1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

THI THỬ ĐH RẤT HAY CÓ ĐA

4 184 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 417,5 KB

Nội dung

SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT-DTNT CON CUÔNG KỲ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2 NĂM 2011 Môn thi: HÓA HỌC 001: Nguyên tử nguyên tố X có 5 electron ở lớp ngoài cùng. Trong hợp chất với H 2 ,X chiếm 82,353 % khối lượng. X là A. As B. N C. P D. S 002: Trong công nghiệp người ta tổng hợp NH 3 theo phương trình hóa học sau: N 2( k) + 3H 2(k) → 2NH 3(k) Khi tăng nồng độ H 2 lên 2 lần (giữ nguyên nồng độ của khí N 2 và nhiệt độ phản ứng) thì tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần A. 8 lần B. 2 lần C. 4 lần D. 16 lần 003: Cho phản ứng sau: KMnO 4 + Na 2 SO 3 + H 2 O → Sản phẩm của phản ứng là: A. K 2 MnO 4 , Na 2 SO 4 , H 2 O B. Na 2 SO 4 , MnO 2 , KOH C. K 2 MnO 4 , K 2 SO 4, Na 2 SO 4 D. K 2 SO 4, MnSO 4 ,Na 2 SO 4 004: Không thể dùng nước và dung dịch NaOH để nhận biết các chất rắn nào sau đây đựng trong các lọ mất nhãn. A. K, Mg, Al, Al 2 O 3 B. K 2 O, CaO, Al 2 O 3, MgO C. BaO, MgO, ZnO, Mg D. NaCl, BaCl 2 , Al 2 (SO 4 ) 3 005: Lấy một mẫu nhôm dư cho vào dung dịch NaOH và NaNO 3 có nồng độ mol/l bằng nhau, khi phản ứng hoàn toàn thì thu được dung dịch X và hỗn hợp khí gồm H 2 và NH 3 . Trong X chứa những ion nào A. Na + , Al 3+ , NO 3 - B. Na + , AlO 2 - , OH - C. Na + , AlO 2 - , NO 3 - D. Na + , Al 3+ , NH 4 + 006: Cho các chất sau: Na 2 SO 3 , CaSO 3 , Na 2 S , Fe(HCO 3 ) 2 , NaHSO 3 , FeS. Có bao nhiêu chất khi tác dụng với H 2 SO 4 đặc nóng có thể tạo khí SO 2 A. 6 B. 3 C. 4 D. 5 007: Dãy sắp xếp các dung dịch loãng có cùng nồng độ mol/l theo thứ tự pH tăng dần là: A. KHSO 4 , HF, H 2 SO 4 , Na 2 CO 3 B. H 2 SO 4 , KHSO 4 , HF, Na 2 CO 3 C. H 2 SO 4 , HF, KHSO 4 , Na 2 CO 3 D. HF, H 2 SO 4 , Na 2 CO 3 , KHSO 4 008: Cho bột nhôm vào dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng, dư thu được dung dịch X và khí SO 2 (sản phẩm khử duy nhất). Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X và đun nhẹ thu được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Y . Số phản ứng xảy ra là A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 009: Hỗn hợp khí X gồm CO 2 và NO 2 hấp thụ vào dung dịch NaOH vừa đủ tạo thành các muối trung hòa, sau đó đem cô cạn dung dịch thu được 36,6 gam muối khan. Nung muối khan ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 35 gam chất rắn khan. % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp là A. 75% và 25% B. 20% và 80% C. 80% và 20% D. 50% và 50% 010: Cho 0,015 mol một loại hợp chất oleum vào nước thu được 200 ml dung dịch X. Để trung hòa 100 ml dung dịch X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,15M. % về khối lượng nguyên tố lưu huỳnh trong oleum trên là A. 32,65% B. 35,96% C. 37,86% D. 23,97% 011: Cho a gam hỗn hợp hai kim loại vào dung dịch H 2 SO 4 loãng, dư. Thể tích khí H 2 (trong cùng điều kiện) có thể thu được lớn nhất khi hỗn hợp là A. Fe và Na B. Al và Cu C. K và Zn D. Mg và Fe 012: Hỗn hợp X gồm bột Fe và kim