là có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp Protein.(0,5đ) - Ý nghóa đối với chăn nuôi và trồng trọt: + Đa số đột biến gen tạo ra các gen lặn. Chúng chỉ biểu hiện ra khi ở thể đòng hợp hoặc trong điều kiện ngoại cảnh thích hợp.(0,5đ) + Qua giao phối nếu gặp tổ hợp gen thích hợp một đột biến vốn là có hại có thể trở thành có lợi.(0.5đ) Câu 5/ - Công nghệ tế bào là ngành kỹ tuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnhvới kiểu gen của cơ thể gốc. (0,5đ) - Công nghệ tế bào gồm 2 công đoạn thiết yếu là: Tách tế bào hoặc môtừ cơ thể rồi mang nuôi cấy thành tế bào hoặc mô sẹo, dùng hooc môn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hay cơ thể hoàn chỉnh.(0,5đ) - Cần thực hiện các công đoạn đó vì: Nhờ 2 công đoạn của công nghệ tế bào người ta có thể tạo ra được các cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh với kiểu gen của cơ thểû gốc.(0,5đ) Câu 6/ - Trẻ đồng sinh cùng trứngcó cùng kiểu gen nên cùng giới. Trẻ đồng sinh khác trứng khác kiểu gen nên cùng giới hoặc khác giới. (1đ) - Sơ đồ giải thích sư ï hình thành trẻ đồng sinh: H.28.2 a,b SGK Sinh học 9. (1đ) Câu 7/ a. Số nucleotit các loại còn lại: G, X, T. - Số nucleotit loại G = (60 000 : 3) x 2 = 40 000. (0,5đ) - Theo NTBS: A = T, G = X. (0,5đ) - Số nucleotit T = A = 60 000 suy ra T = 60 000 (0,25đ) - Số nucleotit X = G = 40 000 suy ra X = 40 000 (0,25đ) b. Chiều dài đoạn AND: Đoạn AND có: - Tổng số nucleotit: A + T + G + X = 2(A + G) = 2 (60 000 + 40 000) = 200.000 (0,5đ) - Số nucleotit trên mỗi mạch: 200 000 : 2 = 100 000 (0,5đ) - Chiều dài đoạn mạch AND: 100 000 x 3,4 = 340 000 Antron = 34 micromet (0,5đ) Câu 8/ Nhiễm sắc thể thường Nhiễm sắc thể giới tính Điểm - Tồn tại một cặp trong tế bào. - Tồn tại thành cặp đồng dạng hoặc không đồng dạng. - Chủ yếu mang gen quy đònh giới tính. - Tồn tại với số cặp nhiều hơn 1 trong tế bào. - Luôn tồn tại thành cặp đồng dạng. - Chỉ mang gen quy đònh tính trạng thường. 0,5đ 0,75đ 0,75đ Câu 9/ - Giải thích: Trong số các cây cà chua quả đỏ có cây không thuần chủng(Aa) nên khi tự thụ phấn hoặc giao phấn với nhau đã xuất hiện cà chua quả vàng (aa)ở thế hệ sau. (1đ) - Quy ước: A quy đònh cây quả đỏ, a quy đònh cây quả vàng. (0,25đ) - Sơ đồ lai: Có thể xảy ra những trường hợp sau:1. P: AA x AA F1 : 100% AA(100% quả đỏ) (0,25đ) 2. P: AA x Aa F1 : 50% AA : 50% Aa(100% quả đỏ) (0,25đ) 3. P: Aa x Aa F1 : 25% AA : 50% AA :25% aa(75% quả đỏ: 25% quả vàng) (0,25đ) Câu 10/ a. Nhận xét đặc điểm của phép lai: - Theo giả thiết lai giữa bò lông đen và bò lông vàng, F1 đều đồng tính trội có thể kết luận: + Phép lai tuân theo đònh luật đồng tính của Men Đen. (0,25đ) + P thuần chủng(lông đen AA, lông vàng aa) (0,25đ) + Lông đen là trội hoàn toàn so với lông vàng. (0,25đ) b. Nếu cho bò F1 tự giao phối với nhau thì phép lai tuân theo đònh luật phân tính của Men Đen. Không cần lập sơ đồ lai có thể đoán biết tỷ lệ phân tính ở F2 là 3 lông đen : 1 lông vàng. (0,25đ) c. Sơ đồ lai: + Quy ước gen: Gọi A là gen quy đònh tính trạng lông ngắn là trội, a là gen quy đònh tính trạng long vàng. (0,25đ) + XĐKG: P thuần chủng, lông đen: AA, lông vàng: aa. (0,25đ) + Sơ đồ lai: P: AA x aa (lông đen) (lông vàng) GP: A a F1: Aa(100% lông đen) (0,25đ) F1xF1: Aa x Aa (lông đen) (lông đen) GF1: A , a A , a F2: TLKG: 1 AA : 2 Aa : 1 aa TLKH: 3 lông đen : 1 lông vàng. (0,25đ) . ĐAM RƠNG ______________________ ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học: 2008 - 20 09 MƠN: SINH HỌC 9 Thời gian: 150 phút (Khơng kể thời gian phát đề) Câu 1:(1 điểm) Nêu nội dung. ÁN SINH HỌC Câu 1/ - Nội dung: các cặp nhân tố di truyền đã phân ly độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.(0,5đ) - Ở các loài sinh sản giao phối, biến dò phong phú hơn nhiều so với loài sinh. sinh: H.28.2 a,b SGK Sinh học 9. (1đ) Câu 7/ a. Số nucleotit các loại còn lại: G, X, T. - Số nucleotit loại G = (60 000 : 3) x 2 = 40 000. (0,5đ) - Theo NTBS: A = T, G = X. (0,5đ) - Số nucleotit T

Ngày đăng: 25/05/2015, 08:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan