Tục treo tranh và câu đối Tết có từ khi nào? Tục lệ dán câu đối chỉ phát triển mạnh từ triều Minh. Trong khi, tục treo tranh vào dịp năm mới đã có từ thời tam đại (khoảng thế kỷ 22 đến 21 TCN). Tranh môn thần Treo tranh Tết lúc đầu để chống ma quỷ Tục treo tranh vào dịp năm mới đã có từ thời tam đại (khoảng thế kỷ 22 đến 21 TCN). Tuy nhiên tranh lúc này chỉ là hình vẽ thần linh mà chủ yếu là để chống ma quỷ. Các hình vẽ cũng tùy ý, không nhất định. Đến cuối thời nhà Chu đầu thời Tần, Hán thì các thần để chống ma quỷ nói chung được chuyển thành môn thần tức là thần canh cửa nhưng chưa có tên. Phải đến thời Nam Bắc triều hai thần canh cửa đầu tiên mới có tên là Thần Dư, Ức Lỗi. Đến nhà Đường thì thần canh cửa lại có thêm hai vị là Tần Thúc Bảo và Uất Trì Kính Đức. Tuy nhiên tất cả các tranh này vẫn chỉ là tranh môn thần mặc dù lúc này đã bắt đầu có việc dán môn thần ra các cổng thành để các môn thần này thành thần coi thành. Cuối đời Đường mới bắt đầu xuất hiện tranh vẽ phong cảnh và vẽ người. Đó là những bộ tranh nhị bình như "lý ngư vọng nguyệt", "công múa" và những bộ tranh tứ bình như "Mai, Lan, Trúc, Cúc" hoặc "bốn tố nữ chơi đàn". Bốn mỹ Sưu tầm: Cao Minh Anh-THCS Hạ Sơn 1 nhân đầu tiên được vẽ thành bốn tố nữ là Vương Chiêu Quân, Ban Siêu, Triệu Phi Yến và Lục Châu. Đến sau các hoạ sĩ vẽ tranh mới vẽ thêm các tố nữ khác như Tây Thi, Điêu Thuyền (có lẽ vì xuất sứ đầu tiên là "bốn tố nữ chơi đàn" nên sau này ở Trung Quốc người ta thường nói đến tứ đại mỹ nhân chứ không phải là ngũ, lục đại mỹ nhân mặc dù các mỹ nhân kể ra không hoàn toàn trùng nhau ở một quốc gia không thiếu gì người đẹp). Đến các đời sau thì tuỳ từng triều đại mà các gia đình chơi tranh cũng thay đổi các loại tranh cho phù hợp nhưng loại tranh được nhiều gia đình ưa chuộng là tranh "Tế hàn tam hữu" vẽ về Tùng, Bách, Mai hoặc là tranh "Ngọc đình phú quí" vẽ về hoa mẫu đơn. Trải qua nhiều thời gian, dân gian hình thành tập tục treo tranh đón năm mới. Trong các gia đình ngày tết thường treo tranh với quan niệm để cảnh sắc thêm vui tươi, con người thêm sảng khoái, xua đi những điều ám muội rủi ro. Tranh tết là hình ảnh cô đọng của sinh hoạt hàng ngày, người ta thường ngắm nó để nhớ lại những năm qua và hình dung những gì sẽ gặp, sẽ làm trong năm tới. Đến các đời sau tranh tết còn có nhiều đối tượng và mục đích khác như: Tranh thờ, tranh đố, tranh cầu lộc, tranh người lớn, tranh trẻ em Văn nhân sĩ phu thường thích bộ nhị bình hoặc bộ tứ bình. Cũng có nhà chơi tranh vẽ về các sự tích như Chinh đông chinh tây, Tam quốc, ông Tài, ông Lộc hay tranh Công tào vẽ sứ giả nhà Trời cưỡi rồng Trên các bàn thờ có nhà còn treo tranh là hình ảnh các con vật trong từng năm như gà, lợn, ngựa, rồng bởi họ tin là trong năm ngắm những tranh đó sẽ gặp nhiều may mắn. Ở Việt Nam từ thế kỷ XVI đã xuất hiện dòng tranh Đông Hồ với 5 loại tranh là: Tranh thờ, Tranh lịch sử, Tranh chúc tụng, Tranh sinh hoạt và Tranh truyện. Cũng khoảng thời gian này ở phía Bắc còn có dòng tranh Hàng Trống, Tranh Kim Hoàng. Ở miền Trung (Huế) có dòng tranh Tranh làng Sình. Hàng năm có hàng nghìn, hàng triệu bức tranh các loại được bán cho những lái buôn, hoặc bán lẻ cho các gia đình mua về làm tranh treo tết với mong muốn mang phú quý, vinh hoa cho mọi nhà. Sau phiên chợ tranh cuối cùng (26/12 âm lịch) những gia đình nào còn lại tranh đều bọc kín đem cất đi chờ đến mùa tranh năm sau lại mang ra chợ tranh bán. Đôi câu đối cổ nhất Trung Quốc Có lẽ tục treo câu đối Tết là tục xuất hiện tương đối