loại M (hóa trị không đổi) nặng 15,06 gam được chia làm hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y và 0,165 mol H 2 . Phần 2 cho tác dụng với dung dịch HNO 3 dư thu được 0,15mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Kim loại M là A. Mg B. Zn C. Al D. Cr 013: Cho các khí sau: SO 2 , NO 2 , Cl 2 , CO 2. Các chất khí khi tác dụng với dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường) luôn tạo ra hai muối là Mã đề 123 A. NO 2 ,SO 2 B. CO 2 , Cl 2 C. SO 2, CO 2 D. Cl 2 , NO 2 014: Chọn phát biểu đúng: A. Ion Fe 3+ vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa. B. Dùng kẽm kim loại để khử ion Cr 2+ trong môi trường axít C. Dùng Ag + để khử ion Fe 2+ trong dung dịch. D. Dùng kẽm để khử ion Cr 3+ trong môi trường axít. 015: Hòa tan hết chất rắn X gồm Mg, Zn, Al cần vừa đủ 1,8 mol HNO 3 . Sau phản ứng thu được V lít NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là A. 13,44 B. 10,08 C. 14,56 D. 11,2 016: Hòa tan 2,74 gam Ba vào 100 ml dung dịch HCl 0,2M và CuSO 4 0,3M. Khối lượng kết tủa thu được là A. 3,31 B. 5,64 C. 4,66 D. 12,8 017: Một loại phân Supephotphat kép có chứa 79,51% muối canxiđihidrophotphat còn lại gồm các chất không chứa phốt pho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là A. 48,25% B. 42,25% C. 48,52% D. 45,75% 018: Có 5 dung dịch riêng biệt trong năm ống nghiệm: (NH 4 ) 2 SO 4 , FeCl 2 , Cr(NO 3 ) 3 , KHCO 3 , Al(NO 3 ) 3 . Cho dung dịch Ba(OH) 2 đến dư vào 5 dung dịch trên. Sau khi phản ứng kết thúc, số ống nghiệm có kết tủa là A. 5. B. 2 C. 4 D. 3 019: Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe 3 O 4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít H 2 (đktc). Sục khí CO 2 dư vào dung dịch Y thu được 39 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 45,6 B. 48,3 C. 36,7 D. 57,0 020: Nguyên tắc luyện thép từ gang là A. Dùng oxi để khử các tạp chất C, Si, P, S, Mn trong gang thành oxít rồi biến thành xỉ và tách ra khỏi thép. B. Dùng chất khử CO để khử oxít sắt ở nhiệt độ cao. C. Oxi hóa các tạp chất C, Si, P, Mn trong gang thành oxít rồi biến thành xỉ và tách ra khỏi thép. D. Tăng thêm hàm lượng C trong gang để thu được thép. 021: Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr 2 O 3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 23,3 gam hỗn hợp chất rắn X. Cho toàn bộ X phản ứng với axít HCl dư thoát ra V lít khí H 2 ( đktc). Giá trị của V là A. 7,84 B. 4,48 C. 3,36 D. 10,08 022: A là hỗn hợp các muối Cu(NO 3 ) 2 , Fe (NO 3 ) 2 , Fe(NO 3 ) 3 , Mg(NO 3 ) 2 , Trong đó oxi chiếm 57,6% khối lượng. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch chứa 50 gam muốiA. Lọc kết tủa thu được đem nung trong chân không đến khối lượng không đổi thu được m gam oxít. Giá trị của m là A. 47,3 B. 17,6 C. 44,6 D. 39,2 023: Cho 46,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cr vào cốc đựng dung dịch NaOH dư thu được 0,45 mol H 2 . Cho tiếp vào cốc dung dịch HCl dư thu thêm được 0,7 mol H 2 . Khối lượng crom trong hỗn hợp X là. A. 1,3 B. 5,2 C. 15,6 D. 10,4 024: Dung dịch X chứa các chất anion: NO 3 - , SO 4 2- , Cl - và