ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Môn sinh học 9 I. Ma trận: Nội dung Các mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu vận dụng Tổng cộng TN TL TN TL TN TL Chương I C1/ 2,5 C4/ 2,5 2/5 Chương II C2/ 2,5 C3a/ 1,5 C3b/ 1 2/5 Tổng cộng 1/ 2,5 1.5/ 4,0 1,5/ 3,5 4/ 10 II. Đề ra: Câu 1: Nhiệt độ của môi trường ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật như thế nào? Câu 2: Thế nào là quần thể sinh vật? Nêu những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật. Đặc trưng nào quan trọng nhất? Tại sao. Câu 3: Một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật sau: Thực vật, thỏ, chuột, sâu ăn lá, cáo, cú mèo, ếch nhái, rắn, vi sinh vật. a. Hãy liệt kê ít nhất 5 chuỗi thức ăn có đủ ba thành phần của hệ sinh thái. b. Từ các chuỗi thức ăn trên, thành lập một lưới thức ăn đơn giản của quần xã sinh vật. Câu 4: Trong các quan hệ sau quan hệ nào là cộng sinh, hội sinh, cạnh tranh, kí sinh, sinh vật ăn sinh vật khác: 1. Cây lạc và cỏ dại 2. Giun sán sống trong ruột chó. 3. Dê và cừu trên cùng một đồng cỏ. 4. Dây tơ hồng bám trên bụi cây. 5. cáo ăn thỏ 6. Vi khuẩn cố định đạm trong nốt sần rễ đậu. 7. Địa y sống bám trên cành cây. 8. Bò ăn cỏ 9. Vi khuẩn sống trong ruột mối. 10. Cá ép sống bám trên mai rùa. III. Đáp án: Tự luận: (10đ) Câu 1: (2,5đ) - Nhiệt độ ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật. Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ (0 o C – 50 o C) . Tuy nhiên có một số loài sống được ở vùng nhiệt độ rất cao hoặc rất thấp.(0,5) Đối với thực vật sống ở vùng nhiệt đới, ánh sáng mạnh cây có vỏ dày, tầng bần phát triển → có vai trò cách nhiệt; Lá có tầng cutin dày → hạn chế sự thoát hơi nước. Ngược lại cây vùng ôn đới về mùa đông cây thường rụng lá → giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước (1đ) Đối với động vật: ĐV hằng nhiệt xứ lạnh kích thước cơ thể lớn hơn, tai, các chi, đuôi, mỏ nhỏ còn DV ở xứ nóng kích thước cơ thể nhỏ hơn, tai, các chi, đuôi, mỏ cũng lớn hơn ĐV xứ lạnh, nhằm mục đích toả nhiệt nhanh, giữ nhiệt độ cơ thể ổn định. mặt khác nhiệt độ còn ảnh hưởng tới các hoạt động sinh lí, lượng TĂ, tốc độ tiêu hoá, mức độ trao đổi khí, quá trình sinh sản của động vật.( 1đ) Ví dụ: Cá chép để trứng ở nhiệt độ nước không thấp < 15 o C, chuột sinh sản mạnh ở 18 o C. Khi nhiệt độ môi trường quá cao ĐV có hiện tượng nghỉ hè. Còn nhiệt độ môi trường xuống thấp ĐV có hiện tượng ngủ đông. (0,5đ). Câu 2: Thế nào là quần thể sinh vật, những đặc trưng cơ bản của QTSV. Đặc trưng nào quan trọng nhất? Tại sao. (2,5đ) - QTSV là tập hợp các cá thể sinh vật cùng loài cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành thế hệ mới. - Những đặc trưng cơ bản của QTSV: + Tỉ lệ giới tính: Là tỉ lệ giữa cá thể đực với cá thể cái. + Thành phần nhóm tuổi: - Trước sinh sản - Tuổi sinh sản - Sau sinh sản + Mật độ quần thể: Là số lương hay khối lượng cá thể có trong một đơn vị diện tích hay thể tích. - Mật độ quần thể là quan trọng nhất vì mật độ có ảnh hưởng tới mức sử dụng nguồn sống trong sinh cảnh, tới mức độ lan truyền vật kí sinh, tốc độ gặp nhau giữa cá thể đực và cái. Mật độ của loài còn thể hiện tác dụng của loài đó trong sinh cảnh. Câu 3: 2,5đ) - Chuỗi thức ăn: (1,5đ) - Mỗi chuỗi đúng 0,4đ 1, Thực vật → thỏ → Cáo → Vi sinh vật 2, Thực vật → Sâu → Rắn → Vi sinh vật 3, Thực vật → chuột → Cáo → Vi sinh vật 4, Thực vật → Chuột → Cú mèo → Vi sinh vật 5, Thực vật → Sâu → Ếch → Rắn → Vi sinh vật. - Vẽ được sơ đồ lưới thức ăn (1,đ) Thỏ → Cáo Thực vật → Chuột → Cú mèo → Vi sinh vật Sâu → Ếch → Rắn Câu 4: (2,5đ) Sắp xếp đúng 1 mối quan hệ 0,25đ Sắp xếp các quan hệ sau vào các mối quan hệ: - Cộng sinh: 6, 9 - Hội sinh: 7, 10 - Cạnh tranh: 1, 3 - Kí sinh : 2, 4 - Sinh vật ăn sinh vật khác: 5, 8 . 2/5 Chương II C2/ 2,5 C3a/ 1, 5 C3b/ 1 2/5 Tổng cộng 1/ 2,5 1. 5/ 4,0 1, 5/ 3,5 4/ 10 II. Đề ra: Câu 1: Nhiệt độ của môi trường ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật như thế nào? Câu. 0,25đ Sắp xếp các quan hệ sau vào các mối quan hệ: - Cộng sinh: 6, 9 - Hội sinh: 7, 10 - Cạnh tranh: 1, 3 - Kí sinh : 2, 4 - Sinh vật ăn sinh vật khác: 5, 8 . động sinh lí, lượng TĂ, tốc độ tiêu hoá, mức độ trao đổi khí, quá trình sinh sản của động vật.( 1 ) Ví dụ: Cá chép để trứng ở nhiệt độ nước không thấp < 15 o C, chuột sinh sản mạnh ở 18 o C.