muộn. Theo “Tống sử Thục thế gia” câu đối đầu tiên được ghi lại là vào thời Nam Bắc triều. Theo tập tục trước đây, người dân đón năm mới thường treo trước cửa hai thẻ gỗ đào vì cho rằng quỉ sợ gỗ đào. Vào thời Ngũ đại (934-965), Thục Hậu chủ là Mạnh Sưởng Sưu tầm: Cao Minh Anh-THCS Hạ Sơn 2 trong một đêm giao thừa (năm 959) đi qua một nhà thấy chỉ có hai thẻ gỗ đào, ngoài ra không có một thứ gì khác. Đoán đây là một nhà nghèo nhà vua liền sai quân đem bút mực đến và viết lên hai tấm gỗ đào hai hàng chữ: Tân niên nạp dư khánh Gia tiết hiệu trường xuân Nghĩa là: Năm mới thêm nhiều phúc Tết đến gọi mùa Xuân Đây được coi là đôi câu đối cổ nhất của Trung Quốc. Các quan lại đi theo nhà vua thấy hay cũng học theo về nhà viết và treo ở nhà mình. Các năm sau đến ngày giáp Tết, các quan lại, sỹ phu chuẩn bị tết không quên viết chữ lên thẻ, sau đó viết lên giấy để dán trước nhà. Phố ông đồ. Tại Việt Nam cũng có một truyền thuyết tương tự. Tương truyền, vào một năm, sắp tới giao thừa, vua Lê Thánh Tông dạo phố phường xem dân ăn Tết. Thấy một nhà không treo câu đối, vua vào hỏi, biết đó là nhà một người thợ nhuộm vợ goá, con trai đi vắng, vua sai lấy giấy bút đến và viết: Thiên hạ thanh hoàng giai ngã thủ; Triều đình chu tử tổng ngõ gia. Sưu tầm: Cao Minh Anh-THCS Hạ Sơn 3 (Xanh vàng thiên hạ đều tay tớ Đỏ tía triều đình tự cửa ta) Tuy xuất hiện từ thời Ngũ đại nhưng phải đến đời Đường mới hình thành tục treo câu đối tết, nhưng vẫn chưa thật phát triển. Nhiều gia đình muốn có câu đối để treo nhưng không biết làm mà cũng chưa có tục viết và bán câu đối ngoài chợ. Truyện dân gian còn kể rằng: một nhà nọ muốn có câu đối treo tết nên lúc trang trí nhà cửa chuẩn bị đón Xuân, gia chủ sửa sang cổng nhà thật đẹp, treo đèn lồng, làm hoa giấy sặc sỡ và dán ở hai bên cổng 2 băng giấy trắng, cạnh đó có 1 tờ giấy ghi lời mời: "Trân trọng đợi các văn nhân cho chữ". Một nhà nho là Lưu Vũ Tích đi qua cổng nhìn thấy, hiểu ý chủ nhà muốn xin câu đối Tết nhưng ông lại nghĩ ra cách đùa vui nên ông lấy bút và đề: "Lưỡng xứ mang mang giai bất kiến nhất chỉ không văn". (nghĩa là: hai bên đều mờ mịt không hề nhìn thấy gì chỉ là tờ giấy trắng). Tục lệ dán câu đối chỉ phát triển mạnh từ triều Minh. Ngày xuân nếu thiếu một đôi câu đối đỏ treo trong nhà chắc hẳn là chưa toàn vẹn. Đôi câu đối khiến người ta cảm thấy Tết cổ truyền trở nên thiêng liêng hơn, trang trọng hơn và đặc biệt hơn những ngày bình thường khác. Câu đối Tết thường viết vào giấy màu đỏ, vì màu đỏ tượng trưng cho sự đầm ấm, phù hợp với không khí thiêng liêng và có lẽ còn mang hàm ý của tục dùng màu đỏ để doạ giống quỷ có tên là Năm trong truyền thuyết. Ngoài ra, màu đỏ còn chống được hơi sương, khí ẩm của mùa đông buốt giá. Cũng có khi người ta dùng giấy vàng để viết nhưng ít hơn. Vì câu đối thường được viết bằng màu đen trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào nên được gọi chung là câu đối đỏ. Sưu tầm: Cao Minh Anh-THCS Hạ Sơn 4 . Tục treo tranh và câu đối Tết có từ khi nào? Tục lệ dán câu đối chỉ phát triển mạnh từ triều Minh. Trong khi, tục treo tranh vào dịp năm mới đã có từ thời tam đại (khoảng. lại mang ra chợ tranh bán. Đôi câu đối cổ nhất Trung Quốc Có lẽ tục treo câu đối Tết là tục xuất hiện tương đối muộn. Theo “Tống sử Thục thế gia” câu đối đầu tiên được ghi lại là vào thời Nam. Nhiều gia đình muốn có câu đối để treo nhưng không biết làm mà cũng chưa có tục viết và bán câu đối ngoài chợ. Truyện dân gian còn kể rằng: một nhà nọ muốn có câu đối treo tết nên lúc trang trí