một cation trong số các cation sau: Ag + , Ba 2+ , Pb 2+ , Fe 3+ . Dung dịch X có pH nhỏ hơn 7 . Cation có trong dung dịch X là A. Pb 2+ B. Fe 3+ C. Ba 2+ D. Ag + 025: Điện phân nóng chảy Al 2 O 3 với anot than chì (hiệu suất điện phân 100%) thu được m kg nhôm ở catot và 67,2 m 3 (đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H 2 bằng 16. Lấy 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí X sục vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 2 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 108,0 B. 75,6 C 54,0 D. 67,5 026: Chọn câu sai trong số các câu sau đây: A. Các kim loại Na, Ba, K, Al đều có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối. B. Có thể dùng dịch Na 2 CO 3 , Ca(OH) 2 , Na 3 PO 4 để làm mềm nước cứng. C. CrO 3 là một oxit axít, muối cromat và đicromat có tính oxi hóa mạnh. D. Phương pháp điện phân có thể điều chế được hầu hết các kim loại từ Li, Na, Fe, Cu, Ag. 027: Trong một bình kín dung tích 20 lít chứa 9,6 gam O 2 và m gam hỗn hợp 3 hiđrocacbon A, B, C. Nhiệt độ, áp suất trong bình lúc đầu là 0 0 C và 0,448 atm. Bật tia lửa điện để đốt cháy hết hiđrocacbon và giữ nhiệt độ bình ở 136,5 0 C, áp suất trong bình lúc này là p, thu được 4,05 gam nước và 6,16 gam CO 2 (coi thể tích bình không đổi). Giá trị của p là A. 0,693 B. 0,315 C. 0,613 D. 0,639 028: Hiđrocacbon X có tỉ số hơi so với H 2 là 28. Khi cộng HBr vào X có thể thu được tối đa 3 sản phẩm cộng. X là A. Metylpropan B. Metylxiclopropan C. But-1- en D. Xiclobutan 029: Có bao nhiêu dẫn xuất thơm có công thức phân tử C 8 H 10 O, khi tác dụng với CuO nung nóng tạo ra anđehit A. 1 B. 3. C. 5 D. 4 030: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C 4 H 7 O 2 Cl. Khi thủy phân trong môi trường kiềm được các sản phẩm trong đó có 2 chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo đúng của X là A. HCOOCH 2 CHClCH 3 B. HCOOCH 2 CH 2 CH 2 Cl C. HCOOCHClCH 2 CH 3 D. HOOCCHClCH- 2 CH 3 031: Cho 27,2 gam hỗn hợp gồm phenylaxetat và metyl benzoat (tỉ lệ mol 1:1) tác dụng với 800 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì khối lượng chất rắn thu được là A. 33,2 B. 30,6 C. 38,2 D. 40,7 032: Từ metan và các chất vô cơ cần thiết, cần phải dùng ít nhất bao nhiêu phản ứng để điều chế đựợc axitaxetic. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 033: Phát biểu nào sau đây không đúng: A. Ảnh hưởng của vòng benzen đến nhóm -OH làm cho phenol phản ứng với NaOH. B. Ảnh hưởng của vòng benzen đến nhóm -OH làm cho phenol phản ứng với dung dịch brom. C. Ảnh hưởng của nhóm -NH 2 đến vòng thơm làm cho anilin phản ứng với dung dịch brom. D. Anilin không làm đổi màu quỳ tím ẩm. 034: Oxi hóa m gam hỗn hợp X gồm fomanđehit và axetanđehit bằng oxi ở điều kiện thích hợp thu được hỗn hợp Y chỉ gồm các axit hữu cơ . Tỉ khối hơi của Y so với X bằng A. Khoảng biến thiên của a là A. 1,30 < a< 1,50 B. 1,30< a < 1,53 C. 1,36 < a < 1,53 D. 1,36 < a < 1,50 035: Hợp chất X chứa một nhóm chức anđehit trong phân tử. Cho 0,52 gam X tác dụng với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 dư tạo ra 1,08 gam Ag. Mặt khác cho 3,12 gam X tác dụng hết với Na tạo ra 672 ml H 2 (đktc). Số lượng chất có cấu tạo mạch thẳng thỏa mãn tính chất của X là A. 2 chất B. 3 chất C. 4 chất D. 6 chất 036: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp hai ancol no đơn chức, đồng đẳng liên tiếp. Dẫn toàn bộ sản phẩm qua 1 lít dung dịch Ba(OH) 2 0,3M thu được 53,19 gam kết tủa trắng và dung dịch X . Biết X có khả năng làm phenolphtalein chuyển màu. Hai ancol có số nguyên tử cacbon là A. 4 và 5 B. 1 và 2 C. 3 và 4 D. 2 và 3 037: Cho 0,13 mol hỗn hợp X gồm CH 3 OH, HCOOH, HCOOCH 3 tác dụng vừa đủ 0,05 mol NaOH đun nóng. Oxi hóa lượng ancol sau phản ứng thành anđehit, cho lượng anđehit này tác dụng hết với AgNO 3 trong NH 3 dư được 0,4 mol Ag. Số mol của HCOOCH 3 là. A. 0,02 B. 0,05 C. 0,04 D. 0,08 038: Thủy phân triglixerit X trong NaOH người ta thu được hỗn hợp 2 muối natrioleat và natristearat theo tỉ lệ mol 1: 2. Khi đốt cháy a mol X thu được b mol CO 2 và c mol H 2 O. Liên hệ giữa a, b, c là A. b – c = 4a B. b - c = 3a C. b – c = 2a D. b = c – a 039: X và Y là hai ∝ - aminoaxit (chứa 1 nhóm – NH 2 và 1 nhóm – COOH). Đun nóng hỗn hợp X, Y thu được chất hữu cơ Z. Cho 0,1 mol Z tác dụng vừa đủ với 0,2 mol NaOH, phản ứng xong làm khô thu được chất rắn G. Đốt cháy hoàn toàn G thu được thu được 0,4 mol CO 2 . Công thức phân tử của Z là A. C 4 H 8 O 3 N 2 B. C 6 H 12 O 3 N 2 C. C 5 H 10 O 3 N 2 D. C 3 H 6 O 3 N 2 040: Trong các phân tử polime: polivinylclorua, xenlulozơ, amilopectin (của tinh bột), cao su lưu hóa, nhựa rezit, polistiren. Những phân tử polime có cấu tạo mạch nhánh và mạng không gian là A. Amilopectin, cao su lưu hóa, nhựa rezit. B. Cao su lưu hóa, polivinylclorua, xenlulozơ. C. Amilopectin, polistiren, cao su lưu hóa. D. Xenlulozơ, polistiren, nhựa rezit. 041: Polime X có công thức (-NH - [CH 2 ] 2 –CO - ) n . Phát biểu nào sau đây không đúng A. X chỉ được tạo ra từ phản ứng trùng ngưng. B. X có thể kéo sợi. C. X thuộc loại poliamit D. % khối lượng cacbon trong X không thay đổi với mọi giá trị n. 042: Cho 1,52 gam hỗn hợp hai amin đơn chức no X, Y (được trộn với số mol bằng nhau) tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl, thu được 2,98 gam muối. Kết luận nào sau đây không chính xác A. Tên gọi của hai amin là đimetylamin và etylamin. B. Nồng độ dung dịch HCl bằng 0,2M. C. Số mol mỗi chất là 0,02 mol. D. Công thức hai amin là CH 5 N và C 2 H 7 N. 043: Các chất hữu cơ đơn chức X,Y,Z có công thức phân tử tương ứng là CH 2 O, CH 2 O 2 , C 2 H 4 O 2 chúng thuộc các dãy đồng đẳng khác nhau. Công thức cấu tạo của Z là A. CH 3 OCHO B. HOCH 2 CHO C. HCOOCH 3 D. CH 3 COOH 044: X là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C 5 H 11 O 2 N. Đun X với dung dịch NaOH thu được một hợp chất có công thức phân tử C 2 H 4 O 2 NNa và chất hữu cơ Y. Cho hơi Y qua CuO/t 0 thu được hợp chất hữu có Z có khả năng phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X là A. CH 3 (CH 2 ) 4 NO 2 B. NH 2 CH 2 COOCH(CH 3 ) 2 C. NH 2 (CH 2 ) 2 COOC 2 H 5 D. NH 2 CH 2 COO(CH 2 ) 2 CH 3 045: Chất A có công thức phân tử C 11 H 20 O 4 . A tác dụng với NaOH tạo ra muối của axit hữu cơ B mạch thẳng và 2 ancol là etanol và propan – 2 – ol. Công thức cấu tạo của A là A. C 2 H 5 OOC(CH 2 ) 4 OOCCH 2 CH 2 CH 3 B. C 2 H 5 OOC(CH 2 ) 4 COOCH 2 CH 2 CH 3 C. C 2 H 5 OOC(CH 2 ) 4 COOCH(CH 3 ) 2 D. C 2 H 5 OOC(CH 2 ) 4 OOCCH(CH 3 ) 2 046: Phát biểu đúng là A. Phenol phản ứng được với dung dịch NaHCO 3 . B. Thủy phân benzylclorua thu được phenol. C. Vinyl axetat phản ứng với dung dịch NaOH sinh ra ancol. D. Sục CO 2 vào dung dịch natri phenolat thì dung dịch vẩn đục 047: Este đơn chức X có tỉ khối hơi so với metan bằng 6,25. Cho 20 gam X tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 1M đun nóng, cô cạn dung dịch thu được 28 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là A. CH 3 CH 2 COOCH=CH 2 B. CH 3 COOCH=CHCH 3 C. CH 2 =CHCOOCH 2 CH 3 D. CH 2 =CHCH 2 COOCH 3 048: Cho m gam hỗn hợp hai axit cacboxylic X,Y kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với lượng dư ancol propylic (trong H 2 SO 4 đặc nóng) thu đựợc 14,25 gam hỗn hợp hai este đơn chức. Cũng cho m gam hỗn hợp hai axít trên tác dụng với Na dư tạo ra 0,075 mol H 2 . Giả sử hiệu suất phản ứng là 100% và M Y > M X. Công thức cấu tạo X, Y lần lượt là A. CH 3 COOH, C 2 H 5 COOH B. HCOOH, CH 3 COOH C. CH 2 = CHCOOH, CH 2 = CHCH 2 COOH D. CH 3 CH 2 COOH, CH 3 CH 2 CH 2 COOH 049: Đun nóng 32,1 gam hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ X, Z cùng nhóm chức với dung dịch NaOH dư, thu đựợc hỗn hợp muối natri của hai axit cacboxylic no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một chất lỏng A (tỉ khối hơi của A so với metan bằng 3,625). Chất A phản ứng với CuO đun nóng cho sản phẩm có phản ứng tráng bạc. Cho 1/10 lượng A phản ứng với Na được 0,015 mol H 2 . Nhận định nào sau đây là sai A. Nung 1 trong 2 muối thu được với NaOH ( có vôi tôi) sẽ tạo metan B. Tên gọi của A là ancol anlylic C. Trong hỗn hợp X hai chất Y, Z có số mol bằng nhau D. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X ở trên sẽ thu được n CO 2 – n H 2 O = 0,02 050: Đem oxi hóa 2,76 gam ancol etylic bằng CuO đun nóng thu được hỗn hợp A có chứa anđehit, axít, ancol dư và nước. Cho ½ hỗn hợp A tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO 3 /NH 3 dư, t 0 thu được 3,024 gam Ag Cho ½ hỗn hợp A trung hòa vừa đủ với 10 ml dung dịch NaOH 1M. % khối lượng ancol etylic đã bị oxi hóa là A. 75% B. 40% C. 80% D. 95% . SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT-DTNT CON CUÔNG KỲ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2 NĂM 2011 Môn thi: HÓA HỌC 001: Nguyên tử nguyên tố X có 5 electron ở lớp ngoài cùng. Trong hợp chất với H 2 ,X. Hiđrocacbon X có tỉ số hơi so với H 2 là 28. Khi cộng HBr vào X có thể thu được tối đa 3 sản phẩm cộng. X là A. Metylpropan B. Metylxiclopropan C. But-1- en D. Xiclobutan 029: Có bao nhiêu dẫn. có công thức phân tử C 5 H 11 O 2 N. Đun X với dung dịch NaOH thu được một hợp chất có công thức phân tử C 2 H 4 O 2 NNa và chất hữu cơ Y. Cho hơi Y qua CuO/t 0 thu được hợp chất hữu có Z có

Ngày đăng: 24/05/2015, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w